Chuyên Viên Nghiên Cứu Thị Trường – Thực Tế Là Làm Gì?
Chuyên viên nghiên cứu thị trường – một trong những nghề nghiệp đầy triển vọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi nó ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc đưa ra các quyết định mang tính chiến lược của mọi công ty. Vậy thực tế làm chuyên viên nghiên cứu thị trường là làm gì? Và tại sao nên thử sức với nghề nghiệp này? Hãy cùng Marcomdo Academy khám phá nhé.
Chuyên Viên Nghiên Cứu Thị Trường Là Gì?
Chuyên viên nghiên cứu thị trường – Market Research Analyst là người chịu trách nhiệm khảo sát sở thích, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, giúp các công ty nắm bắt được xu hướng tiêu dùng hiện tại của người tiêu dùng. Và đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh.
Làm Chuyên Viên Nghiên Cứ Thị Trường Là Làm Những Gì?
Nhiệm Vụ Cơ Bản Của Chuyên Viên Nghiên Cứu Thị Trường
Nhân viên phân tích thị trường hay nghiên cứu thị trường có nhiệm vụ phát triển thị trường, tìm kiếm, khai thác nguồn khách hàng mới cho công ty. Chăm sóc, nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng, đại lý của công ty.
Các Công Việc Cụ Thể Của Chuyên Viên Nghiên Cứu Thị Trường
- Nghiên cứu nhu cầu khách hàng: đề xuất chính sách tối ưu và cân bằng lợi ích giữa khách hàng với công ty. Thông qua việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng đối với các chính sách bán hàng.
- Đánh giá nhu cầu của khách hàng: đề xuất các chính sách, giải pháp, các chương trình tối ưu hóa lợi ích, phục vụ cho khách hàng. Thông qua các dự án cụ thể, chi tiết.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh trạnh: cập nhật kịp thời các chính sách bán hàng của đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp quản lý trực tiếp điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với tình hình thị trường.
- Thu thập dữ liệu khách hàng: sử dụng các phương pháp phỏng vấn khác nhau. Các phương pháp như phỏng vấn chuyên sâu, phỏng vấn nhóm tập trung, phỏng vấn cá nhân… để thu thập dữ liệu chi tiết từ khách hàng.
- Báo cáo thị trường: bằng cách nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin thị trường, bao gồm vĩ mô và vi mô. Đề xuất các giải pháp về điều chỉnh chính sách, định hướng sản phẩm phù hợp thị trường.
- Làm việc với đối tác: Cần làm việc với các đối tác cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường. Để có thêm các dữ liệu chi tiết phục vụ cho công tác nghiên cứu – báo cáo.
- Cập nhật xu hướng thị trường: liên tục cập nhật các xu thế thịnh hành của thị trường và nghiên cứu các Agency khác. Để nhà Quản trị ứng dụng vào các chiến lược Marketing của công ty.
Tại Sao Nên Thử Sức Với Nghề Này – Chuyên Viên Nghiên Cứu Thị Trường
- Được hỗ trợ về chi phí: các công ty thường có khoản chi phí nghiên cứu thị trường. Hoặc thăm dò khách hàng về sản phẩm – dịch vụ của công ty cho các chuyên viên nghiên cứu thị trường.
- Rèn luyện tinh thần, trách nhiệm: phải giải quyết một khối lượng lớn công việc. Phải đảm bảo đúng thời gian quy định với một số lượng lớn phiếu điểu tra dày đặc.
- Trao dồi kĩ năng thuyết trình: là người thuyết phục khách hàng tham gia điều tra. Và giải đáp những thắc mắc của khách hàng trong quá trình làm phiếu điều tra.
- Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề: thông qua việc phải thường xuyên chịu áp lực về thời gian. Và phải đối mặt nhiều khách hàng với những tính cách khác nhau.
- Tham gia ngành nghề khác (Marketing, Sales…): xây dựng được lượng kiến thức phong phú như xác định nhu cầu thị trường, tâm lí người tiêu dùng… Tạo bước đêm gia nhập ngành nghề có kiến thức tương đương.
- Làm chủ doanh nghiệp bản thân: nắm bắt được nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của thị trường. Tạo ra các sản phẩm – dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại.
Muốn Làm Nghiên Cứu Thị Trường Thì Học Gì?
Nếu đã có mong muốn trở thành một chuyên viên nghiên cứu thị trường. Bạn có thể chọn ngay các chuyên ngành liên quan đến Marketing, PR (Quan hệ công chúng). Và những ngành tương đương như Truyền thông, Quản trị kinh doanh, Xã hội học ở các trường đại học. Còn nếu đang học trái ngành nhưng vẫn muốn thử sức. Bạn có thể tham gia các khóa học online hoặc offline về Marketing, nghiên cứu thị trường được giảng dạy bởi những người dày dạn kinh nghiệm.
Ngoài ra, để trao dồi thêm các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm. Và nhiều kỹ năng khác như thuyết trình, làm việc thực tế… Bạn nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, sự kiện, cuộc thi có chuyên môn liên quan đến Marketing. Và nộp hồ sơ cho các công ty chuyên về nghiên cứu thị trường. Hoặc những doanh nghiệp có tuyển vị trí nghiên cứu thị trường. Để hoàn thành khóa học thực tế nhất của mình.
Chia Sẻ Hữu Ích Từ Những Người Làm Nghiên Cứu Thị Trường
Marcomdo Academy đã tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Để giúp các bạn có thể tiếp nhận mọi góc nhìn thực tế từ nghề nghiên cứu thị trường. Thông qua các chia sẻ chân thật và nhiều trải nghiệm đến từ những người đã từng làm nghề.
Chia Sẻ Từ Vị Trí Sinh Viên
Bạn LTN, sinh viên năm cuối của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chia sẻ về kỉ niệm nghề nghiệp của mình: “Có lần em gõ cửa một gia đình để khai thác thông tin cho một hãng dầu gội đầu. Khi chưa kịp hỏi thông tin để điền vào phiếu khảo sát, em đã bị đuổi ra khỏi nhà. Vì mọi người nghĩ em đi tiếp thị dầu gội đầu rởm.
Một lần khác, khi vào một gia đình để hỏi thông tin cho một hãng thuốc. Thấy một bác ngoài 70 tuổi ở nhà, em yên tâm hơn. Nhưng em vừa hỏi được mấy câu, người này đã có những cử chỉ bất thường. Như đụng chạm vào người, nói chuyện bông đùa, kệch cỡm. Em cố nhắc nhở và xoay câu chuyện vào đúng chủ đề. Nhưng ông ấy không dừng lại. Hoảng quá, em vội vàng bỏ chạy”.
Bạn NTA, sinh viên năm 3 trường Đại học Hòa Bình thì cho biết: “Ngành Quan hệ Công chúng mà em đang theo học đòi hỏi rất nhiều yếu tố để thành công. Ngoài học lý thuyết ở trường, khi đi nghiên cứu thị trường em thấy bổ trợ được rất nhiều. Không chỉ có kinh nghiệm thực tế, trau dồi kỹ năng, em còn được trả một khoản tiền, đủ để có chi phí học tập ăn ở.
Tuy nhiên, muốn làm được công việc này không phải đơn giản. Không chỉ cần sự năng động, hiểu biết xã hội, nắm bắt tâm lý tốt mà còn phải có sức khỏe. Biết cách đeo bám, nhẫn nại, thậm chí là “chai mặt”. Lý do bởi công việc này cần phải đi nhiều, thời gian làm việc không ổn định. Không những thế, việc bị trêu chọc, gặp phải người khó tính, chửi bới, xua đuổi là chuyện bình thường”.
Chia Sẻ Từ Vị Trí Quản Lí
Bà TKT, đại diện công ty Nghiên cứu thị trường ĐD cho biết thêm: “Vì tính chất công việc, nên những người từng làm nhân viên nghiên cứu thị trường thường trưởng thành rất nhanh. Với những người làm tốt công việc này, sau khi ra trường, các em sẽ không khó khăn để tìm được công việc có mức thu nhập tốt, nhiều cơ hội thăng tiến”.
Nghề chuyên viên nghiên cứu thị trường đang mở ra các cơ hội nghề nghiệp cho nhiều người với mong muốn cống hiến và phát triển. Tuy nhiên, đây là một nghề khó và đầy thách thức bởi áp lực thời gian, tính cách hay động lực kinh doanh của mỗi khách hàng. Nên khi bước vào nghề đòi hỏi bạn phải khắt khe với chính bản thân.