Đề thi Công nghệ lớp 7 Học kì 2 năm 2023 – 2023 có đáp án (10 đề) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Đề thi Công nghệ lớp 7 Học kì 2 năm 2023 – 2023 có đáp án (10 đề) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Công nghệ lớp 7, dưới đây là Top 10 Đề thi Công nghệ lớp 7 Học kì 2 năm 2023 – 2023 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Công nghệ 7.

Đề thi Công nghệ lớp 7 Học kì 2 năm 2023 – 2023 có đáp án (10 đề) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Học kì 2 – Kết nối tri thức

Năm học 2022 – 2023

Môn: Công nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Quảng cáo

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Nền chuồng gà người ta lót lớp độn là:

A. Trấu

B. Dăm bào

C. Mùn cưa

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Lớp độn chuồng gà dày bao nhiêu?

A. 5 cm

B. 5 – 10 cm

C. 10 – 15 cm

D. 15 – 20 cm

Câu 3. Thức ăn gà có loại nào sau đây?

A. Thức ăn tự nhiên

B. Thức ăn công nghiệp

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Quảng cáo

Câu 4. Đặc điểm gà dưới 1 tháng tuổi?

A. Rất yếu

B. Sức đề kháng tốt

C. Khó mắc bệnh

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Phòng bệnh cho gà cần đảm bảo mấy sạch?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6. Chương trình Công nghệ 7, kết nối giới thiệu loại bệnh phổ biến nào ở gà?

A. Bệnh tiêu chảy

B. Bệnh dịch tả

C. Bệnh cúm gia cầm

D. Cả 3 đáp án trên

Quảng cáo

Câu 7. Nguyên nhân bệnh tiêu chảy là:

A. Do nhiễm khuẩn

B. Do virus

C. Do virus cúm gia cầm gây ra

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Biểu hiện bệnh dịch tả:

A. Bỏ ăn

B. Sã cánh

C. Chảy nước dãi

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Biểu hiện bệnh cúm gia cầm:

A. Uống nhiều nước

B. Há mỏ để thở

C. Phân vàng đôi khi lẫn máu

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Dùng thuốc trị bệnh cho gà cần tuân thủ nguyên tắc nào?

A. Đúng thuốc

B. Đúng thời điểm

C. Đúng liều lượng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Gà từ 1 đến 3 tháng cần ăn mấy lần một ngày?

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 – 4 lần

D. 5 lần

Câu 12. Gà trên 3 tháng tuổi:

A. Ăn 1 lần/ ngày

B. Ăn tự do

C. Ăn 2 lần/ ngày

D. Ăn 3 lần/ ngày

Câu 13. Đâu là loại chó Poodle?

Đề thi Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

Câu 14. Đâu là loại chó Phú Quốc?

Đề thi Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

Câu 15. Chó 4 tháng tuổi cần ăn mấy bữa?

A. 1

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 16. Chó từ 5 – 10 tháng ăn mấy bữa trên ngày?

A. 1 bữa

B. 2 bữa

C. 3 bữa

D. 4 bữa

Câu 17. Vai trò của thủy sản?

A. Tạo việc làm cho lao động

B. Đáp ứng nhu cầu vui chơi

C. Khẳng định chủ quyền

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18. Hình ảnh sau đây thể hiện vai trò gì của thủy sản?

Đề thi Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

A. Cung cấp thực phẩm

B. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu

C. Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi

D. Đáp ứng nhu cầu giải trí cho con người

Câu 19. Hình ảnh sau đây thể hiện vai trò gì của thủy sản?

Đề thi Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

A. Cung cấp thực phẩm

B. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu

C. Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi

D. Đáp ứng nhu cầu giải trí cho con người

Câu 20. Đâu là thủy sản có giá trị xuất khẩu cao?

A. Tôm hùm

B. Cá tra

C. Cá song

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Thời gian mỗi lần phơi đáy ao là:

A. 2 ngày

B. 3 – 5 ngày

C. Trên 5 ngày

D. 8 ngày

Câu 22. Yêu cầu về cá giống:

A. Màu sắc tươi sáng

B. Phản ứng nhanh nhẹn

C. Kích cỡ phù hợp

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23. Có mấy hình thức thu hoạch cá?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24. Có hình thức thu hoạch cá nào?

A. Thu tỉa

B. Thu toàn bộ

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Nêu nguyên nhân, biểu hiện bệnh dịch tả gà?

Câu 2 (2 điểm). Tại sao phải giảm thức ăn vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bẩn?

Đáp án Đề 1

I. Trắc nghiệm

Đề thi Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

II. Tự luận

Câu 1.

– Nguyên nhân: do virus gây ra và lây lan mạnh.

– Biểu hiện: thường bỏ ăn, buồn rầu, sã cánh, nghẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng, gầy nhanh.

Câu 2.

Phải giảm lượng thức ăn vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn vì:

– Thời tiết xấu, cá tập trung ngoi lên ăn, gây thiếu ô xi, nguy hiểm cho sự sống của cá.

– Nước ao bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc bắt mồi, khả năng tiêu hóa và sức khỏe của cá.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Học kì 2 – Cánh diều

Năm học 2022 – 2023

Môn: Công nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Cá tra sống ở môi trường nào?

A. Nước ngọt

B. Nước mặn

C. Nước nợ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Thủy sản nào sau đây không sống trong môi trường nước lợ?

A. Cá chẽm

B. Tôm sú

C. Cá chép

D. Tôm thẻ chân trắng

Câu 3. Loài nào sau đây thuộc loại da trơn?

A. Cá tra

B. Cá rô phi

C. Cá chẽm

D. Cá chép

Câu 4. Tôm sú có đặc điểm:

A. Vỏ mỏng

B. Sống trong môi trường nước ngọt

C. Lưng xen kẽ màu xanh và vàng

D. Cả A và B đều đúng

Câu 5. Cá rô phi sống ở môi trường nào?

A. Nước ngọt

B. Nước mặn

C. Nước nợ

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Thủy sản nào sau đây không sống trong môi trường nước mặn?

A. Cá chẽm

B. Tôm sú

C. Cá chép

D. Tôm thẻ chân trắng

Câu 7. Loài nào sau đây không thuộc loại có vảy?

A. Cá tra

B. Cá rô phi

C. Cá chẽm

D. Cá chép

Câu 8. Tôm thẻ chân trắng có đặc điểm:

A. Vỏ mỏng

B. Sống trong môi trường nước ngọt

C. Lưng xen kẽ màu xanh và vàng

D. Cả A và B đều đúng

Câu 9. Bước 1 của quy trình nuôi cá nước ngọt là:

A. Chuẩn bị ao nuôi

B. Thả cá giống

C. Chăm sóc, quản lí cá sau thả

D. Thu hoạch

Câu 10. Bước 3 của quy trình nuôi cá nước ngọt là:

A. Chuẩn bị ao nuôi

B. Thả cá giống

C. Chăm sóc, quản lí cá sau thả

D. Thu hoạch

Câu 11. Quản lí cá sau thả là quản lí:

A. Thức ăn

B. Chất lượng ao nuôi

C. Sức khỏe cá

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12. Quản lí sức khỏe cá thuộc bước nào trong quy trình nuôi cá ao nước ngọt?

A. Chuẩn bị ao nuôi

B. Thả cá giống

C. Chăm sóc, quản lí cá sau thả

D. Thu hoạch

Câu 13. Thông thường người ta thiết kế ao với diện tích bao nhiêu?

A. < 1.000 m2

B. > 5.000 m2

C. 1.000 – 5.000 m2

D. 500 m2

Câu 14. Mục đích của cải tạo ao nuôi là gì?

A. Hạn chế mầm bệnh

B. Hạn chế địch hại

C. Tạo điều kiện môi trường tốt cho cá phát triển

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Người ta thả cá vào thời gian nào?

A. Tháng 2 – tháng 3

B. Tháng 8 – tháng 9

C. Cả A và B đều đúng

D. Tháng 9 – tháng 12

Câu 16. Cá ăn loại thức ăn nào?

A. Thức ăn tự nhiên

B. Thức ăn công nghiệp

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 17. Có mấy hình thức thu hoạch cá?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 18. Người ta cho cá ăn vào thời gian nào?

A. 8 – 9 giờ

B. 3 – 4 giờ

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 19. Người ta sử dụng thiết bị nào để cung cấp oxygen cho cá trong ao?

A. Máy bơm

B. Máy phun mưa

C. Máy quạt nước

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20. Cá giống cần đảm bảo yêu cầu gì về chất lượng?

A. Khỏe

B. Đều

C. Không mang bệnh

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Ao nuôi thủy sản có đặc tính gì?

A. Đặc tính lí học

B. Đặc tính hóa học

C. Đặc tính sinh học

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22. Có mấy yếu tố gây bệnh ở thủy sản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 23. Khẩu phần ăn của thủy sản cần có:

A. Vitamin

B. Chất khoáng

C. Acid béo không no

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24. Trong môi trường thủy sản cần hạn chế:

A. Kháng sinh

B. Hóa chất

C. Kháng sinh, hóa chất

D. Đáp án khác

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Theo em, khi nào thì thu toàn bộ? Giải thích?

Câu 2 (2 điểm). Trình bày các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi?

Đáp án Đề 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

A

C

A

C

D

C

A

A

A

C

D

C

Câu 13

Câu

14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

D

C

C

B

C

D

D

D

C

D

C

II. Tự luận

Câu 1.

Thu toàn bộ khi phần lớn cá đạt tiêu chuẩn thu hoạch, thảo cạn bớt 1/3 thể tích nước, dùng lưới kéo vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó làm cạn ao và thu hết cá.

Câu 2.

Các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi:

– Thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; 

– Các dụng cụ (lưới, vợt..) cần được khử khuẩn và sử dụng đúng cách.

– Chọn và chăm sóc con giống tốt, khỏe để đời sau khỏe mạnh

– Cách li các thủy sản mang mầm bệnh

– Bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; sử dụng chế phẩm sinh học xử lí nước ao; sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Học kì 2 – Chân trời sáng tạo

Năm học 2022 – 2023

Môn: Công nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Có loại nguồn lợi thủy sản nào?

A. Thủy sản nước mặn

B. Thủy sản nước lợ

C. Thủy sản nước ngọt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Thủy sản nước lợ:

A. Tôm sú

B. Tôm thẻ chân trắng

C. Sò

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Ngọc trai thuộc loài thủy sản nào?

A. Nước mặn

B. Nước lợ

C. Nước ngọt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Tôm càng xanh thuộc loài thủy sản nào?

A. Nước mặn

B. Nước lợ

C. Nước ngọt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Giống tôm được nuôi nhiều ở Việt Nam là:

A. Tôm sú

B. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng

C. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh

D. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm

Câu 6. Tôm sú nuôi ở:

A. Ao

B. Đầm ven biển

C. Cả A và B đều đúng

D. Lồng, bè trên biển

Câu 7. Cá tra chịu được nhiệt độ:

A. 200C

B. 25 – 320C

C. 300C

D. 400C

Câu 8. Tôm hùm thích hợp với:

A. Nước mặn

B. Nước lợ

C. Nước ngọt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Thủy sản loại thức ăn nào?

A. Thức ăn tự nhiên

B. Thức ăn nhân tạo

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 10. Thức ăn nhân tạo:

A. Có sẵn trong ao

B. Có sẵn trong hồ

C. Có sẵn trong ao, hồ

D. Do con người tạo ra

Câu 11. Có mấy loại thức ăn nhân tạo?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12. Đâu không phải thức ăn tự nhiên:

A. Giun

B. Bột cá

C. Bã mía

D. Lòng ruột gà

Câu 13. Khi nuôi cá, cần đảm bảo cho ăn ít nhất mấy lần trên ngày?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Cho cá ăn buổi sáng vào khoảng:

A. 6 giờ

B. 7 giờ
C. 8 giờ

D. 6 – 8 giờ

Câu 15. Cho cá ăn buổi chiều vào khoảng:

A. 4 giờ

B. 5 giờ
C. 6 giờ

D. 4 – 6 giờ

Câu 16. Khi nuôi tôm, quản lí bằng cách:

A. Kiểm tra ao nuôi

B. Kiểm tra sự tăng trưởng

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 17. Có phương pháp thu hoạch thủy sản nào?

A. Phương pháp thu từng phần

B. Phương pháp thu toàn bộ

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 18. Nhiệt độ của nước tự nhiên phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Điều kiện khí hậu

B. Thời tiết

C. Môi trường khu vực

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19. Nhiệt độ giới hạn phù hợp cho cá là:

A. 200C

B. 20 – 300C

C. 150C

D. 100C

Câu 20. Nước ao nuôi trong hay đục là do đâu?

A. Do chất hữu cơ

B. Do phù sa lơ lửng

C. Do vi sinh vật

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Có mấy phương pháp xử lí nguồn nước phổ biến?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 22. Người ta thường lọc nước ao trong mấy ngày?

A. 1 ngày

B. 2 ngày

C. 3 ngày

D. 2 – 3 ngày

Câu 23. Yêu cầu sử dụng mặt nước nuôi thủy sản:

A. Hợp lí

B. Hiệu quả

C. Bền vững

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản:

A. Do rác thải

B. Đánh bắt bằng xung điện

C. Đánh bắt bằng chất nổ

D. Cả 3 đáp án trên

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Quy trình đo độ trong của nước?

Câu 2 (2 điểm). Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Đáp án Đề 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

D

D

A

B

D

C

B

A

C

D

B

A

Câu 13

Câu

14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

B

D

D

C

C

D

B

D

B

D

D

D

II. Tự luận

Câu 1.

Quy trình đo độ trong của nước:

– Bước 1: Thả từ từ đĩa Secchi theo phương thẳng đứng xuống nước cho tới khi không phân biệt được 2 màu đen/ trắng trên mặt đĩa. Đọc và ghi giá trị độ sâu lần 1 trên đây đo của đĩa.

– Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn rồi kéo từ từ lên đến khi thấy vạch đen/ trắng. Đọc và ghi giá trị độ sâu lần 2.

Câu 2.

Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

– Sử dụng mặt nước nuôi thủy sản một cách hợp lí, hiệu quả, bền vững.

– Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong cải tiến, chọn lọc giống, thức ăn, kĩ thuật nuôi, xử lí môi trường và phòng trừ dịch bệnh tốt.

– Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

– Thả các loài thủy sản quý hiếm vào môi trường nước để tăng nguồn lợi và ngăn chặn giảm sút trữ lượng, tăng cường bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái.

Lưu trữ: Đề thi Công nghệ lớp 7 Học kì 2 sách cũ

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 – 2023

Môn: Công Nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

I.Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của thủy sản:

A. Cung cấp thực phẩm cho con người.

B. Làm thức ăn cho vật nuôi khác.

C. Hàng hóa xuất khẩu.

D. Làm vật nuôi cảnh.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

A. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ nhiều hơn nước mặn.

B. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất vô cơ nhiều hơn nước mặn.

C. Oxi trong nước thấp hơn so với trên cạn.

D. Cacbonic trong nước thấp hơn so với trên cạn.

Câu 3: Có mấy đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4: Thức ăn tự nhiên của tôm, cá không bao gồm:

A. Vi khuẩn.

B. Thực vật thủy sinh.

C. Động vật đáy.

D. Mùn bã vô cơ.

Câu 5: Có mấy loại thức ăn của tôm, cá?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6: Nên cho tôm cá ăn vào thời gian nào trong ngày?

A. 7 – 8h sáng.

B. 7 – 8h tối.

C. 9 – 11h sáng.

D. 10 – 12h sáng.

Câu 7: Phương pháp kiểm tra chiều dài để kiểm tra sự tăng trưởng của cá (hoặc tôm) được tiến hành như thế nào?

A. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến phần đuôi.

B. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến cuối cùng của đuôi.

C. Lấy thước đo chiều dài từ phần đầu đến phần bụng.

D. Lấy thước đo chiều dài từ phần lưng đến phần đuôi.

Câu 8: Câu 1: Tôm, cá sau khi nuôi bao lâu thì có thể thu hoạch?

