đề tài ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học – Tài liệu text

đề tài ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.02 KB, 44 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của
công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã ở một bước phát triển cao đó là
số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả
chúng ta lại với nhau. Tác động của công nghệ thông tin đối với xã hội loài
người vô cùng to lớn, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh
tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối
sống và tư duy của con người.
Ở nước ta, công nghệ thông tin là một ngành khoa học mới, là một trong
những ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Nó tác động tích cực tới hầu hết
các ngành nghề trong xã hội, trong đó có lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, nơi
mà tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin cả trong dạy học và
trong quản lý đều đã được chứng minh. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công
nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức
dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học
tập”. Trọng tâm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục vẫn là
nhằm đổi mới phương pháp quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học thông
qua việc sử dụng máy tính, phần mềm, phương tiện truyền thông.
Trong những năm gần đây ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS
Ninh Sơn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt
động dạy học đã tạo được phong trào và bước đầu đạt được những hiệu quả
thiết thực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế như: Nhận thức về lợi
ích, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy
của một số cán bộ, giáo viên chưa đầy đủ; Năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin trong đổi mới công tác của cán bộ quản lý chưa tốt; Một số giáo
viên còn hạn chế trong sử dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm tài liệu,
thiết kế bài giảng; Cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông

2

tin thì thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ,… những tồn tại này đã ảnh hưởng nhiều
đến khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hỗ trợ
các hoạt động dạy học, làm giảm chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó
ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động
dạy học, đang là một vấn đề cấp bách, một nhu cầu cần thiết hiện nay của đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh
Sơn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên. Được sự quan tâm tạo điều kiện của
lãnh đạo nhà trường và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã quyết định
lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ở trường Phổ thông dân
tộc nội trú THCS Ninh Sơn” nhằm đề xuất những giải pháp để thực hiện có
hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hỗ trợ
các hoạt động dạy học qua đó nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Phổ
thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích
Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ở
trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.
2.2. Nhiệm vụ
– Xác định cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ở trường Phổ
thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.
– Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu
quả trong việc hỗ trợ các hoạt động giảng dạy của giáo viên ở trường Phổ

thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

3

– Các biện pháp ứng dụng CNTT hiệu quả trong quản lý và dạy học ở
trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.
3.2. Khách thể nghiên cứu.
– Hoạt động quản lý có ứng dụng CNTT ở trường Phổ thông dân tộc nội
trú THCS Ninh Sơn.
– Hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT của giáo viên trường Phổ thông
dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.
3.3. Đối tượng khảo sát
– Cán bộ quản lý gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng các tổ,
trưởng ban ngành đoàn thể và giáo viên các bộ môn: Tin học, Toán, Ngữ văn,
Công nghệ, Lịch sử, Sinh học, Vật lý, Anh văn, Địa lý và Hóa học
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tài liệu, văn bản, các quan điểm lí luận có liên quan để làm
rõ các khái niệm, nội dung, tiêu chí, vai trò của việc ứng dụng CNTT trong
quản lý và dạy học.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Quan sát: Cơ sở vật chất, hoạt động dạy họ, của GV.
Điều tra: Để thu thập thông tin cần thiết cho đề tài, người nghiên cứu
tiến hành điều tra bằng phiếu câu hỏi.
Phỏng vấn: Trao đổi, trò chuyện lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý
và GV về các biện pháp đề xuất.
* Phương hướng xử lý thông tin: gồm xử lý toán học đối với các thông

tin định lượng và xử lý logic đối với các thông tin định tính để đưa ra nhận
xét, đánh giá về các dữ liệu thu thập được cũng như đề xuất hệ thống các giải
pháp thực hiện.
5. Ý nghĩa của đề tài.
Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong toàn
trường về vai trò, lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin. Từ đó, nâng cao

4

hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt
động dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Phổ thông dân
tộc nội trú THCS Ninh Sơn.
6. Phạm vi nghiên cứu.
Với khuôn khổ về thời gian và trình độ còn hạn chế, do đó đề tài chỉ
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc ứng dụng
Công nghệ thông tin vào công tác quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ở
trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu thành 3 chương, 8 tiết; mỗi tiết có từ 2 đến 4 tiểu mục.

5
Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ CÔNG TÁC DẠY HỌC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu đề tài
Tại một số nước phát triển trên thế giới, người ta đã sớm chú trọng tới

việc ứng dụng công nghệ thông tin bằng việc xây dựng những chương trình
quốc gia về công nghệ thông tin nhằm ứng dụng nó vào mọi mặt của đời sống
xã hội trong đó có giáo dục và đào tạo.
Tại Mỹ và các nước châu Âu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lí giáo dục đã được sự ủng hộ của Chính phủ thông qua các chính sách
trợ giúp ngay từ cuối những thập niên 90 của thế kỷ XX; Tại Nhật Bản: “Kế
hoạch về một xã hội thông tin, mục tiêu quốc gia tới năm 2000″ đã được
Chính phủ Nhật Bản công bố từ năm 1972.
Ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những chủ
trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, được thể hiện bằng các
chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Việc nghiên cứu ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lí giáo dục đặc biệt là trong quản lí nhà
trường đã được một số luận văn thạc sĩ, công trình khoa học nghiên cứu đề
cập đến, chẳng hạn như: “Một số biện pháp chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lí dạy học tại các trường THPT” của
tác giả Nguyễn Văn Tuấn (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006), “Một số biện
pháp nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong QLGD ở huyện
Vĩnh Bảo, Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Văn Khiêm (Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2006); Đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu tổ chức và quản lí việc ứng
dụng công nghệ thông tin&TT trong quản lí nhà trường THCS” do Trương
Đình Mậu làm chủ nhiệm…
Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong quản lí và dạy học ở nhà trường, khẳng định ý nghĩa
tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học.

6

Các tác giả cũng đề xuất được một số biện pháp cần thiết, khả thi nâng cao
hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học. Tuy nhiên,

mới chỉ dừng ở một phạm vi, một trường, một số khía cạnh nào đó. Chưa có
công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến việc đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lí và dạy học ở các trường Dân tộc nội trú mà cụ
thể ở đây là ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn. Vì thế, tôi đã
đi sâu nghiên cứu đề tài này mong muốn đề xuất được những giải pháp nhằm
ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong quản lí và hỗ trợ công tác dạy
học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Phổ thông dân tộc nội
trú THCS Ninh Sơn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm Quản lý giáo dục
– Theo M.L.Kônzacôv: “ Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến
tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành
nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật
chung của xã hội cũng như những qui luật của quá trình giáo dục, của sự phát
triển thể lực và tâm lý trẻ em”.
– Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý
(Hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục
của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường XHCN Việt nam mà tiêu
điểm hội tụ là quá trình dạy – học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới
mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.
Từ những khái niệm về quản lý giáo dục, ta có thể hiểu : Quản lý giáo
dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng tới đích
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý mà chủ yếu nhất là quá trình dạy
học và giáo dục ở các trường học.

7

1.2.2. Khái niệm về hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện
chứng: là hoạt động dạy của giáo viên và Hoạt động học của học sinh. Trong
đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích
cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện
những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo
viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ
động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học
không diễn ra.
1.2.3. Khái niệm công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông
tin
1.2.3.1. Khái niệm công nghệ thông tin
Theo Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị: Công nghệ
thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học, công nghệ, phương
tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ
thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng
có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội,
văn hóa… của con người.
Theo Luật Công nghệ thông tin năm 2006: Công nghệ thông tin là tập
hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để
sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
1.2.3.2. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin
Theo Luật Công nghệ thông tin năm 2006: Ứng dụng công nghệ thông
tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh
tế – xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý là việc sử dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của người quản lý nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

8

Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy học là việc đưa
công nghệ thông tin vào quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh
nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo
hoạt động nhận thức thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát
triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách theo mục đích
giáo dục.
1.2.4. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động
quản lý và hoạt động dạy học
1.2.4.1. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động
quản lý
Công nghệ thông tin đã ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một nhân
tố thúc đẩy đối với thành công trong công cuộc đổi mới của giáo dục Việt
Nam. công nghệ thông tin là ngành khoa học công nghệ cao, nó có nhiều tác
dụng trong cuộc sống xã hội, mang lại hiệu quả lớn trong mọi mặt của xã hội
trong đó có quản lý. Ứng dụng công nghệ thông tin làm cho việc quản lý trở
nên sâu sát hơn, cụ thể hơn, người quản lý không mất nhiều thời gian vào
những việc cụ thể mà dành nhiều thời gian hơn cho công việc hoạch định
chiến lược cho tổ chức, cho đơn vị.
– Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động
dạy của giáo viên
Công nghệ thông tin làm cho tất cả các thông tin được cập nhật nhanh
chóng, các thông tin của đơn vị được công khai với cộng đồng, giúp cho quá
trình quản lý nhanh chóng, chính xác, kịp thời và làm cho những quyết định
quản lý sát với thực tế đang diễn ra, quyết định quản lý có hiệu quả hơn.
– Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người học
Công nghệ thông tin làm cho quá trình quản lý người học được rõ ràng,
chính xác. Chương trình quản lý người học giúp cho các thông tin về người

học luôn được xử lý một cách tự động. Những thông tin về quá trình phấn đấu

9

của người học làm cho người quản lý điều chỉnh cách thức quản lý để đạt mục
đích của đơn vị đề ra.
Công nghệ thông tin làm cho những thông tin về quá trình học tập và
phấn đấu của học sinh được công khai hóa làm cho gia đình, xã hội được biết
những nhận xét đánh giá nhà trường đối với học sinh.
– Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu lập kế hoạch
Công nghệ thông tin giúp cho việc tính toán, ước lượng, thu thập thông
tin là cho kế hoạch của đơn vị sát với mục tiêu của đơn vị, phù hợp với môi
trường của đơn vị hơn.
– Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu tổ chức:
Khâu tổ chức cần thông tin chính xác, rõ ràng, chân thực. Công nghệ
thông tin giúp cho việc thu thập thông tin nhanh, rõ ràng, chính xác, chân
thực. Những thông tin này giúp cho công tác tổ chức trong quản lý giáo dục
được chính xác, có hiệu quả.
– Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu chỉ đạo:
Chỉ đạo là hoạt động điều khiển hệ thống, làm cho hệ thống tiến đến
mục tiêu đề ra. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp người quản lý nắm được
những thông tin một cách đầy đủ, trung thực từ đó đưa ra được những quyết
định sáng suốt, đúng đắn, phù hợp với trạng thái của đơn vị, giúp đơn vị đạt
đến mục tiêu với một chi phí thấp nhất.
– Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra giúp cho các thông tin thu
được chính xác, chân thực, nhanh chóng làm cho kết quả kiểm tra phản ánh
đúng trạng thái của hệ thống. Thông tin về trạng thái đúng đắn, rõ ràng, nhanh
chóng giúp cho nhà quản lý có điều kiện tăng cường hoạt động kiểm tra, giúp

cho nhà quản lý nhanh chóng nắm bắt được những biến đổi của hệ thống, có
được các quyết định điều chỉnh kịp thời, làm cho hiệu quả công tác quản lý
được nâng cao.

