CV Xây Dựng – Hướng Dẫn Viết CV Xin Việc Chuyên Nghiệp
Bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng hoặc kỹ sư đã có kinh nghiệm nhưng đang muốn tìm kiếm việc làm. Nhưng vẫn băn khoăn không biết cách viết CV xây dựng như thế nào để thật ấn tượng? Cùng Mua Bán giải đáp thắc mắc này và tham khảo một số mẫu CV ngành xây dựng đẹp, chuyên nghiệp qua bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
Khái quát về CV xin việc ngành xây dựng
CV xin việc ngành xây dựng được sử dụng để ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng kỹ sư xây dựng tại các công ty. Về cơ bản, bố cục của mẫu CV này cũng giống CV của các ngành nghề khác. Khi viết chọn lọc những nội dung cần thiết và tập trung thể hiện những kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến ngành xây dựng.
Phân loại CV xin việc ngành xây dựng
Mọi người thường quen với một cách trình bày CV duy nhất từ trước tới giờ. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại CV để bạn lựa chọ. Căn cứ vào loại công việc, trình độ chuyên môn, kỹ năng cũng như sự phù hợp với từng cá nhân mà ứng viên sẽ quyết định chọn loại CV nào.
Những cách trình bày CV dưới đây sẽ giúp cho các bạn ứng viên ngành xây dựng có thể biến hóa đa dạng chiếc CV của mình. Từ đó tạo được ấn tượng tốt nhất đối với nhà tuyển dụng.
Xem thêm >>> Lưu ý 5 tiêu chí thiết kế Background CV thu hút nhà tuyển dụng
CV xin việc ngành xây dựng theo thời gian
Loại CV được nhiều người trong ngành xây dựng lựa chọn nhất là mẫu CV xin việc theo thời gian. Vì nó giúp bạn dễ trình bày các thông tin theo trình tự thời gian. Dựa vào đó, các nhà tuyển dụng dễ dàng quan sát được những những trải nghiệm của bạn qua từng năm. Họ rất muốn biết bạn đã làm việc trong công ty nào? Tại đó bạn đã làm những công việc gì?
Tuy nhiên, đôi khi kiểu CV theo thời gian lại khiến cho bạn mất điểm nếu những công việc trước đây của bạn không có sự liên quan đến công việc và lĩnh vực đang ứng tuyển. Hoặc thời gian làm những công việc đó khá ngắn cũng sẽ khiến cho nhà tuyển dụng sẽ mất ấn tượng với bạn.
CV xin việc ngành xây dựng theo chức năng
Loại CV này giúp bạn bỏ qua các mốc thời gian, nhất là đối với những bạn có tiền sử nhảy việc thường xuyên. CV theo chức năng sẽ chủ yếu nhấn mạnh vào những kỹ năng, kinh nghiệm bạn có. Cũng như tập trung vào những thành quả đã đạt được.
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khiến nhà tuyển dụng có chút nghi ngờ đối với những gì mà bạn đã đạt được. Vì họ không biết được bạn đã từng làm công việc như thế nào, ở đâu?
CV xin việc ngành xây dựng dạng kết hợp
Đây chính là sự kết hợp chặt chẽ của hai loại CV theo thời gian và theo chức năng. CV dạng này sẽ hội tụ và chắt lọc những yếu tố tinh túy nhất, tốt nhất của hai loại kia. Trong bản CV này, các bạn sẽ trình bày theo cả trình tự thời gian lẫn chức năng. Trước tiên là những kỹ năng, loại bằng cấp mà bạn có. Sau đó là trình bày các mốc thời gian, kinh nghiệm công việc trước đây.
Cách viết CV xin việc ngành xây dựng
Thông tin cá nhân – Personal Quote
Bao gồm các thông tin của ứng viên như tên tuổi, ngày sinh, quê quán, địa chỉ hiện tại và thông tin liên lạc. Hãy chú ý kiểm tra kỹ từng số điện thoại cũng như phần email của mình. Vì đó là cách để nhà tuyển dụng liên lạc và thông báo cho bạn kết quả ứng tuyển.
Mục tiêu nghề nghiệp – Career Objective
Hãy viết ra những định hướng của bạn trong công việc như thế nào. Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, bạn mong muốn mình có một ví trị như thế nào trong công ty? Bạn sẽ học được những gì mới? Để nhà tuyển dụng biết và xem xét bạn có phù hợp với định hướng chung của họ không.
Gợi ý:
-
Sau 3 năm tích lũy những kỹ năng ở vị trí kỹ sư xây dựng, tham gia vào các dự án có quy mô lớn nhỏ.
-
Hoàn thành tốt các nhiệm vụ, nỗ lực xây dựng thương hiệu an toàn, uy tín cho công ty.
-
Trong 2 năm tới, thi lấy chứng chỉ kỹ sư hành nghề xây dựng hạng II.
-
Thăng tiến lên vị trí kỹ sư trưởng sau 5 năm.
