Cúng cô hồn như thế nào và cần lưu ý điều gì?
Lễ thí thực là gì?
Theo truyền thuyết dân gian kể rằng, hàng năm, cứ đến ngày mồng 2 tháng 7 Âm lịch, Diêm Vương lại cho phép mở Quỷ Môn Quan để quỷ đói có thể trở lại trần gian rồi đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì phải quay về địa ngục. Như vậy, là tính từ ngày mồng 2 đến 14 tháng 7 Âm lịch, các cô hồn được xá tội, quay trở lại dân gian. Chính vì thế, dân gian có tục lệ sắm cổ cúng các cô hồn đói khát, không nhà không cửa để không bị quấy phá.
Mâm cúng chúng sinh với cơm nắm, gạo, muối, nước, bỏng…
Ngoài ra, việc cúng cô hồn cũng nhằm mục đích giúp những linh hồn lang thang được một ngày no nê và bớt tủi thân khi quay trở lại địa ngục. Cúng cô hồn không hẳn là mê tín dị đoan mà nó mang tính nhân văn cao đẹp, giống như tư tưởng chung của ngày xá tội vong nhân đó là: Dù ai có tội ác gì, phải chịu trừng phạt ra sao thì cũng nên có 1 ngày xá tội để họ vơi bớt phần đau đớn, tủi cực.
Lễ thí thực là gì? Thí thực được hiểu là bố thí, chính vì thế cúng thí thực được xem là hành động bố thí thông qua việc thờ cúng. Cúng thí thực được xuất phát từ quan niệm cho rằng những người bị chết đường, chết chợ do tai nạn bất ngờ, chết oan, chết trẻ… chưa tái sinh và không được thờ cúng đầy đủ nên họ luôn có cảm giác đói khổ, thiếu khát.
Bên cạnh đó, có thể những người chết oan, chết đường chết chợ ấy không thể hiểu được rằng chết là để chuyển sinh sang một kiếp khác nên họ vẫn thường vương vấn trần thế.
Những người này đa phần sinh vào cảnh giới thấp như dưới địa ngục, ngạ quỷ hay súc sinh, họ luôn cảm thấy đói khát và thèm muốn đồ ăn thức uống. Chính vì thế, lễ cúng thí thực thường được tổ chức với vật phẩm vật hiến cúng và đối tượng thọ nhận phải có sự tương ứng.
Mâm cúng thí thực cần những gì?
Trong văn hóa dân gian ở nước ta, mỗi khi cúng, người ta thường thiết lập hai bàn gọi là bàn thượng và bàn hạ.
Mâm thí thực cho chúng sinh với các lễ vật đều được bóc sẵn, sau khi cúng đều được rải ra hồ để thí thực cho loài thủy tộc.
Trong đó, bàn thượng thường có hoa, trái cây và nước tinh khiết dành cúng ngài Tiêu diện Đại sĩ, chư thiên và các chúng sinh ở cảnh giới cao, gọi là bàn thượng.
Bàn hạ là cúng thức ăn thông thường như người đang sống thường dùng như cơm, cháo, nước lọc, bỏng… để cúng cho các hương linh, gọi là bàn chúng sinh.
Người cúng thỉnh sư thầy đọc tụng chân ngôn, cầu sự gia trì của Phật và Bồ tát giúp cho chúng sinh (ngạ quỷ) được thọ dụng no đủ và thoát khổ.
Việc thực hiện cúng cô hồn, các gia đình nên thực hiện vào buổi chiều tối, bởi theo đúng quan niệm dân gian vào thời điểm ban ngày có nhiều ánh sáng do đó khi các cô hồn được thả ra sẽ rất yếu. Nếu gia chủ thực hiện cúng bái vào buổi sáng sẽ khiến cho các cô hồn không dám đến.
Mâm cúng cô hồn chỉ cần đơn giản: gạo, các nắm cơm nhỏ hoặc nước cơm, cháo loãng, muối, bỏng ngô, nước lọc thanh khiết, hương đèn, hoa… Để cúng cô hồn đúng cách, gia chủ không cúng xôi, gà và không cúng đồ mặn.
Lưu ý trong lễ cúng cô hồn: Vị trí mâm lễ cúng nên đặt ngoài sân, ở ngoài ửa nhà, vỉa hè, ngã ba, ngoài cổng…
Khi cúng cô hồn, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần cộc. Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.
Trong dân gian có nhiều quan niệm về thắp hương, cho rằng thắp theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 – đại diện cho tính dương để tưởng nhớ, dâng cúng lễ vật tới gia tiên, mong được phù hộ sức khỏe, may mắn, mọi sự hanh thông.
Ở mâm cháo, cơm, bỏng của chúng sinh thì hương cắm ngang. Các đàn cúng lễ tuyệt đối không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.
Một số gia đình muốn cúng thêm sữa, bánh kẹo, bim bim, mâm cơm chay… thì gia chủ nên ghi nhớ, đã phát tâm cúng chúng sinh, các đồ vật đó đều phải được bóc ra, bày biện lên mâm cúng như bày mời người trần gian ăn, chứ không được để nguyên vỏ.
Sau khi cúng xong, gia chủ cũng không được đem những vật phẩm đó vào nhà, không được chia cho trẻ em, người thân và hàng xóm xung quanh thụ lộc mà phải trả hết cho chúng sinh. Vẩy chút nước, cháo loãng, toàn bộ đĩa muối, gạo rải ra tám hướng.
Sau khi cúng cô hồn xong, gia chủ vẩy chút nước, cháo, toàn bộ số gạo, muối ra 8 phương 4 hướng ở bên ngoài ra tới ngoài đường. Những thực phẩm còn lại như bỏng, bánh kẹo, bim bim, sữa, cơm chay… tuyệt đối không nên tranh cướp, cũng không được đem vào trong nhà, không được lấy làm lộc đem chia cho người thân hoặc hàng xóm, người xung quanh thụ hưởng tránh để chúng sinh đi theo quấy rối nhằm đòi lại các món ăn đã dâng cúng cho họ khiến trẻ em quấy khóc, các gia đình sống không yên….
Toàn bộ đồ ăn trong mâm cúng chúng sinh (bỏng, bánh kẹo, hoa quả, cháo loãng còn lại..) phải mang ra hồ hoặc ao, sông để thả xuống, bố thí cho chúng sinh ở dưới nước.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!