A. 4 – 6 tháng.

B. 6 – 8 tháng.

C. 3 – 7 tháng.

D. 2 – 4 tháng.

Câu 9: Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10: Môi trường nước bị ô nhiễm là do:

A. Nước thải sinh hoạt.

B. Nước thải công, nông nghiệp.

C. Rác thải sinh hoạt.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Tác dụng phòng bệnh của văcxin:

A. Tiêu diệt mầm bệnh.

B. Trung hòa yếu tố gây bệnh.

C. Kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh.

D. Làm cho mầm bệnh không vào được cơ thể.

Câu 12: Trâu bị say nắng là do nguyên nhân:

A. Cơ học

B. Lí học

C. Hóa học

D. Sinh học

Câu 13: Điền các từ: “bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm, vật kí sinh, vi sinh vật” vào chỗ trống trong các câu sau đây:

– (1)…., do (2)… (như giun, sán, ve…) gây ra; không lây lan thành dịch, không làm chết nhiều vật nuôi.

– (3)…, do (4)… (như virut, vi khuẩn…) gây ra; lây lan nhanh thành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi.

II.Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Bệnh là gì? Lấy ví dụ 1 vài bệnh ở vật nuôi? Nêu cách phòng trị bệnh cho vật nuôi?

Câu 2: (2 điểm) Trình bày các đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu các bước tiến hành nhận biết và chọn một số giống heo qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều?

Đáp án

I.Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6

D
D
B
D
A
A

Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12

B
A
A
D
C
B

Câu 13: (mỗi ý = 0,25 điểm)

(1): Bệnh không truyền nhiễm

(2): vật kí sinh

(3): Bệnh truyền nhiễm

(4): vi sinh vật

II.Phần tự luận

Câu 1:

Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau gây ra. Ví dụ: bệnh dịch tả lợn, bệnh toi gà…

Cách phòng trị bệnh cho vật nuôi:

– Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi

– Tiêm phòng đầy đủ các loại văcxin

– Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

– Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.

– Cách li vật nuôi bệnh với vật nuôi khỏe.

Câu 2:

Nước nuôi thủy sản có 3 đặc điểm chính:

– Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ.

– Có khả năng điều hòa nhiệt độ.

– Giữa trên cạn và dưới nước, tỉ lệ thành phần khí ôxi và cacbonic có sự chênh lệch rõ rệt.

Câu 3:

– Bước 1: Hình dạng chung:

   + Hình dáng.

   + Đặc điểm: mõm, đầu, lưng, chân…

   + Màu sắc lông, da: VD: Lợn móng cái: Lông đen và trắng.

– Bước 2: Đo một số chiều đo:

   + Dài thân: từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống lưng đến khấu đuôi.

   + Đo vòng ngực: đo chu vi lồng ngực sau bả vai.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 – 2023

Môn: Công Nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 2)

Đề thi Công nghệ lớp 7 Học kì 2 năm 2023 - 2023 có đáp án (10 đề) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

I.Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Câu nào dưới đây không phải là nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta?

A. Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.

B. Mở rộng xuất khẩu.

C. Cung cấp thực phẩm tươi sạch.

D. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.

Câu 2: So với trên cạn, tỉ lệ oxi trong nước gấp bao nhiêu lần?

A. Ít hơn 10 lần.

B. Nhiều hơn 10 lần.

C. Ít hơn 20 lần.

D. Nhiều hơn 20 lần.

Câu 3: Nhiệt độ có ảnh hưởng tới chức năng gì của tôm, cá?

A. Tiêu hóa.

B. Hô hấp.

C. Sinh sản.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Lượng Protein có trong tảo là?

A. 10 – 20%.

B. 20 – 30%.

C. 30 – 60%.

D. 10 – 40%.

Câu 5: Thức ăn nhân tạo không bao gồm loại thức ăn nào dưới đây?

A. Thức ăn tinh.

B. Thức ăn thô.

C. Thức ăn hỗn hợp.

D. Thức ăn hóa học.

Câu 6: Nhiệt độ thích hợp để thức ăn phân hủy từ từ, không gây ô nhiễm môi trường là:

A. 15 – 25 ⁰C.

B. 10 – 20 ⁰C.

C. 20 – 30 ⁰C.

D. 25 – 35 ⁰C.

Câu 7: Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào thời gian nào trong năm?

A. Mùa xuân.

B. Tháng 8 – tháng 11.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 8: Cá rô phi đạt chuẩn thực phẩm nặng:

A. 0,2 kg/con.

B. 0,1 kg/con.

C. 0,8 – 1,5 kg/con.

D. 0,03 – 0,075 kg/con.

Câu 9: Tôm sú, tôm càng xanh đạt chuẩn thực phẩm nặng:

A. 0,2 kg/con.

B. 0,1 kg/con.

C. 0,8 – 1,5 kg/con.

D. 0,03 – 0,075 kg/con.

Câu 10: Các hóa chất thường được dùng để diệt khuẩn môi trường nước là:

A. Clo 0,2 – 0,4 mg/l.

B. CaOCl_2 2%

C. Formon 3%

D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Vắc-xin chỉ sử dụng đối với vật nuôi:

A. Khỏe mạnh

B. Đang ủ bệnh

C. Chưa mang mầm bệnh

D. Cả ý A và C

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?

A. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.

B. Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.

C. Chức năng sinh sản hoàn chỉnh.

D. Chức năng miễn dịch chưa tốt.

Câu 13: Điền các từ: “kinh tế, nước ngọt, số lượng, tuyệt chủng” vào chỗ trống trong các câu sau đây:

Các loài thủy sản (1)… quý hiếm có nguy cơ (2)… như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu.

Các bãi đẻ và (3)… cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống song Hồng, song Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá (4)… những năm gần đây so với trước.

II.Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Tại sao phải bảo quản sản phẩm thủy sản? Hãy nêu tên vài phương pháp bảo quản mà em biết?

Câu 2: (2 điểm) Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu nào?

Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu các bước tiến hành nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều?

Đáp án

I.Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6

B
C
D
C
D
C

Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12

C
B
D
B
D
D

Câu 13: (1 ý = 0,25 điểm)

(1): nước ngọt

(2): tuyệt chủng

(3): số lượng

(4): kinh tế

II.Phần tự luận

Câu 1:

Bảo quản sản phẩm thủy sản nhằm mục đích:

+ Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.

+ Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Một số phương pháp bảo quản:

+ Ướp muối

+ Làm khô

+ Làm lạnh

Chú ý: Để đảm bảo chất lượng thì tôm, cá phải tươi, không nhiễm bệnh… Nơi bảo quản phải đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật: nhiệt độ, độ ẩm…

Câu 2: Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu:

Nhiệt độ thích hợp.

Độ ẩm khoảng 60 đến 75%.

Độ thông thoáng tốt.

Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi.

Không khí: ít có khí độc.

Câu 3:

– Bước 1: Nhận xét ngoại hình.

   + Loại hình sản xuất trứng thể hình dài.

   + Loại hình sản xuất thịt thể hình ngắn.

– Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái.

   + Đo khoảng cách giữa hai xương háng lọt 3 ngón tay là gà đẻ trứng to.

   + Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà lọt 3 đến 4 ngón tay gà đẻ trứng to.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 – 2023

Môn: Công Nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 3)

I.Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Diện tích mặt nước hiện có ở nước ta là bao nhiêu ha?

A. 1 700 000 ha.

B. 1 500 000 ha.

C. 1 750 000 ha.

D. 1 650 000 ha.

Câu 2: Nhiệt độ giới hạn chung cho tôm là:

A. 25 – 35 ⁰C.

B. 20 – 30 ⁰C.

C. 35 – 45 ⁰C.

D. 15 – 25 ⁰C.

Câu 3: Sự chuyển động của nước thuộc loại tính chất nào của nước nuôi thủy sản?

A. Tính chất lí học.

B. Tính chất hóa học.

C. Tính chất sinh học.

D. Tính chất cơ học.

Câu 4: Ngô, đậu tương, cám thuộc loại thức ăn nào dưới đây?

