Củng cố – Khắc sâu kiến thức luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 thông qua môn Tiếng Việt – Giáo Án Điện Tử
Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp. Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở tiểu học. Chương trình “Luyện từ và câu” lớp 2, học sinh được học 31 tiết gồm:
“Từ vựng” trong đó ngoài những vốn từ được cung cấp qua các bài tập đọc. Học sinh được mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông qua các bài tập thực hành.
“Từ loại” học sinh bắt đầu được rèn luyện cách dùng các từ chỉ sự vật (danh từ), hoạt động, trạng thái (động từ) và đặc điểm tính chất (tính từ).
Về “Câu” học sinh làm quen với các kiểu câu đơn cơ bản : Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? Các bộ phận của câu và các dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy)
9 trang
|
Chia sẻ: lantls
| Lượt xem: 6963
| Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Củng cố – Khắc sâu kiến thức luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 thông qua môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương pháp dạy học Tiếng Việt”. Em thấy, để tiến hành thực nghiệm có hiệu quả thì phải tiến hành những bước sau:
3.1) Nghiên cứu chương trình:
– Để học sinh có kĩ năng, kĩ xảo làm tốt các bài tập Luyện từ và câu theo mục đích yêu cầu của Bộ thì phải vận dụng thêm các phương pháp dạy học như: Phương pháp tích hợp, luyện tập- thực hành- củng cố kiến thức Luyện từ và câu có thể mạnh dạn lồng ghép vào dạy học phân môn Tập đọc, một cách thường xuyên và linh hoạt. Nhằm giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản của phân môn Luyện từ và câu.
– Sau khi GV đã nghiên cứu kĩ phương pháp và cấu trúc chương trình của phân môn Luyện từ và câu Lớp 2. Thì công việc cần tiến hành ngay là xây dựng phương án nghiên cứu nội dung kiến thức cơ bản cần cung cấp cho HS theo mục đích yêu cầu cần đạt của lớp 2. Từ đó giáo viên cần nắm cho thật kĩ lượng kiến thức cần rèn luyện- củng cố thông qua phân môn Tập đọc.
Nội dung chương trình Luyện từ và câu lớp 2 như sau:
HỌC KÌ I: GỒM CÁC BÀI SAU:
HỌC KÌ II: GỒM CÁC BÀI SAU:
Từ và câu
Từ ngữ về học tập – Dấu chấm hỏi
Từ chỉ sự vật – Câu kiểu Ai là gì ?
Từ ngữ về ngày, tháng, năm – Từ ngữ chỉ sự vật.
Tên riêng – Cách viết hoa – Câu kiểu Ai là gì ?
Khẳng định, phủ định – Từ ngữ về đồ dùng học tập.
Từ ngữ về môn học – Từ chỉ hoạt động.
Từ chỉ hoạt động, trạng thái – Dấu phẩy.
Từ ngữ về họ hàng – Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
Từ ngữ về đồ dùng và công việc nhà.
Từ ngữ tình cảm.
Từ ngữ công việc gia đình.
Câu kiểu Ai làm gì ?
Từ ngữ về tình cảm gia đình.
Từ ngữ chỉ đặc điểm – Câu kiểu Ai thế nào ?
Từ ngữ về tính chất.
Từ ngữ về các mùa – Đặt câu hỏi Khi nào ?
Từ ngữ về thời tiết – Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ?
Từ ngữ về chim chóc – Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?
Từ ngữ về loài chim – Dấu chấm, dấu phẩy.
Từ ngữ về muông thú – Đặt và trả lời câu hỏi như thế nào ?
Từ ngữ về loài thú – Dấu chấm, dấu phẩy.
Từ ngữ về sông biển – Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ?
Từ ngữ về cây cối – Đặt và trả lời câu hỏi Làm gì ?
Từ ngữ về Bác Hồ.
Từ ngữ về nghề nghiệp – Từ trái nghĩa.
3.2) Khai thác tìm hiểu.
Giáo viên cần dạy học “Tích hợp” môn Luyện từ và câu trong chương trình dạy học Tập đọc cho các em học sinh vì các em học 1 tiết Luyện từ và câu/1 tuần như thế là không đảm bảo việc thực hành kiến thức đã học. Vì vậy giáo viên cần đối chiếu nội dung bài dạy của phân môn Tập đọc trong tuần với những kiến thức cần cung cấp của phân môn Luyện từ và câu trong tuần đó. Vấn đề đặt ra ở đây là giáo viên cần tiến hành soạn ra những câu hỏi, bài tập trong từng tiết Tập đọc ứng với tuần đó. Có như vậy mới củng cố – luyện tập lại kiến thức Luyện từ và câu mà các em được học trong tuần đó hoặc những kiến thức đã học trước đó.
3.3) Tiến hành củng cố kiến thức Luyện từ và câu qua phân môn Tập đọc.
Trong một tuần ở lớp 2 thì có 2 tiết Tập đọc và 1 tiết Luyện từ và câu. Khi dạy Tập đọc giáo viên cần soạn sẵn giáo án tích hợp để lên lớp đạt hiệu quả cao củng cố khắc sâu kiến thức cho các em.
