Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 có đáp án mới nhất 2023
Đã được phát hành phiếu đáp án mới nhất cho kỳ thi học kỳ 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2023. Bài kiểm tra này là một đánh giá quan trọng về kiến thức và hiểu biết của học sinh về các khái niệm khoa học khác nhau, chẳng hạn như vật lý, sinh học và hoá học.
1. Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 có đáp án mới nhất 2023 chuẩn nhất:
1.1. Đề thi:
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Khoanh tròn vào “ Đúng” hoặc “Sai”? (1đ)
Mặt Trời là nguồn năng lượng của sự sống trên Trái Đất.
Đúng / Sai
Người ta không thể tạo ra dòng điện nhờ năng lượng gió.
Đúng / Sai
Người ta có thể tạo ra dòng điện nhờ năng lượng nước chảy.
Đúng / Sai
Các nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên là vô hạn.
Đúng / Sai
Câu 2: Loại nào là chất đốt ở thể lỏng? (0,5đ)
A. Than đá
B. Xăng, dầu
C. Bi-ô-ga
D. Cồn, sáp
Câu 3: Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió? (0,5đ)
A. Quạt máy
B. Thuyền buồm
C. Bình ga
D. Pin mặt trời
Câu 4: Những loài hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng?(0,5đ)
A. Mướp, bầu, bí
B. Cỏ lau, sậy
C. Cỏ may, lúa
D. Hẹ, hành, tỏi
Câu 5: Tài nguyên thiên nhiên là gì? (0,5đ)
A. Những của cải do con người tạo ra.
B. Những công trình nghiên cứ
C. Những của cải có sẵn trong tự nhiên.
D. Những khám phá thực tế.
Câu 6: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm: (1đ)
Đa số loài vật chia thành hai giống …………… . Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra ………………. . Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra ………… Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành ………… . mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống các câu sau đây
Câu 7: Em hãy tìm tên 10 con vật và đánh dấu X vào cột đẻ trứng, đẻ con: (1 đ)
Động vật
Đẻ trứng
Đẻ con
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Câu 8: Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước? (0,5 đ)
A. Không khí
B. Nhiệt độ
C. Chất thải
D. Ánh sáng mặt trời
Câu 9: Điều gì sẽ xảy ra khi có nhiều khói, khí độc thải vào không khí? (0,5đ)
A. Không khí sạch sẽ
B. Không khí bị ô nhiễm
C. Không khí chuyển động
D. Không khí bay cao
Câu 10: Để phòng tránh tai nạn giao thông chúng ta cần phải là gì? (1 đ)
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
Câu 11: Môi trường cho ta những gì? Môi trường nhận từ ta những gì? Em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? (1,5đ)
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………
Câu 12: Em hãy nêu một số cách phòng bệnh Covid – 19 mà em biết:(1,5đ)
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
1.2. Đáp án:
Câu 1: (1 đ)
Mặt Trời là nguồn năng lượng của sự sống trên Trái Đất.
Đúng
Người ta không thể tạo ra dòng điện nhờ năng lượng gió.
Sai
Người ta có thể tạo ra dòng điện nhờ năng lượng nước chảy.
Đúng
Các nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên là vô hạn.
Sai
Câu 2- B;
Câu 3– B ;
Câu 4– A;
Câu 5– C
(mỗi câu 0,5 đ)
Câu 6: (1 đ) Từ cần điền là: đực và cái- tinh trùng – trứng – cơ thể. (mỗi từ đúng 0,25 đ)
Câu 7: (1đ) (tùy vào đáp án của học sinh mà GV cho điểm phù hợp)
Động vật
Đẻ trứng
Đẻ con
1. Chó
x
2. Mèo
x
3. Lợn
x
4. Gà
x
5. Vịt
x
6. Trâu
x
7. Cá
x
8. Chim
x
9. Cóc
x
10. Voi
x
Câu 8: (0,5đ) S – S – Đ – S
Câu 9: (0,5đ) S- Đ – S – S
Câu 10: (1đ)
Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và mọi người xung quanh, chúng ta cần phải tuân thủ các quy định sau đây:
Đối với người đi xe đạp điện, xe máy, nên đội mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu khi xảy ra va chạm, đồng thời cũng giúp giảm thiểu tác động của gió và nắng đến đầu.
Khi di chuyển trên đường, hãy luôn đi đúng phần đường bên phải, giữ khoảng cách an toàn với các xe khác và không đi xe hàng 2, hàng 3 để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Luôn tuân thủ luật giao thông và không vượt đèn đỏ, vì việc này có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng và làm nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
Ngoài ra, hãy thường xuyên kiểm tra phương tiện của mình trước khi sử dụng, đảm bảo các bộ phận như phanh, đèn, còi… hoạt động tốt, để tránh những sự cố không đáng có trên đường.
Chúng ta cần nhớ rằng việc tuân thủ các quy định giao thông không chỉ để tuân thủ pháp luật mà còn để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Hãy chung tay xây dựng một môi trường giao thông an toàn và ý thức để giảm thiểu các tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày.
Câu 11: (1,5đ)
– Môi trường cho chúng ta: thức ăn, nước uống, …………………… (0,5 đ)
– Môi trường nhận từ chúng ta: phân, rác thải, khói, bụi, …………….. (0,5 đ)
– Để bảo vệ môi trường chúng ta nên giữ gìn môi trường sạch sẽ: không vứt rác bừa bãi, đi tiêu tiểu phải đúng nơi quy định, ………………………….. (0,5 đ)
Câu 12: Một số cách phòng bệnh Covid-19 là: (1,5 đ)
-
Khai báo y tế.
-
Thường xuyên rửa tay đúng cách.
-
Đeo khẩu trang.
-
Tăng cường vận động.
-
Giữ khoảng cách khi giao tiếp.
-
Không tụ tập đông người.
-
Giữ gìn vệ sinh nhà ở.
Xem thêm: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 5 có đáp án mới nhất 2023
2. Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 có đáp án mới nhất 2023 hay nhất:
2.1. Đề thi:
Câu 1: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp:
A
B
1. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là…
a) Sự thụ tinh.
2. Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là …
b) Sự thụ phấn.
Câu 2: Chất rắn có đặc điểm gì?
A. Không có hình dạng nhất định.
B. Có hình dạng nhất định.
C. Có hình dạng của vật chứa nó.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 3: Hỗn hợp nào dưới đây được gọi là dung dịch?
A. Nước muối loãng.
B. Đường lẫn cát.
C. Gạo lẫn trấu.
D. Xi-măng trộn cát.
Câu 4: Chim và thú đều có bản năng gì trong quá trình nuôi con?
A. Nuôi con cho đến khi con của chúng đủ lông, đủ cánh và biết bay.
B. Nuôi con cho đến khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
C. Nuôi con bằng sữa cho đến khi con của chúng biết bay.
D. Sinh con và nuôi con bằng sữa cho đến khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
Câu 5: Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch?
A. Dễ uống, phòng bệnh béo phì.
B. Giúp nấu ăn ngon.
C. Không mùi và không vị.
D. Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hóa.
Câu 6: Em hãy cho biết vì sao phải bảo vệ môi trường?
…………………………………………….
Câu 7: Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào mỗi chỗ chấm sau đây cho phù hợp: (nhụy, sinh dục, sinh sản, nhị)
“Hoa là cơ quan ……………………………… của những loài thực vật có hoa. Cơ quan …………………… đực gọi là ……………………….. Cơ quan sinh dục cái gọi là ……………………”.
Câu 8: Em hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong nội dung sau:
“Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là…………………….. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành ……………………… mới mang những đặc tính của bố và mẹ.”
Câu 9: Em hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong nội dung sau:
“Việc phá rừng ồ ạt đã làm cho:
– ……………………. bị thay đổi; lũ lụt, ………………… xảy ra thường xuyên;
– Đất bị xói mòn trở nên ……………………..
– Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị …………………………. và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.”
Câu 10: Em hãy nêu 2 ví dụ về sự biến đổi hóa học.
…………………………..
2.2. Đáp án:
Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: Nối đúng mỗi ý được 0,5 điểm: (1 điểm)
1- b; 2 -a
Câu
2
3
4
5
Ý đúng
B
A
B
D
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Tự luận: (7 điểm)
Câu 6:Phải bảo vệ môi trường vì nhiều lý do. Trong số đó, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của con người. Nếu môi trường bị phá hủy, con người sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, môi trường sống không còn an toàn cho sinh hoạt và sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước. (2 điểm). Học sinh có câu trả lời phù hợp GV vẫn cho điểm tối đa.
Câu 7: (1 điểm)
“Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy”.
Câu 8: Điền đúng mỗi chỗ trồng được 0,5 điểm: (1 điểm)
“Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.”
Câu 9: Điền đúng mỗi chỗ trồng được 0,25 điểm: (1 điểm)
“Việc phá rừng ồ ạt đã làm cho:
– Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên;
– Đất bị xói mòn trở nên bạc màu;
– Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.”
Câu 10: 2 ví dụ về sự biến đổi hóa học: (2 điểm)
– Chưng đường trên ngọn lửa, đường cháy khét.
– Cho vôi sống vào nước tạo thành vôi tôi.
3. Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 có đáp án mới nhất 2023 phổ biến nhất:
3.1. Đề bài:
Câu 1: (1.0đ) Theo em những việc làm nào người dân địa phương em gây ô nhiễm môi trường, không khí, nước ?
Câu 2: (1.0đ) Viết chữ Đ trước ý đúng, chữ S vào trước ý kiến sai.
Chất rắn có đặc điểm gì?
A. Không có hình dạng nhất định. □
B. Có hình dạng nhất định. □
C. Có hình dạng của vật chứa nó. □
D. Có hình khối. □
Câu 3: (1.0đ) Viết chữ Đ vào trước ý kiến đúng , chữ S vào trước ý kiến sai .
Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất .
A. Măt trời. □
B. Cây xanh. □
C. Gió. □
D. Nước chảy. □
Câu 4:(1.0 đ ) Viết chữ Đ vào trước ý kiến đúng, chữ S vào trước ý kiến sai.
Hoa có chức năng gì đối với loài thực vật có hoa ?
A. Sinh sản. □
B. Vận chuyển nhựa cây. □
C. Quang hợp. □
D. Hút nước và chất khoáng. □
Câu 5: (1.0đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Động vật đẻ con là:
A. cá vàng, cá heo, cá sấu. □
B. chim, dơi, chuột. □
C. cá heo, dơi, chuột, khỉ. □
D. khỉ, bướm, cá vàng. □
Câu 6: (1.0 đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Trứng ếch nở ra con gì?
A. Ếch con. □
B. Nòng nọc. □
C . Cá con màu đen. □
Câu 7: (1.0 đ) Viết chữ Đ vào trước ý kiến đúng, viết chữ S vào trước ý kiến sai
Hậu quả của việc phá rừng là :
A. Khí hậu bị thay đổi. Đất đai bị bạc màu. □
B. Đất đai màu mỡ. □
C. Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần. □
D. Cây cối tươi tốt. □
Câu 8: (1.0đ) Đánh mũi tên và điền tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người
Câu 9: (1.0đ) Viết chữ Đ vào trước ý kiến đúng, viết chữ S vào trước ý kiến sai.
Điều gì xảy ra khi có nhiều khói khí độc thải vào không khí?
A. Không khí trở nên nặng hơn. □
B. Không khí bị ô nhiễm. □
C. Không khí chuyển động. □
D. Không khí bay hơi. □
Câu 10: (1.0đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Đặc điểm quan trọng nhất của nước sạch là:
A. Dễ uống.
B. Không mùi, không vị.
C. Phòng tránh bệnh tiêu hóa, bệnh ngoài da, đau mắt.
3.2. Đáp án:
Câu 1: (1.0 đ)Có nhiều hành động của người dân góp phần gây ô nhiễm môi trường, bao gồm:
-
Vứt rác bừa bãi ra đường không đúng nơi quy định, tạo ra những cảnh tượng ô uế và gây mất vệ sinh môi trường.
-
Vứt rác và xác động vật chết xuống ao, hồ, sông, gây ô nhiễm nguồn nước và làm tê liệt đời sống sinh vật trong đó.
-
Khói và bụi phát ra từ các nhà máy, lò gạch, và các nguồn khác, đóng góp vào tình trạng ô nhiễm không khí và gây hại cho sức khỏe con người.
Câu 2: (1.0đ) Điền vào ô trống
A. Đ
B. S
C. Đ
D. S
Câu 3: (1.0đ) Điền vào ô trống
A. Đ
B. S
C. S
D. S
Câu 4:(1.0đ) Điền vào ô trống
A. Đ
B. S
C. S
D. S
Câu 5: (1.0đ) Động vật đẻ con là: Ý: C. cá heo,dơi, chuột, khỉ. .
Câu 6: (1.0đ) Trứng ếch nở ra con: Ý: B. Nòng nọc.
Câu 7: (1.0đ) Điền vào ô trống
A. Đ
B. S
C. Đ
D. S
Câu 8: (1.0 đ)
Môi trường cho
Môi trường nhận
Thức ăn
Phân, rác thải
Nước uống
Nước tiểu
Nước sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt
Chất đốt (Rắn, lỏng, khí)
Khói, khí thải
Câu 9: (1.0đ) Điền vào ô trống
A. S
B. Đ
C. S
D. S
Câu 10: (1.0 đ) Đặc điểm quan trọng nhất của nước sạch là:
Ý: C. Phòng tránh bệnh tiêu hóa, bệnh ngoài da, đau mắt.