Công dụng tuyệt vời của bạch quả có thể bạn chưa biết
Bạch quả là một loại dược liệu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng. Dưới đây, Be Nature sẽ giải mã công dụng tuyệt vời của bạch quả có thể bạn chưa biết!
Nội Dung Chính
Tìm hiểu bạch quả là gì?
Bạch quả là gì? Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và có lịch sử hàng nghìn năm. Bạch quả còn được biết đến với tên gọi khác là Ngân Hạnh, Áp Cước Tử hay cây Rẽ quạt. Tên khoa học của loại cây này là Ginkgo biloba.
Chiều cao của cây bạch quả có thể lên đến khoảng 20 – 30m. Thân cây hình trụ, có tán lá sum sê. Phiến lá bạch quả có hình cánh quạt, mét lá ở phía trên tròn, nhẵn. Rễ cây bạch quả khá sâu, điều này giúp nó chống chọi lại gió bão.
Quả của cây bạch quả có dạng hạch, hình trứng, màu vàng và có mùi bơ khét. Hạt có chứa phenol, có khả năng ngộ độc bạch quả nếu ăn nhiều. Vào mùa thu, lá cây bạch quả đổi màu sang vàng, sau đó bị rụng. Đôi khi quá trình này chỉ diễn ra trong từ 1–15 ngày.
Ở Trung Quốc, bạch quả được xem là một nguyên liệu thực phẩm truyền thống. Thường dùng để nấu các món chè, cháo, và đồ ngọt.
Ở Nhật Bản, bạch quả được chế biến sẵn để ăn cùng vài món ăn khác. Hoặc bạch quả được dùng để thêm vào món trứng sữa hấp để tăng hương vị, chất lượng dinh dưỡng.
=>>>Bạch quả được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền. Và hiện nay, trong y học hiện đại cũng tìm ra những lợi ích tuyệt vời của loại cây này. Cùng tìm hiểu tác dụng của cây bạch quả trong phần chia sẻ tiếp theo.
Tổng hợp những tác dụng của cây bạch quả
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong bạch quả có chứa: 22% – 27% flavone glycoside (ginkgetin, bilobetin, sciadopitysin); terpene lactones (ginkgolides và diterpenes); bilobalide và các axit Ginkgolic. Những chất này, rất có lợi cho sức khỏe của người dùng. Chiết xuất từ bạch quả là thành phần chính trong thuốc Giloba. Một loại thuốc có tác dụng hướng thần, bổ thần kinh.
Dưới đây là các tác dụng của cây bạch quả. Cụ thể:
1.Chống oxy hóa:
Flavonoid và terpenoid là những chất được tìm thấy trong bạch quả. Đây là các chất chống oxy hóa cực mạnh. Có khả năng chống lại các gốc tự do, gây hại cho sức khỏe của con người.
2.Có khả năng chống viêm:
Lá của cây bạch quả có khả năng ức chế các phản ứng viêm. Đồng thời, có khả năng bảo vệ hợp chất tái tạo các sụn khớp hư hỏng. Có lợi cho những người đang gặp các vấn đề về bệnh viêm xương khớp. Chiết suất của bạch quả cũng có khả năng ngăn chặn sự kích thích của nhân tố gây viêm.
3.Cải thiện sức khỏe tim mạch:
Chiết xuất từ bạch quả có thể giúp tăng lưu lượng máu từ động mạch vành. Và đáp ứng khả năng giãn mạch phụ thuộc nội mô. Lá còn có công dụng làm giảm mức lipoprotein có trong huyết tương – Một yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.
4.Cải thiện chức năng của não:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người dùng bạch quả có khả năng cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, còn giảm được triệu chứng lo âu, căng thẳng quá mức. Nhờ vào khả năng chống oxy hóa và điều hòa dẫn truyền thần kinh.
5.Giảm các triệu chứng PMS ở nữ giới:
Nghiên cứu trên 85 sinh viên đại học ( 2008) cho thấy giảm 23% các triệu chứng PMS khi sử dụng bạch quả. Đây là hội chứng tiền kinh nguyệt với các biểu hiệu như: Dễ kích động, lo lắng quá mức tuần trước kỳ kinh.
6.Hỗ trợ điều trị cải thiện chức năng tình dục:
Thử nghiệm 108 bệnh nhân, khi bổ sung dinh dưỡng được chiết suất từ bạch quả. Sẽ làm tăng mức độ ham muốn tình dục ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Bài viết tham khảo thêm:
Cách sử dụng bạch quả đúng cách, an toàn
Mặc dù, bạch quả mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng, nếu không biết cách sử dụng bạch quả cũng sẽ gây ra những nguy hại cho sức khỏe.
Sau đây Be Nature sẽ mách bạn liều dùng bạch quả
- Các chuyên gia cho biết, lá khô của cây bạch quả có thể sử dụng để pha trà. Liều 3 – 10g/ngày và được chia làm 3 lần mỗi ngày.
- Liều dùng tiêu chuẩn của dịch chiết từ bạch quả EGb 761 được sử dụng trong các nghiên cứu. Được các nhà sản xuất khuyến nghị: 40mg, 3 lần mỗi ngày, hoặc dùng 80mg, 2 lần mỗi ngày.
- Hạt: Không nên dùng quá 8 – 10 hạt nấu chín mỗi ngày cho người trưởng thành. Đặc biệt, hạt bạch quả không được khuyến cáo sử dụng lâu dài.
Tổng hợp các bài thuốc bạch quả
Theo như Đông y, thì bạch quả có tính bình, vị đắng ngọt. Hữu ích trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiểu tiện. Dưới đây là các bài thuốc bạch quả thông dụng:
+ Chữa cảm lạnh, đờm nhiều: Bạch quả bọc trong lá ngải cứu rồi đem nướng chín; ngày 2-3 lần, mỗi lần dùng 1-2 quả.
+ Chữa hen phế quản: Dùng 10g bạch quả, 1 thìa mật ong, bạch quả bỏ vỏ sau đó thêm nước đun chín. Tiếp theo cho thêm mật ong vào khuấy đều lên và ăn 1 lần/ ngày vào buổi tối.
+ Bài thuốc ngăn ngừa bạc tóc: Sử dụng 30g bạch quả, 150g hà thủ ô, đậu đen 250g, 100g vừng đen. Đem tất cả đi sao chín, tán nhuyễn thành bột mịn. Bảo quản kỹ lưỡng trong lọ kín và dùng dần. Mỗi lần dùng khoảng 30g hòa với nước ấm.
+ Hỗ trợ điều trị tháo đường: Dùng 15g bạch quả, lá ổi non dùng 15g, dùng râu ngô 30g. Sắc uống mỗi ngày, bài thuốc này không dùng cho người đại tiện táo.
+ Bài thuốc trị bệnh đới hạ: Chuẩn bị 9g Bạch quả, khiếm thực, xa tiền tử, sơn dược đem sắc uống trong ngày.
+ Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiết niệu: Dùng 10g bạch quả nướng chín và ăn trong ngày.
+ Bài thuốc chữa nóng trong: Bạch quả đem bóc lớp vỏ cứng và vỏ lụa bên ngoài. Tách đôi hạt rồi đem luộc chín. Sau đó đun sôi nước, cho bột sắn đã hòa nước vào nồi. Sau đó cho thêm ít đường, bạch quả đã luộc chín vào nồi đun đến sôi và tắt bếp.
Giá bạch quả bao nhiêu 1 ký?
Giá bạch quả bao nhiêu 1 ký? Là thắc mắc của không ít người đang có nhu cầu mua loại hạt này. Hạt bạch quả có giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào các yếu tố như: cách đóng gói, chất lượng cũng như thương hiệu.
- Bạch quả khô có giá giao động từ: 150.000 – 200.000đ/ 1 ký
- Bạch quả tươi: Giá giao động từ: 50.000 – 100.000đ/ 1 ký
Những lưu ý khi dùng bạch quả:
Một số tác dụng phụ của bạch quả được ghi nhận là: Chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, làm tăng nguy cơ chảy máu. Chính vì, khi sử dụng bạch quả cần lưu ý các điểm sau.
+ Không dùng bạch quả cho người bị rối loạn đông máu. Không dùng bạch quả chung với các thuốc chống đông máu, thuốc chống động kinh.
+ Không sử dụng chung với các gia vị như tỏi, sâm. Đặc biệt là các loại thảo dược có chứa chất Coumarrin.
+ Phụ nữ mang thai không nên sử dụng bạch quả vì dễ dẫn đến chuyển dạ sớm. Người vừa mới phẫu thuật, tai biến mạch máu não cũng không nên dùng bạch quả.
+ Trẻ em không nên ăn nhiều bạch quả. Vì một số chất có trong bạch quả có thể gây ngộ độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
+ Bạch quả khi ăn sống thì mức độ ngộ độc càng cao. Thông thường sau khi ăn chừng một đến vài tiếng. Người ăn sẽ có triệu chứng choáng váng, buồn nôn, co giật,…
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đây đã điểm qua những công dụng tuyệt vời của bạch quả có thể bạn chưa biết.
Hy vọng bài viết mà chúng tôi đã tổng hợp phía trên. Sẽ cung cấp đủ cho độc giả của Be Nature những thông tin hữu ích về cây bạch quả.
Đừng quên nhấn theo dõi website của Be Nature để cập nhập những bài viết mới nhất về sức khỏe bạn nhé!