10

1.2.4.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động
dạy học
Công nghệ thông tin từ khi được đưa vào dạy học đã thể hiện được
những vai trò nhất định của mình như:
– Làm thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong dạy học: Nhờ
các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm
thanh, hoạt cảnh, giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự
tập trung của người học, dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm
như: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thực
hiện đánh giá và lượng giá học tập toàn diện, khách quan ngay trong quá trình
học…tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học.
– Góp phần thay đổi hình thức dạy và học: hình thức dạy dựa vào máy
tính, hình thức học dựa vào máy tính.
– Trao đổi thông tin về đề cương, bài giảng với các đồng nghiệp qua các
ngân hàng bài soạn trên một trang web dành cho tất cả các giáo viên.
– Cập nhật, khai thác kho tri thức chung của nhân loại bằng các công cụ
đa phương tiện.
– Sử dụng thư điện tử (email) để liên lạc, trao đổi tư liệu với các nhà
nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp về những vấn đề mà mình quan tâm.
1.2.5. Một số hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học
a) Giảng dạy bằng bài giảng điện tử
Giảng dạy bằng bài giảng điện tử theo công nghệ e Learning có ưu điểm
là tạo hứng thú cho cả thầy và trò trong buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếp

nhận bài giảng thông qua những hình thức phong phú, đa dạng như hình ảnh,
âm thanh giúp cho học sinh tiếp nhận bài giảng dễ hiểu hơn Giáo viên được
giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện trao đổi, thảo luận với học sinh về
những vấn đề nảy sinh.
Tuy nhiên, việc dạy và học bằng bài giảng điện tử cũng có những hạn
chế nhất định. Nếu tập trung vào thảo luận các vấn đề liên quan đến bài học,

11

học sinh sẽ không có nhiều thời gian cho việc thực hành, vì vậy đòi hỏi giáo
viên phải phân bố thời gian hợp lý. Trên thực tế, việc dạy – học bằng bài giảng
điện tử không thể áp dụng với tất cả các nội dung của từng bài học, có những
tiết dạy sẽ không thể đạt hiệu quả tối đa nếu thiếu phương pháp dạy truyền
thống, có những tiết học sẽ không giúp học sinh hiểu và nhớ lâu nếu không
được hỗ trợ bằng hình ảnh, âm thanh, vì vậy Giáo viên cần kết hợp nhuần
nhuyễn giữa phương pháp giảng dạy bằng bài giảng điện tử và cách dạy
truyền thống để có thể phát huy tối đa hiệu quả của việc dạy và học.
b) Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng Internet
Hiện nay, có hai cách để tìm kiếm các thông tin trên mạng Internet: tìm
kiếm tĩnh và tìm kiếm động. Tìm kiếm tĩnh là sử dụng danh bạ website. Chỉ
cần gõ chính xác địa chỉ website là người dùng có thể truy cập vào trang
thông tin điện tử để khai thác thông tin. Tìm kiếm động là tìm kiếm trực
tuyến, cách này sử dụng những địa chỉ website là công cụ tìm kiếm (Search
Engine). Các website tìm kiếm hữu hiệu nhất hiện nay là các
trang: , , asee
k.vn, , , .
.. Từ cửa sổ của các trang web đó, người truy cập chỉ cần gõ trực tiếp những
từ hoặc cụm từ cần tìm và gõ phím Enter, các trang chủ sẽ kết nối (link) đến
các địa chỉ chứa những từ hoặc cụm từ người sử dụng cần tìm. Khi đó giáo

viên và học sinh có thể in trực tiếp hoặc lưu trữ bằng cách download các tài
liệu liên quan.
c) Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử
Hiện nay, phần lớn các thư viện, nhà xuất bản, viện nghiên cứu, trường
đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài đều có trang web riêng. Trên các
trang web đó có đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học, các cuốn sách
và giáo trình điện tử. Có thể nói, với sách điện tử và giáo trình trên mạng
Internet, mỗi Giáo viên và học sinh có thể tham khảo hàng trăm, hàng nghìn
cuốn sách và bài giảng khác nhau ở bất cứ thời gian và không gian nào. Một

12

số địa chỉ thông dụng để giáo viên và học sinh có thể truy cập tìm sách và
giáo trình phục vụ việc dạy – học là: (trang web của
Thư

viện

Quốc

gia); (mạng

thư

viện

Việt

Nam); (siêu thị sách trực tuyến lớn nhất Việt

Nam); (thư viện trực tuyến để đọc và dowload
hàng ngàn đầu sách miễn phí); (một trong những
thư viện điện tử lớn nhất thế giới với trên 330.000 đầu sách, 100 ngôn
ngữ); ; (Thư viện giáo trình điện tử của Bộ
Giáo dục và Đào tạo), …
d) Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học.
Quá trình dạy – học cho học sinh cần đẩy mạnh sử dụng các thiết bị
nghe nhìn để tăng hiệu quả tiếp thu, ghi nhớ bài giảng của học sinh, giảm bớt
việc ghi, đọc, chép của Giáo viên và học sinh. Các nghiên cứu giáo dục cho
thấy người học chỉ nhớ được 10% những gì đã đọc, 20% những gì đã nghe và
khoảng 50% những gì họ nghe và thấy. Một số thiết bị nghe thường dùng
trong nhà trường là máy ghi âm (cassette) + băng từ, máy ghi âm kỹ thuật số;
các thiết bị nhìn như máy đèn chiếu (slide projector) + phim dương bản, máy
phóng hình (overhead projector) + phim (film) A4, máy chiếu vật thể (visual
projector) + phim A4 hoặc vật thể, máy chiếu phim dương bản 35mm (hành
động) + phim nhựa; các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu phim video,
băng từ + Ti vi (television), đầu đĩa VCD, DVD + các loại CD room + Ti vi,
máy chiếu đa chức năng (multimedia projector)…Học sinh được học tập
thường xuyên trong môi trường có các thiết bị điện tử sẽ luôn tăng hứng thú
học tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo.
e) Gửi, nhận văn bản bằng thư điện tử
Thư điện tử hay e mail (electronic mail) là một hệ thống chuyển nhận
thư từ qua các mạng máy tính. Một e mail có thể được gửi đi ở dạng mã hoá
hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính, đặc biệt là
mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin (bằng chữ, hình ảnh, âm

13

thanh, phim) từ một máy chủ tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng một

thời điểm. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng hệ thống e mail có
tên miền @moet.edu.vn trên nền gmail để cung cấp cho các đơn vị, cơ sở giáo
dục trong cả nước sử dụng thống nhất. Với hệ thống e mail này, Giáo viên có
thể cung cấp cho học sinh những tài liệu mình có bằng cách gửi qua e mail.
Ngược lại, học sinh nếu tìm được những tài liệu có giá trị thì cũng có thể
chuyển cho thầy, cô giáo của mình.
1.2.6. Một số phần mềm tin học ứng dụng trong công tác quản lý và
hỗ trợ các hoạt động dạy học.
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, giáo
viên có nhiều cơ hội tiếp xúc với các phần mềm dạy học. Có thể kể đến một
số các phần mềm thông dụng mà cán bộ quản lý và giáo viên bộ môn nào
cũng có thể sử dụng trong quá trình quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học
của mình.
– Một số phần mềm hỗ trợ công tác quản lý và hành chính-văn phòng
+ Microsoft Word, Microsoft Excel: đây được xem là phần mềm thông
dụng nhất, hiệu quả nhất hiện nay hỗ trợ cho việc soạn thảo văn bản
(Microsoft Word), tính toán các con số, phân tích dữ liệu số (Microsoft
Excel),… trong công tác quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học.
+ Phần mềm xếp Thời khóa biểu TKB 9.0: đây là phần mềm hỗ trợ sắp
xếp thời khóa biểu tự động và bán tự động. Phần mềm có thể tự động phân
tích và xếp 100% thời khóa biểu áp dụng cho tất cả các mô hình.
+ Phần mềm kế toán Misa: một trong những phần mềm kế toán đứng
trong top 1 trong việc hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các công việc
liên quan đến kế toán, đảm bảo sự bảo mật hoặc công khai minh bạch cho
nguồn tài chính tại cơ quan, doanh nghiệp.
+ Phần mềm Kiểm định chất lượng giáo dục SRP: là công cụ hỗ trợ hiệu
quả trong công tác tự đánh giá thực trạng của các cơ sở giáo dục qua các tiêu

14

chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường, hoạt động giáo dục, kết quả giáo
dục,…
+ Phần mềm School Manager: đây là phần mềm quản lý nhà trường
được thiết kế nhằm giúp cho các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo thuận lợi
hơn trong công tác được giao
+ Bộ phần mềm quản lý nhân sự PMIS, EMIS và phần mềm “Trường
học kết nối” tất cả các thông tin của giáo viên sẽ được cập nhật liên tục trong
quá trình công tác, đảm bảo thuận lợi chính xác.
+ Phần mềm quản lý tài sản QLTS.vn; phần mềm quản lý Thư viện điện
tử; Phần mềm quản lý điểm,…
– Bộ phần mềm sử dụng cho thiết kế bài giảng và phần mềm học tập
+ Microsoft PowerPoint: đây là phần mềm thiết kế chuyên nghiệp dễ sử
dụng và có sẵn trong bộ phần mềm Microsoft Office. Với PowerPoint, giáo
viên có thể sử dụng các hiệu ứng (effect), hoạt cảnh (animation) cùng các
thành phần multimedia như hình ảnh, âm thanh, siêu liên kết (hyperlink),
video nhúng trực tiếp vào PowerPoint…
+ Phần mềm Violet: đây là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể
tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách
nhanh chóng. So với các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo
ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác…
+ Phần mềm Exelearning: đây là phần mêm tạo bài giảng trên mạng
miễn phí giúp tạo các bài giảng, bài trắc nghiệm trên mạng. Các bài giảng có
thể chèn thêm các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh, file Flash để sinh động và
lôi cuốn học sinh.
+ Phần mềm iMindMap: đây là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy nổi tiếng,
hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành
viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kĩ năng thuyết trình và làm việc
khoa học.

15

+ Phần mềm hỗ trợ tương tác dạy học tích hợp liên môn: Phần mềm
cung cấp kiến thức chuẩn của Vụ GDTH về dạy học liên môn các môn Khoa
học tự nhiên; Giáo viên sẽ có một người bạn đồng hành khi chuẩn bị lên một
kế hoạch dạy học theo chủ đề: Tìm kiếm các dữ liệu trên internet, Quản lý học
sinh ngoài lớp học; Liên hệ với gia đình trong quá trình thực hiện dự án và Tổ
chức các hoạt động trên lớp đầy hứng thú
– Bộ phần mềm dạy học theo môn học:
Bên cạnh các phần mềm dạy học chung, do đặc thù của từng môn học,
các nhà lập trình còn viết các phần mềm phục vụ cho từng môn học riêng biệt.
+ Môn Toán: Phần mềm The Geometer’s Sketchpad là một trong số các
phần mềm hỗ trợ toán học nổi tiếng trên thế giới với đặc điểm tạo ra các mô
hình động có tính tương tác cao, dễ dàng thao tác; Phần mềm Công thức Toán
Math Type: đây là phần mềm hỗ trợ giáo viên soạn thảo công thức toán học
một cách nhanh nhất trước khi chèn vào văn bản Word.
+ Môn Vật lý: phần mềm Crocodile Physics: được coi như phòng thí
nghiệm vật lý ảo, giúp giáo viên có thể thiết kế thí nghiệm về nhiều phân môn
vật lý như: lực, nhiệt, điện, quang, sóng âm…
+ Môn Hóa: Bộ 9 phần mềm hóa học gồm: Chemwin, Rasmol;
Gaussian98; C.I.S Database ; ChemLab; Titration; AutoNom; Obitanhân
viêniewer; Hyperchem. Đây là một số phần mềm tin học thông dụng để vẽ
công thức cấu tạo hóa học, số liệu cụ thể cho các chất hóa học thường gặp,
một vài chương trình hỗ trợ riêng.
+ Môn Địa: Phần mềm Seterra đây là phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học
tập môn Địa lí được rất nhiều người yêu thích, bởi vì nó đem lại nhiều kiến
thức bổ ích; phần mềm Solar System 3D Simulator đây là phần mềm Mô
phỏng hệ Mặt trời
+ Môn tiếng Anh: Bộ phần mềm Tiếng Anh 6 – 7 – 8 – 9 là bộ phần mềm

phục vụ cho việc dạy và học các môn học Tiếng Anh lớp 6 – 7 – 8 – 9 theo
chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo.

16

1.3. Một số văn bản pháp lý về ứng dụng CNTT.
Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm Ứng dụng Công
nghệ thông tin vào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như:
– Luật công nghệ thông tin đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006;
– Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà
nước;
– Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực
Công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
– Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan
nhà nước;
– Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng , phát triển Công
nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
– Quyết định số 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
25/01/2017: Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định
hướng đến năm 2025”.
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Bộ Giáo
dục đào tạo đã ban hành các văn bản thực hiện việc Ứng dụng Công nghệ

thông tin cụ thể:
– Chỉ thị số: 29/2001/CT-BGDĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công
nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005;

17

– Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và
cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo
và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường
xuyên;
– Quyết định số 2005/BGDĐT-công nghệ thông tin này 14/6/2016 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện
Nghị quyết số 36ª/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện
tử.

18
Chương 2:

THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ CÔNG TÁC DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS NINH SƠN
2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình trường Phổ thông dân tộc nội trú
THCS Ninh Sơn
2.1.1 Đặc điểm nhà trường
Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn là một trường chuyên
biệt có nhiệm vụ nuôi dưỡng và dạy dỗ con em đồng bào dân tộc thiểu số có

hộ khẩu thường trú ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Ninh Sơn, có trình độ
văn hóa hết bậc học THCS để tạo nguồn cán bộ cho các xã miền núi và tạo
tiền đề để các em tiếp tục học lên bậc học THPT. Đối tượng học sinh chủ yếu
là người dân tộc Raglay, Chăm và K’ho.
Số lượng học sinh theo biên chế được giao hàng năm là 300 học sinh.
Tổng số lớp hiện nay là 09 lớp.
Về cơ sở vật chất nhà trường: gồm 01 dãy nhà học hai tầng với 08 phòng
học; 01 nhà thi đấu đa năng; khu nhà thực hành thí nghiệm và thư viện; Khu
hành chính –văn phòng; hai dãy nhà ở cho học sinh nội trú; Nhà ăn tập thể;
Khu nội trú cho cán bộ giáo viên, nhân viên, nhìn chung cơ sở vật chất cơ bản
đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
2.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường
– Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường là: 39/21 nữ;
biên chế: 28 người, hợp đồng: 11 người. Trong đó: Cán bộ quản lý: 02 người,
Giáo viên: 20 người; Nhân viên: 17 người.
– Trình độ chuyên môn của Giáo viên: Đại học: 16; Cao đẳng 04;
– Trình độ chuyên môn của nhân viên: Đại học 02; Cao đẳng 04; Trung
cấp: 03; tốt nghiệp THPT: 06; tốt nghiệp THCS :02
– Trình độ tin học của giáo viên và cán bộ quản lý: trình độ B là 09
người, trình độ A là 11 người, chưa có chứng chỉ là 02 người .

19

2.2. Thực trạng việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác
quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ở trường Phổ thông dân tộc nội
trú THCS Ninh Sơn
2.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ
thông tin ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn
Cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin của nhà

trường tuy được cấp trên quan tâm đầu tư tuy nhiên vẫn còn thiếu đồng bộ và
chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho việc quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy
học, cụ thể kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.1: Bảng thống kê cơ sở vật chất cho việc ứng dụng công nghệ
thông tin tại trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.
Stt

Nội dung

Số
lượng

Về cơ sở vật chất kỹ thuật
1
Máy vi tính để bàn
29
2
Máy vi tính xách tay
02
3
Máy chiếu
03
4
Máy photocopy
01
5
Máy in
09
6
Bảng thông minh

01
7
Phòng học tin riêng
01
Về liên kết hệ thống mạng Internet
1
Phòng làm việc được nối mạng
10
internet
2
Trang website của trường
0
3
Hệ thống Wifi được phủ sóng trong phạm vi
cả trường.

Tình trạng
Hư hỏng
Còn sử
không sử
dụng được
dụng được
25
02
02
01
09
01
01

04
01

10
x

(Nguồn văn phòng trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn)

Qua thống kê và kiểm tra thực tế cơ sở vật chất cho việc ứng dụng
CNTT của nhà trường mới chỉ đáp ứng mức tối thiểu và chủ yếu là sử dụng
trong công tác quản lý hành chính chứ chưa thực sự đầy đủ trang thiết bị phục
vụ cho công tác dạy – học, cụ thể:

20

+ Chưa có phòng học thực hành Tin đạt tiêu chuẩn theo quy định, nhà
trường phải tận dụng phòng thư viện để học sinh học thực hành. Các phòng
học được thiết kế chưa thực sự phù hợp cho việc giảng dạy bằng máy chiếu,
qua đó ảnh hưởng nhiều đến khả năng giảng dạy và học tập của giáo viên và
học sinh.
+ Máy tính: Với số lượng 29 máy vi tính để bàn. Trong đó 19 máy dành
để phục vụ học tập (04 máy đã hư hỏng không thể sử dụng được), 10 máy
phục vụ công tác quản lý, hành chính tại trường. Với số lượng máy tính như
vậy mới chỉ đủ cho công tác văn phòng và đoàn thể làm việc còn máy tính để
học sinh thực hành tin học và máy tính phục vụ việc giảng dạy của giáo viên
thì chưa đầy đủ. Mặc dù nhà trường có 2 máy vi tính xách tay nhưng chỉ để
phục vụ công tác quản lý của nhà trường.
+ Máy chiếu: Chỉ có 03 máy chiếu (trong đó 01 máy chiếu đã xuống
màu không sử dụng được) với số lượng máy chiếu này là chưa đủ để phục vụ

cho việc giảng dạy của giáo viên.
+ Máy in, photo: Chỉ đủ phục vụ cho công tác quản lý, hành chính
trong nhà trường, không đủ phục vụ cho công tác sao in đề thi và đề kiểm tra.
+ Về liên kết hệ thống mạng, mặc dù hệ thống Wifi được phủ sóng
trong phạm vi cả trường nhưng chất lượng đường truyền chưa đảm bảo cho
việc truy cập nếu cùng lúc có nhiều máy vi tính hoạt động.
– Về công tác quản lý cơ sở vật chất cho việc ứng dụng công nghệ thông
tin
+ Phòng máy tính phục vụ cho việc học tập do giáo viên Tin học phụ
trách.
+ Các máy tính tại các phòng làm việc: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng,
Đoàn thanh niên, Công đoàn, Văn thư, Thư viện, Thiết bị, Y tế, Giáo vụ, do
cán bộ từng phòng phụ trách, quản lý và sử dụng.
+ Máy tính và máy chiếu phục vụ giảng dạy do quản lý thiết bị quản lý.

21

Như vậy, cơ sở vật chất về công nghệ thông tin của nhà trường cơ bản
đáp ứng được hoạt động quản lý hành chính. Tuy nhiên đối với hoạt động dạy
và học thì chưa đầy đủ ảnh hưởng tới hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin
của giáo viên và học sinh.
2.2.2. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về
ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học.
a) Nhận thức về vai trò của ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ
các hoạt động dạy học.
Để việc ứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ở
nhà trường đạt hiệu quả thì việc nhận thức đúng đắn của đội ngũ cán bộ quản
lý và giáo viên về vai trò của ứng dụng CNTT đóng vai trò hết sức quan
trọng. Nó giúp tạo động lực trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công

tác của cán bộ quản lý và giáo viên. Để nghiên cứu nhận thức của cán bộ quản
lý và giáo viên về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ các
hoạt động dạy học, người nghiên cứu sử dụng câu hỏi “Theo Thầy cô việc
ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ công tác dạy học có vai trò như thế
nào?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của
ứng dụng CNTT
Mức độ

Số lượng

Tỉ lệ

Rất cần thiết

13

76,5

Cần thiết

4

23,5

Không cần thiết lắm

0

0

Không cần thiết

0

0

Từ bảng trên chúng ta thấy có tới 76,5% thầy cô cho rằng việc ứng dụng
CNTT vào quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy học là rất cần thiết, số còn lại thì
đánh giá ở mức độ cần thiết (23,5%) và không có thầy cô nào đánh giá là
không cần thiết. Điều này chứng tỏ các thầy cô đều đã nhận thức được vai trò
quan trọng của ứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy học. Sở

22

dĩ, thầy cô có được nhận thức cao về vai trò của ứng dụng CNTT là do các
chủ trương và phong trào phát động của Bộ giáo dục về ứng dụng CNTT
được triển khai tốt. Đây được xem là điều kiện cơ bản để việc ứng dụng
CNTT vào quản lý và hỗ trợ công tác giảng dạy của nhà trường đạt hiệu quả
Tuy nhận thức được vai trò của ứng dụng CNTT nhưng khi được hỏi
những hình thức mà thầy cô thường ứng dụng công nghệ thông tin thì đa số
thầy cô chỉ mới biết đến hình thức ứng dụng công nghệ thông trong tìm kiếm
tài liệu cho việc thiết kế bài giảng và soạn giáo án (100%), trong khi các hình
thức khác như: ứng dụng thông tin trong kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công
nghệ thông tin trong hướng dẫn học sinh tự học tự nghiên cứu ,…thì hầu hết
thầy cô chưa nhận thấy được. Đây được xem là một trong những nguyên nhân
dẫn đến việc hạn chế hiệu quả việc ứng dụng CNTT ở trường PTDTNT
THCS Ninh Sơn
b) Nhận thức về lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ

trợ các hoạt động dạy học.
Để đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về lợi ích của
việc ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học. chúng
tôi đưa ra câu hỏi không có đáp án lựa chọn sẵn để thầy cô tự trả lời. Với câu
hỏi “theo thầy cô lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các
hoạt động dạy học là gì?” Kết quả thu được trên 70% thầy cô mới chỉ nhận
thấy lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động
dạy học là làm cho bài giảng sinh động hơn, tìm kiếm được nhiều hình ảnh,
tài liệu bổ trợ cho việc giảng dạy. Trên 20% thầy cô nhận thức được khá đầy
đủ lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy
học như: Hỗ trợ công tác văn phòng; Tạo hứng thú học tập cho học sinh;
Quản lý tốt các hoạt động trong nhà trường; trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau;…
Như vậy có thể thấy đa sô cán bộ, giáo viên của nhà trường tuy đã biết việc
ứng dụng CNTT là rất cần thiết nhưng lại chưa nhận thức được hết những lợi
ích mà CNTT mang lại như thế nào. Do vậy trong giải pháp nâng cao hiệu

23

quả ứng dụng CNTT trong trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ở
nhà trường cần phải chú trọng việc nâng cao nhận thức và hiểu biết cho đội
ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường về lợi ích của ứng dụng CNTT
c) Nhận thức về những yếu tố tác động đến hiệu quả việc triển khai
ứng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học.
Để ứng dụng CNTT có hiệu quả thì các yếu tố vật chất, con người, tài
chính và chính sách đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả việc ứng dụng CNTT
vào quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học. Để đánh giá nhận thức của cán
bộ và Gv về vai trò của các yếu tố người nghiên cứu đặt câu hỏi: “Thầy cô
đánh giá thế nào về vai trò của các yếu tố đến hiệu quả triển khai ứng dụng
CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học”. Kết quả thu được như

sau:
Bảng 2.3: Vai trò của các yếu tố đến hiệu quả triển khai ứng dụng
CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học.
Mức độ
Yếu tố tác động

Rất
quan
trọng

Quan Bình
trọng thường

Không
quan
trọng

Có cơ sở vật chất đầy đủ

16

01

0

0

Giáo viên có ý thức sử dụng CNTT
trong giảng dạy

12

05

0

0

Giáo viên có trình độ và kĩ năng sử
dụng CNTT tốt

08

09

0

0

Nhà trường phải có biện pháp yêu cầu
(bắt buộc) giáo viên sử dụng CNTT

05

10

02

0

Qua bảng điều tra thấy rằng 94% GV được hỏi đánh giá vai trò của Cơ
sở vật chất đầy đủ là rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả ứng dụng
CNTT. Bên cạnh đó tới trên 70% thầy cô cho rằng giáo viên có ý thức sử
dụng CNTT trong giảng dạy cũng rất quan trọng. Riêng yếu tố Nhà trường
phải có biện pháp yêu cầu (bắt buộc) giáo viên sử dụng CNTT không được
GV đánh giá quan trọng. Đây cũng là ý kiến hợp lý bởi việc ứng dụng CNTT

24

hiệu quả phụ thuộc nhiều vào Cơ sở vật chất cũng như ý thức của người sử
dụng. Đây cũng là lý do mà hiện nay việc ứng dụng CNTT ở trường chưa
thực sự đạt hiệu quả cao do thiếu Cơ sở vật chất và giáo viên vẫn chưa có ý
thức tự giác cao trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ công tác
dạy học. Bên cạnh đó yếu tố về trình độ sử dụng CNTT cũng là yếu tố quan
trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả việc ứng dụng CNTT. Bởi yếu tố này ảnh
hưởng đến khả năng ứng dụng CNTT và kỹ năng sử dụng CNTT của đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên. Do đó, trong giải pháp cũng cần giúp GV nhận
thức đúng vai trò của các yếu tố này.
d) Nhận thức của giáo viên về những khó khăn gặp phải khi thực
hiện ứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ công tác dạy học.
Để tìm hiểu những khó khăn của cán bộ quản lý và giáo viên trong việc
ứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ công tác dạy học, ngưới nghiên cứu sử
dụng câu hỏi: “Trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học thầy cô gặp
những khó khăn nào?” Kết quả thu được như sau :
Bảng 2.4: Những khó khăn gặp phải khi thực hiện ứng dụng CNTT
vào quản lý và hỗ trợ công tác dạy học
Khó khăn
Cơ sở vật chất cho việc ứng dụng CNTT không đầy đủ
và đồng bộ

Nhà trường chưa quan tâm nhiều đến việc ứng dụng
CNTT
Bản thân thiếu kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính và
ứng dụng CNTT
Các phần mềm dạy học khó khai thác, sử dụng
Đối tượng học sinh không phù hợp với việc ứng dụng
CNTT trong dạy học
Ý kiến khác

SL
11
1
6
2
2
2

(%)
64,5
5,9
35,3
11,8
11,8
11,8

Bảng kết quả trên cho thấy khó khăn lớn nhất mà đội ngũ cán bộ, giáo
viên của nhà trường gặp phải trong quá trình ứng dụng CNTT đó là cơ sở vật
chất cho việc ứng dụng CNTT không đầy đủ và đồng bộ có tới 64,5% xem

25

đây là khó khăn lớn nhất. Khó khăn thứ hai nữa mà chúng tôi nhận thấy, đó là
nhiều giáo viên cho rằng bản thân thiếu kỹ năng sử dụng CNTT. Mặc dù đa số
giáo viên đều có chứng chỉ tin học từ A trở lên, nhưng khả năng về sử dụng
CNTT thì đa số vẫn còn rất hạn chế. Điều này thể hiện rõ qua các tiết dự giờ
thao giảng. Các chứng chỉ được đào tạo của thầy cô qua tìm hiểu chủ yếu là
học trong thời gian ngắn, vừa học vừa làm và chủ yếu là lấy chứng chỉ để bổ
túc đủ hồ sơ theo quy định, còn chất lượng học tập thực sự là không cao. Đây
cũng chính là vấn đề lớn mà mỗi nhà quản lý giáo dục cần phải biết và tìm ra
các giải pháp để làm sao hạn chế vấn đề này. Chúng ta vẫn biết Kĩ năng
CNTT của giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong dạy học bằng CNTT, nó
giúp giáo viên có thể tiến hành hoạt động giảng dạy một cách chủ động, hoạt
bát, có thể diễn đạt những ý tưởng mới của mình khi ứng dụng CNTT. Chính
vì thế nhà trường cần phải có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để giúp giáo
viên học tập nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT phục vụ công tác giảng dạy.
Bên cạnh hai khó khăn trên thì các khó khăn còn lại như thiếu sự quan
tâm của lãnh đạo nhà trường; các phần mềm khó khai thác, sử dụng và đối
tượng học sinh không phù hợp thì chỉ có dưới 12% thầy cô xem nó đó là khó
khăn. Và hoàn toàn có thể khắc phục được
Tóm lại, có thể thấy rằng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên của
nhà trường về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt
động dạy học vẫn còn chưa đầy đủ, nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ lợi ích,
hình thức và những mặt hạn chế của việc ứng dụng công nghệ thông tin. Đây
là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học
của nhà trường.
2.2.3. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản
lý ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn
2.2.3.1. Về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ quản lý

