Công việc và chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng phòng mổ
Với các cuộc phẫu thuật thì bên cạnh bác sĩ mổ chính sẽ là những điều dưỡng phòng mổ có vai trò hỗ trợ để cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ nhất. Thế nhưng, với nhiều người, họ vẫn chưa hiểu được chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng phòng mổ dẫn đến sự hiểu lầm rằng vị trí này không có ý nghĩa gì. Vậy, thực chất thì điều dưỡng phòng mổ thực hiện công việc gì và có chức năng nhiệm vụ ra sao? Hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
1. Bạn hiểu điều dưỡng phòng mổ là gì?
Điều dưỡng phòng mổ là những người hỗ trợ cho các bác sĩ phẫu thuật trong các ca mổ được thực hiện. Họ được xem là cánh tay phải đắc lực để giúp cho các bác sĩ có thể tập trung thực hiện tốt các ca mổ của mình mà không cần phải lo lắng về những vấn đề xung quanh khác.
Điều dưỡng phòng mổ là gì
Các điều dưỡng phòng mổ được ví như những người hùng thầm lặng, họ không trực tiếp thực hiện các ca phẫu thuật thế nhưng lại có đóng góp không nhỏ vào sự thành công đó. Chính vì thế mà không có quá nhiều người biết đến vị trí điều dưỡng phòng mổ cũng như hiểu được công việc và chức năng nhiệm vụ của họ.
Vậy, chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng phòng mổ là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
2. Công việc và chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng phòng mổ
2.1. Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng phòng mổ
Chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng phòng mổ chính là thực hiện công tác sắp xếp, chuẩn bị và hỗ trợ thực hiện các ca phẫu thuật được chỉ định. Họ sẽ có trách nhiệm đảm bảo ca phẫu thuật được tiến hành theo đúng kế hoạch và khi bắt đầu phẫu thuật thì tất cả dụng cụ cũng như công tác chuẩn bị đều đã được sắp xếp đầy đủ, đúng theo quy trình và tiêu chuẩn đặt ra.
Chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng phòng mổ
Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng bởi mỗi một ca phẫu thuật được thực hiện thì đều cần có sự sắp xếp, chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo kết quả tốt nhất. Nếu không có sự chuẩn bị đạt yêu cầu thì ca mổ sẽ không thể được tiến hành do không đảm bảo yêu cầu theo quy định đề ra, dẫn đến kết quả cuộc phẫu thuật có thể ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế mà các điều dưỡng phòng mổ chính là những anh hùng thầm lặng của phòng mổ mà nhiều người có thể không biết tới.
2.2. Công việc của điều dưỡng phòng mổ là gì?
Điều dưỡng phòng mổ sẽ được chia thành 2 bộ phận chính là điều dưỡng vòng trong và điều dưỡng vòng ngoài.
2.2.1. Công việc của điều dưỡng phòng mổ vòng ngoài
Điều dưỡng phòng mổ vòng ngoài được hiểu là những người túc trực thường xuyên ở bên ngoài phòng mổ trong suốt quá trình ca mổ được diễn ra. Họ sẽ đóng vai trò support ở bên trong và có thể đồng thời hỗ trợ nhiều phòng mổ khác nhau.
Những công việc chính của các điều dưỡng phòng mổ vòng ngoài có thể kể đến như:
– Thực hiện vô trùng phòng mổ trước khi ca mổ được tiến hành
– Tiến hành kiểm tra tất cả các dụng cụ cần được chuẩn bị cho ca mổ
Công việc của điều dưỡng phòng mổ vòng ngoài
– Làm công tác tư tưởng với bệnh nhân để bệnh nhân có tâm lý thoải mái hơn, giúp ca mổ diễn ra thuận lợi hơn
– Hỗ trợ nhóm gây mê thực hiện quá trình gây mê cho bệnh nhân
– Quan sát và hỗ trợ các hoạt động cần thiết của ca mổ như lấy thêm các dụng cụ phát sinh,…
– Thực hiện việc thông báo và trao đổi với người nhà của bệnh nhân về những vấn đề phát sinh trong ca mổ
– Chịu trách nhiệm băng vết mổ và đưa bệnh nhân về phòng hồi sức đã được sắp xếp sau khi mổ xong
– Tiến hành vệ sinh phòng mổ sau ca mổ
2.2.2. Điều dưỡng phòng mổ vòng trong
Điều dưỡng phòng mổ vòng trong là những người sẽ ở trong phòng mổ và trực tiếp hỗ trợ bác sĩ chính cũng như phụ mổ trong suốt quá trình diễn ra ca mổ. Các công việc của vị trí này có thể kể đến như:
– Thực hiện công tác vô khuẩn bên trong phòng mổ và hỗ trợ bác sĩ trong việc mang áo, găng tay, mũ, khẩu trang vô khuẩn,…
– Tiến hành sắp xếp các dụng cụ trên bàn dụng cụ theo đúng thứ tự và quy định để trong quá trình mổ việc lấy dụng cụ được nhanh chóng, kịp thời và dễ dàng hơn
Điều dưỡng phòng mổ vòng trong
– Dùng vải che giới hạn vùng mổ để xác định vùng mổ tương ứng của bệnh nhân
– Thực hiện tiếp công cụ cho bác sĩ trong quá trình mổ
– Thực hiện các mệnh lệnh khác của bác sĩ khi ca mổ đang diễn ra
– Khi cả mổ hoàn thành, cần vệ sinh các dụng cụ và sắp xếp theo đúng thứ tự, quy định ban đầu để chuẩn bị cho ca mổ tiếp theo
3. Các yêu cầu cần có để trở thành một điều dưỡng phòng mổ
Với những công việc trên, để trở thành một điều dưỡng phòng mổ thì bạn sẽ cần phải trải qua một quá trình đào tạo chuyên nghiệp, bài bản nhất. Bởi nếu không có kiến thức, kỹ năng thì sẽ rất khó để đảm nhận tốt vai trò, nhiệm vụ của công việc này.
Một điều dưỡng viên phòng mổ sẽ cần phải có:
– Kiến thức về ca mổ tương ứng mà mình cần thực hiện
Mỗi một ca mổ khác nhau sẽ có những yêu cầu và cách thức thực hiện khác nhau. Vì thế mà điều dưỡng phòng mổ sẽ cần nắm chắc được những kiến thức này để đảm bảo bản thân có sự chuẩn bị đúng nhất với các dụng cụ hỗ trợ cũng như đưa ra được sự tư vấn, động viên tinh thần hiệu quả cho bệnh nhân trước khi tiến hành ca mổ.
Yêu cầu công việc của điều dưỡng phòng mổ
– Nắm bắt được quy trình của ca mổ để có thể tiếp dụng cụ một cách chuẩn xác nhất cho bác sĩ
Nắm bắt quy trình, diễn biến của một ca mổ sẽ là những điều mà điều dưỡng phòng mổ cần biết. Bởi họ sẽ là người chuẩn bị vả tiếp dụng cụ cho bác sĩ thực hiện, việc lấy sai dụng cụ sẽ ảnh hưởng phần nào tới kết quả ca mổ cũng như thời gian diễn ra ca mổ. Do vậy, việc hiểu rõ này sẽ giúp điều dưỡng chủ động hơn với công việc của mình.
– Hiểu biết rõ về các dụng cụ được sử dụng trong các ca mổ
Những dụng cụ cho ca mổ rất đa dạng và chúng có chức năng, vai trò cụ thể riêng biệt. Hiểu rõ về dụng cụ sẽ là điều giúp điều dưỡng chuẩn bị đúng dụng cụ cần thiết, sắp xếp dụng cụ hợp lý và tiếp tế đúng dụng cụ cho bác sĩ.
– Cẩn thận, tỉ mỉ để thực hiện tốt các công việc trong quá trình mổ
Một điều dưỡng phòng mổ cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận và tập trung cao độ. Điều này thể hiện thông qua công tác vô khuẩn trước khi tiến hành ca mổ, cách chuẩn bị dụng cụ và quá trình tiếp tế được thực hiện sau đó. Mọi thao tác đều không được phép sai sót hay nhầm lẫn bởi nó sẽ có thể tác động và ảnh hưởng tới bệnh nhân cũng như quá trình mổ.
Tỉ mỉ và cẩn thận
– Có khả năng chịu được áp lực cao và sức khỏe tốt
Bởi có những ca mổ có thể diễn ra trong vài tiếng đồng hồ. Nếu như không có một tinh thần tốt thì sẽ rất khó để có thể trụ vững trong phòng mổ.
Hơn hết, làm việc trong phòng mổ, bạn sẽ phải chứng kiến nhiều cảnh tượng cũng như hình ảnh không mấy đẹp đẽ. Nếu như không có một sự tỉnh táo và cứng rắn thì sẽ là một quá trình làm việc cực kỳ khó khăn và vất vả.
4. Thu nhập của điều dưỡng phòng mổ ra sao?
Với chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng phòng mổ nêu trên, có thể thấy áp lực mà vị trí này phải chịu khá lớn. Do vậy mà thu nhập của điều dưỡng phòng mổ cũng cao hơn rất nhiều so với các chuyên ngành khác trong điều dưỡng.
Trung bình, thu nhập của vị trí này sẽ dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng và con số sẽ có thể cải thiện nếu như bạn có kinh nghiệm và thâm niên làm việc lâu năm.
Thu nhập của điều dưỡng phòng mổ
Trên đây là những thông tin cụ thể về chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng phòng mổ và các công việc cụ thể về vị trí này. Hy vọng rằng bài viết đã gửi tới bạn những thông tin hữu ích nhất để bạn có thể hiểu rõ hơn về vị trí này. Từ đó có cơ sở để định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân.