Chuyên gia Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tư vấn gì về thụ tinh trong ống nghiệm?
Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là gì?
Theo BS Phạm Thị Mỹ – Chuyên khoa Sản và Hiếm muộn – Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, TTTON hiện tại là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất được thực hiện bằng cách: Người vợ được dùng thuốc kích thích buồng trứng, sau đó trứng sẽ được lấy ra ngoài cơ thể người vợ bằng kỹ thuật chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm đầu dò âm đạo, sau đó trứng được thụ tinh với tinh trùng của người chồng bên ngoài ống nghiệm, phôi phát triển ngoài ống nghiệm sau đó được chuyển vào buồng tử cung người vợ để phát triển thành thai.
BS Phạm Thị Mỹ – Chuyên khoa Sản và Hiếm muộn – Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
Chi phí của TTTON như thế nào?
Thứ nhất, đó là chi phí cho thuốc kích thích buồng trứng (chi phí này tùy dự trữ buồng trứng và đáp ứng buồng trứng của từng người mà sẽ khác nhau) thường dao động khoảng 40-60 triệu đồng.
Thứ hai, đó là chi phí bao gồm chọc trứng, chuyển phôi, gây mê, môi trường hóa chất, vật tư tiêu hao và tiền dịch vụ. Chi phí này các bệnh viện khác nhau sẽ khác nhau.
Riêng tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cố định là 30 triệu cho lần chọc trứng đầu tiên và có hỗ trợ cho lần chọc trứng thứ 2 thứ 3 trở đi nếu chưa may mắn thất bại. Như vậy, chi phí cho 1 chu kỳ TTTON khoảng 70-90 triệu. Ngoài ra, có thể phát sinh thêm chi phí đi lại nếu nhà bạn ở xa, và thêm chi phí trữ phôi.
Theo BS Phạm Thị Mỹ cho biết, chi phí TTTON hiện tại không khác nhau nhiều giữa các trung tâm TTTON trong nước. “Rất mừng là chi phí cho TTTON tại Việt Nam hiện vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Không nói đâu xa, ngay nước bạn Thái Lan chi phí cho 1 chu kỳ TTTON khoảng 16.000 – 18.000 USD tương đương khoảng từ 300 – 400 triệu đồng”- BS Phạm Thị Mỹ nhấn mạnh
Hỗ trợ 10 ca TTTON miễn phí hoàn toàn cho 10 cặp vợ chồng vô sinh
BS Mỹ cho rằng, mặc dù những năm gần đây, chi phí cho TTTON không còn là con số quá lớn với thu nhập chung của nhiều người dân Việt Nam nhưng vẫn gây khó khăn và vất vả đối với những hoàn cảnh gia đình khó khăn và những cặp vợ chồng phải chạy chữa quá nhiều. Thêm nữa, hiện tại chi phí TTTON vẫn chưa được bảo hiểm y tế chi trả nên chúng tôi có thể chia sẻ với lo lắng của các gia đình thực hiện TTTON
Dù vậy, các gia đình cần thực hiện TTTON vẫn có thể tìm sự hỗ trợ riêng từ phía các bệnh viện. Trên thực tế nhiều bệnh viện có chương trình hỗ trợ TTTON miễn phí, các gia đình hoàn toàn có thể tham khảo.
Hiện tại, Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đang có chương trình tuần lễ vàng, hỗ trợ một phần kinh phí cho các bệnh nhân TTTON.
Ngoài ra, Bệnh viện cũng đang xét duyệt hồ sơ để hỗ trợ 10 ca TTTON miễn phí hoàn toàn cho 10 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn khó khăn. Bạn có thể nộp hồ sơ về bệnh viện (431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A), Q. Hoàng Mai, Hà Nội) để được hỗ trợ. Tổng đài 1900 56 56 01 cũng sẽ tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc của bạn.
Khả năng thành công khi thực hiện TTTON?
Về khả năng thành công khi thực hiện TTTON thì các chị em cũng có thể yên tâm phần nào. Do kỹ thuật và tay nghề ngày một không ngừng phát triển cải tiến nên tỷ lệ thành công trung bình ở các trung tâm là 45-50% và với những chu kỳ chuyển phôi trữ, tỷ lệ có thể lên đến 60%.
“Hiện tại, theo thống kê, tỷ lệ thành công cho một lần chuyển phôi tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội là từ 55% – 60%”- BS Phạm Thị Mỹ nêu rõ.
Một chu kỳ làm TTTON nghiệm có thể tạo được nhiều phôi, phôi đó chuyển 1 lần không hết sẽ được bảo quản trữ đông lại. Nếu chưa may mắn bị thất bại mà bạn còn phôi trữ thì sẽ chuẩn bị niêm mạc để chuyển phôi trữ đó mà không phải kích trứng lại và chi phí khoảng 8-10 triệu.
Còn nếu người mẹ không còn phôi thì thường sẽ nghỉ ngơi khoảng 2 chu kỳ sau đó tiến hành kích trứng lại. Ở lần này, nếu thực hiện tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, bệnh viện sẽ có những chính sách hỗ trợ gia đình về chi phí.
