– Cúng Dường Tam Bảo

CÁC BÀI

HỌC PHẬT

PHÚC TRUNG

Huỳnh Ái Tông
PL. 2555

Cúng dường Tam Bảo

 

I.-
Vì sao phải cúng dường Tam Bảo:
Người Phật Tử nhớ ơn Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng; nhờ có Phật
tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi;
sau khi Phật đã nhập Niết Bàn rồi, nhờ có giáo lý của Ngài còn để lại, đời nọ
truyền qua đời kia, người Phật tử nhờ đó mà biết chân lý, theo đó tu hành để
giải thoát khổ đau; còn Tăng là những người đã hy sinh cao cả, là giềng mối giữ
cho đạo Phật được trường tồn và ngày càng hưng thịnh. Do đó người Phật tử tôn
kính Tam Bảo, cúng dường Tam Bảo để đền đáp ân đức mà Tam Bảo đã ban cho, cúng
dường cũng như bố thí để tâm người Phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, xả
ly của cải.

Ii.-
Mục đích của sự cúng dường:
Đức Phật là bậc Lưỡng Túc Tôn tức là Ngài có đủ Phước báo và Trí huệ, Ngài chỉ
ngồi một chỗ vẫn được ăn ngon, mặc ấm. Vậy mà Ngài cũng tay ôm bình bát hàng
ngày đi khất thực, để tập cho những người chưa có lòng từ bi họ có dịp thực
hành hạnh từ bi, để cho những người cúng dâng thức ăn cho Phật sẽ được phước
báo đời sau. Hồi Phật còn tại thế, có một chú bé kia, chơi trò chơi con nít,
lấy nhánh cây làm nhà, lấy cát làm cơm. Một hôm cậu bé đang chơi thấy Phật đi
khất thực, cậu ta bưng một chén cát mà nghĩ đó là cơm, lòng thành dâng lên cho
Phật. Nhờ chén cơm cát đời đó, một trong những kiếp sau nầy cậu ta hưởng phước
báo được làm vua; đó chính là vua A Dục, một ông vua đứng hàng bậc nhất
hộ trì Phật Pháp, hơn hẳn Lương Võ Đế, vua A Dục đã dựng trụ biểu ghi nơi Phật
đản sinh, tổ chức Kết tập kinh điển, đem Phật pháp truyền sang Tích Lan, đem
sang bên ấy cây Bồ Đề nơi đức Phật thành đạo, ngọc Xá Lợi Phật, nhờ đó Phật
giáo Nam tông đã truyền sang Đông Nam Á.

III.-
Cúng dường tam bảo như thế nào?

1)
Cúng dường Phật bảo:
Xây
dựng chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chuông, dâng hoa, trầm, hương, đèn,
nến, đóng góp tiền bạc để làm những việc trên hoặc cúng vào quỹ Tam Bảo, thùng
Phước sương, đó là người Phật Tử bày tỏ sự biết ân cũng để hoằng dương đạo
Phật, làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng và trang nghiêm, nhờ đó tăng thêm
lòng thành kính cho những người đi chùa, lễ Phật.

2)
Cúng dường Pháp bảo:

Nhờ giáo lý của đức Phật, người Phật tử biết được đâu là khổ, đường nào tu học
để được phước báo, để được giải thoát; đáp lại ân đức ấy, người Phật tử phải
đem giáo lý của đức Phật đến cho những người khác biết để họ có lòng tin và tu
học. Vậy người Phật tử phải ấn tống kinh sách, băng thuyết pháp (cassette hay
video).

3)
Cúng dường Tăng bảo:
Thánh
Tăng ngày xưa chỉ lo tu học kinh kệ trong chùa, do vậy người Phật tử phải cúng
dường chư Tăng gồm có: Y phục, thức ăn, giường và vật trải giường nằm, thuốc
thang. Bốn thứ đó gọi là Tứ Sự Cúng Dường. Ngày nay khoa học đã tiến bộ, Phật
tử có thể dâng cúng chư Tăng, Ni những phương tiện để phục vụ cho sự hành đạo
được dễ dàng hơn, chớ đừng dâng cúng những gì làm cho Tăng, Ni bị tha hóa.

