Có Nên Học Răng Hàm Mặt? Nên chọn Y Đa Khoa Hay Răng Hàm Mặt ?
Ngành răng hàm mặt là gì? Sinh viên sẽ được học những gì ?
Đối với những bạn có định hướng ngành Y đang phân vân về việc chọn theo đuổi khoa nào. Có nên học Răng hàm mặt không? Nên chọn Y đa khoa hay răng hàm mặt? Hôm nay Đào tạo liên tục – Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo sẽ tư vấn một số thông tin về vấn đề này giúp bạn dễ đưa ra quyết định hơn.
Nội Dung Chính
Ngành răng hàm mặt là gì? Sinh viên sẽ được học những gì ?
Trước khi đi sâu vào vấn đề Có nên học răng hàm mặt? chúng ta cần hiểu trước một số thông tin cơ bản về chuyên ngành này.
Răng Hàm Mặt (RHM) là ngành học về kỹ thuật phục hình thẩm mỹ răng hàm mặt, đào tạo ra những bác sĩ chuyên ngành RHM nhằm chẩn đoán, điều trị và duy trì sức khỏe răng miệng cho cá nhân, cộng dồng. Đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho mọi người.
Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được học các chủ đề, môn học như:
- Các môn học đại cương
- Các môn lý luận chuyên ngành, phương pháp lý luận.
- Các môn học cơ sở ngành như dân số học,
- Lý luận về giải phẫu, sinh lý, hóa sinh, mô phôi…
- Các môn học chuyên ngành như: Giải phẫu răng; mô phôi răng miệng; da liễu…
- Ngoài ra, sau 2 năm đầu học nền tảng, bạn sẽ bắt đầu học tập và nghiên cứu chuyên sâu về Răng Hàm Mặt, kỹ thuật chuyên môn cao về khoa này. Đây cũng là một chuyên khoa phức tạp nhưng cũng cực kỳ quan trọng.
- Các nhánh chính trong chuyên ngành này bao gồm: chẩn đoán, chỉnh răng nội nha, phẫu thuật, phục hình tháo lắp răng, X-quang chỉnh hình miệng, nha khoa, nha khoa nhi khoa và nha khoa y tế cộng đồng….
Học răng hàm mặt có dễ xin việc không?
Cùng với sự phát triển với kinh tế, xã hội là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người. Bên cạnh những dịch vụ khám chữa bệnh, và quan tâm đến sự thay đổi của những bộ phận trên cơ thể thì các dịch vụ thẩm mỹ răng miệng cũng được tăng cao. Đó là lý do ngành Răng Hàm Mặt được đánh giá là một trong những ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai. Vậy nên chỉ cần co sự đam mê với ngành này, thì bạn không cần phải lo lắng có nên học răng hàm mặt không hay học răng hàm mặt có dễ xin việc không. Bởi đây là ngành được đánh giá là một trong những ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai.
Sau khi tốt nghiệp bác sĩ Răng hàm mặt, sinh viên có thể học lên các trình độ cao hơn: Bác sĩ chuyên khoa 1, Bác sĩ chuyên khoa 2; Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ. Bác sĩ Răng Hàm Mặt cũng có thể học thêm các chứng chỉ chuyên ngành sâu hơn để hành nghề: học thêm các chứng chỉ chỉnh nha, phẫu thuật nha chu, phẫu thuật hàm mặt… hoặc làm việc tại nhưng nơi như:
- Thăm khám, tư vấn và điều trị răng miệng tại các bệnh viện răng hàm mặt, bệnh viện đa khoa, phòng khám nha khoa.
- Thực hiện công tác phòng bệnh, tư vấn cũng như giáo dục sức khỏe răng miệng.
- Tổ chức và quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng tại cộng đồng.
- Học tiếp sau đại học để trở thành giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các trường y.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Răng hàm mặt sẽ trở thành các bác sĩ chuyên ngành Răng hàm mặt có kiến thức, chuyên môn lẫn kỹ năng nghề nghiệp về y khoa và nha khoa. Trực tiếp tham gia công tác tư vấn, chẩn đoán, giải quyết các vấn đề và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến răng hàm mặt cho cá nhân. Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ răng miệng và thẩm mỹ cho mọi người.
Mức lương bác sĩ răng hàm mặt mới ra trường
Về mức lương, thì đây là một ngành nghề tiềm năng nên đồng nghĩa với việc tỉ lệ cạnh trang cũng sẽ rất cao. Do các nhu cầu về chăm sóc riêng miệng ngày một được ưu tiên, nên tốc độ xây dựng, mở phòng khám, bệnh viện chuyên về răng hàm mặt tăng vọt.
