Cơ cấu doanh thu trong doanh nghiệp

Cơ cấu doanh thu là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phân tích các hoạt động kế toán, tài chính của doanh nghiệp. Thông qua “Tỷ lệ biến đổi” trong cơ cấu doanh thu, nhà quản lý có thể đưa ra các nhận định chính xác về tình hình doanh thu của doanh nghiệp từ đó có những đề xuất kịp thời giúp xoay chuyển tình hình kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp. Vậy cơ cấu doanh thu là gì? Cách phân tích cơ cấu doanh thu như nào, hãy cũng TACA tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Cơ cấu doanh thu là gì?

  • Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
  • Báo cáo doanh thu là một phần thiết yếu của báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây là bảng cáo trình bày kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo xác định số lượng doanh thu được tạo ra và chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo, cũng như bất kỳ kết quả lãi hoặc lỗ ròng nào. Nằm trong hệ thống báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp, báo cáo doanh thu góp phần quan trọng vẽ ra được bức tranh kinh doanh toàn cảnh ở thời điểm hiện tại.
  • Cơ cấu doanh thu được trình bày dựa trên số liệu lấy từ bảng báo cáo doanh thu.
  • Như vậy, Cơ cấu doanh thu là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại doanh thu trong tổng số doanh thu mà doanh nghiệp đạt được trong thời kỳ xác định. Mỗi doanh nghiệp có cơ cấu doanh thu khác nhau từ đó hình thành nên kết quả hoạt động kinh doanh khác nhau trong từng thời kỳ.

Tầm quan trọng của cơ cấu doanh thu?

Cơ cấu doanh thu giúp nhà quản lý đưa ra các nhận định chi tiết về tỷ trọng doanh thu thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà quản lý có được cái nhìn tổng quát về cơ cấu doanh thu theo mặt hàng tiêu thụ, theo nơi tiêu thụ, theo số lượng tiêu thụ…

Ngoài ra, nhìn vào cơ cấu doanh thu giúp nhà quản lý theo dõi và so sánh các mục hàng hoá trong báo cáo theo thời gian, để đưa ra đánh giá, nhận xét sự thay đổi của doanh thu trong quá trình kinh doanh và đầu tư. Từ đó, giúp nhà quản lý đưa ra được quyết định đúng đắn trên con đường phát triển doanh nghiệp vững mạnh.

Xây dựng cơ cấu doanh thu

>>Xem thêm:

Revenue Generation (What It Means And How It Works: Overview)

Giải pháp nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp

Các tiêu chí thể hiện cơ cấu doanh thu bao gồm:

Hiện nay, không có mẫu hoặc quy tắc bắt buộc nào khi xây dựng cơ cấu doanh thu cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, sẽ có một vài các tiêu chí cần được thể hiện trong bảng/ biểu đồ cơ cấu doanh thu:

+ Tên sản phẩm/ khu vực/ thời gian/ cửa hàng… đang tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp

+ Số liệu thể hiện doanh thu của doanh nghiệp theo mốc thời gian xác định

+ Tỷ lệ, % tăng trưởng, tỷ trọng

+ Số liệu thể hiện sự chênh lệch giữa thông số doanh thu trong khoảng thời gian so sánh (Nếu có)

Trình bày cơ cấu doanh thu

Khi trình bày cơ cấu doanh thu, nhà quản lý cần xây dựng dựa trên các thông tin trong báo cáo doanh thu và nên tập trung vào việc cung cấp thông tin theo cách tối đa hóa mức độ liên quan của thông tin đối với người đọc. Có thể trình bày cơ cấu doanh thu theo kiểu tiết lộ doanh thu một cách cụ thể, như: trình bày cơ cấu doanh thu theo cửa hàng, theo tháng, theo sản phẩm, tỉ lệ….

Cách trình bày cơ cấu doanh thu đối với doanh nghiệp có nhiều phòng ban, ngành hàng sẽ cần chi tiết hơn; có thể được chia nhỏ ra các ngành hàng, sản phẩm, biên lợi nhuận,… thậm chí cơ cấu doanh thu của từng ngành hàng, đi kèm với các biểu đồ mô tả chi tiết.

Cách trình bày đầu tiên theo bản chất được coi là khá đơn giản, vì chúng không liên quan nhiều về mặt kĩ thuật trong việc phân bổ giữa các bộ phận của doanh nghiệp. Trong khi đó, trình bày theo cách thứ hai cũng giúp dễ dàng xác định được chi tiết các vấn đề về cơ cấu doanh thu, phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng và kiểm soát, quản lí chi phí hiệu quả.

Một số cách phân tích cơ cấu doanh thu hiệu quả

Phân tích cơ cấu doanh thu theo từng cơ sở bán, khu vực

Với cách này, nhà phân tích tài chính, kế toán chỉ đơn giản là “viết lại” các con số của một thời điểm, từ đó, đề xuất và giúp nhà quản lý nắm bắt doanh thu cụ thể đến từ từng cơ sở bán hàng, khu vực bán cũng như tỷ lệ % từng cơ sở mang lại trên tổng số doanh thu thu được của doanh nghiệp. Qua đây giúp nhà quản lý đề xuất với ban quản trị việc tiếp tục tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ở cơ sở nào? Đồng thời tùy tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản lý cũng có thể đưa ra đề xuất tiếp tục kinh doạnh hoặc tạm ngừng kinh doanh đối với các cơ sở không mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp.

Co-cau-doanh-thu

Cơ cấu doanh thu theo cửa hàng của Công ty X năm 2022 (vnd)

Nhận xét: Dựa trên bảng cơ cấu doanh thu theo cửa hàng của công ty X nhận thấy: Cơ cấu doanh thu giữa các cửa hàng từ quý 2/2022 đến quý 3/2022 thay đổi không nhiều. Tuy nhiên tổng doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng giảm, trong đó tỷ trọng doanh thu của của hàng 1,3,9,10 có tỷ trọng giảm, tổng doanh thu tại các cửa hàng có trị giá giảm. Từ đó nhà quản lý cần tìm ra nguyên nhiên cụ thể và các biện pháp khắc phục nhằm thúc đẩy và gia tăng giá trị doanh thu đến từ các cửa hàng 1,3,9,10. Đồng thời, đa phần doanh thu các cửa hàng đều có sự suy giảm, điều này cho thấy việc mở rộng quy mô đã làm pha loãng doanh thu, lượng khách hàng mới chưa tăng kịp với tốc độ phát triển của cửa hàng. Phòng Marketing cần có chiến lược tiếp cận mới.

Phân tích cơ cấu doanh thu giữa các vùng (địa lý) theo thời gian xác định

Cơ cấu doanh thu theo vùng của Công ty Y cùng kỳ quý 2/2022 và quý 3/2022

Co-cau-doanh-thu-theo-vung-mien

Cơ cấu doanh thu quý 2 và quý 3 năm 2022 của công ty Y

Cơ cấu doanh thu theo vùng của công ty Y thời điểm quý 2/2022 và quý 3/2022 khá tương đồng. Tuy nhiên, giá trị doanh số giữa các vùng miền đã có sự thay đổi, vì vậy nhà quản lý cần chú ý đên khâu khảo sát thị trường để năm bắt cụ thể nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp có mối liên kết như thế nào theo từng thời điểm. Tại ví dụ này, ta thấy cơ cấu doanh thu của miền Trung là thấp nhất, miền nam tỷ trọng doanh thu cao chiếm gần 50% vì thế doanh nghiệp có thể ưu tiên đẩy mạnh phát triển, điều chỉnh phù hợp với thị trường miền nam để xúc tiến sản phẩm nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

bieu - do - co-cau-doanh-thu-theo vung

Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu theo vùng của công ty Y (triệu vnd)

Phân tích cơ cấu doanh thu theo ngành hàng

Để phân tích tốt cơ cấu doanh thu theo ngành hàng, các nhà quản trị cần dựa trên sự thay đổi và dịch chuyển tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng, để có thể đề xuất các phương ăn đầu tư kinh doanh hiệu quả. Dưới đây là ví dụ về cơ cấu doanh thu của Vingroup qua các năm:

Biếu đồ cơ cấu doanh thu thep vùng

Cơ cấu theo ngành hàng theo đổi theo các năm của Vingroup

Trong cơ cấu doanh thu của Vingroup, mảng chuyển nhượng bất động sản chỉ đem về 6.685 tỷ đồng, thấp nhất kể từ quý 4/2016 và giảm 37% so với cùng kỳ năm 2021. Vì vậy, tỷ trọng đóng góp của mảng bất động sản trong tổng doanh thu của Vingroup chỉ còn 36,7%. Trong khi đó, trước kia cơ cấu doanh thu của mảng bất động sản thường chiếm khoảng 2/3 doanh thu của Vingroup.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là doanh thu của các “hoạt động kinh doanh khác”, chiếm 3.854 tỷ đồng, tương đương các quý trước. Tuy nhiên, do tổng doanh thu của Vingroup giảm, nên tỷ trọng của mảng “hoạt động kinh doanh khác” tăng lên 21%.

Mảng sản xuất kỳ này đem về 3.324 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 18,2%, cao nhất từ trước tới nay. VinFast trong quý đầu năm đã bán được hơn 6,7 nghìn xe. Bên cạnh đó, chỉ sau ba tháng mở đăng ký, VinFast đã nhận tổng cộng khoảng 60 nghìn đơn đặt hàng VF8 và VF9 trên toàn cầu. Vào ngày 29/3/2022, VinFast công bố xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên ở nước ngoài tại hạt Chatham, Bang North Carolina, Mỹ.

Tại mảng cho thuê bất động sản, Vingroup thu về 1.471 tỷ đồng. Mới đây, Vincom Retail đã chính thức khai trương Vincom Mega Mall Smart City – TTTM Mega Mall thứ tư tại Hà Nội.

Mảng du lịch thu 1.349 tỷ đồng. Vingroup cho biết, hoạt động của Vinpearl đã hồi phục mạnh mẽ trong Quý. Tổng số đêm phòng bán tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ khách du lịch nội địa tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ. Cũng nhờ đó, số lỗ của mảng du lịch trong kỳ vừa qua đã xuống thấp nhất 2 năm.

Hai mảng y tế và giáo dục đem về lần lượt 865 tỷ đồng và 681 tỷ đồng doanh thu.

Nhận xét: Như vậy sự thay đổi cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp Vingroup chưa tốt, nhà quản lý cần xem xét lại nguyên nhân của sự giảm sút cơ cấu của các ngành mang lại doanh thu chính như “Chuyển nhượng bất động sản” nhằm nâng cao nguồn lực và tập trung đẩy mạnh phát triển lại ngành hàng chính. Đồng thời, nhà quản lý cần tiếp tục đẩu mạnh phát triển mạnh mẽ lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xe oto Vingroup và lĩnh vực cho thuê bất động sản…

co-cau-doanh-thu-theo-nganh

Cơ cấu doanh thu theo ngành năm 2022 của công ty Vingroup

Tỉ lệ đóng góp doanh thu của các ngành hàng, sản phẩm cũng nói lên các vấn đề về doanh thu trong doanh nghiệp. Dựa vào biểu đồ trên,nhà quản lý có thể thấy, tỉ lệ đóng góp doanh thu của ngành bán lẻ gần như là bằng 0; điều này đặt ra cho các phòng ban, ban quản trị cần xem xét, phân tích lại việc có nên tiếp tục phân bổ các sản phẩm trên nữa hay không? Ngoài ra tỷ trọng ngành giáo dục, bệnh viên là không lớn, vì thế doanh nghiệp có thể về tính duy trì dài hạn để cân nhắc đầu tư phát triển 2 lĩnh vực này trở nên lớn mạnh hay sẽ thuê dịch vụ để tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư.

Như vậy, khi phân tích báo cáo tài chính nói chung và phân tích chỉ tiêu doanh thu nói riêng, nhà quản lý cần chú ý đến phân tích cơ cấu doanh thu vì đây là yếu tố vô cùng quan trọng và gắn liền với tình trạng tổng thể hiệu suất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp; điều quan trọng hơn nhà quản lý sẽ biết được mặt hàng nào đang có triển vọng, đồng thời đây cũng chính là yếu tố cốt lõi giúp nhà quản lý giúp nhà quản lý đưa ra quyết định cho việc điều chỉnh lại các chi phí bán hàng, chính sách Marketing, hay việc phân phối cửa hàng,… để phát huy tối đa nguồn vốn và giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

Xem thêm:

Giải pháp nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp

Chiến lược tài chính của doanh nghiệp toàn diện

Cách thức gia tăng giá bán sản phẩm trong sự hài lòng của khách hàng

Doanh nghiệp cần làm gì để gia tăng doanh thu và lợi nhuận

Như vậy trên đây TACA đã đưa tới cho bạn đọc một số phương pháp nhằm phân tích cơ cấu doanh nghiệp. Hi vọng với những thông tin hữu idch trên sẽ giúp nhà quản lý phân tích cơ cấu doanh thu một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, để được tư vấn, hỗ trợ giải pháp giúp nhà quản lý đến gần hơn những bước tiến đột phá về kế toán, tài chính cho công ty, bạn có thể liên hệ tới dịch vụ tư vấn kế toán của chúng tôi theo số Hotline CSKH: 0982 518 586. Hoặc Vui lòng truy cập dịch vụ của chúng tôi theo đường link: Dịch vụ tư vấn kế toán (taca.com.vn)

Với xuất phát điểm là Học viện đào tạo kế kiểm toán hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm nhiều năm hoạt động cung cấp dịch vụ, công ty đã xử lý công việc hiệu quả, thành công cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Chúng tôi cam kết mang lại kết quả cải thiện hiệu quả nhất phù hợp với tình hình hiện tại và mục tiêu tương lai theo từng giai đoạn phát triển của quý doanh nghiệp.

Taca Business Consulting,

Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội