Dậy thì sớm là gì? Trẻ dậy thì sớm phải làm sao?
Dậy thì sớm là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Chắc chắn những thay đổi về thể chất lẫn tâm lý của con khiến không ít bố mẹ cảm thấy lo lắng, bất an. Trẻ dậy thì sớm phải làm sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời xác đáng nhất ba mẹ nhé!
08/01/2022 | Bé gái 8 tuổi phát triển ngực có phải dấu hiệu của dậy thì sớm không?
25/12/2021 | Chuyên gia hướng dẫn cách làm bạn với con tuổi dậy thì
17/12/2021 | Những dấu hiệu trẻ dậy thì các bậc phụ huynh cần biết
Nội Dung Chính
1. Dậy thì sớm là gì?
Nhìn con lớn khôn mỗi ngày, phát triển hoàn thiện cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần luôn là mong muốn lớn nhất của các bậc phụ huynh. Thế nhưng sẽ chẳng có gì đáng lo lắng nếu quá trình phát triển ấy không đi ngược lại với quy luật tự nhiên.
Dậy thì là “bước ngoặt” đầu tiên trong quá trình phát triển của trẻ. Lúc này, cơ thể xuất hiện những thay đổi “đầu đời” như nổi mụn trứng cá, ngực bắt đầu phát triển, mọc lông nách, lông vùng kín, có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên và những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý.
Dậy thì sớm ở trẻ luôn khiến cho ba mẹ lo lắng
Đối với bé gái, dậy thì là quá trình xuất hiện từ 8 – 14 tuổi và 9 – 14 tuổi đối với bé trai. Do đó, trẻ dậy thì trước 8 tuổi (bé gái) và 9 tuổi (bé trai) thì được coi là dậy thì sớm. Lúc này, việc tìm hiểu trẻ dậy thì sớm phải làm sao là việc mà các bậc phụ huynh cần làm.
Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vì không có đủ kiến thức nên đã có quan điểm sai lầm rằng dậy thì sớm 1 năm, 2 năm là điều hoàn toàn bình thường. Dậy thì sớm sẽ để lại nhiều hệ quả không mong muốn nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
2. Nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ
Để biết trẻ dậy thì sớm phải làm sao, trước hết ba mẹ cần nắm rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng này để nhanh chóng “ứng phó”, can thiệp, rút ra bài học kinh nghiệm trong nuôi dạy con.
Có hai loại dậy thì sớm bao gồm: dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại vi. Mỗi loại sẽ xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Dậy thì sớm trung ương
Đây là tình trạng phổ biến nhất, tương tự như quá trình dậy thì thông thường nhưng sẽ diễn ra sớm hơn. Lúc này, tuyến yên bắt đầu sản sinh ra hormone gonadotropins khiến tinh hoàn tiết ra testosterone và buồng trứng tiết ra estrogen.
Sự xuất hiện của những hormone sinh dục này gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể mà rõ ràng nhất là sự phát triển ngực ở bé gái. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra dậy thì sớm trung ương vẫn là một “ẩn số” chưa có lời giải đáp.
Dậy thì sớm trung ương gây ra nhiều biến đổi về thể chất lẫn tâm lý của trẻ
Trong một số trường hợp, dậy thì sớm trung ương bắt nguồn từ những lý do như:
-
Xuất hiện khối u bất thường trong hệ thần kinh trung ương.
-
Bên trong não có chứa một hoặc nhiều khối máu tụ, hay một lượng chất lỏng bất thường (còn gọi là não úng thủy).
-
Đã và đang điều trị các mặt bệnh khác bằng phương pháp xạ trị.
-
Chấn thương não do tai nạn, mắc bệnh suy giáp.
-
Do di truyền, có thể là hội chứng hiếm gặp mang tên McCune – Albright hoặc bệnh lý tăng sinh thượng thận bẩm sinh.
Dậy thì sớm ngoại vi
Dậy thì sớm ngoại vi là tình trạng ít phổ biến hơn dậy thì sớm trung ương. Mặc dù các hormon như estrogen và testosterone kích hoạt làm xuất hiện các dấu hiệu dậy thì sớm nhưng não và tuyến yên lại không tham gia vào quá trình này.
Dậy thì sớm ngoại vi xảy ra khá phổ biến ở trẻ
Việc tìm hiểu nguyên nhân của dậy thì sớm ngoại vi sẽ giúp ba mẹ có thêm một vài “manh mối” nhỏ cho thắc mắc trẻ dậy thì sớm phải làm sao.
-
Trẻ mắc hội chứng di truyền hiếm gặp McCune – Albright.
-
Xuất hiện những khối u ở vùng thượng thận, tuyến yên, tinh hoàn ở bé trai và buồng trứng ở bé gái.
-
Sử dụng quá nhiều sản phẩm có tác dụng tăng trưởng estrogen và testosterone.
3. Dậy thì sớm ở trẻ để lại những hậu quả gì?
Rất nhiều bậc phụ huynh không có cái nhìn đúng đắn về dậy thì sớm và những tác hại nghiêm trọng của nó đối với sự phát triển của trẻ nên đã chủ quan, không có biện pháp can thiệp kịp thời. Một vài hệ quả mà dậy thì sớm để lại cho trẻ cần kể đến như sau:
Hạn chế về chiều cao
Có thể nhận thấy, dậy thì sớm khiến trẻ phát triển vượt bậc về sức khỏe thể chất, đặc biệt là cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Tuy nhiên, sự phát triển này sẽ dừng lại khi hết tuổi dậy thì.
Bởi lẽ lúc này, hệ thống xương của trẻ sẽ ngừng phát triển ở độ tuổi sớm hơn, không đạt được chiều cao đầy đủ khi trưởng thành. Thông thường, khi kịp thời nhận ra hệ quả này, ba mẹ mới bắt đầu tìm hiểu trẻ dậy thì sớm phải làm sao?
Ảnh hưởng đến tâm lý
Dậy thì sớm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của trẻ. Việc sở hữu vòng một có kích thước lớn hơn so với bạn bè hay sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, xấu hổ.
Dậy thì sớm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Ngay cả cảm xúc và hành vi cũng sẽ thay đổi ở trẻ dậy thì sớm. Các bé có thể thường xuyên tức giận, cáu gắt, thậm chí bé trai có thể trở nên hung dữ hơn, tò mò và bắt đầu có nhu cầu tình dục không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
4. Trẻ dậy thì sớm phải làm sao?
Đây là giai đoạn mà ba mẹ cần theo dõi và đồng hành cùng con để kịp thời nhận ra những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Đôi khi vì xấu hổ, trẻ không dám nói với người thân trong gia đình, thay vào đó là tự mình “đối mặt”.
Giúp con hiểu hơn về cơ thể mình
Bản thân mỗi bậc phụ huynh cũng cần phải học, phải tìm kiếm thông tin và trang bị đủ kiến thức để đưa ra lời giải thích đơn giản, trung thực nhất giúp con hiểu rằng, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nếu nó không đến quá sớm. Đồng thời cũng cần thông báo với con về việc điều trị để giúp con sống đúng với lứa tuổi của mình.
Ba mẹ cần đồng hành, thấu hiểu và lắng nghe con
Không chỉ làm tốt vai trò của một bậc phụ huynh, ba mẹ hãy đồng hành cùng con như một người bạn để chia sẻ từ những điều nhỏ nhặt nhất. Hãy hỗ trợ sở thích của con, khen ngợi những thành tích mà con có được, khích lệ, bao dung đúng cách cho những sai lầm và tránh nhận xét về ngoại hình của con.
Cùng con đi thăm khám để được điều trị kịp thời
Để ngăn chặn dậy thì sớm, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị sao cho phù hợp, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tầm vóc và tâm lý của trẻ.
Trẻ dậy thì sớm phải làm sao? Hy vọng bài viết vừa rồi không chỉ giúp ba mẹ có câu trả lời xác đáng nhất cho thắc mắc này mà còn có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc con tốt hơn. Hãy nhớ rằng, mỗi quá trình phát triển của trẻ đều cần sự đồng hành của ba mẹ.
Nếu vẫn còn những băn khoăn cần được giải đáp trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy con trẻ, cha mẹ hãy đưa trẻ đến Khoa Nội Tiết – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra. Chúng tôi tự hào là điểm đến giúp trẻ duy trì tiềm năng về chiều cao, hạn chế những căng thẳng về tâm lý mà trẻ có thể gặp phải khi dậy thì sớm. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ vào Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ một cách kịp thời!