Tóm tắt DẠY CON LÀM GIÀU- Tập 8: Để có những đồng tiền tích cực

Tóm tắt DẠY CON LÀM GIÀU- Tập 8: Để có những đồng tiền tích cực

Hiện nay có rất nhiều người mong muốn làm giàu
nhanh chóng theo một cách nào đó nhẹ nhàng và
đơn giản. Đó có thể là chơi xổ số, đánh bạc, mù
quáng đổ tiền vào chứng khoán, thậm chí còn tìm
cách để cưới được một người giàu. Tuy nhiên, với
mỗi cách làm giàu khác nhau, chúng ta sẽ phải trả
một cái giá khác nhau. Cuốn sách Dạy con làm
giàu tập 8: “Để có những đồng tiền tích cực”
tập trung vào việc phân tích cái giá của từng con
đường để mọi người có cái nhìn đầy đủ và học
cách chấp nhận cho sự giàu có của mình.
 1.CÁI GIÁ CỦA SỰ KEO KIỆT.
Chúng ta có thể làm giàu bằng cách cắt giảm chi phí và sống keo kiệt. Tuy
nhiên, chẳng có ý nghĩa gì khi sống kham khổ và chết trên 1 đống tiền. Hơn
nữa điều quan trọng nhất là nếu bạn keo kiệt thì cho đến khi bạn giàu có bạn
vẫn luôn giữ thói quen keo kiệt. Việc này sẽ khiến cho các mối quan hệ của bạn
sút kém và bị nhiều người coi thường. Sự hào phóng sẽ luôn được mọi người
yêu mến và chào đón, đúng không nào?
2.CÁI GIÁ CỦA SỰ ĐẢM BẢO.
Hầu hết mọi người luôn mong muốn tìm được một công việc bảo đảm và ổn
định. Tuy nhiên, cái giá của họ phải trả chính là sự tự do cá nhân. Khi bạn muốn
có sự đảm bảo, bạn buộc phải gắn bó với một công việc và chịu áp lực của nó 8
tiếng mỗi ngày trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, một bất lợi nữa của việc này là sự
thiệt thòi về thuế vụ khi bạn không thể tự quyết định số tiền mình phải nộp.. Vậy
có cách nào vừa có sự đảm bảo lại có sự tự do không? Đáp án là bạn phải trả
giá gấp đôi!
 3.CÁI GIÁ CỦA 1 LỖI LẦM.
Lỗi lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Càng có nhiều lỗi lầm
chúng ta càng trưởng thành, học hỏi được nhiều điều và vươn tới những đỉnh
cao nhanh hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người sợ hãi và tránh né lỗi lầm.
Chính điều đó là sai lầm lớn nhất khiến họ không thể kiểm soát được cuộc sống
tài chính của mình. Sự thật là cuộc đời sẽ khó khăn nếu bạn chọn con đường
dễ dàng và ngược lại. Những người không dám mắc sai lầm hoặc không học
được điều gì từ sai lầm mới chính là những người thất bại.

4.CÁI GIÁ CỦA GIÁO DỤC .
Giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên trong thời đại thông tin
chúng ta cần có một nền giáo dục đầy đủ hơn những gì hệ thống hiện hành
đang cung cấp. Những nền tảng giáo dục chính là giáo dục cơ sở (đọc viết và
tính toán), giáo dục chuyên môn (nghề nghiệp) và giáo dục tài chính (quản lý
tiền bạc). Trong đó, giáo dục tài chính là công cụ quan trọng và được sử dụng
nhiều nhất trong cuộc sống thực tế nhưng lại không được giảng dạy ở trường.
Tuy nhiên, trong cuốn sách này người Cha giàu đã đưa ra những kiến thức cơ
bản nhất của Giáo dục tài chính cho tất cả mọi người.

5.NGƯỜI GIÀU NỢ NHIỀU HƠN NGƯỜI NGHÈO .
Hầu hết mọi người đều sợ hãi và né tránh việc vay nợ. Họ cho rằng tốt nhất là
nên mua bằng tiền mặt của chính mình và giảm số nợ càng nhiều càng tốt. Tuy
nhiên, một điều bất ngờ là những người giàu lại tìm cách để dấn thân vào các
món nợ càng nhiều càng tốt.
Bản chất của vấn đề không phải là số nợ mà tính chất của món nợ. Người
nghèo thường lâm vào các món nợ xấu khiến họ khuynh gia bại sản. Còn người
giàu tập trung và kiểm soát các món nợ tốt. Điều đó khiến cho họ ngày càng
giàu lên với mức vốn đầu tư ban đầu không quá lớn.

6.NGÂN HÀNG THÍCH LOẠI TÀI SẢN NÀO NHẤT?
Một bài học quý giá mà Người Cha giàu truyền thụ là: Ngân hàng thích bạn đầu
tư vào loại tài sản nào nhất? Trong 3 loại tài sản: Doanh nghiệp, bất động sản
và các tài sản trên giấy thì Ngân hàng mong muốn cho bạn vay tiền để đầu tư
bất động sản hơn cả. Điều này mang lại sự an tâm cho các chủ Ngân hàng khi
chưa hoàn toàn nắm rõ trình độ tài chính của bạn ở mức nào.

7.CÁI GIÁ CỦA SỰ THAY ĐỔI.
Mỗi người chúng ta đang sống và hoạt động trong 1 hoặc 1 số nhóm của Kim tứ
đồ. Để cải thiện tình hình tài chính của mình, chúng ta cần dũng cảm thay đổi
và bước ra khỏi nhóm mà mình vẫn luôn gắn bó để đi tìm những thử thách mới.
Bạn không thể mong chờ 1 cuộc sống tốt đẹp hơn trong thời đại thông tin này
khi vẫn giữ những thói quen và hiểu biết cũ. Hơn 20 năm trước, thời đại thông
tin đã bắt đầu với những sự khác biệt so với thời đại công nghiệp:
*Thời đại công nghiệp Thời đại thông tin
– Bảo đảm việc làm
– Một công việc suốt đời
– Một chuyên môn
– Kế hoạch lương hưu lợi nhuận
(chủ doanh nghiệp chịu trách
nhiệm)
– Bảo hiểm xã hội chắc chắn
– Bảo hiểm y tế chắc chắn
 – Thâm niên là một tài sản
– Tăng lương dựa trên thâm niên
*Thời đại thông tin.
– Bảo đảm tài chính
– Nhân viên tự do
– Đa chuyên môn
– Kế hoạch lương hưu đóng góp
(người lao động chịu trách nhiệm)
 – Bảo hiểm xã hội không chắc chắn
– Bảo hiểm y tế không chắc chắn
– Thâm niên là một tiêu sản
– Tăng lương là một tiêu sản vì nhiều
chủ doanh nghiệp muốn tìm kiếm
những nhân viên trẻ tuổi hơn với nhiều
kỹ năng kỹ thuật hơn và chấp nhận
Cuộc sống luôn vận động. Và những phương thức làm giàu xưa cũ có thể
không còn đúng với thời đại hiện nay. Thật may mắn là chúng ta có thêm nhiều
con đường để đi đến sự tự do tài chính. Trong cuốn sách này, Robert Kiyosaki
đã phân tích cái giá của từng con đường. Và những hướng dẫn cụ thể của ông
thật sự hữu ích cho tương lai của bạn đấy
st.