Tính cách – Personality
Đừng cho rằng đây là một mục nhỏ, không quan trọng. Vì nhà tuyển dụng sẽ xem xét từ tính cách để xem rằng ứng viên có phù hợp với môi trường, văn hóa công ty của họ hay không.
Gợi ý:
-
Trung thực
-
Chuyên nghiệp
-
Có khiếu hài hước
-
Khả năng giao tiếp tốt
-
Siêng năng, chăm chỉ
-
Biết lắng nghe
-
Ham học hỏi
Quá trình học tập – Education
Những vị trí trong ngành xây dựng như kỹ sư xây dựng, kỹ sư thiết kế, giám sát thi công, nhân viên dự toán…Cần những ứng viên phải có trình độ chuyên môn, được đào tạo chính quy. Do đó, bạn nên viết rõ bằng cấp, niên khóa, chuyên ngành và xếp loại vào CV và đương nhiên phải trung thực với tất cả nội dung này.
Gợi ý:
Đại học Bách Khoa (2018 – 2022)
-
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng.
-
Xếp loại: Khá, GPA 3.25.
Thông tin về hoạt động ngoại khóa – Activities
Trong quá khứ, nếu bạn là người năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa thì hãy ghi vào CV vì đây là điểm cộng cho bạn. Những kỹ năng lãnh đạo, tổ chức và sắp xếp công việc qua các hoạt động tập thể sẽ tạo nên hình ảnh một ứng viên năng động, mang đến năng lượng tích cực.
Điểm mạnh – Strengths
Mạnh dạng viết ra điểm mạnh mà bạn đang sở hữu, tuy nhiên phải chính xác và đừng viết lố quá. Điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy không thật. Đừng quên rằng điểm mạnh bạn đưa vào CV phải liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển nhé.
Gợi ý:
-
Chăm chỉ trong công việc
-
Có trách nhiệm, kỷ luật cao
-
Sáng tạo và đam mê với công việc
-
Trình độ ngoại ngữ tốt (Tiếng Anh, Tiếng Trung…)
-
Nhiệt tình, hăng hái
-
Sự kiên nhẫn, trung thực
-
Tôn trọng và thân thiện với mọi người
-
Tính linh hoạt, nhạy bén, năng động
-
Giao tiếp tốt
-
Làm việc có nguyên tắc, chuyên nghiệp
-
Làm việc có kế hoạch và giải quyết vấn đề tốt
-
Thành thạo kỹ năng tin học
-
Có năng khiếu về văn nghệ, nghệ thuật (biết ca hát, làm MC, chơi nhạc cụ…)
Điểm yếu – Weaknesses
Ai cũng sẽ có những điểm yếu, vì vậy không cần e ngại khi viết vào CV. Tuy nhiên hãy chọn những điểm yếu mà bạn mong muốn khắc phục. Để nhà tuyển dụng đánh giá bạn biết nhìn nhận khuyết điểm cũng như có ý chí phấn đấu hoàn thiện bản thân.
Gợi ý:
-
Thiếu sự định hướng, mục tiêu trong công việc
-
Trình độ ngoại ngữ (Đọc, viết, nghe) chưa tốt
-
Tin học văn phòng chưa tốt
-
Không tự tin trình bày trước đám đông
-
Ngại giao tiếp
Kỹ năng – Skills
Cần trình bày những kỹ năng liên quan đến ngành xây dựng. Vì có những vị trí công việc mang trọng trách lớn, cần nhiều kỹ năng chuyên sâu.
Gợi ý một vài kỹ năng cần thiết như: Thành thạo tin học văn phòng; Thành thạo về những phần mềm chuyên ngành xây dựng như: Sketchup, Revit, Etabs, AutoCad, Plaxis… Khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, có khả năng quản lý, lãnh đạo,…
Văn bằng chứng chỉ – Certificates
Đừng ngại ngần chia sẻ thông tin trong CV về các khóa học liên quan đến chuyên ngành xây dựng mà bạn đã hoặc đang theo học. Để nhà tuyển dụng nắm được và cộng điểm cho bạn.
Kinh nghiệm làm việc – Experience
Liệt kê những kinh nghiệm làm việc liên quan nhất đến ngành bạn đang ứng tuyển. Dưới đây là ví dụ cho CV ngành xây dựng:
Nhân viên kỹ thuật: 03/2016 – 09/2018
Công trình từng tham gia:
-
Công trình nhà thông minh tại Biệt thự Vinhomes – Gia Lâm, Hà Nội
-
Dự án ABC – Cầu Giấy, Hà Nội
Công việc chính
-
Quản lý kho vật tư xuất nhập…
-
Kiểm soát tiến độ thi công
-
Triển khai hồ sơ hoàn công…
Thành tựu – Awards
Đây là mục giúp bạn chứng thực cho nhà tuyển dụng tin vào chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Nó cũng sẽ khiến bạn “nổi bật” hơn các ứng viên khác. Nếu bạn nhận được giải thưởng, bằng khen ở một cuộc thi thiết kế, ở một dự án thực tế nào đó thì hãy nhanh chóng ghi vào CV.
Những lưu ý khi viết CV xây dựng hoàn hảo
Ngoài những thông tin cơ bản cần có của một chiếc CV. Nếu bạn muốn gây được ấn tượng tốt bằng chiếc CV thật hoàn hảo thì hãy lưu ý những yêu cầu dưới đây.
Trình bày khoa học, bố cụ rõ ràng
Hãy trình bày ngắn gọn CV trên khổ giấy A4. Có các đề mục riêng biệt, rõ ràng. Trình bày thật khoa học, có mục đích cho từng phần. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ thiết kế để sáng tạo ra chiếc CV mang phong cách của bản thân.
Độ dài trang phù hợp
Đừng viết quá dài dòng, lan man, dài dòng cả chục trang A4. Tốt nhất là 1 hoặc 2 trang thôi. Chỉ viết những câu văn ngắn gọn, súc tích nhưng đủ ý. Câu cú đúng ngữ pháp, không sai chính tả
Sử dụng hình ảnh chuyên nghiệp
Trong đó, hình ảnh cá nhân chính là thứ gây ấn tượng đầu tiên của bạn trên CV. Nó có thể khiến CV của bạn trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng, giúp họ cảm nhận, hình dung phần nào về phong thái, cá tính của bạn.
>>>Xem thêm: Ảnh CV đẹp và ấn tượng – Những lưu ý và cách chụp ảnh trong CV tại nhà
Lỗi chính tả
Nhà tuyển dụng sẽ rất khó chịu nếu đọc phải những lỗi chính tả trong CV. Họ sẽ cho rằng ứng viên này là người có tính bất cẩn và cẩu thả. Cũng đừng lạm dụng quá nhiều chữ viết tắt.
Tìm mẫu CV xây dựng ấn tượng ở đâu?
Hiện nay bạn hoàn toàn có thể tham khảo những mẫu CV xây dựng ở nhiều trang thông tin khác nhau. Bạn có thể thỏa sức tham khảo, tải về dùng hoặc thậm chí là tự thiết kế lại từ những mẫu CV mẫu.
Các Website uy tín, cung cấp miễn phí
- timviec365.vn:
Tại đây các bạn có thể sử dụng các tính năng tạo và tải CV xin việc miễn phí.
- 123job.vn:
Các mẫu CV mẫu được thiết kế theo chuẩn của từng nhóm ngành nghề, từng đối tượng ứng viên khác nhau.
- vn.joboko.com:
Bạn dễ dàng tìm thấy các mẫu CV đẹp nhất tại đây. Những mẫu CV luôn được cập nhật liên tục và bắt kịp xu hướng của nhà tuyển dụng.
Các ứng dụng, Website giúp bạn tự thiết kế riêng cho CV xây dựng
- Canva:
Bạn có thể truy cập Canva trên ứng dụng điện thoại hoặc website để tạo CV xin việc online. Canva sẽ có những gợi ý giúp tiết kiệm thời gian thiết kế ra mẫu CV ưng ý.
-
TopCV: Đây là một ứng dụng hỗ trợ thiết kế CV mẫu xin việc đẹp và đa dạng.
- CV maker:
Ưu điểm của trang web này là tốc độ xử lý thiết kế nhanh và lưu được dưới nhiều định dạng khác nhau.
Một số mẫu CV xây dựng bạn có thể tham khảo
Mẫu CV xây dựng cho sinh viên mới ra trường
Sinh viên mới tốt nghiệp ngành xây dựng khi viết CV chỉ cần đảm bảo trình bày đúng bố cục, ghi đủ các thông tin cơ bản. Vì mới ra trường nên nhiều bạn sẽ không có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Thay vào đó hãy tập trung vào những thành tích trong học tập, những chứng chỉ có liên quan đến ngành học, kinh nghiệm khi đi thực tập.
Ngoài ra các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp cũng có thể tìm công việc xây dựng tại việc làm Thuận An Bình Dương hoặc việc làm Dĩ An Bình Dương… Những nơi này đang có lượng nhu cầu tuyển dụng việc làm cao, bạn có thể tham khảo.
Mẫu CV xây dựng cho người đã có kinh nghiệm
Nếu bạn đã làm kỹ sư xây dựng được vài năm thì lúc này, kinh nghiệm phải là phần nổi bật nhất trong CV. Hãy bố trí nó ở vị trí mà nhà tuyển dụng gần như chắc chắn sẽ nhìn vào đầu tiên.
Bài viết trên vừa cung cấp đầy đủ thông tin cũng như những gợi ý hoàn hảo về cách viết CV xây dựng một cách chuyên nghiệp nhất đến bạn ứng viên. Hi vọng bài viết giúp bạn lựa chọn và tạo cho mình chiếc CV hoàn hảo để gây ấn tượng tốt nhất đến nhà tuyển dụng. Hãy ghé trang Muaban.net để tham khảo thêm những mẫu CV của những ngành nghề khác và tìm việc làm nhé!
___Tú Sương___
>>>Có thể bạn quan tâm: