Đặt bàn cân, kiến thức và kỹ năng mềm, cái nào “nặng” hơn?

Trong xã hội hiện nay nhiều câu hỏi đặt ra giữa việc coi trọng kiến thức hay kỹ năng mềm hơn. Theo những người phong cách truyền thống thường nghĩ rằng có kiến thức, có hiểu biết sẽ thành công hơn so với những người dù kỹ năng mềm có giỏi nhưng cũng không so lại được. Thực tế chứng minh ngược lại rằng, mọi kiến thức đều trở nên lạc hậu chỉ có kỹ năng mềm mới là trường tồn mãi mãi. Vậy hẳn các bạn đã có câu trả lời giữa kiến thức và kỹ năng mềm, không còn kẻ tám lạng người nửa cân mà là kẻ 2 lạng, người gần 10. Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đã biết tầm quan trọng của kỹ năng mềm là gì, hãy đọc và nghiên cứu về top 10 kỹ năng mềm cho bạn trẻ trong thế kỷ 21 hiện nay.

Kỹ năng mềm và kiến thức – Cái nào quan trọng hơn?

Để chứng minh sức nặng của kỹ năng mềm có đúng 8 lạng và kiến thức hay chỉ có 2 lạng hay không, các bạn hãy cùng xem những con số mà UNESCO đã đưa ra ngay sau đây. Một người được đánh giá dựa theo những tiêu chí sau: Kiến thức, kỹ năng và thái độ, với tỷ trọng là kiến thức chỉ là 4%, trong khi đó còn lại 96% là của kỹ năng và thái độ. Vì vậy kỹ năng mềm chính là yếu tố then chốt để ghi điểm trước mọi người và khiến bạn hoàn toàn khác biệt so với người khác chứ không phải ở yếu tố kiến thức.

1. Kỹ năng giao tiếp

Các cụ xa xưa truyền lại “ lời chào cao hơn mâm cỗ” thể hiện kỹ năng cư xử, giao tiếp những người xung quanh, nếu bạn có giỏi đến đâu nhưng bạn cũng không biết cách giao tiếp với những người xung quanh thì tất cả trở nên thất bại, mối quan hệ giữa người với người không được hình thành, và mọi chuyện sẽ không thành công. Vậy làm sao để rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp tốt. Đặc biệt, với phong cách người Việt nam thường e ngại, không tự tin, không dám thể hiện bản thân, sợ này sợ kia, sợ nói sai, sợ bị đánh giá… vì vậy, đánh mất những cơ hội để làm quen với những người tốt. Vì vậy, hãy phá bỏ tảng băng bên ngoài của bạn, hãy mìm cười làm quen với nhiều người bằng cách hỏi: Tên tuổi, quê hương, và có khi chỉ đơn giản là: ” Rất vui được nói chuyện với bạn…”. Hơn hết, để xóa bỏ những mặc cảm, tự ti, ngại ngùng, bạn hãy tập nói trước gương thật nhiều lần, để bạn sẽ không còn sợ hãi ngay từ bước phát âm. Cố gắng phát triển vốn từ vựng của bạn nhiều hơn nữa, để bạn thấy chỉ vài câu nói mà bạn giao tiếp với mọi người thành công.

2. Kỹ năng lắng nghe

Hãy học cách giao tiếp với những người xung quanh, với bước đầu là luôn nở nụ cười trên môi, nói chuyện với mọi người, để ai cũng cảm giác vui vẻ khi nhìn thấy bạn, thấy được sự cảm tình từ bạn, mọi người sẽ trao đổi và chia sẻ nhiều hơn. Sau đó hãy học cách lắng nghe những điều mà họ nói, hãy quan sát cảm xúc thái độ của người đối diện để bạn cư xử, nói sao cho hợp lý, để bạn biết họ đang cần chia sẻ hay họ cần những lời động viên. Chỉ khi lắng nghe, bạn và những người xung quanh mới đồng cảm, hiểu nhau kỹ càng hơn. Đây là một trong những kỹ năng mà không ai cũng rèn luyện được, nguyên nhân vì nhiều người thích thể hiện, chỉ muốn vũ trụ này quay xung quanh chính người đó mà không hề quan tâm đến những cảm nhận, suy nghĩ của những người xung quanh. Vì vậy, để học kỹ năng lắng nghe, nói chậm, nói ít lại, lắng nghe mọi người nói chuyện hết thì mới tiếp nối, chú ý, không bao giờ được chặn ngang lời người khác nói. Đó là những quy tắc tối thiểu để hình thành nên kỹ năng lắng nghe

3. Kỹ năng học tập và làm việc

Dù kiến thức cứ một ngày lại lạc hậu đi, không vì vậy mà tuổi trẻ ngừng học tập, vì ai cũng cần phải có kiến thức nền tảng, và để học tốt thì các bạn trẻ cũng cần có những kỹ năng học tập và làm việc để sau này ra ngoài đời có vốn hiểu biết, để làm việc, cống hiến cho xã hội, cuộc sống. Nếu bạn muốn đi du học, nhưng bạn không học để có tiếng anh tốt, không tích lũy điểm trung bình môn, sao có thể xin học bổng của các trường nước ngoài. Vì vậy dù kiến thức chỉ chiếm 4% thì bạn cũng không thể bỏ qua 4% này. Để rèn cho mình một kỹ năng học tập và làm việc tốt, bạn hãy chú ý lắng nghe, học tập một cách chủ động, tự giác học hành, tìm hiểu thêm kiến thức, tìm tòi giải đáp những thắc mắc để luôn hiểu sâu chứ không phải hiểu một cách lướt qua.

4. Kỹ năng làm việc nhóm

Người nước ngoài luôn đánh giá cao khả năng của một người Việt, nhưng để nói 3 người Việt hay người Việt làm việc nhóm với người khác đều rất tệ, đơn giản vì kỹ năng làm việc của người Việt không tốt. Không biết cách diễn giải ý kiến, không lắng nghe ý kiến người khác, chỉ chăm chăm nói lên quan điểm của mình, như vậy là vỡ trận, một trận đá bóng ai cũng muốn là tiền đạo thì đội đó chắc chắn thật bại vì không ai chịu lùi bước để bảo vệ lưới nhà. Chính vì vậy, đây là kỹ năng teamwork các bạn trẻ cần học. Để làm việc nhóm hiệu quả, các bạn cần tôn trọng luật chơi, chắc chắn sẽ có một người thủ lĩnh và những thành viên, ngoài luật chơi còn có kỷ luật cần tuân theo. Lắng nghe thủ lĩnh nhóm và thành viên đóng góp ý kiến, ghi nhận lại, và sau khi họ trình bày xong, bạn hãy lên tiếng trao đổi đồng ý hay phản đối, đưa ra những lý luận để thuyết phục mọi người.

Làm việc nhóm là kỹ năng vô cùng yếu của người Việt.

5. Kỹ năng thuyết trình

Rất nhiều bạn trẻ cảm thấy lo âu khi nghe đến từ “ thuyết trình” bởi vì thuyết trình như nào, làm sao để khắc phục việc ngịa, run khi đứng trước đông người… Tất cả đều do tâm lý của bạn, bạn ngại, tự ti không dám đứng lên nói trước đám đông. Để khắc phục điều này, hãy tập nói đứng trước gương hàng chục lần, trăm lần để trình bày một vấn đề nào đó, rồi bạn học cách nói trước 2 người, 3 người, chục người, rồi dần dần bạn sẽ quen với cảm giác nhiều người nhìn và lắng nghe bạn nói. Khi vượt qua được những khó khăn về tâm lý, bạn hãy tập luyện sao cho thuyết trình trôi chảy, không bị lặp từ ngữ… để sự trình bày của bạn sẽ cuốn hút, lôi cuốn hơn.

6. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc

Lập kế hoạch đôi khi là một từ ít xuất hiện trong từ điển của các bạn trẻ hiện nay. Vì đa phần các bạn làm việc, học tập theo một cách không hệ thống, tất cả đều làm ngẫu hứng, thích thì làm, không thích thì thôi, chính vì vậy tạo nên hiệu quả công việc kém, kết quả học tập không như mong muốn và con đường tương lai rất mịt mù. Để lập kế hoạch tốt, các bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu cho mình, làm gì, với ai, kết quả như nào, thực hiện nó như nào… bạn càng lập chi tiết thì bạn sẽ hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất.

7. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

Đây là một kỹ năng cần thiết đối với bạn trẻ phục vụ cho học tập, làm việc và nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Khi xảy ra một điều mới, ta thường phân vân không biết giải quyết như nào, làm gì với nó. Để rèn luyện cho mình kỹ năng giải quyết và ra quyết định tốt, hãy đọc sơ đồ giới đây:

 

Sơ đồ giải quyết vấn đề

 

Theo sơ đồ: Các bước để giải quyết một vấn đề đó là: nhận ra vấn đề =>Nhìn nhận, so sánh, phân tích, kiểm tra vấn đề đó=> Đề ra mục tiêu => Đánh giá giải pháp => Chọn lựa và xác định giải pháp tối ưu => Thực hiện=> Đánh giá lại.

8. Kỹ năng tư duy sáng tạo và sáng tạo

Với những bạn trẻ tuổi thì điểm mạnh so với những người lớn tuổi chính là sự sáng tạo, trẻ trung, nếu chính người trẻ mà không có kỹ năng này thì sẽ mãi là người không có sự đột phá, mới mẻ, chỉ biết đi những lối mòn và không có sự thành công nào. Vậy làm sao có được kỹ năng tư duy sáng tạo và phát huy nó? Muốn có được kỹ năng này, bạn cần liên tục hành động để bộ não của bạn hoạt động triệt để, để nghĩ ra những phát kiến, suy nghĩ mới mẻ. Đồng thời để phát huy kỹ năng tư duy sáng tạo, bạn cần có một chút máu “điên” trong người, vì như vậy bạn dám làm, dám chấp nhận và không sợ rủi ro, biết cách vượt qua những khó khăn, thất bại, luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân.

 

Tư duy sáng tạo là kĩ năng không thể thiếu

9. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Để đàm phán và thuyết phục được đối phương, bạn cần xác định đối phương mình đàm phán là người như nào, độ tuổi bao nhiêu, nghề nghiệp, nhu cầu mong muốn là gì… để từ đó bạn sẽ tìm những phương pháp, câu nói để lôi kéo sự đồng cảm, đồng thuận của họ. Ghi dấu ấn với đối phương, để đôi phượng bị bạn dẫn dắt bằng ma trận lời nói, và để thuyết phục đối phương nghe theo bạn. Để có kỹ năng đàm phán và thuyết phục tốt, bạn cần rèn luyện nhiều, thực hiện lặp đi lặp lại, đặc biệt bạn cần luôn tin tưởng, bạn sẽ làm được.

10. Kỹ năng quản lý và phát triển bản thân 

Hiện nay, giới trẻ Việt Nam không biết xác định con đường tương lai của mình sẽ đi đâu về đâu, làm gì, yêu thích gì… một bộ phận giới trẻ cảm giác”lạc trôi” giữa dòng đời, mặc kệ tương lai sau này ra sao… dẫn đến tạo nên những con người làm việc trái ngành học được đào tạo, con người phải làm công việc mình không hề yêu thích… tất nhiên dẫn đến kết quả làm việc của bộ phận này không cao và luôn có tâm trạng chán chường, thất vọng về bản thân. Vậy để quản lý và phát triển bản thân tốt cần làm những gì? Bạn cần xác định bạn yêu thích gì, muốn gì, làm gì, mục tiêu trong tương lai như nào, hãy mô tả và thể hiện một cách chi tiết. Nó là cái gì, thời điểm nào, ở đâu, làm gì, làm như nào và kết quả mong muốn như nào. Đặc biệt, cần có tinh thần tự giác, kỷ luật để thực hiện được mong muốn của bạn.

Trên đây là tổng hợp top 10 kỹ năng mềm cho bạn trẻ mà bất kỳ ai cũng nên đọc, vì vậy ngoài sách vở được học trên ghế nhà trường, các bạn trẻ cần chủ động học hỏi và tích lũy thêm những kỹ năng mềm cần thiết để biết cách cư xử đúng đắn, trang bị hành trang khi đi xin việc làm trong tương lai.

 

Sưu tầm: Hương Giang – BKS

Nguồn: camnanggiaoduc.or