A. Thức ăn tinh.

B. Thức ăn thô.

C. Thức ăn hỗn hợp.

D. Thức ăn hóa học.

Câu 5: Tảo chứa bao nhiêu % chất béo?

A. 10 – 20%.

B. 20 – 30%.

C. 30 – 60%.

D. 10 – 40%.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc cho ăn tôm, cá:

A. Mục đích để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chất lượng của tôm, cá.

B. Cho ăn lượng ít và nhiều lần.

C. Phân chuồng hoại mục và vô cơ đổ tập trung một nơi.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Kiểm tra đăng, cống vào thời điểm nào?

A. Mùa khô.

B. Mùa hạ.

C. Mùa mưa lũ.

D. Mùa hạn.

Câu 8: Phương pháp đánh tỉa thả bù có những ưu điểm gì?

A. Cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.

B. Tăng năng suất cá nuôi.

C. Dễ cải tạo tu bổ ao.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong áo là:

A. Cho sản phẩm tập trung.

B. Chi phí đánh bắt cao.

C. Năng suất bị hạn chế.

D. Khó cải tạo, tu bổ ao.

Câu 10: Nồng độ tối đa của chì trong môi trường nuôi thủy sản là:

A. 0,05 – 0,1 mg/l.

B. 0,1mg/l.

C. 0,2 – 0,3 mg/l.

D. 0,3 – 0,4 mg/l.

Câu 11: Bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi do:

A. Kí sinh trùng trong cơ thể vật nuôi gây ra

B. Kí sinh ngoài cơ thể vật nuôi gây ra

C. Do vi sinh vật gây ra

D. Do chấn thương trong quá trình lao động, vệ sinh chuồng trại gây ra

Câu 12: Nếu thấy vật nuôi có hiện tượng bị dị ứng (phản ứng thuốc) khi tiêm vắc xin thì phải:

A. Tiêm vắc xin trị bệnh cho vật nuôi

B. Tiếp tục theo dõi

C. Dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y đến giải quyết kịp thời

D. Cho vật nuôi vận động để tạo ra khả năng miễn dịch

Câu 13: Điền các từ: “bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm, vật kí sinh, vi sinh vật” vào chỗ trống trong các câu sau đây:

– (1)…., do (2)… (như giun, sán, ve…) gây ra; không lây lan thành dịch, không làm chết nhiều vật nuôi.

– (3)…, do (4)… (như virut, vi khuẩn…) gây ra; lây lan nhanh thành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi.

II.Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?

Câu 2: (2 điểm) Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu các bước tiến hành nhận biết và chọn một số giống heo qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều?

Đáp án

I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6

A
A
A
A
B
B

Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12

C
D
C
B
C
C

Câu 13: (mỗi ý = 0,25 điểm)

(1): Bệnh không truyền nhiễm

(2): vật kí sinh

(3): Bệnh truyền nhiễm

(4): vi sinh vật

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1:

Nguyên nhân:

– Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt (dung điện, chất nổ, đánh bắt cả đàn bố mẹ…)

– Phá hoại rừng đầu nguồn (làm xói mòn đất, gây lũ, hạn hán,…) phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, gây tổn thất đến nguồn lợi thủy sản.

– Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa…

– Ô nhiễm môi trường nước (do nước thải sinh hoạt,…, dung phân tươi, lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu…)

Câu 2:

Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi.

– Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết…

– Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh.

– Giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.

– Giúp quản lí tốt đàn vật nuôi.

– Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 3:

– Bước 1: Hình dạng chung:

   + Hình dáng.

   + Đặc điểm: mõm, đầu, lưng, chân…

   + Màu sắc lông, da: VD: Lợn móng cái: Lông đen và trắng.

– Bước 2: Đo một số chiều đo:

   + Dài thân: từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống lưng đến khấu đuôi.

   + Đo vòng ngực: đo chu vi lồng ngực sau bả vai.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 – 2023

Môn: Công Nghệ lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 4)

I.Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Trong những năm tới đây nước ta phấn đấu đưa diện tích sử dụng mặt nước ngọt tới bao nhiêu %?

A. 40%.

B. 50%.

C. 60%.

D. 70%.

Câu 2: Độ trong tốt nhất cho tôm cá là:

A. 90 – 100 cm.

B. 10 – 20 cm.

C. 20 – 30 cm.

D. 50 – 60 cm.

Câu 3: Nước có màu đen, mùi thôi có nghĩa là:

A. Nước chứa nhiều thức ăn, đặc biệt là thức ăn dễ tiêu.

B. Nước nghèo thức ăn tự nhiên.

C. Chứa nhiều khí độc như mêtan, hyđrô sunfua.

D. Tất cả đều sai.

Câu 4: Phân đạm, phân hữu cơ thuộc loại thức ăn nào dưới đây?

A. Thức ăn tinh.

B. Thức ăn thô.

C. Thức ăn hỗn hợp.

D. Thức ăn hóa học.

Câu 5: Trong các loại thức ăn dưới đây, loại nào là thức ăn tự nhiên của tôm cá?

A. Tảo đậu.

B. Rong đen lá vòng.

C. Trùng túi trong.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm:

A. Buổi sáng lúc nhiệt độ xuống thấp.

B. Buổi chiều.

C. Buổi trưa.

D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao.

Câu 7: Cá gầy là cá có đặc điểm:

A. Đầu to.

B. Thân dài.

C. Đẻ nhiều trứng.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 8: Mục đích của việc bảo quản sản phảm tôm, cá là:

A. Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.

B. Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.

C. Đảm bảo mật độ nuôi.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Cá để ở nhiệt độ từ 2 – 8 ⁰C có thể giữ được trong:

A. 5 – 7 ngày.

B. 3 ngày.

C. 4 – 5 ngày.

D. 10 ngày.

Câu 10: Biện pháp nào dưới đây không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người?

A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.

B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.

C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.

D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.

Câu 11: Bò bị say nắng là do nguyên nhân:

A. Cơ học

B. Lí học

C. Hóa học

D. Sinh học

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản trong giai đoạn nuôi con?

A. Hồi phục cơ thể sau đẻ và chuẩn bị cho kì sinh sản sau.

B. Chuẩn bị cho tiết sữa sau đẻ.

C. Tạo sữa nuôi con.

D. Nuôi cơ thể.

Câu 13: Điền các từ: “kinh tế, nước ngọt, số lượng, tuyệt chủng” vào chỗ trống trong các câu sau đây:

– Các loài thủy sản (1)… quý hiếm có nguy cơ (2)… như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu.

– Các bãi đẻ và (3)… cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống song Hồng, song Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá (4)… những năm gần đây so với trước.

II.Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Vắc xin là gì? Tác dụng của vắc xin? Lấy ví dụ 1 số loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi mà em biết?

Câu 2: (2 điểm) Trình bày mục đích và phương pháp chế biến thủy sản?

Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu các bước tiến hành nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều?

Đáp án

I.Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6

C
C
C
B
D
D

Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12

D
D
B
A
B
B

Câu 13: (1 ý = 0,25 điểm)

(1): nước ngọt

(2): tuyệt chủng

(3): số lượng

(4): kinh tế

II.Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1:

Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể.

Các loại vắc-xin: Vắc-xin dịch tả lợn…

Vắc-xin có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắc-xin cũng có thể là các vi sinh vật bị bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật.

Câu 2:

– Mục đích: Chế biến sản phẩm thủy sản nhằm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Các phương pháp:

   + Phương pháp thủ công.

   + Phương pháp công nghiệp.

Câu 3:

– Bước 1: Nhận xét ngoại hình.

   + Loại hình sản xuất trứng thể hình dài.

   + Loại hình sản xuất thịt thể hình ngắn.

– Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái.

   + Đo khoảng cách giữa hai xương háng lọt 3 ngón tay là gà đẻ trứng to.

   + Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà lọt 3 đến 4 ngón tay gà đẻ trứng to.

Xem thêm bộ đề thi Công Nghệ lớp 7 năm học 2022 – 2023 chọn lọc khác:

Xem thêm các Đề kiểm tra Công nghệ lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 7 tại khoahoc.vietjack.com

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.


Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm học 2022 – 2023 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học