Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sử lớp 10>
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Chương I
Chương I. Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X
1. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
a) Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
– Hình thành: thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I sau CN).
– Kinh tế: xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.
+ Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm.
+ Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
– Xã hội: có sự phân hóa xã hội:
+ Kẻ giàu, người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ biến hơn thời Đông Sơn tuy chưa thật sâu sắc.
+ Sự ra đời các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.
=> Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
– Tổ chức bộ máy nhà nước: đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản. Kinh đô của Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì), kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
b) Quốc gia cổ Champa
– Sự hình thành: ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh. Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập từ tay nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ sông Gianh (Quảng Bình) đến Bình Thuận và đổi tên nước là Champa.
– Kinh tế: Nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, dùng guồng nước trong sản xuất. Nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản phát triển và kĩ thuật xây tháp đạt tới trình độ rất cao.
– Văn hóa: Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn. Theo đạo Hin đu và Phật Giáo.Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.
– Xã hội: tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
– Chính trị: Theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo. Giúp việc có tể tướng và các đại thần. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn: châu -> huyện, làng. Kinh đô ở Sin-ha-pu-ra (Quảng Nam), rồi In- đra-pu-ra (Quảng Nam), dời đến Vi-giay-a (Chà Bàn – Bình Định).
c) Quốc gia cổ Phù Nam
– Sự hình thành: tại châu thổ sông Cửu Long (An giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh). Cách ngày nay 1500 đến 2000 năm văn hóa Óc Eo (nguồn gốc là văn hóa Đồng Nai).
– Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
– Văn hóa – xã hội: Ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hinđu. Nghệ thuật: ca, múa, nhạc. Xã hội phân hóa giàu nghèo: tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
– Chính trị: Là một quốc gia phát triển ở Đông Nam Á (thế kỷ III-V), có tiếng nói thuộc ngữ hệ Tam Đảo, thể chế quân chủ do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.
2. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Địa bàn
40
Hai Bà Trưng
Hát Môn
100, 137, 144
Nhân dân Nhật Nam
Quận Nhật Nam
157
Nhân dân Cửu Chân
Quận Cửu Chân
178, 190
Nhân dân Giao Chỉ
Quận Cửu Chân
248
Bà Triệu
Quận Giao Chỉ
542
Lý Bí
687
Lý Tự Tiên
722
Mai Thúc Loan
776 – 791
Phùng Hưng
819 – 820
Dương Thanh
905
Khúc Thừa Dụ
938
Ngô Quyền
* Nhận xét:
– Trong suốt 100 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.
– Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.
– Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
– Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
3. Những đóng góp trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc
– Hai Bà Trưng: Lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho nhân dân. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống nhà Hán xâm lược, bảo vệ độc lập, tự chủ.
– Lý Bí: Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống quân Lương giành thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân độc lập tự chủ.
– Triệu Quang Phục: Kế tục sự nghiệp của Lý Bí, tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Lương giành thắng lợi. Tiếp tục bảo vệ độc lập dân tộc trong một thời gian.
– Khúc Thừa Dụ: Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ ách thống trị của nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ thắng lợi đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc.
– Ngô Quyền: Lãnh đạo thắng lợi trận chiến trên sông Bạch Đằng, đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán. Kết thúc vĩnh viễn ách độ hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một bước ngoặt mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
Chương II
Chương II. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
1. Bước đầu tiên xây dựng nhà nước độc lập thế kỷ X
– Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội). Mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.
– Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, (Đinh Tiên Hoàng) đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư (Ninh Bình).
– Năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Đại Hành sau đổi niên hiệu là Thiên Phúc (gọi là Tiền Lê).
– Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê là nhà nước quân chủ sơ khai, chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban. Chia nước thành 10 đạo. Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ngư nông.
=> Trong thế kỷ X nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được. Còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.
2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỷ XI đến XV
– Năm 1009, Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý thành lập – Lý Thái Tổ.
– Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay).
– Năm 1045, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.
– Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.
a) Bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Hồ
– Đứng đầu nhà nước là vua, vua quyết định mọi việc quan trọng, giúp vua có tể tướng và các đại thần, bên dưới là sảnh, viện, đài.
– Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.
– Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời Lý) hay an phủ Sứ (thời Trần, Hồ), đơn vị hành chánh cơ sở là xã.
b) Bộ máy nhà nước thời Lê sơ
– Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt, lập nhà Lê (Lê sơ).
– Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
– Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.
– Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
– Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã.
– Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.
c) Luật pháp và quân đội
– Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên). Thời Trần có bộ Hình luật. Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức). Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.
– Quân đội: được tổ chức quy củ gồm cấm binh (bảo vệ kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước và ngoại binh (lộ binh). Tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông.
d) Hoạt động đối nội và đối ngoại
– Đối nội: Nhà nước quan tâm đến đời sống nhân dân, chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.
– Đối ngoại: Giữ quan hệ hòa hiếu với nước lớn phương Bắc, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Đối với các nước láng giềng Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.
3. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế (trong các thế kỷ X – XV)
a) Nông nghiệp
– Thế kỷ X – XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất. => Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
– Diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ: Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển. Các vua Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang. Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền. Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
– Năm 1248, Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều => Làng xóm được bảo vệ, mùa màng ổn định.
– Nhà Lê sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng. Nhà Lê cũng cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.
– Các nhà nước Lý – Trần – Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.
– Nhân dân còn trồng nhiều cây lương thực khác như sắn, khoai, đậu, kê và các loại cây ăn quả (cam, quýt, chuối, nhãn, vải,…) cùng một số cây công nghiệp (bông, dâu,…)
b) Thủ công nghiệp
– Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Các ngành nghề thủ công ra đời như Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên).
– Nhà nước thành lập các quan xưởng (Cục bách tác), tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiế hoặc góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.
c) Thương nghiệp:
– Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất và ngày càng mở rộng đã đẩy nhanh sự phát triển của thương nghiệp.
– Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường), trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
– Ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài (Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thị Nại (Bình Định) là những vùng cảng quan trọng. Vùng biên giới Việt – Trung cũng hình thành các đặc điểm buôn bán với đủ thứ lụa là, giấy bút, thương hiệu, vải vóc, ngà voi, ngọc vàng,… đến trao đổi.
4. Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV
Kháng chiến/khởi nghĩa
Thời gian
Người chỉ huy
Chiến thắng tiêu biểu
Chống Tống thời Tiền Lê
980 – 981
Lê Hoàn
Vùng Đông Bắc, sông Bạch Đằng
Chống Tống thời Lý
1075 – 1077
Lý Thường Kiệt
Sông Như Nguyệt
Chống Mông – Nguyên thời Trần
Lần 1: 1258
Trần Thái Tông
Đông Bộ Đầu
Lần 2: 1285
Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo
Tây Kết, Vạn Kiếp
Lần 3: 1287 – 1288
Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo
Bạch Đằng
Khởi nghĩa Lam Sơn
1418 – 1427
Lê Lợi, Nguyễn Trãi
Chi Lăng – Xương Giang
* Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV
– Nguyên nhân thắng lợi:
+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, có khối đoàn kết toàn dân vững mạnh.
+ Triều đình phong kiến chăm lo xây dựng quân đội, có những chính sách chăm lo đời sống nhân dân, tạo sự gắn bó đoàn kết giữa nhân dân và triều đình.
+ Nghệ thuật chỉ huy quân sự tài tình của các tướng lĩnh giỏi.
– Ý nghĩa lịch sử:
+ Đập tan âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia dân tộc.
+ Khẳng định sức mạnh dân tộc, nâng cao lòng tự hào tự cường dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
+ Góp phần xây đắp truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất của dân tộc, để lại nhiều bài học quý giá cho thế hệ sau.
5. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X – XV
a) Tư tưởng, tôn giáo
– Nho giáo: Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử. Tuy nhiên, Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.
– Phật giáo: Thời Lý – Trần được phổ biến rộng rãi và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Các nhà sư được triều đình tôn trọng và có lúc đã tham gia bàn việc nước. Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí Phật. Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.
– Đạo giáo: Không phổ cập, hòa lẫn trong tín ngưỡng dân gian, các đạo quán được xây dựng.
b) Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kỹ thuật
– Giáo dục: Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành. Thế kỉ X – XV, giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài. Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
– Văn học: Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Văn học thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
c) Nghệ thuật
– Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý – Trần – Hồ thế kỷ X – XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền. Chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Phổ Minh. Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long, thành Nhà Hồ, tháp Chăm.
– Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.
– Nghệ thuật sân khấu: Ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống cùng với đó là các cuộc đua tài như: đấu vật, đua thuyền, đá cầu,… Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cồng,…
d) Khoa học kỹ thuật: đạt thành tựu có giá trị.
– Sử học: Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần); Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên).
– Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
– Quân sự: có Binh thư yếu lược.
– Thiết chế chính trị: Thiên Nam dư hạ.
– Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
– Kĩ thuật: Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.
Chương III
Chương III. Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
1. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc (cuối thế kỷ XVIII)
a) Thống nhất đất nước:
– Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp.
– Năm 1744, Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.
– Năm 1771, khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
– Năm 1786 – 1788, nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh, thống nhất đất nước.
b) Bảo vệ tổ quốc:
* Kháng chiến chống quân Xiêm 1785
– Sau khi chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.
– Cuối năm 1784, chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.
– Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm – Xoài Mút (trên sông Tiền – Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
=> Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.
* Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
– Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân.
– Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung. Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
Chương IV
Chương IV. Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX
1. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX)
a) Tổ chức bộ máy nhà nước
– Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê với sự gia tăng quyền lực của vua.
– Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.
– Năm 1831 – 1832, Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.
– Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử. Chế độ lương bổng được quy định nhưng không có phần ruộng đất.
– Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ (Hoàng triều luật lệ, Luật Gia Long) với 400 điều hà khắc, qui định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và trật tự phong kiến.
– Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.
– Ngoại giao: Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc), bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục. Với phương Tây “đóng cửa”, không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao.
b) Tình hình kinh tế:
– Nông nghiệp: nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức. Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều. Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.
– Thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp nhà nước: Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ). Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy – được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân: Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước. Xuất hiện một nghề mới: in tranh dân gian.
– Thương nghiệp: Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước. Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã Lai. Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
c) Tình hình văn hóa – giáo dục
– Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển …
– Giáo dục: giáo dục Nho học được củng cố, Nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiên năm 1807; khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 song không bằng các thế kỷ trước.
– Văn học: Văn học chữ Hán kém phát triển. Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
– Sử học: Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức.
– Kiến trúc: kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội.
– Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển.
Phần 3
Phần 3. Lịch sử thế giới cận đại
1. Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)
Nội dung so sánh
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Hình thức
Nội chiến
Cách mạng giải phóng dân tộc
Nội chiến, chiến tranh vệ quốc
Nhiệm vụ
Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho CNTB phát triển.
Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, mở đường cho CNTB Bắc Mĩ phát triển.
Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế, mở đường cho CNTB phát triển.
Lãnh đạo
Quý tộc mới, tư sản.
Tư sản, chủ nô.
Tư sản.
Động lực
Quần chúng nhân dân
Quần chúng nhân dân
Đẳng cấp thứ ba
Kết quả – Ý nghĩa
– Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CBTB phát triển.
– Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
– Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
– Mỹ trở thành một nước Cộng hoà liên bang được tổ chức theo “tam quyền phân lập”, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng thống đầu tiên.
– Mở đường cho CNTB phát triển.
– Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.
– Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
– Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu. Mở ra thời đại mới của CNTB trên thế giới.
Tính chất
Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.
2. Cách mạng công nghiệp ở Anh và hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp
a) Cách mạng công nghiệp ở Anh: là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp
* Những phát minh về máy móc
Năm
Nhân vật
Phát minh
Ý nghĩa
1764
Giêm-ha-gri-vơ
Máy kéo sợi Gienni
Năng suất lao động trong ngành kéo sợi tăng lên rất nhiều
1769
Ác-crai-tơ
Máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
1779
Crôm-tơn
Cải tiến máy kéo sợi
Tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
1784
Giêm Oát
Phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng
– Các nhà máy có thể được xây dựng ở những nơi thuận tiện.
– Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt, giảm sức lao động cơ bắp của con người.
=> Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh.
1785
Các-rai
Chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước.
Năng suất tăng 40 lần so với dệt tay.
b) Hệ quả của cách mạng công nghiệp
– Về kinh tế:
+ Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, xã hội hóa quá trình lao động của các nước tư bản.
+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
+ Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.
+ Nông nghiệp: Chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
– Về xã hội: Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.
ND chính
1. Phạm vi: các kiến thức cơ bản ở chương trình học kì II gồm: phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX và phần ba: Lịch sử thế giới cận đại
2. ND chính
Chương/ Phần
Nội dung chính
Chương I. Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X
– Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.
– Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X.
– Những đóng góp trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.
Chương II. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
– Bước đầu tiên xây dựng nhà nước độc lập thế kỷ X.
– Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỷ XI đến XV.
– Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế (trong các thế kỷ X – XV).
– Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV.
Chương III. Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
– Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc (cuối thế kỷ XVIII).
Chương IV. Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX
– Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX).
Phần 3. Lịch sử thế giới cận đại
– Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII).
– Cách mạng công nghiệp ở Anh và hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp.
Loigiaihay.com