Người
Phật tử có thể thỉnh từ ba vị Tăng, Ni trở lên càng nhiều càng quí, thỉnh về tư
gia để tụng kinh hay thuyết pháp rồi đãi tiệc chay gọi là Trai Tăng, hay đến
cúng Trai Tăng ở chùa cũng gọi là Quá Đường, nhất là vào ngày Rằm tháng Bảy để
cầu cho cha mẹ, ông bà còn sanh tiền được tăng tuổi thọ, đã mất được sinh về
cõi Cực Lạc. Nghi lễ như sau :

Sau
khi thỉnh Chư Tăng, Ni ngồi vào chỗ thọ trai, người chủ trì chuẩn bị một khai
lễ, có nhang, đèn, hoa, quả đặt nơi đầu bàn, tất cả những người cúng Trai Tăng
tập họp lại, mọi người lạy ba lạy rồi quỳ xuống, chủ trì tác bạch đại để như
sau:

Nam
mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam
mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát (Nếu vào ngày Rằm tháng Bảy), tác đại chứng
minh.

Kính
Bạch Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni.

Hôm
nay chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ (lạy ba lạy) xin tác bạch: Chúng
con vâng lời Phật dạy, hôm nay là ngày Tự Tứ của chư Tăng, ngày công thành quả
mãn, chúng con có sắm sanh lễ vật kính dâng lên Tam Bảo, xin chư Hòa Thượng,
Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni nhận cho, xin đem công đức nầy để hồi hướng cho
cha mẹ (hoặc cho cha mẹ chúng con tật bệnh tiêu trừ, tăng thêm tuổi thọ) và ông
bà bảy đời của chúng con được siêu sanh Tịnh độ.

Nam
mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát ma ha tát !

Sau
đó hoặc Hoà Thượng hoặc Thượng Tọa, một vị sẽ ban giáo từ, tán thán công đức.
Vị chủ trì sẽ bạch tiếp:

Trên
Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni đã hứa khả, nạp dụng cho rồi,
chúng con đầu thành đảnh lễ. (lạy 3 l
ạy)

Rồi
chư Tăng hành lễ Quá Đường, trong khi chư Tăng thọ trai, vị chủ trì nhờ người
phụ bưng khai lễ đến từng vị, chấp tay xá chư Tăng, Ni rồi dâng bao thơ tiền
hay vật dụng. Sau khi chư Tăng thọ thực xong, vị chủ trì phải trở về vị trí cũ,
quỳ xuống tác bạch tiếp:

Nam
mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

Buổi
lễ đã hoàn mãn, ân triêm công đức nầy chúng con chí thành đảnh lễ, nguyện sẽ
ngày ngày tinh tấn trên bước đường tu học.

Nam
mô thường hoan hỷ bồ tát ma ha tát !

Iv.-
Thanh tịnh cúng dường:

Người Phật Tử khi cúng dường Tam Bảo chẳng những tâm mình phải thanh tịnh mà
những lễ vật cũng phải thanh tịnh.

1)
Về tâm thanh tịnh:
Mỗi
khi cúng dường Tam Bảo đừng nên tính toán, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít,
lòng luôn hoan hỷ và chí thành, khi đã cúng dường rồi cũng đừng có bận tâm mình
đã cúng ít quá hay nhiều quá. Lòng chí thành là quan trọng hơn hết.

2)
Về lễ vật thanh tịnh:
Những
lễ vật dâng cúng tốt tươi, tinh khiết là quý nhưng tiền của mình bỏ ra mua sắm
phải do mình làm ra bằng nghề nghiệp chánh đáng thì mới có nhiều phước đức. Ví
dụ một người tay lắm chân bùn làm thuê làm mướn có một ít tiền, mà dùng số tiền
ấy mua một ốp nhang hay mua một bó hoa đem đến chùa cúng Phật, công đức lớn hơn
một người đem nhiều lễ vật cúng dường Tam Bảo, lễ vật nầy do đồng tiền có được
từ những việc làm bất chánh.

V.-
Kết Luận :
Một người
Phật tử phải phát tâm, hể có dịp thì cúng dường Tam Bảo, việc cúng dường luôn
luôn có phước báo cho mình, nó cũng là phương pháp tập cho mình xả ly tiền tài
của cải, có như vậy mới mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Người
Phật Tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu
tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh.