Công Nghệ 12 Bài 17: Khái Niệm Về Hệ Thống Thông Tin Và …

  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 12

Công nghệ 12 Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông

(5)

238 lượt xem Share

Hiện nay, việc truyền thông tin đi xa đã ngày càng trở nên vô cùng dễ dàng đối với con người, đem lại hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực của cuộc sông như: kinh tế, chính trị, xã hội..

Vậy làm thế nào để chúng ta có được thuận lợi như đã nêu trên, để giải đáp những vấn đề trên mời các em tìm hiểu nội dung bài học sau.

Mục lục nội dung

https://www.elib.vn/hoc-tap/Công nghệ 12 Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông238 lượt xem Share

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm

1.2. Sơ đồ khối và nguyên lý

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

3.3. Trắc nghiệm Online

4. Kết luận

Công nghệ 12 Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông

– Hệ thống thông tin là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết.

– Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện.

Hệ thống thông tin và viễn thông

– Thông tin được truyền bằng các môi trường truyền dẫn khác nhau, bằng truyền trực tuyến hay qua không gian. Thông tin cần truyền đi xa hiện nay có thể thấy trong các lĩnh vực: thông tin vệ tinh, thông tin viba, thông tin cáp quang, mạng điện thoại cố định và di động, mạng Internet,…

– Các phương pháp truyền thông tin đi xa:

  • Truyền trực tuyến.

Phương pháp truyền trực tuyến

  • Truyền bằng sóng (truyền qua không gian)

Phương pháp truyền bằng sóng

1.2. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của hệ thống thông tin và viễn thông.

a. Phần phát thông tin:

– Chức năng: Có nhiệm vụ đưa nguồn thông tin cần phát tới nơi cần thu thông tin.

– Sơ đồ khối một máy phát thông tin:

+ Nguồn thông tin: Nguồn tín hiệu cần phát đi xa như: âm thanh, hình ảnh, chữ và số. . .

+ Xử lí thông tin: Nguồn tín hiệu cần được gia công và khuếch đại.

+ Mã hoá: Những tín hiệu đã được xử lícó biên độ đủ lớn muốn truyền đi xa cần được mã hóa theo một kỹ thuật nào đó. Hiện nay có hai kỹ thuật mã hóa cơ bản là kỹ thuật tương tự và kỹ thuật số.

+ Truyền đi: Tín hiệu sau khi được mã hóa được gửi vào phương tiện truyền dẫn để truyền đi xa (dây dẫn, cáp quang, sóng điện từ. . . )

b. Phần thu thông tin

– Chức năng: Nhận tín hiệu đã được mã hóa được truyền đi từ phía phát, biến đổi ngược lại để đưa tới thiết bị đầu cuối.

– Sơ đồ khối:

+ Nhận thông tin: tín hiệu đã phát đi được máy thu nhận bằng một thiết bị hay một mạch nào đó (angten, modem, . . .)

+ Xử lí thông tin: các tín hiệu nhận về có công suất nhỏ và đã được mã hóa nên phải được xử lí như giải mã, điều chế, khuếch đại, . . .

+ Thiết bị đầu cuối: là khâu cuối cùng của hệ thống (loa, màn hình, in ra giấy, . . . )

+ Những thông tin từ nơi phát đến nơi thu có thể ở khoảng cách xa, gần khác nhau.

⇒ Tất cả nguồn phát và thu thông tin phải hợp thành một mạng thông tin quốc gia và toàn cầu

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Truyền thông tin nội bộ của một công ty có được coi là hệ thống thông tin và viễn thông hay không?

Hướng dẫn giải:

Việc truyền thông tin nội bộ trong một cơ quan hiện nay được truyền bằng mạng nội bộ, do đó đây cũng chính là một hệ thống thông tin quy mô nhỏ.

Bài 2: Điện thoại cố định và di động giống và khác nhau ở điểm nào?

Hướng dẫn giải:

  • Giống nhau: cùng có chức năng phát và thu nhận thông tin.
  • Khác nhau: phương thức truyền tin (điện thoại cố định thì truyền bằng dây dẫn, còn điện thoại di động thì truyền bằng sóng điện từ, do đó cách xử lý và mã hóa khác nhau).

Bài 3: Hệ thống thông tin và truyền thông có nhược điểm gì không ?

Hướng dẫn giải:

  • Gây ô nhiễm môi trường: gây ra hiện tượng nhiễm điện, sản phẩm thải không được thu hồi và tái chế, ảnh hưởng đến sức khỏe con người…
  • Sai lệch thông tin ngày càng nhiều.
  • Liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Điện thoại cố định và di động giống và khác nhau ở điểm nào?

Câu 2: Truyền thông tin nội bộ của một công ty có được coi là hệ thống thông tin và viễn thông hay không?

Câu 3: Hãy cho biết phương tiện truyền thanh (hay thông tin) hiện có của địa phương em.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Hệ thống thông tin là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết.

B. Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện.

C. Hệ thống viễn thông là một phần của hệ thống thông tin.

D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 2: Môi trường truyền dẫn:

A. Truyền trực tuyến

B. Truyền qua không gian

C. Cả 2 đều sai

D. Cả 2 đều đúng

Câu 3: Tìm câu trả lời sai: Thiết bị truyền thông tin qua không gian là:

A. Điện thoại di động

B. Điện thoại cố định

C. Radio

D. Truyền hình

Câu 4: Đâu là khâu cuối cùng của hệ thống thông tin?

A. Anten

B. Modem

C. Màn hình tivi

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 5: Tín hiệu đã phát đi được thu, nhận bằng thiết bị?

A. Modem

B. Màn hình tivi

C. Loa

D. Cả 3 đáp án đều đúng

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông Công nghệ 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

– Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông.
  • Biết được các khối cơ bản, nguyên lí làm việc hệ thống thông tin và viễn thông.
  • Vẽ được mô hình hệ thống thông tin và viễn thông.
  • Tham khảo thêm

  • doc

    Công nghệ 12 Bài 18: Máy tăng âm

  • doc

    Công nghệ 12 Bài 19: Máy thu thanh

  • doc

    Công nghệ 12 Bài 20: Máy thu hình

  • doc

    Công nghệ 12 Bài 21: Thực hành Mạch khuếch đại âm tần

(5)

238 lượt xem Share

Ngày:14/08/2020

Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

TẢI VỀ

XEM ONLINE

Bài giảng Công Nghệ 12 Chương 4 Công Nghệ 12 Công Nghệ 12 Thiết bị điện tử dân dụng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9

Bài học Công nghệ 12

Phần một: Kĩ thuật điện tử

  • 1

    Bài 1: Vai trò và triển vọng phát triển của ngành KTĐT trong SX&ĐS

Chương 1: Linh kiện điện tử

  • 1

    Bài 2: Điện trở – Tụ điện – cuộn cảm

  • 2

    Bài 3: Thực hành: Điện trở – Tụ điện – cuộn cảm

  • 3

    Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC

  • 4

    Bài 5: Thực hành: Điốt – Tirixto – Triac

  • 5

    Bài 6: Thực hành: Tranzito

Chương 2: Một số mạch điện tử cơ bản

  • 1

    Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử – chỉnh lưu – nguồn một chiều

  • 2

    Bài 8: Mạch khuếch đại – Mạch tạo xung

  • 3

    Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản

  • 4

    Bài 10: Thực hành: Mạch nguồn điện một chiều

  • 5

    Bài 11: Thực hành: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc

  • 6

    Bài 12: Thực hành: Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito

Chương 3: Một số mạch điện tử điều khiển

  • 1

    Bài 13: Khái niệm về mạch điện tử điều khiển

  • 2

    Bài 14: Mạch điều khiển tí hiệu

  • 3

    Bài 15: Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha

  • 4

    Bài 16: Thực hành: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha

Chương 4: Một số thiết bị điện tử dân dụng

  • 1

    Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông

  • 2

    Bài 18: Máy tăng âm

  • 3

    Bài 19: Máy thu thanh

  • 4

    Bài 20: Máy thu hình

  • 5

    Bài 21: Thực hành Mạch khuếch đại âm tần

Chương 5: Mạch điện xoay chiều ba pha

  • 1

    Bài 22: Hệ thống điện quốc gia

  • 2

    Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha

  • 3

    Bài 24: Thực hành: Nối tải ba pha hình sao và hình tam giác

Chương 6: Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ

  • 1

    Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha – máy biến áp ba pha

  • 2

    Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

  • 3

    Bài 27: Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha

  • 4

    Bài 28: Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ

  • 5

    Bài 29: Thực hành: Tìm hiểu một mạng điện sản xuất quy mô nhỏ

  • 6

    Bài 30: Ôn tập

Thông báo

×

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập

×

238 lượt xem ShareBài giảng Công Nghệ 12 Chương 4 Công Nghệ 12 Công Nghệ 12 Thiết bị điện tử dân dụngBài học Công nghệ 12Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập