Đền cô Bơ ở đâu? Cần chuẩn bị những gì khi đi lễ cô Bơ?
Thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô là Cô Bơ Bông. Cô được người dân rất là kính trọng và được người dân lập đền để thờ cúng. Vậy đền cô Bơ ở đâu? Cần chuẩn bị những gì khi đi lễ cô Bơ? Hãy cùng Vua Đồ Đồng tìm hiểu về các thông tin quay quanh cô Bơ nhá.
Cô Bơ là ai?
Cô Bơ Bông hay còn có các tên gọi khác như Cô Bơ, Cô Ba Thoải cung, Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Ba Hàn Sơn,… Cô được người dân đặt đền thờ tại Đền Ba Bông của xã Hàn Sơn, Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Cô Bơ Bông rất nổi tiếng ở Tứ phủ Thánh cô. Trong truyền thuyết xưa, Cô Bơ được cha lệnh phải giáng trần để giúp vua, đến chí kỳ mãn hạn thì có xe loan đến đón rước cô về Thủy Cung.
Từ đó cô hiển linh đến giúp dân tại ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại sẽ được thuận buồm xuôi gió. Chính vì vậy, cô được mệnh danh là Cô Bơ Bông hay Cô bơ Thác Hàn.
Sự tích về cô Bơ Bông
Người xưa kể lại, cô Bơ là con gái Vua Thủy Tề dưới Thủy Cung. Cô được giáng xuống trần thế vào thời Lê Trung Hưng. Thần tích về sự giáng sinh của cô được lưu truyền rất nhiều. Đức Thái Bà nằm mộng thấy một người thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, với diện mạo thon thả và trắng muốt tới dâng Đức Bà một viên ngọc quý rồi nói mình là Thủy Cung Thiên Nữ.
Vào đúng ngày 8/2 Đức Thái Bà thụ thai và sinh ra được một người con gái có nhan sắc hơn người. Thủy cung nhã nhạc cũng vang lên khiến Đức Thái Bà tin về lời báo mộng khi xưa và chắc hẳn con mình là tiên nữ hạ phàm.
Đúng như lời đồn, cô càng ngày càng lớn lên xinh đẹp hơn người, cô giỏi cả cầm kỳ thi họa, cô được Đức Thái Bà chỉ bảo từng li từng tí. Khi bị giặc Minh đô hộ, cô cùng thân mẫu tạm lánh ở gần ngã Ba sông Thác Hàn.
Người xưa truyền lại, cô đã có công giúp vua Lê Lợi trong việc kháng quân Minh trong những ngày đầu tiên khởi nghĩa, sau đó còn giúp vua Lê trong cuộc Phù Lê Dẹp Mạc.
Trong những ngày đầu tiên của kháng chiến, lực lượng quân ta còn yếu và bị địch truy đuổi rất nhiều. Trong một lần bị truy đuổi tại ngã ba sông Thác Bờ, vua Lê đã gặp được cô Bơ và cô Bơ đã giúp vua đóng giả vua Lê thành anh trai mình. Đưa quần áo cho vua thay và cùng trốn ở trong ruộng ngô.
Nhờ vào sự nhiệt tình giúp đỡ của cô Bơ, vua Lê lấy lòng rất cảm kích và hẹn sau khi đại thắng sẽ cho quân rước cô về cung và phong cho cô là cô đồng thời phong cô làm phi tử.
Tùy nhiên đến khi đại thắng thành công, vua cho quân đề rước cô về thì cô Bơ đã thắc tự từ bao giờ. Các bô lão trong làng nói rằng, cô đã trở về Thủy Cung sau khi giúp vua dẹp giặc. Cô thường hiển linh giúp đỡ người dân tại ngã ba sông.
Người xưa cho rằng ai gặp những điều khó khăn hãy đến van cửa cô Bơ và đều được cô Bơ phù hộ.
Căn cô Bơ là gì?
Trong tâm linh, mỗi người khi được sinh ra thì đều có linh hồn nhập vào xác. Mỗi linh hồn đó đều có những đặc điểm và tính cách riêng. Người Việt luôn quan niệm mọi việc trên thế gian đều tuân theo số mệnh và quy luật nhân quả.
Người có căn cô Bơ có số mệnh được định sẵn là hầu thánh để làm lính, làm đồng. Người này sẽ có tính cách giống cô Bơ và được thể hiện qua những điểm sau:
Ngoại hình thanh thoát
Tâm tính và phong thái nữ tính
Giàu lòng trắc ẩn và chứa nhiều cảm xúc
Diện trang mục màu trắng
Tình duyên lận đận
Khi đi lễ Thánh cô thì rưng rưng và có khi là khóc.
Đền cô Bơ thờ ở đâu?
Đền cô Bơ hiện nay ở địa chỉ xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa gần ngã ba bến Đò Lèn.
Khoảng năm 1939 – 1940, Đền cô Bơ đã bị Nhật phá đổ. Khi đó cụ Nguyễn Trọng Khanh (thủ nhang của đền) đã bị mật cứu gỡ được một số bài vị tại đền cô Bơ và pho tượng của cô đêm giấu.
Sau đó Cụ xin Nhật cho lập đền Trần Hưng Đạo ở khu bãi bồi bên sông cách đền cũ khoảng 200m. Tuy là xin lập đền Trần Hưng Đạo nhưng thực chất cụ lập lại đền cô Bơ. Lúc mới bắt đầu lập đền thì nơi đó chỉ toàn là lau lách nhưng nhờ sự cố gắng của cụ và dân làng, ngôi đền đã được lập bằng tre nứa lá đơn giản.
Năm 1996, ngôi đền được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia. Ngôi đền được đến nay là công sức rất lớn của cụ Khanh. Hiện nay, khu đất đền cũ của cô Bơ đã bị Nhật phá hủy và người dân đã xây ở để ở. Tuy nhiên, đây là mảnh đất rất thiêng liêng nên không thể để ở được chỉ dành để thắp hương cho cô.
Lộ trình di chuyển đến đền cô Bơ
Di chuyển bằng các phương tiện công cộng (Xe khách, tàu hỏa)
Di chuyển từ Hà Nội tại các bến xe như Nước Ngầm hay bến Giáp Bát. Sau đó bắt xe khách đi Hà Trung, Thanh Hóa. Đến Hà Trung bắt xe đến đền cô Bơ cách khoảng 5km.
Đi tàu từ Ga Hà Nội – Ga Đỏ Lèn. Khi xuống tại Ga Đỏ Lèn. Khi xuống tại Ga Đỏ Lèn bắt xe xuống Ba Bông cách khoảng 10 km.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Thời gian di chuyển bằng ôtô mất khoảng 2h30 từ Hà Nội đến Đền Cô Bơ:
ĐCT20 tại Hạ Đình từ Nguyễn Trãi/QL6 – Nhập vào ĐCT20 – ĐCT Hà Nội – Ninh Bình/ ĐCT01(Phí cầu đường) – cao tốc Ninh Bình – Hà Nội (Phí cầu đường) – rẽ vào quốc lộ 1A(Phí cầu đường) – QL217 – Đền tả sông Lèn – Đền cô Bơ
Thời gian di chuyển bằng xe máy mất khoảng 3h20 từ Hà Nội đến Đền Cô Bơ:
Nguyễn Trãi/QL6 – đường Ngọc Hồi/ QL1A – ĐT 491 – QL12B/QL1A )– QL217 – Đền tả sông Lèn – Đền cô Bơ
Đi lễ Cô Bơ xin lộc gì?
Cô Bơ thường làm phép ban thuốc trị bệnh, Khi cô an tọa, người ta lại đến xin cô thuốc để chữa bệnh. Dân gian truyền tai nhau rằng đền Cô Bơ rất linh, ai hữu sự đến kêu van cửa cô chỉ cần nhất tâm, lòng thành lễ bạc đều được như ý.
Bên cạnh đó những câu chuyện được người xưa truyền tai nhau về việc cô Bơ hiển linh làm cho ngôi đền trở nên linh ứng và thiêng liêng hơn. Người dân đến đây với mong muốn câu cho sức khỏe dồi dào và vạn sự hanh thong.
Sắm lễ đi đền Cô Bơ cần những gì?
Khi đi lễ cô Bơ, các bạn có thể tùy tâm và sắm lễ. Lễ chay hay lễ mặn đều được, quan trọng là sự thành kính của bạn khi đi lễ.
Đi lễ cô Bơ bao gồm những thứ sau:
Bộ quần áo màu trắng kèm theo các trang sức như vàng trắng và 90 lễ tiền vàng.
Quả nón đôi hài, cùng với hoa quả lễ mặn.
Cho dù không có điều kiện để làm lễ thì chỉ cần thành tâm đến thắp các nén nhang cô Bơ vẫn chứng tâm thì 1 đãi cũng xin được.
Lễ đầy đủ có rất nhiều nghĩa khác nhau không phải cứ mâm cao cỗ đầy là được, bạn phải thành tâm và là người liêm chính. Những người tâm tính thiện lương, biết tu nhân tích đức và có hiếu với cha mẹ sẽ được cô phù hộ.
Các bài khấn dành cho đi lễ cô Bơ
Đó là tất cả những thông tin về cô Bơ. Mong rằng từ những thông tin ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ thông tin cô Bơ. Hiện nay Đền Cô Bơ Thanh Hóa là khu di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1992 và năm 1996 ngôi đền là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia được Nhà nước bảo tồn.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm đồ thờ cúng có thể tham khảo tại hệ thống Vua Đồ Đồng. Với nhiều năm kinh doanh các sản phẩm đồ đồng, Vua Đồ Đồng luôn cam kết về chất lượng và giá cả của từng sản phẩm mà cung cấp cho khách hàng.
Bạn có thể tham khảo một số mẫu đồ đồng thờ cúng ở dưới đây.