+ Mức lương thấp nhất hiện nay của bác sĩ răng hàm mặt hiện nay đối với bác sĩ răng hàm mặt mới ra trường chưa có kinh nghiệm là: 8 triệu đồng/tháng/
+ Mức lương trung bình của bác sĩ răng hàm mặt hiện là: 18 triệu đồng/tháng.
+ Mức lương cao nhất bác sĩ răng hàm mặt hiện là: 25 triệu đồng/tháng
Đây không hẳn là mức lương cố định của, bởi thu nhập của bác sĩ răng hàm mặt còn có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau:
Về kinh nghiệm: Nếu bạn có kinh nghiệm cao đồng nghĩa với mức lương cũng sẽ cao. Đối với sinh viên mới ra trường, thực tập sinh không có kinh nghiệm đương nhiên sẽ có thu nhập thấp hơn. Rất nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân răng hàm mặt hiện nay tuyển bác sĩ có kinh nghiệm, khi đó dường như họ mới có đủ trình độ và kỹ năng để đảm bảo toàn bộ công việc. Chính vì vậy mà mức lương cao – thấp trong ngành có sự chênh lệch khá lớn.
Quy mô của bệnh viện, phòng khám: Tùy vào quy mô lớn hay nhỏ, mà mức lương cũng sẽ tương đối khác nhau. Tại những thành phố lớn, có mức sống cao hơn, nhu cầu người dân cũng cao hơn thì mức lương cũng sẽ cao hơn. Còn với một số tỉnh thành nhỏ, mức lương sẽ không cao bằng so với thành phố lớn
Học Bác sĩ Răng hàm mặt có khó không?
Để đánh giá mức độ khó hay dễ của một chuyên ngành thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: Sự cố gắng; Sự tập trung của mỗi cá nhân mà đưa ra được kết quả rằng ngành học đó khó hay dễ.
Ngành Bác sĩ răng hàm mặt cũng vậy; khi các bạn thực sự có đam mê và sự cố gắng thì không chỉ sẽ là một ngành học rất dễ dàng mà còn vô cùng thú vị.
Điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt
Là một ngành nghề khá thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, đặc thù của ngành trong lĩnh vực y tế nên cũng có phần đòi hỏi cao về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Vậy nên điểm chuẩn của ngành dù có sự biến động qua các năm nhưng vẫn còn tương đối cao. Trong năm 2021, ngành này có điểm chuẩn cao nhất là ở trường ĐH Y Hà Nội với tổng điểm lên đến 28,45 điểm. Điểm xét tuyển ngành răng hàm mặt của một số trường khác như sau:
STT
TÊN TRƯỜNG
ĐIỂM CHUẨN
1
ĐH Y Hà Nội
28,45
2
ĐH Y Dược – ĐH Quốc Gia Hà Nội
27,5
3
ĐH Y Dược Hải Phòng
26,7
4
ĐH Y Dược – ĐH Huế
26,85
5
Khoa Y Dược – ĐH Đà Nẵng
26,55
6
ĐH Dân lập Duy Tân
22
7
ĐH Quốc tế Hồng Bàng
22
8
Khoa Y – ĐH Quốc gia TP.HCM
26,8
9
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
– 27,35 (thí sinh có hộ khẩu ngoài TP.HCM)
– 26,6 (thí sinh có hộ khẩu tại TP.HCM)
Học ngành Răng hàm mặt ở đâu?
Ngành Răng – Hàm – Mặt nhận được sự quan tâm của đông đảo thí sinh và phụ huynh. Hơn nữa, nhu cầu khám chữa bệnh liên quan đến răng – hàm – mặt ngày càng được chú trọng. Yêu cầu đặt ra lúc này đó là cần có một đội ngũ y bác sĩ răng – hàm – mặt được đào tạo bài bản. Chính vì vậy có nhiều trường đã và đang đào tạo ngành này như:
– Khu vực miền Bắc:
Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Y Hà Nội
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
Đại học Y Dược Hải Phòng
– Khu vực miền Trung:
Đại học Duy Tân
Đại học Y Dược – Đại học Huế
Khoa Y dược – Đại học Đà Nẵng
– Khu vực miền Nam:
Đại học Y Dược TP.HCM
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Trà Vinh
Đại học Y Dược Cần Thơ
Điều kiện để bác sĩ Răng Hàm Mặt mở phòng khám nha khoa ?
1. Quy định mở phòng khám
– Phòng khám nha khoa tư nhân phải thành lập dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh có ngành nghề hoạt động phòng khám chuyên khoa hoặc đa khoa.
– Theo quy định, người đứng đầu phòng khám nha khoa tư nhân phải là Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa răng hàm mặt, có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa và những người làm việc khác nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
– Phòng khám phải đảm bảo đầy đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.
– Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
xem thêm: Học kỹ thuật vật lý trị liệu ở đâu?
2. Y sĩ răng hàm mặt có được mở phòng khám nha khoa không?
– Theo như quy định mà Đào tạo liên tục đã cập nhật bên trên, người đứng đầu phòng khám nha khoa tư nhân phải là Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa răng hàm mặt, có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó. Chính vì vậy, y sĩ răng hàm mặt không được phép mở phòng khám và cần phải học lên bác sỹ mới có thể.
Nên chọn ngành Y khoa hay Răng hàm mặt ?
1. Tìm hiểu sơ lược về ngành Y khoa
Y khoa (Y Đa khoa) là ngành đào tạo ra những bác sĩ có kiến thức nền tảng về khoa học, kiến thức và các kỹ năng khám, chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn dự phòng các bệnh lý phổ biến tại bệnh viện và cộng đồng. Ngành này có thể kết hợp giữa 2 phương pháp y học hiện đại với y học cổ truyền.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Y khoa sẽ có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng vững chắc cho y học lầm sàng; có các kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho bệnh nhân. Có những phương pháp khoa học trong công tác phòng, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Hiểu rõ pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Nơi mà các bác sĩ y khoa ra trường có thể làm là các bệnh viện, cở sở y tế, ban ngành có nhu cầu sử dụng bác sĩ đa khoa. Việc học tập của ngành y đa khoa sẽ mất 6 năm + 1 năm định hướng theo đúng chuyên khoa mình đã chọn.
2. So sánh Y khoa và Răng hàm mặt – Nên chọn ngành nào ?
Điểm tương đồng giữa 2 chuyên ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt là đều phải học kiến thức nền tảng 2 năm.
Đối với Y khoa, sau 2 năm bạn sẽ tập trung học tập và nghiên cứu tất cả các khoa cũng như chuẩn bị kiến thức đủ sâu và rộng để chọn về chuyên khoa theo khả năng, sở thích vào những năm tiếp theo.
Đối với Răng Hàm Mặt, sau 2 năm học nền tảng, sinh viên sẽ bắt đầu học tập và nghiên cứu chuyên sâu về Răng Hàm Mặt. Ngoài ra còn có các kiến thức kỹ thuật chuyên môn cao về khoa này. Tuy nhiên, nếu chọn học Răng hàm mặt ngay từ đầu, sinh viên sẽ không cần phải chọn chuyên khoa.
Cả 2 khoa đều cần lượng kiến thức nhiều. Nhưng đối với Y Đa Khoa thì lượng kiến thức đa dạng và bao quát hơn nên đòi hỏi bạn sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều. Cho nên còn tùy thuộc vào sự đam mê, siêng năng theo đuổi của bạn đối với khoa nào.
Con gái có nên học bác sĩ răng hàm mặt không?
Là một bác sĩ răng hàm mặt đòi hỏi nhiều tố chất về tư duy cũng như sự tỉ mỉ. Vì vậy, không chỉ nam mà cả các bạn nữ cũng có thể học bác sĩ răng hàm mặt.
Những tố chất cần có để bạn nữ theo nghề bác sĩ răng hàm mặt:
– Có tinh thần trách nhiệm cao vì điều này liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh
– Nha sĩ cần có một đôi mắt tinh anh để quan sát tình trạng bệnh, sự nhạy bén trong phán đoán để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Bởi chẩn đoán trúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị chính xác sẽ mang đến khoảng 30% cơ may để cứu chữa người bệnh.
– Sự kiên trì, nhẫn nại, ý chí quyết tâm để vượt qua mọi khó khăn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Thời gian đào tạo chuyên ngành bác sĩ Răng hàm mặt khoảng 6 năm. Cho nên, những bạn nữ đủ kiên trì và đam mê sẽ có thể trải qua quá trình học tập vất vả để lĩnh hội đầy đủ kiến thức chuyên môn và vững tay nghề, trở thành một bác sĩ chuyên ngành răng hàm mặt giỏi.
Nhìn chung, Có nên răng hàm mặt không còn phụ thuộc vào 2 yếu tố, 1 là sự đam mê của bản thân đối với ngành này có thật sự đủ lớn. 2 là nếu đã lựa chọn bạn phải thật sự theo đuổi một cách nghiêm túc, cố gắng. Đào tạo liên tục – Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo tin chắc rằng sau bài viết bạn tìm được định hướng đúng đắn trong hành trình sự nghiệp của mình.
5
/
5
(
1
bình chọn
)