Công thức làm lẩu gà thập cẩm nóng hổi, vừa ăn vừa thổi
Bài 2: Chế biến những nguyên liệu còn lại
Vào những ngày se lạnh, được cùng cả nhà quây quần bên xoong (nồi) lẩu gà thập cẩm nóng hổi, nghi ngút khói thì còn gì bằng.
Lẩu gà thập cẩm là món ăn được nhiều người ưa thích vào những ngày trời lạnh hoặc liên hoan, tụ tập. Món ăn vô cùng đơn giản nhưng hấp dẫn vì chỉ với một nồi (xoong) nước lèo được sơ chế khéo léo với mùi vị ngọt thơm của nước xương, chút cay cay của vị ớt sa tế, hay chút thơm thơm của hương thuốc bắc nhưng lại được ăn kèm với nhiều thức ăn khác.
Lẩu gà thập cẩm có thể nhúng kèm thêm các loại thực phẩm khác như thịt bò, tôm, ngao, mực… hay các loại rau cải, ngải, cúc… Đó chính là sự mix hài hòa giữa tất cả các loại nguyên liệu chuẩn bị làm lên món ăn đặc biệt này.
Nội Dung Chính
1. Chuẩn bị nguyên liệu làm lẩu gà thập cẩm
(Cho 7 người ăn)
- Gà khoảng 2kg
- Lòng, dạ dày lợn: 300 g
- Ngao hoa: 500 g
- Đậu phụ: 3 bìa; 500g xương lợn hoặc nước xuýt xương gà; 1 gói nấm kim châm; 200g nấm hương; 1 gói nấm rơm hoặc nấm sò, nấm đùi gà; 2 gói thuốc bắc
- Rau ngải, mùng tơi, đậu bắp, khoai lang, ngô ngọt (những loại rau bạn thích)
- 1-2 quả trứng vịt lộn
- Bánh đa, bún hoặc mì tôm ăn cùng
- Muối, hạt nêm, bột canh, sa tế, mì chính, hành khô, ớt, chanh
2. Công thức làm lẩu gà thập cẩm ngon
Bước 1: Chế biến gà
Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Phần đầu, cổ gà, chân có thể cho vào xoong (nồi) nước xương hầm lấy nước dùng làm nước lẩu. Xếp thịt gà lên đĩa
Chú ý: Để chặt gà ngon, đẹp thì nên sử dụng dao sắc, nặng; thớt phải sạch, nặng gỗ tốt.
Bài 2: Chế biến những nguyên liệu còn lại
Nấm kim châm, nấm hương, đậu bắp, bí đỏ, cà chua, các loại rau cải, rau ngải, rau cần, hoa chuối, rau diếp rửa sạch và để ráo.
Lòng, dạ dày lợn rửa sạch cắt miếng vừa ăn.
Ngao hoa, tôm rửa sạch bày lên đĩa
Bước 3: Nấu nước lèo lẩu
Xương lợn rửa sạch với muối hạt tiếp đó chần sơ qua rửa lại cho sạch rồi cho vào nồi (xoong) ninh lấy nước.
Sau khoảng 30-45 phút cho nước xuýt ra xoong (nồi) lẩu, đập 2 quả trứng vịt lộn vào đun nhỏ lửa thêm nấm hương, thuốc bắc, ngô ngọt, nấm hương vào đun, nêm nếm gia vị vừa miệng.
Bước 4: Trình bày
Xếp tất cả các lên bàn, bật bếp đun nhỏ lửa xếp thực phẩm xung quanh. Giờ thì chỉ việc tận hưởng ngay thôi. Ăn lẩu gà nóng hổi trong thời tiết sẽ lạnh sẽ là vô cùng hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với công thức làm lẩu gà thập cẩm!
Xem thêm:
Cách làm lẩu gà nòi ninh sả thơm ngon khó cưỡng