Công việc công ty mới thành lập cần phải làm những gì?
Thương hiệu càng nhiều người biết đến, định vị được vị thế trên thị trường thì sẽ tạo ra đặc điểm nhận diện sản phẩm tốt nhất với khách hàng, mang lại những giá trị về kinh tế nhất định cho doanh nghiệp.
Vì thế, ngay từ khi mới thành lập, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu riêng để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này. Quá trình xây dựng thương hiệu cần phải có sự nhất quán, chỉnh chu và kiên trì để đạt được những thành công nhất định.
Việc thành lập công ty đồng nghĩa với việc xây dựng và phát triển một thương hiệu hoàn toàn mới, thương hiệu thường gắn liền với tên doanh nghiệp. Quá trình xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và xuyên suốt, gắn liền với quá trình thành lập, phát triển của công ty.
1.2 Thành lập công ty mới có phải là sự phát triển của thương hiệu mới?
1.2 Thành lập công ty mới có phải là sự phát triển của thương hiệu mới?
Đồng thời doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho lao động phát triển, nâng cao năng lực chuyên môn và có những chính sách hỗ trợ như BHXH, lương thưởng, du lịch…… từ đó đóng góp một phần lợi ích thiết thực cho sự phát triển của xã hội.
Khi thành lập công ty, việc sử dụng lao động sẽ mở ra cơ hội việc làm cho người khác.
Thông qua việc quản lý doanh nghiệp, nhà nước còn nắm bắt được xu hướng của thị trường, nắm bắt được các yếu tố trong kinh doanh cũng như việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tế để từ đó làm căn cứ đưa ra các chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế phù hợp và kịp thời hơn.
Khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nhà nước sẽ quản lý được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó góp phần vào việc quản lý và hỗ trợ phát triển các hoạt động kinh tế đất nước.
Việc thành lập công ty có thể giúp chủ thể doanh nghiệp xây dựng thương hiệu riêng một cách lớn mạnh, sản phẩm doanh nghiệp sẽ nhiều người biết đến, từ đó mang lại những hiệu quả kinh doanh nhất định.
Việc thành lập công ty có thể giúp chủ thể doanh nghiệp xây dựng thương hiệu riêng một cách lớn mạnh, sản phẩm doanh nghiệp sẽ nhiều người biết đến, từ đó mang lại những hiệu quả kinh doanh nhất định.
Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm với quyết định của mình, từ đó năng lực quản lý, điều hành sẽ ngày một nâng cao.
Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm với quyết định của mình, từ đó năng lực quản lý, điều hành sẽ ngày một nâng cao.
Việc đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ được nhà nước cấp phép hoạt động và được bảo vệ mọi quyền lợi trước các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định.
Việc đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ được nhà nước cấp phép hoạt động và được bảo vệ mọi quyền lợi trước các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định.
Việc thành lập công ty không chỉ có vai trò to lớn đối với chủ thể doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa cả nền kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước và xã hội tại nơi doanh nghiệp hoạt động. Sau đây là những vai trò và ý nghĩa của việc thành lập công ty:
Công ty mới thành lập là doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cần phải hoàn tất những thủ tục pháp lý sau khi thành lập để nhanh chóng đi vào kinh doanh và ổn định. Các thủ tục sau khi thành lập công ty là: đăng công bố, đăng ký chữ ký số, kê khai thuế, mở tài khoản ngân hàng,…..
2. Những công việc của chủ doanh nghiệp mới thành lập phải làm
Khi công ty mới thành lập, để đi vào hoạt động ổn định và phát triển vững mạnh thì chủ doanh nghiệp là người đóng vai trò quan trọng trong việc “lèo lái chiếc thuyền” doanh nghiệp thật vững chãi, chủ doanh nghiệp hoạch đi những bước đi ĐÚNG ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Sau đây là những công việc công ty mới thành lập phải làm quan trọng chủ doanh nghiệp cần thực hiện sau khi thành lập công ty.
