Cúng tất niên – Ý nghĩa và văn khấn – Bữa cơm tất niên xum họp gia đình
Cúng tất niên Ý Nghĩa – Bài khấn
✅ Bữa cơm tất niên không phải nghi lễ ngày Tết song đó là phong tục của người dân Việt Nam mang ý nghĩa tư tưởng của mỗi người khi xuân về. Mùi Tết ấm áp từ bữa cơm tất niên lan tỏa là thời khắc tình cảm con người tuôn trào. Không chỉ có vậy bữa cơm tất niên còn có nhiều ý nghĩa tâm linh.
BỮA CƠM TẤT NIÊN – Ý NGHĨA CỦA SUM HỌP GIA ĐÌNH
Bữa cơm tất niên không phải nghi lễ ngày Tết song đó là phong tục của người dân Việt Nam. Đây không phải là lễ bắt buộc nên có nhiều nhà không có bữa cơm này, song là dịp cần thiết để mỗi gia đình sum họp, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, gặp gỡ những người con cháu ở xa sau một năm. Bữa cơm tất niên là nét văn hoá đã in đậm trong tâm trí nhiều người Việt và trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến, xuân về”, hay còn gọi là Tết Đoàn Viên.
Thời gian cứ trôi qua, lớp màu thời gian có thể phủ kín lên những thứ nhạt nhòa. Nhưng những giá trị đã đi vào tiềm thức của người Việt Nam thì không bao giờ phai nhạt mất. Bữa cơm tất niên mang ý nghĩa tư tưởng của mỗi người khi xuân về. Mùi Tết ấm áp từ bữa cơm tất niên lan tỏa là thời khắc tình cảm con người tuôn trào, là nơi xum họp gia đình, là tết đoàn viên, là nơi trở về, tĩnh lặng cùng gia đình sau những ngày tháng lao động.
Không chỉ có vậy bữa cơm tất niên còn có nhiều ý nghĩa tâm linh. Theo quan niệm truyền thống bữa cơm cuối cùng của năm là để tiễn biệt năm cũ, ăn xong người ta sẽ bỏ qua mọi muộn phiền của năm cũ, những giận hờn cũng sẽ xóa bỏ từ đây.
Mâm cơm tất niên còn là tục lệ truyền thống rước ông Công ông Táo về lại nhà coi sóc việc bếp núc của gia chủ. Ngoài ra, đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những người đã khuất trong gia đình. Có thể ra mộ của bậc trên đã khuất thắp hương với mong muốn rước ông bà tổ tiên về cùng ăn tết với gia đình hoặc cũng có thể thắp hương cúng tất niên ngay tại gia đình.
Theo phong tục lễ tết cổ truyền của người Việt, cứ đêm 30 là tất cả các thành viên trong gia đình, từ già đến trẻ quây quần lại bên nhau để cùng nhau để tri ân, tưởng nhớ đến tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong một năm vừa qua dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt, học hành tấn tới… Trong mâm cơm, người lớn tuổi nhất sẽ hỏi con cháu tình hình làm ăn năm vừa rồi có thuận lợi hay không, hỏi xem các cháu nhỏ đã có đủ quần áo mới chưa? Năm vừa rồi học hành ra sao? Ông bà vui mừng khi các cháu khỏe mạnh, khoe những tấm giấy khen là thành tích học tập của các cháu suốt một năm vừa qua, và nhắc khéo với những cháu nào không có tấm giấy khen thì hãy cố gắng học tập để đạt được thành tích cao vào năm sau. Trong bữa cơm nếu ai trong gia đình vắng mặt thì sẽ được cả nhà nhắc nhiều nhất. Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là cơ hội để đoàn tụ đông đủ các thành viên trong gia đình mình sau một năm xa cách, thể hiện đạo lý cao đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt.
Đặc biệt bữa cơm tất niên chiều 30 Tết không những là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình mà còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời ông Công ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới tràn đầy hy vọng mọi sự sẽ hành thông tốt đẹp.
MÂM CÚNG
Mâm lễ cúng tất niên tùy thuộc theo vùng miền, mỗi nơi sẽ khác nhau và tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà chuẩn bị. Thế nhưng, một số vật phẩm bắt nhất định phải có khi cúng theo phong tục của người Việt đó là: mâm ngũ quả, hương hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, bánh chưng,… các món ăn trong ngày tết sẽ được bầy biện trang nghiêm trên bàn thờ. Một số vùng có thêm câu đối đỏ, “gậy ông vải” (là 2 đôi mía còn đủ cả ngọn, lá tươi tốt, buộc khum vào nhau ở hai bên bàn thờ). Đặc biệt, trước khi cúng tất niên, cả gia đình đều phải có mặt, thành tâm kính lễ.
MÂM CÚNG LỄ TẤT NIÊN
Mâm lễ cúng Tất niên thường gồm: Hương hoa, vàng mã; Đèn nến; Trầu cau; Rượu; Bánh chưng; Cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.
MÂM CỖ TẾT TIÊU BIỂU CỦA 3 MIỀN :
Mâm cỗ Tết miền Bắc (Hà Nội) :
Mâm cỗ Tết miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Bốn bát, bốn đĩa gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc.
1. Bánh chưng.
2. Dưa hành.
3. Giò nạc, giò thủ.
4. Hành cuốn. 5. Nem.
6. Rau nộm.
7. Măng ninh lưỡi lợn.
8. Mọc nước.
Cơm 3 bát.
Mâm cỗ Tết của miền Trung (Huế) :
1. Bánh chưng, bánh tét.
2. Dưa món củ kiệu.
3. Giò lụa.
4. Thịt đông.
5. Gỏi gà bóp rau răm.
6. Nem.
7. Măng ninh khô.
8. Canh miến.
9. Cá chiên hay ram.
Cơm 3 bát.
Mâm cỗ Tết của miền Nam (Sài Gòn)
1. Bánh tét.
2. Dưa giá củ kiệu.
3. Thịt heo luộc.
4. Thịt kho tàu.
5. Gỏi cuốn.
6. Nem.
7. Gỏi tôm thịt.
8. Măng tươi ninh.
9. Khổ qua nhồi thịt.
Cơm 3 chén.
VĂN KHẤN TẤT NIÊN
– Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
– Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ……….
Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm………. Tín chủ (chúng) con là:………… Ngụ tại:……….
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết Năm kiệt tháng cùng Xuân tiết gần kề Minh niên sắp tới.
ôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật!
MÂM CỖ CÚNG TẤT NIÊN THAM KHẢO
Nguồn: Sưu tầm tết cổ truyền Việt Nam
Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai
CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC – NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
(Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm – Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh – Hướng về Nguồn Cội)
—————
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam – 09 85 85 99 72 – Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: [email protected]
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 – Tòa nhà Imperial – Số 71 Vạn Phúc – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức: Xã Trung Giáp – Bảo Thanh – Phù Ninh – Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
———-
✅ Xem thêm:( QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên – hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền – Chùa – Miếu – Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình – Xe đưa đón tại Hà Nội – Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy – sản phẩm đang mở giao dịch
✔️ Tổng hợp các câu chuyện phong thủy
✔️ Cẩm nang phong tục tín ngưỡng
Chân thành cảm ơn!