“Cũng xin có lời khuyên đến các cặp vợ chồng hiếm muộn, hoặc có nguy cơ hiếm muộn nên đi khám sớm, đừng vì lý do tài chính mà chần chừ vì sẽ bỏ qua giai đoạn “vàng” điều trị, đến khi chuẩn bị đủ tài chính rồi thì không còn cơ hội điều trị nữa”- BS Phạm Thị Mỹ nói
Chăm sóc thai khi TTTON
Theo BS Phạm Thị Mỹ, trước hết, chúng ta cần biết rằng, trong chu kỳ thai tự nhiên, phôi sẽ phát triển và di chuyển từ vòi trứng vào buồng tử cung để làm tổ. Còn khi thực hiện kỹ thuật TTTON thì phôi sẽ được nuôi cấy bên trong ống nghiệm và được chuyển vào buồng tử cung khi phôi được 2,3,5 hoặc thậm chí là 6 ngày tuổi. Đến thời điểm phôi làm tổ thì niêm mạc tử cung và phôi được chuẩn bị đầy đủ trong TTTON không khác nhiều so với tự nhiên.
Thực hiện chọc hút trứng để làm TTTON tại Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội
Vậy thai TTTON và thai tự nhiên có điểm gì khác nhau?
Khi TTTON, các gia đình phải bỏ chi phí quá lớn và mang trong mình một áp lực vô cùng nặng nề, đặc biệt với những cặp vợ chồng mong con quá lâu hoặc bị áp lực quá lớn từ gia đình. Bên cạnh đó, vấn đề kinh tế cũng là nỗi lo lớn với các gia đình.
“Chúng tôi đã từng chứng kiến rất nhiều những gia đình phải bán tài sản, vay tiền khắp nơi để chạy chữa. Áp lực của các bạn là quá lớn nên chúng tôi có thể thấu hiểu phần nào nỗi niềm đó. Nhưng với cương vị là người thầy thuốc, chúng tôi luôn khuyên bệnh nhân cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất có thể. Nếu có thể làm được điều này thì các gia đình đã thành công 50% trong hành trình chữa trị vô sinh, hiếm muộn rồi”- BS Phạm Thị Mỹ nói.
Sau khi chuyển phôi, chị em nên đi lại nhẹ nhàng, bình thường, chỉ tránh những vận động nặng và leo cầu thang nhiều.
“Tuyệt đối không nên nằm yên một chỗ như các mẹ truyền tai nhau vì việc này không làm tăng tỷ lệ có thai mà theo nghiên cứu còn làm giảm lưu lượng máu đến tử cung, tăng nguy cơ huyết khối thậm chí giảm tỷ lệ có thai”- BS Mỹ phân tích
Theo BS Mỹ, có bệnh nhân của chúng tôi truyền tai nhau sau chuyển phôi về nằm yên 1 vị trí không được trở mình, đến ngày thứ 3 gọi điện cho chúng tôi vì lý do là đau lưng quá không chịu được nữa, lại gây stress. Điều này là hoàn toàn không nên vì nó sẽ làm thai phụ khó chịu, đẫn đến sản sinh những hóa chất trung gian làm cản trở quá trình làm tổ của phôi, gây khó đậu thai, tăng nguy cơ dọa sảy.
“Trừ khi bạn có dấu hiệu dọa sảy hoặc sinh non mới có chỉ định nằm nghỉ ngơi tại giường. Tóm lại, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể nên vận động hay nghỉ ngơi thế nào là hợp lý”- BS Mỹ khuyến cáo.
Khi TTTON, sau chuyển phôi, chị em phải sử dụng thuốc hỗ trợ hoàng thể hay nói nôm na là thuốc hỗ trợ thai nên các chị em phải tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hay thay thuốc nếu không có ý kiến của bác sỹ.
“Khi có thai TTTON 12 tuần đầu, có thể các chi em sẽ được hẹn thăm khám sát sao hơn (cách 1 tuần hoặc 2 tuần tùy tuổi thai). Nếu ở gần bệnh viện, các chị em nên đến viện để khám và kiểm tra. Nếu ở xa, đi lại khó khăn thì có thể khám thai tại cơ sở khám thai uy tín và người nhà mang kết quả lên bệnh viện để được hướng dẫn tiếp. Sau mốc 12 tuần, chị em sẽ được hẹn lịch thăm khám theo quy trình khám thai giống như thai tự nhiên và tuân thủ điều trị của bác sĩ”- BS Phạm Thị Mỹ nói.
Khuyến cáo của chuyên gia
Theo BS Mỹ, chúng tôi chỉ lưu ý khi các chị em làm TTTON có dấu hiệu dọa sảy hay dọa sinh non như đau bụng dưới cơn hoặc ra huyết âm đạo thì hãy bình tĩnh xác định tình hình, nằm nghỉ tại giường nếu mức độ nhẹ và đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi cần thiết.
“Tại bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chúng tôi luôn có đội ngũ trực hotline sẵn sàng tư vấn cho bệnh nhân ở xa, không thể đến viện trong trường hợp cần thiết”- BS Mỹ cho hay