Công việc sau khi ra trường (phần 2)
(tiếp..)
2. Công việc sau khi phân công công tác.
Mọi công việc dân sự đều theo phương châm “tự túc” tự thi, tự học, tự xin việc nên sau ra trường tỉ lệ ko xin được được việc hoặc làm trái ngành, trái nghề không hề nhỏ.
Trong quân đội thì theo phương châm ngược lại: “bao cấp” từ a đến z, từ ăn, mặc, ngủ cho đến việc làm. Thế nên học trong quân đội có thể nói rất an tâm vì tỷ lệ thất nghiệp là 0%.
Tuy mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Cùng nhau nhau học, cùng nhau ăn, ngủ, làm việc nhưng công việc sau khi ra trường là không giống nhau. Thứ nhất, học đại học, cao đẳng: làm sỹ quan chỉ huy. Thứ hai: học trung cấp, sơ cấp làm nhân viên chuyên môn. Sau đây xét đối với học cao đẳng/đại học: Phân ra mấy trường hợp:
* Làm trợ lý phòng/ban, trưởng trạm, kho: đối với học các trường kỹ thuật quân sự, hậu cần, hoá học, y.
* Làm trung đội trưởng: đối với học các trường công binh, tăng thiết giáp, pháo, thông tin, lục quân, hải quân, biên phòng, đặc công, không quân, hoá học, kỹ thuật . Quản lý, huấn luyện từ 10 đến 30 quân nhân chuyên nghiệp, chiến sỹ.
* Làm chính trị viên phó đại đội đối với trường chính trị.
* Trường hợp đặc biệt khác: là học ra trường nhưng không làm các công việc như trên. Ví dụ: học thông tin ra trường về viettel, ban cơ yếu CP ;học tất cả các trường ra về:TC2, TC CT, TC HC, TC KT BQP… sẽ làm các công việc đặc thù* sẽ ko bàn tới trong bài viết này.
3. Một số lưu ý thêm:
– Bằng cao đẳng/đại học trong quân đội xét ngang như nhau. Chỉ khác là muốn lên được d thì bằng cao đẳng phải đi học hoàn thiện đại học, còn bằng đại học thì không.
– Bằng giỏi, bằng khá, bằng trung bình trong quân đội hầu như không khác biệt nhau trong phân công nơi công tác, vị trí công tác. Chỉ khác bằng giỏi khi ra trường được trung uý thêm 1 sao bên mỗi bên vai, lương từ đó cao hơn 0,4 hệ số (khoảng gần 300k) và nếu có ganh đua lên đại đội phó sẽ có ưu tiên hơn so với người cấp bậc thấp hơn. Còn bằng khá, trung bình ra trường thiếu uý thì bằng nhau cả 🙂
Mọi công việc dân sự đều theo phương châm “tự túc” tự thi, tự học, tự xin việc nên sau ra trường tỉ lệ ko xin được được việc hoặc làm trái ngành, trái nghề không hề nhỏ.Trong quân đội thì theo phương châm ngược lại: “bao cấp” từ a đến z, từ ăn, mặc, ngủ cho đến việc làm. Thế nên học trong quân đội có thể nói rất an tâm vì tỷ lệ thất nghiệp là 0%.Tuy mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Cùng nhau nhau học, cùng nhau ăn, ngủ, làm việc nhưng công việc sau khi ra trường là không giống nhau. Thứ nhất, học đại học, cao đẳng: làm sỹ quan chỉ huy. Thứ hai: học trung cấp, sơ cấp làm nhân viên chuyên môn. Sau đây xét đối với học cao đẳng/đại học: Phân ra mấy trường hợp:* Làm trợ lý phòng/ban, trưởng trạm, kho: đối với học các trường kỹ thuật quân sự, hậu cần, hoá học, y.* Làm trung đội trưởng: đối với học các trường công binh, tăng thiết giáp, pháo, thông tin, lục quân, hải quân, biên phòng, đặc công, không quân, hoá học, kỹ thuật . Quản lý, huấn luyện từ 10 đến 30 quân nhân chuyên nghiệp, chiến sỹ.* Làm chính trị viên phó đại đội đối với trường chính trị.* Trường hợp đặc biệt khác: là học ra trường nhưng không làm các công việc như trên. Ví dụ: học thông tin ra trường về viettel, ban cơ yếu CP ;học tất cả các trường ra về:TC2, TC CT, TC HC, TC KT BQP… sẽ làm các công việc đặc thù* sẽ ko bàn tới trong bài viết này.- Bằng cao đẳng/đại học trong quân đội xét ngang như nhau. Chỉ khác là muốn lên được d thì bằng cao đẳng phải đi học hoàn thiện đại học, còn bằng đại học thì không.- Bằng giỏi, bằng khá, bằng trung bình trong quân đội hầu như không khác biệt nhau trong phân công nơi công tác, vị trí công tác. Chỉ khác bằng giỏi khi ra trường được trung uý thêm 1 sao bên mỗi bên vai, lương từ đó cao hơn 0,4 hệ số (khoảng gần 300k) và nếu có ganh đua lên đại đội phó sẽ có ưu tiên hơn so với người cấp bậc thấp hơn. Còn bằng khá, trung bình ra trường thiếu uý thì bằng nhau cả 🙂