Danh lam thắng cảnh du lịch Bắc Ninh: Địa điểm tham quan, ẩm thực

PHẦN 1: CÁC DANH LAM THẮNG CẢNH DU LỊCH TẠI BẮC NINH

Bắc Ninh vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa. Nhắc đến Bắc Ninh là nhắc những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào đã đi vào tiềm thức của người dân đất Việt bao đời nay.

Không chỉ thế, đây còn là vùng đất nổi tiếng với hội Lim, diễn ra vào tháng giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham gia. Ngoài ra, Bắc Nình còn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử lâu đời cùng nhiều món ăn ngon, độc đáo. Đây hứa hẹn là địa điểm du lịch hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu cuộc sống và văn hóa truyền thống của làng quê Bắc bộ xưa.

Chùa Phật Tích 

Chùa Phật Tích tọa lạc trên núi Lạn Kha, thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, chùa mang đậm kiến trúc thời nhà Lý. Đặc biệt bên trong khuôn viên của chùa có một tượng Phật bằng đá tọa lạc trên tòa sen lớn nhất Việt Nam. Trải qua những biến cố của lịch sử và thời gian, chùa đã nhiều lần được tu sửa. Đến năm 1959 chùa được xây mới hoàn toàn và được công nhận và di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. 

Lễ hội chùa Phật Tích diễn ra vào ngày 4 âm lịch tháng giêng hàng năm thu hút đông đảo du khách thập phương về lễ Phật và vãn cảnh chùa. 

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp tên chữ là Ninh Phúc tự, là ngôi chùa cổ có tượng Phật Bà Quân Âm nghìn mắt, nghìn tay được làm bằng gỗ lớn nhất nước ta. Nhìn từ xa chùa giống như một cây bút nên được goi là chùa Bút Tháp. Chùa có khuôn viên khá rộng và được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất.

Chùa nằm bên tả ngạn sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, chùa đã được tu sửa lại và được công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia. 

Chùa Bút Tháp thờ Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590 – 1644) nổi tiếng Trung Hoa xưa sang Việt Nam truyền đạo Phật. 

Chùa Dâu 

Chùa Dâu từng được mệnh danh là “Đệ nhất cổ tự trời Nam”, thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa nằm trong khuôn viên di tích lịch sử văn hóa của Kinh Bắc gồm: thành cổ Luy Lâu, lăng mộ Sĩ Tiếp cùng nhiều chùa chiền, đền thờ, dinh thự và bảo tháp khác. Khu di tích này được xây dựng vào những năm đầu Công Nguyên. 

Chùa Dâu được xem là ngôi chùa về Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Chùa thờ Phật Pháp Vân – Nữ Thần Mây. Chùa được xây dựng theo kiến trúc độc đáo và khá cầu kỳ trong từng chi tiết. Toàn bộ kiến trúc của chùa gồm: gian thiên hương, chính điện, vườn tháp, 4 dãy hành lang xung quanh chùa. Đây là điểm tham quan dành cho những ai tín ngưỡng thờ Phật hoặc đơn giản đến đây để tìm sự bình an, thanh tịnh trong tâm hồn. 

Đình Đình Bảng 

Đình Đình Bảng thuộc làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Binh. Đây là một trong những ngôi đình cổ nhất ở Bắc Ninh, được xây dựng ở thế kỷ XVIII. Đình Đình Bảng thờ Cao Sơn Đại Vương (tức là thần Núi), Thủy Bá Đại Vương (thần Sông) và Bách Lệ Đại Vương (thần Đất). Ngoài ra đình còn là nơi thờ cụ tổ của những dòng họ chính trong làng. 

Toàn bộ kiến trúc của đình đều được làm hoàn toàn bằng gỗ. Trải qua nhiều biến đổi thăng trầm của lịch sử, đình vẫn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu gồm một tòa đại đình lớn, hậu cung phía sau được thiết kế theo dạng mặt hình chuôi vò – giống chữ đinh. Mái đình là thiết kế theo hình đầu đao lớn, được lợp bằng ngói hài, bên trong có nhiều câu đối, hoành phi lớn được sơn son thếp vàng. 

Đền Đô – đền Lý Bát Đế

Đền Đô nằm ở xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Là ngôi đền thờ 8 vị hoàng đế thời nhà Lý gồm: vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Thần Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông. 

Đền được xây dựng có quy mô lớn và kiến trúc đặc sắc phía trước là hồ bán nguyệt, điện chính đặt 8 bức tượng các vị vua nhà Lý, bên cạnh điện chính là gian thờ mẫu – những vị hoàng thái hậu đã có công sinh thành ra các vị vua nhà Lý. 

Hội đền Đô thường diễn ra giữa tháng 3 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và hành lễ. 

Đền Bà Chúa Kho 

Đền Bà Chúa Kho tọa lạc ở lưng chừng núi Kho, thuộc địa phận phường Vũ Ninh, Tp.Bắc Ninh. Đền gắn liền với tên tuổi người phụ nữ làm nghề giữ kho lương thực dưới thời nhà Lý. Khi bà mất người dân nơi đây lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của bà. Ngoài thờ Bà Chúa Kho, đền còn thờ Tam tòa Thánh Mẫu. 

