ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – 8 Tín ngưỡng phồn thực ?( tính chất .nguồn gốc ,biểu hiện, ý nghĩa. )? – Wattpad

                                    

8   Tín ngưỡng phồn thực ?( tính chất .nguồn gốc ,biểu hiện, ý nghĩa. )?

Nguồn gốc

Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống là 1 nhu cầu thiết yếu nhất của con người, nhất là lối văn hóa nông nghiệp ,Để duy trì sự sống cần mùa màng tươi tốt. Để phát triển sự sống cần con người sinh sôi.

Từ thực tiễn đó, tư duy cư dân nông nghiệp Nam-Á đã phát triển theo 2 hướng:

+Những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật khách quan để lý giải hiện thực -> triết lý âm dương.

+Còn những người có trình độ hạn chế thì nhìn thấy ở hiện thực 1 sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sung bái nó như thân thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực (Phồn=nhiều, thực=nảy nở)

Biểu hiện

Ở VN, TNPT từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử với 2 dạng biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối

Thờ cơ quan sinh dục

Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí (sinh=đẻ, thực=nảy nở, khí=công cụ). Đây là hình thái đơn giản của TNPT, phổ biến ở các nên VH nông nghiệp.

-    Tượng đá hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to hàng nghìn năm TCN được tìm thấy ở Văn Điển, Sa Pa.Ở các nhà mồ Tây Nguyên thường có các tượng người với bộ phận sinh dục phóng to.

-    Ở Phú Thọ, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác có tục thờ cúng nõ nường (nõ=cái nêm tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường=nang, mo nang tượng trưng cho sinh thực khí nữ).

-    Ở hội làng Đồng Kị (Bắc Ninh) có tục rước sinh thực khí bằng gỗ rồi đem đốt thành tro chia cho mọi người đem rắc ra ruộng

-    Ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây… thường có tục rước 18 bộ sinh thực khí vào hội làng. Khi đám rước kết thúc, mọi người tranh nhau cướp vì tin rằng sẽ đem lại may mắn.

-    Việc thờ các loại cột đá và các loại hốc. Ở chùa Dạm (Bắc Ninh) có 1 cột đá hình sinh thực khí nam có chạm nổi hình rồng thời Lý. Ngư phủ ở Sở đầm Hòn Đỏ thờ 1 kẽ nứt trên tảng đá gọi là Lỗ Lường.

Thờ hành vi giao phối

Bên cạnh việc thờ sinh thực khí, cư dân trồng lúa nước với lối tư duy coi trọng quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên 1 dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, phổ biến ở kv ĐNA

-    Trên nắp thạp đồng tìm được ở làng Đào Thịnh, xung quanh hình mặt trời là tượng 4 đôi nam nữ đang giao phối. Ở chân thạp đồng khắc hình những con thuyền nối đuôi nhau khiến cho 2 con cá sấu – rồng chạm nhau trong tư thế giao hoan.

-    Ở các nhà mồ Tây Nguyên dựng những tượng nam nữ giao phối

-    Hình chim, thú, cóc giao phối tìm thấy khắp nơi

-    Vào Hội đền Hùng, thanh niên nam nữ múa từng đôi, tay cầm vật biểu trưng cho sinh thực khí.

-    Ở Sở đầm Hòn Đỏ, khi không đánh được cá, người cầm đầu tới cầu xin và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam rồi đâm vào Lỗ Lường 3 lần…

Chày và cối là bộ công cụ tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối

-    Trên các trống đồng khắc rất nhiều hình nam nữ giã gạo từng đôi

-    Tục giã cối đón dâu

Ý nghĩa

Vai trò của TNPT trong đời sống người Việt cổ lớn tới mức chiếc trống đồng-biểu tượng sức mạnh và quyền lực của người xưa-đồng thời cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực

-    Hình dáng trống đồng phát triển từ chiếc cối giã gạo

-    Cách đánh trống mô phỏng động tác giã gạo

-    Tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sang biểu hiện cho sinh thực khí nam, ở giữa các tia sang là 1 hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho stk nữ

-    Xung quanh mặt trống thường gắn các tượng cóc, cũng là 1 dạng biểu trưng của TNPT

-    Tiếng trống mô phỏng tiếng sấm, mang theo mùa mưa, mùa màng tốt tươi cũng mang ý nghĩa trên.