Qua nghiên cứu các dạng bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt (tập I, tập II) lớp 2, từ đó GV dựa vào nội dung của từng bài Tập đọc soạn ra một số bài tập dạng Trắc nghiệm. Đảm bảo kiến thức cần củng cố và khắc sâu về Luyện từ và câu của chương trình lớp 2 ứng với từng tuần, từng bài. Sau đây là giáo án “Tích hợp” (HỌC KÌ I TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 2):
Tuần
Bài Tập đọc dạy trong tuần
Kiến thức cần củng cố khắc sâu về Luyện từ và câu
Dạng bài tập cần củng cố Luyện từ và câu (lồng ghép trong tiết Tập đọc)
2
Phần thưởng
Làm việc thật là vui
Từ và câu
Câu 1: các từ cùng nghĩa với từ “Lặng lẽ” là:
a/Lặng yên b/Lặng thinh c/Cả a và b đều đúng
Câu 2 :Ghi Đ vào ô trước câu chỉ tính nết tốt của Na.
£a/ Na là cô bé dũng cảm.
£b/ Na là cô bé tốt bụng.
£c/ Na là cô bé học giỏi.
Câu 3: Ghi Đ vào trước ý đúng, S trước ý sai. Những từ chỉ hoạt động của các con vật có trong bài:
£a/Tích tắc, gáy vang
£b/Gáy vang, kêu tu hú, nở hoa
£c/ Gáy vang, kêu tu hú
3
– Bạn của Nai Nhỏ
– Gọi bạn
Từ ngữ về học tập – Dấu chấm hỏi
*Sắp xếp lại các từ trong câu sau để tạo thành một câu mới.
+ Bạn con là người thông minh.
*Đặt dấu câu gì vào cuối câu sau:
+ Bạn con là người như thế nào
+ Con đi chơi ở đâu
*Tìm những từ chỉ sự vật là con vật có trong khổ 1 ?
4
– Bím tóc đuôi sam
Từ chỉ sự vật – Câu kiểu Ai là gì ?
*Đánh dấu X vào trước ô chỉ ý đúng. Các từ chỉ sự vật trong bài là:
£a/ bé Hà, nơ, Tuấn, tóc, thầy giáo
£b/ bé Hà, nơ, Tuấn, bím tóc, khóc, vịn
– Thêm vào chỗ (….) cho thành câu.
a/ Bé Hà là….
b/……là của em.
*Ghi Đ trước mẫu câu Ai là gì ?
£a/Tôi và Dế Trũi đi ngao du thiên hạ.
£b/Tôi và Dế Trũi là đôi bạn thân.
£c/ Những ả cua kềnh âu yếm ngó theo.
5
-Chiếc bút mực
– Mục lục sách
Từ ngữ về ngày, tháng, năm – Từ ngữ chỉ sự vật.
*Tìm các từ có trong bài và viết vào trong bảng theo mẫu.
Chỉ người
Chỉ đồ vật
M: học sinh
M: bút mực
*Viết Đ vào trước từ viết đúng chính tả và ghi S vào trước từ viết sai.
£ tam kỳ £Phạm Đức £Thành Phố
£sông Thu Bồn £tác giả tố Hữu
6
– Mẫu giấy vụn
– Ngôi trường mới
Tên riêng – Cách viết hoa – Câu kiểu Ai là gì ?
*Tìm từ chỉ người có trong bài?
*Tréo dấu X vào trước mẫu câu Ai là gì ?
£a/ Cả lớp im lặng lắng nghe.
£b/ Cô giáo là người rất nghiêm khắc.
£c/ Buổi học hôm nay thật là vui.
*Tìm từ ngữ chỉ đồ vật trong bài?
*Ghi Đ vào trước ý đúng. Ngôi trường của em trong bài lợp bằng:
£ Ngói £ Tranh £ Lá
7
– Người thầy cũ
– Thời khóa biểu
Khẳng định, phủ định – Từ ngữ về đồ dùng học tập. Câu kiểu Ai là gì ?
*Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân dưới đây:
a/ Bố là học trò cũ của thầy.
b/ Dũng xúc động nhìn theo bố.
*Tìm những cách nói có nghĩa giống với nghĩa câu sau:
Thầy có phạt em đâu !
*Kể những đồ dùng để học phân môn Thủ công mĩ thuật ?
8
– Người mẹ hiền
– Bàn tay dịu dàng
Từ ngữ về môn học – Từ chỉ hoạt động.
*Đánh tréo X vào ô trước những từ chỉ hoạt động.
£a/Đọc sách, viết, học, trò chuyện
£b/Đọc, viết, học, trò chuyện
*Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống sau:
a/Cô giáo…..rất dễ hiểu.
b/ Nam và Minh…..xiếc ngoài phố.
*Gạch chân trước các từ chỉ hoạt động ở các câu sau:
An buồn bã. Thầy giáo bước vào. Thầy bắt đầu giảng bài.
9
Kiểm tra giữa kìI
10
– Sáng kiến của bé Hà
– Bưu thiếp
Từ chỉ hoạt động, trạng thái – Dấu phẩy
*Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau. Những từ chỉ người, họ hàng có trong bài.
£a/Hà, bố, ông bà, mẹ, cụ già, cô, chú, con, cháu
£b/bé Hà, bố, ông, cô, chú, con cháu
£c/bố mẹ, ông bà, con cháu, cô chú, bé Hà
*Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào của câu sau:
Bé Hà rất kính trọng thương yêu ông bà.
*Tìm cụm từ cùng nghĩa với cụm từ “mừng thọ” ?
11
– Bà cháu
– Cây xoài của ông em
Từ ngữ về họ hàng – Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
*Viết Đ vào trước câu viết đúng và ghi S vào trước câu viết sai.
£a/Hai cháu có thích giàu sang, sung sướng không ?
£b/Vì sao các cháu lại khóc.
£c/Các cháu chịu cực khổ không ?
£d/Bà ôm hai cháu vào lòng.
*Tìm từ chỉ người trong bài?
*Đánh tréo X vào ô trước câu trả lời đúng: Bàn thờ dùng để?
£a Tiếp khách £b Sách vở và dụng cụ học tập £c Thờ tổ tiên ông bà
12
– Sự tích cây vú sữa
– Mẹ
Từ ngữ về đồ dùng và công việc nhà.
*Chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống tạo thành câu hoàn chỉnh.
a/ Mẹ….con cái.
b/ Con……cha mẹ.
*Viết một câu có từ “âu yếm” nói về tình cảm của người mẹ đối với con ?
*Gạch chân những từ mà người mẹ đã làm để người con ngủ ngon giấc ?
13
– Bông hoa Niềm Vui
– Quà của Bố
Từ ngữ tình cảm. Dấu phẩy
*Đánh tréo X trước ô chỉ đức tính đáng quí của Chi:
£a/Hiếu thảo £b/Tôn trọng nội qui nhà trường £c/Thật thà £d/Tất cả đức tính trên
*Đặt dấu phẩy thích hợp vào mỗi câu sau:
a/ Chi rất hiếu thảo yêu thương bố.
b/ Một bông hoa cho em một bông hoa cho mẹ vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành cô bé hiếu thảo.
14
– Câu chuyện bó đũa
Từ ngữ công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì ?
*Gạch một gạch(-) dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Gạch hai gạch(=) dưới bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì?
a/Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa.
b/ Người cha cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ.
*Sắp xếp các từ sau cho thành câu
a/ thương yêu, em, anh
b/ nhường nhịn, anh, em
15
– Hai anh em
– Bé Hoa
Từ ngữ về tình cảm gia đình. Câu kiểu Ai làm gì? Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
*Đánh tréo X vào trước ý em cho là đúng.
a/Hai anh em biết:
£ yêu thương nhau £quấn quýt bên nhau
£lo lắng cho nhau £nhường nhịn cho nhau
b/Tính tình của 2 anh em
£ngoan £tốt £hiền
*Sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu
(1) (2) (3)
Hoa,mẹ,Hoa đi,ru,viết thư,em ngủ,làm
*Đánh tréo X vào ô trước ý đúng. Hoa đối với em:
£lo lắng £yêu thương £đùm bọc £nhường nhịn
16
– Con chó nhà hàng xóm
Từ ngữ chỉ đặc điểm – Câu kiểu Ai thế nào ?
*Tréo X vào cột mẫu câu thích hợp với mẫu câu:
Câu
Ai là gì?
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Bé và Cún nhảy nhót tung tăng
Cún Bông rất thông minh
Cún Bông là bạn thân của Bé
Bé cười
17
– Tìm ngọc
– Gà “tỉ tê” với gà
Từ ngữ về tính chất.
Câu kiểu Ai thế nào?
*Tìm hình ảnh so sánh để viết tiếp vào các dòng sau:
a/Hai mắt mèo tròn như……..
b/Hai tai mèo nhỏ xíu như…….
c/ Bộ lông mèo vàng mượt như…..
*Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:
a/thông minh b/ngoan
*Tìm từ cùng nghĩa với từ “chui”
III/ KẾT LUẬN
Nếu giáo viên biết thực hiện tốt việc dạy học tích hợp lồng ghép trên thì sẽ giúp học sinh củng cố- khắc sâu kiến thức đã được học trong phần Luyện từ và câu, đồng thời đây cũng là một cách nâng cao chất lượng phần đọc hiểu cho học sinh. Để học sinh có kĩ năng thực hiện tốt các dạng kiến thức cơ bản của phân môn Luyện từ và câu và áp dụng làm tốt các bài kiểm tra mà giáo viên đề ra thì chúng ta cần chú ý sau:
Nghiên cứu kĩ hệ thống kiến thức cơ bản của phân môn Luyện từ và câu lớp 2 cần cung cấp.
Nghiên cứu kĩ cấu trúc chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 2, xác định nội dung cần rèn luyện cho các em trong từng tiết học.
Phải soạn ra được đề cương giáo án tương tự như trên về dạy “tích hợp”.
Vận dụng tích cực phương pháp luyện tập củng cố.
Người giáo viên phải nhiệt tình chịu khó, học sinh phải siêng năng và có ý thức học tập.
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(1).doc