Đau dạ dày cấp nên làm gì để giảm đau nhanh và an toàn?
Đau dạ dày cấp nên làm gì để giảm đau nhanh và an toàn?
Hầu hết những bệnh nhân lúng túng, không biết nên làm gì khi mắc bệnh viêm dạ dày cấp, làm cho tình trạng bệnh ngày càng trở nặng mà không biết. Vậy, đau dạ dày cấp nên làm gì để giảm đau nhanh và an toàn, cải thiện sức khỏe mỗi ngày? Chuyên gia tiêu hóa Tổ hợp Y tế MEDIPLUS sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, cùng theo dõi để có thêm những thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe.
1. Đau dạ dày cấp là gì?
Đau dạ dạ cấp (Viêm dạ dày cấp) là tình trạng lớp niêm mạc lót trong dạ dày bị tổn thương, có đặc điểm khởi phát và diễn biến nhanh mà nguyên nhân gây bệnh thường gặp là stress, nhiễm khuẩn HP, thuốc chống viêm giảm đau steroid,…
Bệnh đau dạ dày cấp có tính phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi. Cơ chế chung của các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ.
Điều cần thiết và quan trọng cần làm khi bị viêm loét dạ dày cấp tính đó là: Giảm nồng độ acid trong dạ dày, đồng thời làm tăng cường yếu tố bảo vệ, giảm đau cho bệnh nhân.
2. Cách giảm đau nhanh khi bị đau dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp nên làm gì là vấn đề băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người. Để việc điều trị bệnh đau dạ dày cấp được hiệu quả, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Dựa vào mức độ bệnh và tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra từng phác đồ cụ thể hơn.
2.1. Cách giảm đau dạ dày cấp bằng thuốc
Đau dạ dày cấp nên làm gì để giảm đau nhanh, bạn có biết cách không? Tham khảo ngay 3 nhóm thuốc giúp giảm đau dạ dày nhanh và hỗ trợ bảo vệ viêm mạc hiệu quả đẩy nhanh quá trình điều trị.
Sử dụng thuốc giảm đau dạ dày cấp tốc, nhanh và hiệu quả, thường được sử dụng trong điều trị đau bụng do viêm loét dạ dày cấp. Dưới đây là một số nhóm thuốc được sử dụng giúp giảm đau bụng do viêm loét dạ dày mà bạn nên biết. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ.
Nhóm thuốc trung hòa Acid dịch vị
Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày, nâng độ pH của dạ dày lên gần 4, thuốc có tính bazơ nhẹ, có khả năng tạo tủa dạng gel và trung hòa acid khi tiếp xúc với acid trong dạ dày, cắt cơn đau nhanh chóng. Đồng thời, thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng như đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ nóng.
Bạn nên uống các thuốc antacid xa bữa ăn, trước hoặc sau bữa ăn > 1h giúp tăng khả năng tiếp xúc của các antacid và acid dịch vị và cho phép các antacid bao khắp dạ dày khi chưa có thức ăn để có hiệu quả tốt hơn đồng thời cũng giúp thời gian tác dụng của thuốc duy trì được lâu hơn.
Thuốc kháng acid có tác dụng tại chỗ: Thường dùng các muối nhôm và muối magie. Thời gian tác dụng của nhóm thuốc này ngắn, chỉ khoảng 30 ± 10 phút nên người bệnh phải dùng nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra, các hợp chất chứa nhôm thường gây táo bón, còn chứa magie có thể gây tiêu chảy nên trong điều trị thường sử dụng kết hợp cả 2 thành phần này.
Nhóm thuốc bao phủ vết loét dạ dày
Nhóm thuốc này có khả năng tạo kết dính với dịch dạ dày tạo thành vỏ bọc bao quanh vết loét và toàn bộ niêm mạc dạ dày. Thuốc tập trung tại ổ loét trong môi trường acid dưới dạng keo và tạo phức với protein, hình thành lớp màng tạo hàng rào bảo vệ chống lại sự tấn công của dịch vị (pepsin và acid).
Các thuốc nhóm này cũng có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau dạ dày cấp nhưng so với tác dụng của nhóm thuốc antacid thì yếu hơn rất nhiều. Các biệt dược gồm Bismuth, subcitrate Bismuth (Trymo) hay CBS.
Bismuth hấp thu qua đường uống 1% và rất ít tan trong nước. Chúng tác dụng với H2S của vi khuẩn trong dạ dày tạo thành bismuth sulfide khiến miệng đen, đen phân. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp – nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày cấp, nên thành phần này rất quan trọng khi phối hợp thuốc.
Tiếp theo, người đau dạ dày cấp nên làm gì để bảo vệ viêm mạc dạ dày tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý về nhóm thuốc duy trì lớp nhầy bảo vệ viêm mạc dạ dày bạn có thể tham khảo.
Nhóm thuốc duy trì lớp nhầy bảo vệ viêm mạc dạ dày
Nhóm thuốc này bao gồm muối Aluminium của Sucrose octasulfat có khả năng gắn với protein của dịch dạ dày rất chắc:
- Cơ chế hoạt động:
Trong môi trường dạ dày (pH<4), sucralfat giải phóng từ từ ion Al
3+
trong khi đó nhóm sulfat sẽ polyme hóa tạo thành lớp gel có độ dính và nhầy. Nhờ đó, một lớp màng được tạo ra như hàng rào bảo vệ chống lại sự tấn công của dịch vị.
Ngoài ra Sucrate gel còn kích thích tăng sản xuất prostaglandin E2
,
kích thích tiết chất nhầy, tăng tưới máu cho lớp niêm mạc, kích thích sự phát triển của lớp biểu mô bề mặt của dạ dày, là thuốc duy nhất làm nhanh liền vết loét.
- Thời gian phát huy tác dụng:
Tác dụng của nhóm thuốc này kéo dài 6 giờ. Với những tác dụng và vai trò của nhóm thuốc này nên nó được sử dụng nhiều nhất cho người bị viêm dạ dày cấp.
2.2. Cách giảm đau dạ dày cấp bằng nguyên liệu tự nhiên
Ngoài sử dụng thuốc Tây y, người đau dạ dày cấp nên làm gì tốt nhất để hỗ trợ điều trị. Bạn nên sử dụng thêm một số nguyên liệu tự nhiên để giảm đau như mật ong, nghệ,…
- Ưu điểm:
An toàn, tiết kiệm chi phí, nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm.
- Nhược điểm:
Phát huy tác dụng chậm, cần kiên trì sử dụng.
*Lưu ý: Các biện pháp này chỉ mang tính hỗ trợ, không tác dụng trị bệnh. Do đó, khi muốn áp dụng cần có sự đồng ý của bác sĩ.
>> Xem thêm: Cách chữa đau dạ dày hiệu quả tại nhà
Gợi ý một số cách giảm đau bằng nguyên liệu tự nhiên:
- Sử dụng nước muối loãng:
Dung dịch nước muối NaCl 0,9% có tác dụng trung hòa một phần acid dịch vị và giảm co thắt dạ dày, từ đó giúp giảm đau.
Khi gặp cơn đau, bạn không nên cố gắng chịu đựng mà pha ngay cốc nước muối sinh lý ấm, uống từng ngụm nhỏ, cơn đau sẽ dần được cải thiện.
- Sử dụng mật ong pha với nước ấm:
Uống hàng ngày hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như nghệ, trứng gà,… để tăng tác dụng.
- Giảm đau dạ dày cấp bằng lá mơ lông:
Ăn sống trực tiếp hoặc uống nước ép lá mơ,…
-
Uống nước dừa tươi hoặc nước dừa kết hợp với nghệ.
3. Lưu ý khi xử lý đau bụng do viêm loét dạ dày cấp
Đau dạ dày cấp nên làm gì để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất? Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cần có một số lưu ý sau đây:
-
Khi cơn đau xuất hiện, đặc biệt trường hợp đau dữ dội cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng. Sau khi có kết quả chính xác, người bệnh được hướng dẫn, điều trị với phác đồ cụ thể, hiệu quả nhất.
-
Cơn đau bụng do viêm loét dạ dày có thể tái phát do đó cần thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh bằng việc luôn đảm bảo ăn đúng giờ và đủ chất, dù cho công việc có bận rộn như thế nào.
-
Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ.
-
Không để dạ dày trong tình trạng quá đói.
-
Với gia đình có người thân có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày, ung thư dạ dày thì việc thăm khám định kỳ là rất cần thiết, giúp phát hiện bệnh kịp thời và có biện pháp điều trị hợp lý.
*Chú ý: Trong bữa tối, bạn nên hạn chế ăn những đồ quá nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, đồ nướng hay hun khói… Và chỉ nên ăn chớm no, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “Viêm dạ dày cấp nên làm gì?” hay “đau dạ dày cấp nên làm gì?” Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích cho mình về bệnh viêm dạ dày cấp và những cách giảm đau nhanh và an toàn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được độ ngũ chuyên gia MEDIPLUS giải đáp nhanh nhất.
*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!