2.1 Đánh giá vị thế doanh nghiệp hiện tại
Dù là công ty mới thành lập, các hoạt động doanh nghiệp chưa bắt đầu, nhưng bạn cần xác định và đánh giá vị thế hiện tại của mình một cách cụ thể dựa vào định hướng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Các tiêu chí giúp đánh giá được vị thế của doanh nghiệp gồm:
a) Hoạt động ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp
Với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có những cơ hội và nguy cơ, đồng thời thị trường và xu hướng kinh doanh hiện tại cũng ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế bạn phải nghiên cứu, phân tích được những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sắp tới của công ty là gì bao gồm cả: công nghệ, kinh tế, chính trị, hoạt động xã hội…. từ đó xác định được nguy cơ hay cơ hội và đánh giá được mục tiêu chiến lược cho công ty hiện tại như thế nào? Phù hợp hay không?
Ví dụ, thực trạng hiện nay của nước ta là các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID, các doanh nghiệp dần chuyển sang việc xây dựng và phát triển thương hiệu theo chiều hướng online để tiếp cận khách hàng.
b) Tiềm lực doanh nghiệp hiện tại
Sau khi đã xác định được thị trường kinh doanh và những ảnh hưởng sắp tới cho ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cần đánh giá và phân tích được những điểm mạnh và yếu của công ty ở tất cả mọi mặt: Quản lý, Marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển….
Phân tích càng cụ thể, hiểu được những yếu tố tác động bên ngoài, hiểu được nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, từ đó có những phân bổ cho hợp lý để chuẩn bị tinh thần chinh chiến và đưa doanh nghiệp đạt được những mục tiêu cụ thể, thực tế.
c) Xác định và tìm hiểu về đối thủ
Ông bà đã dạy: biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng! Vậy nên bạn nên nghiên cứu kỹ những đối thủ của mình họ đang hoạt động như thế nào? Họ đang đạt được những thành tưu gì? Khách hàng của họ là ai….
Bạn tìm hiểu được càng nhiều thông tin, bạn càng có thêm những dữ liệu quan trọng để hoàn thành chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế đừng sợ tốn thời gian ở những bước này nhé.
2.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Thông thường các chủ doanh nghiệp khi thành lập công ty thường tập trung ngay vào việc kinh doanh, bán hàng để xoay vòng vốn cho doanh nghiệp mà không để tâm đến việc xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp, hoặc đối với họ bước này không quan trọng, có thể thực hiện sau.
Nhưng chính những suy nghĩ ấy đã khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thậm chí “giết chết” doanh nghiệp của họ ngay sau đó, bởi khi đó doanh nghiệp hoạt động không có hệ tư tưởng chung, thiếu giá trị, thiếu niềm tin cán bộ nhân viên.
Vì thế, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng hệ tư tưởng là bước quan trọng mà chủ doanh nghiệp phải thực hiện trước khi bắt đầu vào việc kinh doanh. Có hệ tư tưởng chung, có những giá trị, niềm tin, cách thức thực hiện sẽ củng cố thêm niềm tin cho nhân viên, gia tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp sẽ phát triển một cách bền vững.
Văn hóa doanh nghiệp được xem là kiêm chỉ nam, là định hướng, là niềm tin cho sự cống hiến, xây dựng một doanh nghiệp bền vững sau này.
2.3 Thiết lập mục tiêu kinh doanh
Sau đó, chủ doanh nghiệp tiến hành xây dựng kế hoạch, mục tiêu cho sự phát triển của doanh nghiệp sắp tới, mục tiêu thường gồm: mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn.
Để thực hiện được việc này đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải là một người có tầm nhìn dài hạn, có đủ trí tuệ để định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Những câu hỏi chủ doanh nghiệp bắt buộc phải làm rõ khi thiết lập mục tiêu kinh doanh là:
-
Công ty mong muốn đạt được mục tiêu gì trong tương lại?
-
Thời gian đạt được mục tiêu đó trong bao lâu?
-
Khách hàng sẽ nhận được những giá trị gì của doanh nghiệp?
Nhân viên công ty sẽ nhận được những giá trị gì từ sự phát triển của doanh nghiệp.
Mục tiêu kinh doanh phải có sự cân bằng giữa doanh nghiệp – khách hàng – nhân viên. Nghĩa là chủ doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện được sự cân bằng giữa lợi ích doanh nghiệp, khách hàng và cả nhân viên công ty mới có sự phát triển bền vững.
Đồng thời mục tiêu phải mang tính thực tế và được lượng hóa cụ thể chính xác những gì công ty muốn thu được, có thể là những con số về doanh thu, có thể mở rộng nhân sự, đào tạo nhân sự, phát triển thị trường…. Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết lập mục tiêu là tiềm lực tài chính, cơ hội, nguyên vọng thành viên, cổ đông….
2.4 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm
Sau khi đã có được mục tiêu và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược phát triển ngắn hạn, cụ thể là phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong bước xây dựng chiến lược sản phẩm, chủ doanh nghiệp sẽ thêm một phần xác định và cụ thể hóa và triển khai kế hoạch kinh doanh, tiếp cận khách hàng.
Kế hoạch kinh doanh năm, quý, tháng của doanh nghiệp. Cụ thể hóa và lượng hóa được như doanh số bao nhiêu, target bao nhiêu…
-
Những yếu tố tác động bên ngoài ảnh hưởng tới kế hoạch này là gì?
-
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
-
Tiềm lực doanh nghiệp hiện có là gì?
-
Cần chuẩn bị những gì để đạt được mục tiêu trên?
-
Nguồn lực triển khai kế hoạch kinh doanh này là những ai?
….
Để thực hiện được kế hoạch phát triển sản phẩm hiệu quả bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phân bổ nguồn lực, tài chính, nhân sự…. mọi thứ trong từng giai đoạn phù hợp. Chia nhỏ ra từng chiến lược ở mỗi giai đoạn từ đó có chiến thuật phù hợp để triển khai.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ doanh nghiệp có thể bắt tay vào thực hiện kế hoạch cụ thể. Trong quá trình thực hiện có thể có sự thay đổi nhưng cần linh hoạt, rồi vẫn bám sát vào chiến lược “xương sống” của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định.
2.5 Xây dựng và quản trị nguồn lực nhân sự
Một doanh nghiệp mạnh không cần những con người rời rạc. Một doanh nghiệp mạnh cần một đội ngũ mạnh và gắn kết. Vì thế, chủ doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nhân sự mạnh về năng lực, mạnh về kinh nghiệm, thấm nhuần giá trị về văn hóa và tư tưởng của công ty để đồng lòng cống hiến, dựng xây doanh nghiệp phát triển.
Để không còn tình trạng tuyển dụng nhân sự khó, doanh nghiệp luôn có những con người có tâm, có tầm cống hiến thì phải mang đến những lý tưởng sống (thiện lành) và chế độ, chính sách tốt, đáp ứng đủ điều kiện sống của nhân viên để họ an tâm cống hiến theo lý tưởng, giá trị của doanh nghiệp.
2.6 Đánh giá và kiểm soát kết hoạch
Bước cuối cùng trong chiến lược kinh doanh và đánh giá và kiểm soát kế hoạch. Đây là bước quan trọng để xác định xem chiến lược kinh doanh có phù hợp, có mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp hay không.
Quá trình đánh giá và kiểm soát kế hoạch chiến lược kinh doanh cần thực hiện xuyên suốt trong cả quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời, đúng thời điểm để mang lại những hiệu quả nhất định.
2.7 Quản trị dòng tiền và cơ cấu vốn doanh nghiệp
Đây không là bước dành cho doanh nghiệp mới thành lập, mà là bước quan trọng cho doanh nghiệp phát triển ổn định về sau.
Chủ doanh nghiệp cần có những bước chuẩn bị cho hoạt động cơ cấu vốn của doanh nghiệp, minh bạch dòng tiền để có thể kêu gọi vốn đầu tư dễ dàng hơn, và từ đó phát triển doanh nghiệp một cách vững mạnh.