Cưỡng chế hóa đơn là gì? Khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn?

Cưỡng chế hóa đơn là gì? Khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn?

Có không ít doanh nghiệp từng gặp phải tình trạng nợ thuế sau đó bị cưỡng chế hóa đơn. Điều này gây ra không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy bạn đã biết cưỡng chế hóa đơn là gì? Khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 215/2013/TT-BTC

Cưỡng chế hóa đơn là gì?

Cưỡng chế hóa đơn là biện pháp mà cơ quan thuế dùng để áp dụng đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm hành chính về thuế. Khi bị cưỡng chế cũng đồng nghĩa doanh nghiệp không được phép sử dụng hóa đơn cho đến khi có quyết định cho sử dụng lại.

Doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế hóa đơn khi nợ thuế
Doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế hóa đơn khi nợ thuế

Các trường hợp bị cưỡng chế hóa đơn

Theo điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC quy định các trường hợp bị cưỡng chế hóa đơn như sau:

1. Đối với người nộp thuế

  • Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
  • Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 (mười) ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

2. Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước cấp tỉnh, kho bạc nhà nước cấp huyện (sau đây gọi chung là kho bạc nhà nước) không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.

5. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Tham khảo Thông tư 215/2013/TT-BTC để khi nào bị cưỡng chế hóa đơn
Tham khảo Thông tư 215/2013/TT-BTC để khi nào bị cưỡng chế hóa đơn

Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế

Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế được quy định tại điều 5 Thông tư 215/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 87/2018/TT-BTC) như sau:

1. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quyết định hành chính thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân.

2. Cách tính ngày để thực hiện các thủ tục cưỡng chế

  • Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương lịch, kể cả ngày nghỉ.
  • Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật: là các ngày theo dương lịch trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết (gọi chung là ngày nghỉ).
  • Trường hợp thời hạn được tính từ một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.
  • Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn thực hiện thủ tục cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

3. Tạm dừng hoặc chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt mà số tiền đang bị cưỡng chế hoặc đến thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế, nhưng đã được cơ quan thuế ban hành một trong các văn bản sau:

  • Quyết định nộp dần tiền thuế nợ;
  • Quyết định gia hạn nộp thuế;
  • Thông báo không tính tiền chậm nộp

4. Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Cách xử lý khi bị cưỡng chế hóa đơn

Để hoạt động kinh doanh không bị đình trệ do cưỡng chế hóa đơn, người nộp thuế, tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn bán lẻ.

Tại Công văn 1695/TCT-QLN quy định chi tiết rằng: những đơn vị kinh doanh bị cưỡng chế hóa đơn sẽ được tiếp tục sử dụng hóa đơn lẻ khi người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng từng hóa đơn lẻ cho từng lô hàng, hạng mục công trình hoàn thành để có nguồn thanh toán tiền lương cho người lao động và những khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.

Theo đó, doanh nghiệp cần lập văn bản cam kết nộp ngay toàn bộ số thuế phát sinh trên hóa đơn lẻ được sử dụng và nộp ít nhất 1 phần tiền nợ thuế tối thiểu bằng 15% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng. Hơn nữa, khi được sử dụng hóa đơn lẻ doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý phải tuân thủ chặt chẽ những quy định và cam kết nếu không sẽ bị dừng luôn sử dụng hóa đơn lẻ.

Cách xử lý khi bị cưỡng chế hóa đơn nhầm

Đã có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng không vi phạm hành chính về thuế những vẫn bị gửi thông báo cưỡng chế hóa đơn, nếu gặp tình huống này doanh nghiệp hãy lập ngay công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế và gửi đến cơ quan thuế có thẩm quyền. Khi nhận được công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế, cơ quan sẽ có thông báo mở lại hóa đơn cho doanh nghiệp.

Mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế

Theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP, khi lập công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế, cần đảm bảo có những nội dung sau: 

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
  • Số, ký hiệu văn bản
  • Địa danh và thời gian ban hành văn bản
  • Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
  • Nội dung văn bản
  • Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
  • Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức
  • Nơi nhận

Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt của Cơ quan, tổ chức hoặc chức danh ban hành công văn, chữ viết tắt của đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.

Ngoài ra, về hình thức: Nội dung của công văn phải được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.

Nơi nhận công văn quy định như sau:

  • Phần 1: “Kính gửi” Tên cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc.
  • Phần 2: “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan tiếp nhận văn bản.

Dịch vụ kế toán TinLaw vừa thông tin đến các bạn về cưỡng chế hóa đơn là gì? khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn? Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cách xử lý khi doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn. Cùng đón đọc nhé!

Gọi ngay: 1900 633 306

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  [email protected]

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw