Đau ngực – Rối loạn tim mạch – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia
Các triệu chứng cơ năng và thực thể của các bệnh lý thuộc các tạng lồng ngực biến đổi rất đa dạng trên lâm sàng, đặc biệt có sự chồng lấp triệu chứng lẫn nhau giữa triệu chứng của những bệnh lý lành tính và những bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù các dấu hiệu cảnh báo thường hướng tới các bệnh nguy hiểm, và nhiều bệnh lý có những dấu hiệu “kinh điển” (xem bảng Một số nguyên nhân đau ngực Một số nguyên nhân gây đau ngực ), nhưng nhiều bệnh nhân, dù mắc các bệnh lý nguy hiểm, lại không có những biểu hiện nêu trên. Ví dụ, những bệnh nhân thiếu máu cơ tim có thể chỉ biểu hiện triệu chứng khó tiêu, hoặc có thể ấn thành ngực rất đau. Cần nghĩ tới nhiều loại bệnh lý khi đánh giá một bệnh nhân đau ngực, Tuy nhiên, các thông tin lâm sàng có thể giúp bác sĩ phần nào đó có sự phân biệt và định khu chẩn đoán.
Thời gian đau có thể cung cấp thông tin về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đau dai dẳng (ví dụ, trong vài tuần hay vài tháng) thường không phải là biểu hiện của bệnh lý gây đe dọa tính mạng tức thì. Những cơn đau như vậy thường có nguồn gốc từ cơ xương khớp, mặc dù nguồn gốc đường tiêu hóa hoặc ung thư nên được xem xét, đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi. Tương tự thế, triệu chứng đau chói, thoáng qua (< 5 giây) và ngắt quãng hiếm khi do những rối loạn nguy hiểm gây ra. Đau do các bệnh lý nguy hiểm thường kéo dài vài phút đến vài giờ, đồng thời các cơn đau có thể tái phát (ví dụ: cơn đau thắt ngực không ổn định Đau ngực không ổn định Đau ngực không ổn định là do tắc nghẽn động mạch vành mà không có nhồi máu cơ tim. Triệu chứng bao gồm khó chịu ngực có hoặc không khó thở, buồn nôn, và mồ hôi. Chẩn đoán bằng điện tâm đồ (ECG)… đọc thêm có thể kéo dài trên 1 ngày).
Tuổi bệnh nhân là một yếu tố rất hữu ích trong đánh giá đau ngực. Ít khi gặp đau ngực do thiếu máu cơ tim ở trẻ em và người trẻ tuổi (< 30 tuổi), tuy nhiên, nhồi máu cơ tim vẫn có thể xuất hiện ở độ tuổi từ 20. Bệnh lý cơ xương khớp hoặc hô hấp là những nguyên nhân gây đau ngực thường gặp hơn ở độ tuổi này.
Đau dù do nguyên nhân lành tính hay nguy hiểm, đều có thể tăng lên khi hít thở, khi cử động hoặc khi ấn vào thành ngực. Những dấu hiệu này không đặc hiệu cho nguồn gốc ở thành ngực; khoảng 15% số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có cảm giác tức ngực khi sờ nắn.
Nitroglycerin có thể làm giảm đau ở cả thiếu máu cơ tim và co thắt cơ trơn không do nguyên nhân tim mạch (bệnh lý thực quản hoặc đường mật); tuy nhiên, các tác động khi có hoặc không có nitroglycerine không nên được sử dụng để phục vụ chẩn đoán.