Để đánh giá năng lực công nghệ thông tin của cán bộ quản lý, trưởng các

tin thì thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ,… những tồn tại này đã ảnh hưởng nhiềuđến khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hỗ trợcác hoạt động dạy học, làm giảm chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đóứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt độngdạy học, đang là một vấn đề cấp bách, một nhu cầu cần thiết hiện nay của độingũ cán bộ quản lý và giáo viên trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS NinhSơn.Xuất phát từ những vấn đề nêu trên. Được sự quan tâm tạo điều kiện củalãnh đạo nhà trường và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã quyết địnhlựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thôngtin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ở trường Phổ thông dântộc nội trú THCS Ninh Sơn” nhằm đề xuất những giải pháp để thực hiện cóhiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hỗ trợcác hoạt động dạy học qua đó nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Phổthông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.2.1. Mục đíchNghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp ứngdụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ởtrường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.2.2. Nhiệm vụ- Xác định cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng côngnghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ở trường Phổthông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.- Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin có hiệuquả trong việc hỗ trợ các hoạt động giảng dạy của giáo viên ở trường Phổthông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu- Các biện pháp ứng dụng CNTT hiệu quả trong quản lý và dạy học ởtrường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.3.2. Khách thể nghiên cứu.- Hoạt động quản lý có ứng dụng CNTT ở trường Phổ thông dân tộc nộitrú THCS Ninh Sơn.- Hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT của giáo viên trường Phổ thôngdân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.3.3. Đối tượng khảo sát- Cán bộ quản lý gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng các tổ,trưởng ban ngành đoàn thể và giáo viên các bộ môn: Tin học, Toán, Ngữ văn,Công nghệ, Lịch sử, Sinh học, Vật lý, Anh văn, Địa lý và Hóa học4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:Nghiên cứu tài liệu, văn bản, các quan điểm lí luận có liên quan để làmrõ các khái niệm, nội dung, tiêu chí, vai trò của việc ứng dụng CNTT trongquản lý và dạy học.* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:Quan sát: Cơ sở vật chất, hoạt động dạy họ, của GV.Điều tra: Để thu thập thông tin cần thiết cho đề tài, người nghiên cứutiến hành điều tra bằng phiếu câu hỏi.Phỏng vấn: Trao đổi, trò chuyện lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lývà GV về các biện pháp đề xuất.* Phương hướng xử lý thông tin: gồm xử lý toán học đối với các thôngtin định lượng và xử lý logic đối với các thông tin định tính để đưa ra nhậnxét, đánh giá về các dữ liệu thu thập được cũng như đề xuất hệ thống các giảipháp thực hiện.5. Ý nghĩa của đề tài.Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong toàntrường về vai trò, lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin. Từ đó, nâng caohiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạtđộng dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Phổ thông dântộc nội trú THCS Ninh Sơn.6. Phạm vi nghiên cứu.Với khuôn khổ về thời gian và trình độ còn hạn chế, do đó đề tài chỉnghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc ứng dụngCông nghệ thông tin vào công tác quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ởtrường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.7. Kết cấu của đề tài.Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đượckết cấu thành 3 chương, 8 tiết; mỗi tiết có từ 2 đến 4 tiểu mục.Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINTRONG QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ CÔNG TÁC DẠY HỌC1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu đề tàiTại một số nước phát triển trên thế giới, người ta đã sớm chú trọng tớiviệc ứng dụng công nghệ thông tin bằng việc xây dựng những chương trìnhquốc gia về công nghệ thông tin nhằm ứng dụng nó vào mọi mặt của đời sốngxã hội trong đó có giáo dục và đào tạo.Tại Mỹ và các nước châu Âu việc ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lí giáo dục đã được sự ủng hộ của Chính phủ thông qua các chính sáchtrợ giúp ngay từ cuối những thập niên 90 của thế kỷ XX; Tại Nhật Bản: “Kếhoạch về một xã hội thông tin, mục tiêu quốc gia tới năm 2000” đã đượcChính phủ Nhật Bản công bố từ năm 1972.Ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những chủtrương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, được thể hiện bằng cácchính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Việc nghiên cứu ứngdụng công nghệ thông tin vào quản lí giáo dục đặc biệt là trong quản lí nhàtrường đã được một số luận văn thạc sĩ, công trình khoa học nghiên cứu đềcập đến, chẳng hạn như: “Một số biện pháp chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin trong công tác quản lí dạy học tại các trường THPT” củatác giả Nguyễn Văn Tuấn (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006), “Một số biệnpháp nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong QLGD ở huyệnVĩnh Bảo, Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Văn Khiêm (Đại học Sư phạm HàNội, 2006); Đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu tổ chức và quản lí việc ứngdụng công nghệ thông tin&TT trong quản lí nhà trường THCS” do TrươngĐình Mậu làm chủ nhiệm…Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến việc ứng dụng côngnghệ thông tin vào trong quản lí và dạy học ở nhà trường, khẳng định ý nghĩatầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học.Các tác giả cũng đề xuất được một số biện pháp cần thiết, khả thi nâng caohiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học. Tuy nhiên,mới chỉ dừng ở một phạm vi, một trường, một số khía cạnh nào đó. Chưa cócông trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến việc đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin trong quản lí và dạy học ở các trường Dân tộc nội trú mà cụthể ở đây là ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn. Vì thế, tôi đãđi sâu nghiên cứu đề tài này mong muốn đề xuất được những giải pháp nhằmứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong quản lí và hỗ trợ công tác dạyhọc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Phổ thông dân tộc nộitrú THCS Ninh Sơn.1.2. Một số khái niệm cơ bản1.2.1. Khái niệm Quản lý giáo dục- Theo M.L.Kônzacôv: “ Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đếntất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình thànhnhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luậtchung của xã hội cũng như những qui luật của quá trình giáo dục, của sự pháttriển thể lực và tâm lý trẻ em”.- Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý giáo dục là hệ thốngnhững tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý(Hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dụccủa Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường XHCN Việt nam mà tiêuđiểm hội tụ là quá trình dạy – học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tớimục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.Từ những khái niệm về quản lý giáo dục, ta có thể hiểu : Quản lý giáodục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng tới đíchcủa chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý mà chủ yếu nhất là quá trình dạyhọc và giáo dục ở các trường học.1.2.2. Khái niệm về hoạt động dạy họcHoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biệnchứng: là hoạt động dạy của giáo viên và Hoạt động học của học sinh. Trongđó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tíchcực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiệnnhững nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáoviên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủđộng, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy họckhông diễn ra.1.2.3. Khái niệm công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thôngtin1.2.3.1. Khái niệm công nghệ thông tinTheo Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị: Công nghệthông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học, công nghệ, phươngtiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệthống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụngcó hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội,văn hóa… của con người.Theo Luật Công nghệ thông tin năm 2006: Công nghệ thông tin là tậphợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại đểsản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.1.2.3.2. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tinTheo Luật Công nghệ thông tin năm 2006: Ứng dụng công nghệ thôngtin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinhtế – xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý là việc sử dụngcông nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của người quản lý nhằm nâng caochất lượng, hiệu quả của hoạt động này.Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy học là việc đưacông nghệ thông tin vào quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinhnhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảohoạt động nhận thức thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, pháttriển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách theo mục đíchgiáo dục.1.2.4. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt độngquản lý và hoạt động dạy học1.2.4.1. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt độngquản lýCông nghệ thông tin đã ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một nhântố thúc đẩy đối với thành công trong công cuộc đổi mới của giáo dục ViệtNam. công nghệ thông tin là ngành khoa học công nghệ cao, nó có nhiều tácdụng trong cuộc sống xã hội, mang lại hiệu quả lớn trong mọi mặt của xã hộitrong đó có quản lý. Ứng dụng công nghệ thông tin làm cho việc quản lý trởnên sâu sát hơn, cụ thể hơn, người quản lý không mất nhiều thời gian vàonhững việc cụ thể mà dành nhiều thời gian hơn cho công việc hoạch địnhchiến lược cho tổ chức, cho đơn vị.- Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt độngdạy của giáo viênCông nghệ thông tin làm cho tất cả các thông tin được cập nhật nhanhchóng, các thông tin của đơn vị được công khai với cộng đồng, giúp cho quátrình quản lý nhanh chóng, chính xác, kịp thời và làm cho những quyết địnhquản lý sát với thực tế đang diễn ra, quyết định quản lý có hiệu quả hơn.- Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người họcCông nghệ thông tin làm cho quá trình quản lý người học được rõ ràng,chính xác. Chương trình quản lý người học giúp cho các thông tin về ngườihọc luôn được xử lý một cách tự động. Những thông tin về quá trình phấn đấucủa người học làm cho người quản lý điều chỉnh cách thức quản lý để đạt mụcđích của đơn vị đề ra.Công nghệ thông tin làm cho những thông tin về quá trình học tập vàphấn đấu của học sinh được công khai hóa làm cho gia đình, xã hội được biếtnhững nhận xét đánh giá nhà trường đối với học sinh.- Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu lập kế hoạchCông nghệ thông tin giúp cho việc tính toán, ước lượng, thu thập thôngtin là cho kế hoạch của đơn vị sát với mục tiêu của đơn vị, phù hợp với môitrường của đơn vị hơn.- Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu tổ chức:Khâu tổ chức cần thông tin chính xác, rõ ràng, chân thực. Công nghệthông tin giúp cho việc thu thập thông tin nhanh, rõ ràng, chính xác, chânthực. Những thông tin này giúp cho công tác tổ chức trong quản lý giáo dụcđược chính xác, có hiệu quả.- Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu chỉ đạo:Chỉ đạo là hoạt động điều khiển hệ thống, làm cho hệ thống tiến đếnmục tiêu đề ra. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp người quản lý nắm đượcnhững thông tin một cách đầy đủ, trung thực từ đó đưa ra được những quyếtđịnh sáng suốt, đúng đắn, phù hợp với trạng thái của đơn vị, giúp đơn vị đạtđến mục tiêu với một chi phí thấp nhất.- Tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá:Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra giúp cho các thông tin thuđược chính xác, chân thực, nhanh chóng làm cho kết quả kiểm tra phản ánhđúng trạng thái của hệ thống. Thông tin về trạng thái đúng đắn, rõ ràng, nhanhchóng giúp cho nhà quản lý có điều kiện tăng cường hoạt động kiểm tra, giúpcho nhà quản lý nhanh chóng nắm bắt được những biến đổi của hệ thống, cóđược các quyết định điều chỉnh kịp thời, làm cho hiệu quả công tác quản lýđược nâng cao.101.2.4.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt độngdạy họcCông nghệ thông tin từ khi được đưa vào dạy học đã thể hiện đượcnhững vai trò nhất định của mình như:- Làm thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong dạy học: Nhờcác công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âmthanh, hoạt cảnh, giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sựtập trung của người học, dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạmnhư: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thựchiện đánh giá và lượng giá học tập toàn diện, khách quan ngay trong quá trìnhhọc…tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học.- Góp phần thay đổi hình thức dạy và học: hình thức dạy dựa vào máytính, hình thức học dựa vào máy tính.- Trao đổi thông tin về đề cương, bài giảng với các đồng nghiệp qua cácngân hàng bài soạn trên một trang web dành cho tất cả các giáo viên.- Cập nhật, khai thác kho tri thức chung của nhân loại bằng các công cụđa phương tiện.- Sử dụng thư điện tử (email) để liên lạc, trao đổi tư liệu với các nhànghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp về những vấn đề mà mình quan tâm.1.2.5. Một số hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – họca) Giảng dạy bằng bài giảng điện tửGiảng dạy bằng bài giảng điện tử theo công nghệ e Learning có ưu điểmlà tạo hứng thú cho cả thầy và trò trong buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếpnhận bài giảng thông qua những hình thức phong phú, đa dạng như hình ảnh,âm thanh giúp cho học sinh tiếp nhận bài giảng dễ hiểu hơn Giáo viên đượcgiảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện trao đổi, thảo luận với học sinh vềnhững vấn đề nảy sinh.Tuy nhiên, việc dạy và học bằng bài giảng điện tử cũng có những hạnchế nhất định. Nếu tập trung vào thảo luận các vấn đề liên quan đến bài học,11học sinh sẽ không có nhiều thời gian cho việc thực hành, vì vậy đòi hỏi giáoviên phải phân bố thời gian hợp lý. Trên thực tế, việc dạy – học bằng bài giảngđiện tử không thể áp dụng với tất cả các nội dung của từng bài học, có nhữngtiết dạy sẽ không thể đạt hiệu quả tối đa nếu thiếu phương pháp dạy truyềnthống, có những tiết học sẽ không giúp học sinh hiểu và nhớ lâu nếu khôngđược hỗ trợ bằng hình ảnh, âm thanh, vì vậy Giáo viên cần kết hợp nhuầnnhuyễn giữa phương pháp giảng dạy bằng bài giảng điện tử và cách dạytruyền thống để có thể phát huy tối đa hiệu quả của việc dạy và học.b) Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng InternetHiện nay, có hai cách để tìm kiếm các thông tin trên mạng Internet: tìmkiếm tĩnh và tìm kiếm động. Tìm kiếm tĩnh là sử dụng danh bạ website. Chỉcần gõ chính xác địa chỉ website là người dùng có thể truy cập vào trangthông tin điện tử để khai thác thông tin. Tìm kiếm động là tìm kiếm trựctuyến, cách này sử dụng những địa chỉ website là công cụ tìm kiếm (SearchEngine). Các website tìm kiếm hữu hiệu nhất hiện nay là cáctrang: , , aseek.vn, , , … Từ cửa sổ của các trang web đó, người truy cập chỉ cần gõ trực tiếp nhữngtừ hoặc cụm từ cần tìm và gõ phím Enter, các trang chủ sẽ kết nối (link) đếncác địa chỉ chứa những từ hoặc cụm từ người sử dụng cần tìm. Khi đó giáoviên và học sinh có thể in trực tiếp hoặc lưu trữ bằng cách download các tàiliệu liên quan.c) Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tửHiện nay, phần lớn các thư viện, nhà xuất bản, viện nghiên cứu, trườngđại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài đều có trang web riêng. Trên cáctrang web đó có đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học, các cuốn sáchvà giáo trình điện tử. Có thể nói, với sách điện tử và giáo trình trên mạngInternet, mỗi Giáo viên và học sinh có thể tham khảo hàng trăm, hàng nghìncuốn sách và bài giảng khác nhau ở bất cứ thời gian và không gian nào. Một12số địa chỉ thông dụng để giáo viên và học sinh có thể truy cập tìm sách vàgiáo trình phục vụ việc dạy – học là: (trang web củaThưviệnQuốcgia); (mạngthưviệnViệtNam); (siêu thị sách trực tuyến lớn nhất ViệtNam); (thư viện trực tuyến để đọc và dowloadhàng ngàn đầu sách miễn phí); (một trong nhữngthư viện điện tử lớn nhất thế giới với trên 330.000 đầu sách, 100 ngônngữ); ; (Thư viện giáo trình điện tử của BộGiáo dục và Đào tạo), …d) Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học.Quá trình dạy – học cho học sinh cần đẩy mạnh sử dụng các thiết bịnghe nhìn để tăng hiệu quả tiếp thu, ghi nhớ bài giảng của học sinh, giảm bớtviệc ghi, đọc, chép của Giáo viên và học sinh. Các nghiên cứu giáo dục chothấy người học chỉ nhớ được 10% những gì đã đọc, 20% những gì đã nghe vàkhoảng 50% những gì họ nghe và thấy. Một số thiết bị nghe thường dùngtrong nhà trường là máy ghi âm (cassette) + băng từ, máy ghi âm kỹ thuật số;các thiết bị nhìn như máy đèn chiếu (slide projector) + phim dương bản, máyphóng hình (overhead projector) + phim (film) A4, máy chiếu vật thể (visualprojector) + phim A4 hoặc vật thể, máy chiếu phim dương bản 35mm (hànhđộng) + phim nhựa; các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu phim video,băng từ + Ti vi (television), đầu đĩa VCD, DVD + các loại CD room + Ti vi,máy chiếu đa chức năng (multimedia projector)…Học sinh được học tậpthường xuyên trong môi trường có các thiết bị điện tử sẽ luôn tăng hứng thúhọc tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo.e) Gửi, nhận văn bản bằng thư điện tửThư điện tử hay e mail (electronic mail) là một hệ thống chuyển nhậnthư từ qua các mạng máy tính. Một e mail có thể được gửi đi ở dạng mã hoáhay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính, đặc biệt làmạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin (bằng chữ, hình ảnh, âm13thanh, phim) từ một máy chủ tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng mộtthời điểm. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng hệ thống e mail cótên miền @moet.edu.vn trên nền gmail để cung cấp cho các đơn vị, cơ sở giáodục trong cả nước sử dụng thống nhất. Với hệ thống e mail này, Giáo viên cóthể cung cấp cho học sinh những tài liệu mình có bằng cách gửi qua e mail.Ngược lại, học sinh nếu tìm được những tài liệu có giá trị thì cũng có thểchuyển cho thầy, cô giáo của mình.1.2.6. Một số phần mềm tin học ứng dụng trong công tác quản lý vàhỗ trợ các hoạt động dạy học.Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, giáoviên có nhiều cơ hội tiếp xúc với các phần mềm dạy học. Có thể kể đến mộtsố các phần mềm thông dụng mà cán bộ quản lý và giáo viên bộ môn nàocũng có thể sử dụng trong quá trình quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy họccủa mình.- Một số phần mềm hỗ trợ công tác quản lý và hành chính-văn phòng+ Microsoft Word, Microsoft Excel: đây được xem là phần mềm thôngdụng nhất, hiệu quả nhất hiện nay hỗ trợ cho việc soạn thảo văn bản(Microsoft Word), tính toán các con số, phân tích dữ liệu số (MicrosoftExcel),… trong công tác quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học.+ Phần mềm xếp Thời khóa biểu TKB 9.0: đây là phần mềm hỗ trợ sắpxếp thời khóa biểu tự động và bán tự động. Phần mềm có thể tự động phântích và xếp 100% thời khóa biểu áp dụng cho tất cả các mô hình.+ Phần mềm kế toán Misa: một trong những phần mềm kế toán đứngtrong top 1 trong việc hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các công việcliên quan đến kế toán, đảm bảo sự bảo mật hoặc công khai minh bạch chonguồn tài chính tại cơ quan, doanh nghiệp.+ Phần mềm Kiểm định chất lượng giáo dục SRP: là công cụ hỗ trợ hiệuquả trong công tác tự đánh giá thực trạng của các cơ sở giáo dục qua các tiêu14chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường, hoạt động giáo dục, kết quả giáodục,…+ Phần mềm School Manager: đây là phần mềm quản lý nhà trườngđược thiết kế nhằm giúp cho các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo thuận lợihơn trong công tác được giao+ Bộ phần mềm quản lý nhân sự PMIS, EMIS và phần mềm “Trườnghọc kết nối” tất cả các thông tin của giáo viên sẽ được cập nhật liên tục trongquá trình công tác, đảm bảo thuận lợi chính xác.+ Phần mềm quản lý tài sản QLTS.vn; phần mềm quản lý Thư viện điệntử; Phần mềm quản lý điểm,…- Bộ phần mềm sử dụng cho thiết kế bài giảng và phần mềm học tập+ Microsoft PowerPoint: đây là phần mềm thiết kế chuyên nghiệp dễ sửdụng và có sẵn trong bộ phần mềm Microsoft Office. Với PowerPoint, giáoviên có thể sử dụng các hiệu ứng (effect), hoạt cảnh (animation) cùng cácthành phần multimedia như hình ảnh, âm thanh, siêu liên kết (hyperlink),video nhúng trực tiếp vào PowerPoint…+ Phần mềm Violet: đây là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thểtự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cáchnhanh chóng. So với các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạora các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác…+ Phần mềm Exelearning: đây là phần mêm tạo bài giảng trên mạngmiễn phí giúp tạo các bài giảng, bài trắc nghiệm trên mạng. Các bài giảng cóthể chèn thêm các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh, file Flash để sinh động vàlôi cuốn học sinh.+ Phần mềm iMindMap: đây là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy nổi tiếng,hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thànhviên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kĩ năng thuyết trình và làm việckhoa học.15+ Phần mềm hỗ trợ tương tác dạy học tích hợp liên môn: Phần mềmcung cấp kiến thức chuẩn của Vụ GDTH về dạy học liên môn các môn Khoahọc tự nhiên; Giáo viên sẽ có một người bạn đồng hành khi chuẩn bị lên mộtkế hoạch dạy học theo chủ đề: Tìm kiếm các dữ liệu trên internet, Quản lý họcsinh ngoài lớp học; Liên hệ với gia đình trong quá trình thực hiện dự án và Tổchức các hoạt động trên lớp đầy hứng thú- Bộ phần mềm dạy học theo môn học:Bên cạnh các phần mềm dạy học chung, do đặc thù của từng môn học,các nhà lập trình còn viết các phần mềm phục vụ cho từng môn học riêng biệt.+ Môn Toán: Phần mềm The Geometer’s Sketchpad là một trong số cácphần mềm hỗ trợ toán học nổi tiếng trên thế giới với đặc điểm tạo ra các môhình động có tính tương tác cao, dễ dàng thao tác; Phần mềm Công thức ToánMath Type: đây là phần mềm hỗ trợ giáo viên soạn thảo công thức toán họcmột cách nhanh nhất trước khi chèn vào văn bản Word.+ Môn Vật lý: phần mềm Crocodile Physics: được coi như phòng thínghiệm vật lý ảo, giúp giáo viên có thể thiết kế thí nghiệm về nhiều phân mônvật lý như: lực, nhiệt, điện, quang, sóng âm…+ Môn Hóa: Bộ 9 phần mềm hóa học gồm: Chemwin, Rasmol;Gaussian98; C.I.S Database ; ChemLab; Titration; AutoNom; Obitanhânviêniewer; Hyperchem. Đây là một số phần mềm tin học thông dụng để vẽcông thức cấu tạo hóa học, số liệu cụ thể cho các chất hóa học thường gặp,một vài chương trình hỗ trợ riêng.+ Môn Địa: Phần mềm Seterra đây là phần mềm hỗ trợ giảng dạy và họctập môn Địa lí được rất nhiều người yêu thích, bởi vì nó đem lại nhiều kiếnthức bổ ích; phần mềm Solar System 3D Simulator đây là phần mềm Môphỏng hệ Mặt trời+ Môn tiếng Anh: Bộ phần mềm Tiếng Anh 6 – 7 – 8 – 9 là bộ phần mềmphục vụ cho việc dạy và học các môn học Tiếng Anh lớp 6 – 7 – 8 – 9 theochương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo.161.3. Một số văn bản pháp lý về ứng dụng CNTT.Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm Ứng dụng Côngnghệ thông tin vào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như:- Luật công nghệ thông tin đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006;- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chínhphủ về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhànước;- Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lựcCông nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chínhphủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quannhà nước;- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trịBan Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng , phát triển Côngnghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;- Quyết định số 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày25/01/2017: Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học gópphần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, địnhhướng đến năm 2025”.Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Bộ Giáodục đào tạo đã ban hành các văn bản thực hiện việc Ứng dụng Công nghệthông tin cụ thể:- Chỉ thị số: 29/2001/CT-BGDĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng côngnghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005;17- Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử vàcổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạovà các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thườngxuyên;- Quyết định số 2005/BGDĐT-công nghệ thông tin này 14/6/2016 củaBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiệnNghị quyết số 36ª/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điệntử.18Chương 2:THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINTRONG QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ CÔNG TÁC DẠY HỌC Ở TRƯỜNGPHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS NINH SƠN2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình trường Phổ thông dân tộc nội trúTHCS Ninh Sơn2.1.1 Đặc điểm nhà trườngTrường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn là một trường chuyênbiệt có nhiệm vụ nuôi dưỡng và dạy dỗ con em đồng bào dân tộc thiểu số cóhộ khẩu thường trú ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Ninh Sơn, có trình độvăn hóa hết bậc học THCS để tạo nguồn cán bộ cho các xã miền núi và tạotiền đề để các em tiếp tục học lên bậc học THPT. Đối tượng học sinh chủ yếulà người dân tộc Raglay, Chăm và K’ho.Số lượng học sinh theo biên chế được giao hàng năm là 300 học sinh.Tổng số lớp hiện nay là 09 lớp.Về cơ sở vật chất nhà trường: gồm 01 dãy nhà học hai tầng với 08 phònghọc; 01 nhà thi đấu đa năng; khu nhà thực hành thí nghiệm và thư viện; Khuhành chính –văn phòng; hai dãy nhà ở cho học sinh nội trú; Nhà ăn tập thể;Khu nội trú cho cán bộ giáo viên, nhân viên, nhìn chung cơ sở vật chất cơ bảnđáp ứng được nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.2.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường là: 39/21 nữ;biên chế: 28 người, hợp đồng: 11 người. Trong đó: Cán bộ quản lý: 02 người,Giáo viên: 20 người; Nhân viên: 17 người.- Trình độ chuyên môn của Giáo viên: Đại học: 16; Cao đẳng 04;- Trình độ chuyên môn của nhân viên: Đại học 02; Cao đẳng 04; Trungcấp: 03; tốt nghiệp THPT: 06; tốt nghiệp THCS :02- Trình độ tin học của giáo viên và cán bộ quản lý: trình độ B là 09người, trình độ A là 11 người, chưa có chứng chỉ là 02 người .192.2. Thực trạng việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tácquản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ở trường Phổ thông dân tộc nộitrú THCS Ninh Sơn2.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệthông tin ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh SơnCơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin của nhàtrường tuy được cấp trên quan tâm đầu tư tuy nhiên vẫn còn thiếu đồng bộ vàchưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho việc quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạyhọc, cụ thể kết quả khảo sát như sau:Bảng 2.1: Bảng thống kê cơ sở vật chất cho việc ứng dụng công nghệthông tin tại trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn.SttNội dungSốlượngVề cơ sở vật chất kỹ thuậtMáy vi tính để bàn29Máy vi tính xách tay02Máy chiếu03Máy photocopy01Máy in09Bảng thông minh01Phòng học tin riêng01Về liên kết hệ thống mạng InternetPhòng làm việc được nối mạng10internetTrang website của trườngHệ thống Wifi được phủ sóng trong phạm vicả trường.Tình trạngHư hỏngCòn sửkhông sửdụng đượcdụng được25020201090101040110(Nguồn văn phòng trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn)Qua thống kê và kiểm tra thực tế cơ sở vật chất cho việc ứng dụngCNTT của nhà trường mới chỉ đáp ứng mức tối thiểu và chủ yếu là sử dụngtrong công tác quản lý hành chính chứ chưa thực sự đầy đủ trang thiết bị phụcvụ cho công tác dạy – học, cụ thể:20+ Chưa có phòng học thực hành Tin đạt tiêu chuẩn theo quy định, nhàtrường phải tận dụng phòng thư viện để học sinh học thực hành. Các phònghọc được thiết kế chưa thực sự phù hợp cho việc giảng dạy bằng máy chiếu,qua đó ảnh hưởng nhiều đến khả năng giảng dạy và học tập của giáo viên vàhọc sinh.+ Máy tính: Với số lượng 29 máy vi tính để bàn. Trong đó 19 máy dànhđể phục vụ học tập (04 máy đã hư hỏng không thể sử dụng được), 10 máyphục vụ công tác quản lý, hành chính tại trường. Với số lượng máy tính nhưvậy mới chỉ đủ cho công tác văn phòng và đoàn thể làm việc còn máy tính đểhọc sinh thực hành tin học và máy tính phục vụ việc giảng dạy của giáo viênthì chưa đầy đủ. Mặc dù nhà trường có 2 máy vi tính xách tay nhưng chỉ đểphục vụ công tác quản lý của nhà trường.+ Máy chiếu: Chỉ có 03 máy chiếu (trong đó 01 máy chiếu đã xuốngmàu không sử dụng được) với số lượng máy chiếu này là chưa đủ để phục vụcho việc giảng dạy của giáo viên.+ Máy in, photo: Chỉ đủ phục vụ cho công tác quản lý, hành chínhtrong nhà trường, không đủ phục vụ cho công tác sao in đề thi và đề kiểm tra.+ Về liên kết hệ thống mạng, mặc dù hệ thống Wifi được phủ sóngtrong phạm vi cả trường nhưng chất lượng đường truyền chưa đảm bảo choviệc truy cập nếu cùng lúc có nhiều máy vi tính hoạt động.- Về công tác quản lý cơ sở vật chất cho việc ứng dụng công nghệ thôngtin+ Phòng máy tính phục vụ cho việc học tập do giáo viên Tin học phụtrách.+ Các máy tính tại các phòng làm việc: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng,Đoàn thanh niên, Công đoàn, Văn thư, Thư viện, Thiết bị, Y tế, Giáo vụ, docán bộ từng phòng phụ trách, quản lý và sử dụng.+ Máy tính và máy chiếu phục vụ giảng dạy do quản lý thiết bị quản lý.21Như vậy, cơ sở vật chất về công nghệ thông tin của nhà trường cơ bảnđáp ứng được hoạt động quản lý hành chính. Tuy nhiên đối với hoạt động dạyvà học thì chưa đầy đủ ảnh hưởng tới hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tincủa giáo viên và học sinh.2.2.2. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên vềứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học.a) Nhận thức về vai trò của ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợcác hoạt động dạy học.Để việc ứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ởnhà trường đạt hiệu quả thì việc nhận thức đúng đắn của đội ngũ cán bộ quảnlý và giáo viên về vai trò của ứng dụng CNTT đóng vai trò hết sức quantrọng. Nó giúp tạo động lực trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong côngtác của cán bộ quản lý và giáo viên. Để nghiên cứu nhận thức của cán bộ quảnlý và giáo viên về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ cáchoạt động dạy học, người nghiên cứu sử dụng câu hỏi “Theo Thầy cô việcứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ công tác dạy học có vai trò như thếnào?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò củaứng dụng CNTTMức độSố lượngTỉ lệRất cần thiết1376,5Cần thiết23,5Không cần thiết lắmKhông cần thiếtTừ bảng trên chúng ta thấy có tới 76,5% thầy cô cho rằng việc ứng dụngCNTT vào quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy học là rất cần thiết, số còn lại thìđánh giá ở mức độ cần thiết (23,5%) và không có thầy cô nào đánh giá làkhông cần thiết. Điều này chứng tỏ các thầy cô đều đã nhận thức được vai tròquan trọng của ứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy học. Sở22dĩ, thầy cô có được nhận thức cao về vai trò của ứng dụng CNTT là do cácchủ trương và phong trào phát động của Bộ giáo dục về ứng dụng CNTTđược triển khai tốt. Đây được xem là điều kiện cơ bản để việc ứng dụngCNTT vào quản lý và hỗ trợ công tác giảng dạy của nhà trường đạt hiệu quảTuy nhận thức được vai trò của ứng dụng CNTT nhưng khi được hỏinhững hình thức mà thầy cô thường ứng dụng công nghệ thông tin thì đa sốthầy cô chỉ mới biết đến hình thức ứng dụng công nghệ thông trong tìm kiếmtài liệu cho việc thiết kế bài giảng và soạn giáo án (100%), trong khi các hìnhthức khác như: ứng dụng thông tin trong kiểm tra, đánh giá; ứng dụng côngnghệ thông tin trong hướng dẫn học sinh tự học tự nghiên cứu ,…thì hầu hếtthầy cô chưa nhận thấy được. Đây được xem là một trong những nguyên nhândẫn đến việc hạn chế hiệu quả việc ứng dụng CNTT ở trường PTDTNTTHCS Ninh Sơnb) Nhận thức về lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗtrợ các hoạt động dạy học.Để đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về lợi ích củaviệc ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học. chúngtôi đưa ra câu hỏi không có đáp án lựa chọn sẵn để thầy cô tự trả lời. Với câuhỏi “theo thầy cô lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ cáchoạt động dạy học là gì?” Kết quả thu được trên 70% thầy cô mới chỉ nhậnthấy lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt độngdạy học là làm cho bài giảng sinh động hơn, tìm kiếm được nhiều hình ảnh,tài liệu bổ trợ cho việc giảng dạy. Trên 20% thầy cô nhận thức được khá đầyđủ lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạyhọc như: Hỗ trợ công tác văn phòng; Tạo hứng thú học tập cho học sinh;Quản lý tốt các hoạt động trong nhà trường; trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau;…Như vậy có thể thấy đa sô cán bộ, giáo viên của nhà trường tuy đã biết việcứng dụng CNTT là rất cần thiết nhưng lại chưa nhận thức được hết những lợiích mà CNTT mang lại như thế nào. Do vậy trong giải pháp nâng cao hiệu23quả ứng dụng CNTT trong trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học ởnhà trường cần phải chú trọng việc nâng cao nhận thức và hiểu biết cho độingũ cán bộ, giáo viên của nhà trường về lợi ích của ứng dụng CNTTc) Nhận thức về những yếu tố tác động đến hiệu quả việc triển khaiứng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học.Để ứng dụng CNTT có hiệu quả thì các yếu tố vật chất, con người, tàichính và chính sách đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả việc ứng dụng CNTTvào quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học. Để đánh giá nhận thức của cánbộ và Gv về vai trò của các yếu tố người nghiên cứu đặt câu hỏi: “Thầy côđánh giá thế nào về vai trò của các yếu tố đến hiệu quả triển khai ứng dụngCNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học”. Kết quả thu được nhưsau:Bảng 2.3: Vai trò của các yếu tố đến hiệu quả triển khai ứng dụngCNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học.Mức độYếu tố tác độngRấtquantrọngQuan Bìnhtrọng thườngKhôngquantrọngCó cơ sở vật chất đầy đủ1601Giáo viên có ý thức sử dụng CNTTtrong giảng dạy1205Giáo viên có trình độ và kĩ năng sửdụng CNTT tốt0809Nhà trường phải có biện pháp yêu cầu(bắt buộc) giáo viên sử dụng CNTT051002Qua bảng điều tra thấy rằng 94% GV được hỏi đánh giá vai trò của Cơsở vật chất đầy đủ là rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả ứng dụngCNTT. Bên cạnh đó tới trên 70% thầy cô cho rằng giáo viên có ý thức sửdụng CNTT trong giảng dạy cũng rất quan trọng. Riêng yếu tố Nhà trườngphải có biện pháp yêu cầu (bắt buộc) giáo viên sử dụng CNTT không đượcGV đánh giá quan trọng. Đây cũng là ý kiến hợp lý bởi việc ứng dụng CNTT24hiệu quả phụ thuộc nhiều vào Cơ sở vật chất cũng như ý thức của người sửdụng. Đây cũng là lý do mà hiện nay việc ứng dụng CNTT ở trường chưathực sự đạt hiệu quả cao do thiếu Cơ sở vật chất và giáo viên vẫn chưa có ýthức tự giác cao trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ công tácdạy học. Bên cạnh đó yếu tố về trình độ sử dụng CNTT cũng là yếu tố quantrọng, ảnh hưởng đến hiệu quả việc ứng dụng CNTT. Bởi yếu tố này ảnhhưởng đến khả năng ứng dụng CNTT và kỹ năng sử dụng CNTT của đội ngũcán bộ quản lý và giáo viên. Do đó, trong giải pháp cũng cần giúp GV nhậnthức đúng vai trò của các yếu tố này.d) Nhận thức của giáo viên về những khó khăn gặp phải khi thựchiện ứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ công tác dạy học.Để tìm hiểu những khó khăn của cán bộ quản lý và giáo viên trong việcứng dụng CNTT vào quản lý và hỗ trợ công tác dạy học, ngưới nghiên cứu sửdụng câu hỏi: “Trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học thầy cô gặpnhững khó khăn nào?” Kết quả thu được như sau :Bảng 2.4: Những khó khăn gặp phải khi thực hiện ứng dụng CNTTvào quản lý và hỗ trợ công tác dạy họcKhó khănCơ sở vật chất cho việc ứng dụng CNTT không đầy đủvà đồng bộNhà trường chưa quan tâm nhiều đến việc ứng dụngCNTTBản thân thiếu kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính vàứng dụng CNTTCác phần mềm dạy học khó khai thác, sử dụngĐối tượng học sinh không phù hợp với việc ứng dụngCNTT trong dạy họcÝ kiến khácSL11(%)64,55,935,311,811,811,8Bảng kết quả trên cho thấy khó khăn lớn nhất mà đội ngũ cán bộ, giáoviên của nhà trường gặp phải trong quá trình ứng dụng CNTT đó là cơ sở vậtchất cho việc ứng dụng CNTT không đầy đủ và đồng bộ có tới 64,5% xem25đây là khó khăn lớn nhất. Khó khăn thứ hai nữa mà chúng tôi nhận thấy, đó lànhiều giáo viên cho rằng bản thân thiếu kỹ năng sử dụng CNTT. Mặc dù đa sốgiáo viên đều có chứng chỉ tin học từ A trở lên, nhưng khả năng về sử dụngCNTT thì đa số vẫn còn rất hạn chế. Điều này thể hiện rõ qua các tiết dự giờthao giảng. Các chứng chỉ được đào tạo của thầy cô qua tìm hiểu chủ yếu làhọc trong thời gian ngắn, vừa học vừa làm và chủ yếu là lấy chứng chỉ để bổtúc đủ hồ sơ theo quy định, còn chất lượng học tập thực sự là không cao. Đâycũng chính là vấn đề lớn mà mỗi nhà quản lý giáo dục cần phải biết và tìm racác giải pháp để làm sao hạn chế vấn đề này. Chúng ta vẫn biết Kĩ năngCNTT của giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong dạy học bằng CNTT, nógiúp giáo viên có thể tiến hành hoạt động giảng dạy một cách chủ động, hoạtbát, có thể diễn đạt những ý tưởng mới của mình khi ứng dụng CNTT. Chínhvì thế nhà trường cần phải có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để giúp giáoviên học tập nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT phục vụ công tác giảng dạy.Bên cạnh hai khó khăn trên thì các khó khăn còn lại như thiếu sự quantâm của lãnh đạo nhà trường; các phần mềm khó khai thác, sử dụng và đốitượng học sinh không phù hợp thì chỉ có dưới 12% thầy cô xem nó đó là khókhăn. Và hoàn toàn có thể khắc phục đượcTóm lại, có thể thấy rằng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên củanhà trường về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạtđộng dạy học vẫn còn chưa đầy đủ, nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ lợi ích,hình thức và những mặt hạn chế của việc ứng dụng công nghệ thông tin. Đâylà một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của việcứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy họccủa nhà trường.2.2.3. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quảnlý ở trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Ninh Sơn2.2.3.1. Về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ quản lýĐể đánh giá năng lực công nghệ thông tin của cán bộ quản lý, trưởng các