Đầu xuân năm mới, những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán thường đến đấy xin lộc, vay lộc. Người ta tin rằng vay lộc ở đền Bà Chúa sẽ làm ăn phát đạt. 

Hội Lim

Hội Lim là lễ hội văn hóa nghệ thuật đặc sắc lâu đời của đất Kinh Bắc. Gắn liền với hội là dân ca quan họ – đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hội Lim được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm từ ngày 13 -15. Địa địểm chính diễn ra lễ hội là thị trấn Lim. 

Hội được chia làm 2 phần gồm phần lễ và phần hội. Từ ngày 12 các xã Nội Duệ, Liên Bão, thị trấn Lim, dâng hương tế lễ ở đình, đền chùa theo nghi thức truyền thống. Sáng ngày 13, các làng thuộc xã Nội Duệ tập trung ở đình thôn Đình Cả, tổ chức đoàn rước về lăng Quận công Nguyễn Đình Diễn nằm trên đồi Lim, tiếp đến dâng hương tại chùa Hồng Ân và nhiều đình chùa khác ở Nội Duệ, thị trấn Lim. 

Phần hội diễn ra ở thị trấn Lim với nhiều hoạt động nghệ thuật truyền thống độc đáo như: hát quan họ, đánh đu, đập niêu, bịt mắt bắt dê…

Làng tranh Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ là làng nghề làm tranh dân gian nổi tiếng, thuộc xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 35km. Nằm bên bờ phía Nam dòng Sông Đuống, cạnh bến đò Hồ. 

Tranh Đông Hồ là dòng tranh dân gian có từ lâu đời ở nước ta, được khắc trên giấy gió. Trước kia tranh Đông Hồ được bán trong dịp tết Nguyên Đán để phục nhu cầu chơi tranh của người dân vùng nông thôn.

Đến với làng tranh Đông Hồ bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình làm tranh độc đáo của dòng tranh dân gian nổi tiếng một thời. Tuy nhiên cùng với thời gian nghề làm tranh Đông Hồ đang dần mai một, hiện nay ở Bắc Ninh chỉ có 2 gia đình duy nhất còn duy trì nghề.

Làng gốm Phù Lãng

Làng gốm Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu, thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách sông Lục Đầu khoảng 4km. Nơi đây có nhiều bến đò ngang qua lại. Gốm Phù Lang được làm từ đất sét có màu hồng nhạt có ở làng Thống Vát, Cung Kiệm. Qua nhiều công đoạn nhào trộn đất sét trở nên mịn dẻo, sau đó được người nghệ nhân tạo hình trên bàn xoay bằng tay. 

Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng là chum vại, ấm đất, chậu, nồi, chậu sành. Đặc biệt gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn màu da lươn, rất thanh nhã lại vừa bền đẹp. 

Ngoài ra, ở làng Phù Lãng có nhiều ngọn núi đẹp tạo cho nơi đây phong cảnh hữu tình. Đến Phù Lãng du khách sẽ được tham quan làng gốm, ngắm cảnh đẹp và chụp hình lưu niệm. 

PHẦN 2: CÁC QUÁN ĂN NGON VÀ ĐẶC SẢN Ở BẮC NINH

Trâu Ngon Quán

388 Trần Phú, P. Đông Ngàn, Thị Xã Từ Sơn

Quán lẩu Taiwan 520

80 Ngọc Hân Công Chúa , 

Thành phố

 Bắc Ninh

Gogi House – Quán Nướng Hàn Quốc

32 Nguyễn Đăng Đạo, 

Thành phố

 Bắc Ninh

Trọc Quán – Lẩu Nướng Hàn Quốc

23 Tô Hiến Thành, Thị Xã Từ Sơn, Bắc Ninh

Nhà Hàng Hàn Quốc Hướng Dương

408 Minh Khai, Thị Xã Từ Sơn, Bắc Ninh

Cháo Cá Tích Nghi

11 Đường Làng, P. Kinh Bắc, 

Thành phố

 Bắc Ninh

Susin – Mì Cay 7 Cấp Độ Hàn Quốc

7 Lê Văn Thịnh, P. Suối Hoa, 

Thành phố

 Bắc Ninh

Uni Matcha

175 Nguyễn Gia Thiều, 

Thành phố

 Bắc Ninh

Nhà Hàng Chong Chóng – Pizza

34 Lý Thái Tổ, P. Võ Cường, 

Thành phố

 Bắc Ninh

Seoul BBQ – Nướng Lẩu Không Khói

27 Nguyễn Đăng Đạo, 

Thành phố

 Bắc Ninh

Trà Giang Quán – Thịt Trâu

137 Nguyễn Cao, P. Ninh Xá, 

Thành phố 

Bắc Ninh

Hải Hà Kotobuki – Ngô Gia Tự

482 Ngô Gia Tự, Thành phố  Bắc Ninh

Và còn rất nhiều địa điểm khác, chúng tôi sẽ cập nhật sớm nhất.

Xem các bài khác: