Chuyển đổi sang năng lượng xanh: Dầu mỏ và khí đốt sẽ không bao giờ mất đi giá trị cấp

See the source image

 

1. Sự cần thiết chuyển đổi năng lượng

Với sự gia tăng phát thải khí nhà kính và tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng, nên không khó để thấy được tại sao các quốc gia lại hướng tới một tương lai, mà vai trò trung tâm thuộc về năng lượng sạch. Tuy nhiên, những nỗ lực hiện tại để vượt ra khỏi nhiên liệu hóa thạch là vô cùng không thích hợp. Hơn nữa, ảnh hưởng địa chính trị của dầu mỏ và khí đốt đang tồn tại và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn diện: Giá điện cao ngất buộc các doanh nghiệp trên khắp châu lục phải đóng cửa, các công ty năng lượng tuyên bố phá sản; Chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine như đổ thêm dầu vào lửa khiến giá dầu thô phi nước đại;…

Hồi tháng 9/2021, do mất điện nên Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo các công ty năng lượng quốc gia bằng mọi giá phải đảm bảo nguồn cung trong suốt giai đoạn mùa đông. Và khi giá dầu tăng lên trên 80 USD/thùng, Mỹ và các nước phụ thuộc vào năng lượng khác đang cầu xin các quốc gia sản xuất lớn, bao gồm cả Ả Rập Xê Út, tăng sản lượng, điều này mang sẽ lại cho nước này nhiều ảnh hưởng hơn trong khuôn khổ những mối quan hệ căng thẳng mới và cho thấy sự tồn tại các giới hạn đối với «khả năng độc lập» về năng lượng của Mỹ.

Những người ủng hộ năng lượng sạch hy vọng (và đôi khi là cả hứa hẹn) rằng, để bổ sung cho việc giảm thiểu những hậu quả của biến đổi khí hậu, quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ giúp gạt bỏ sang một bên những tranh cãi về tài nguyên năng lượng. Cần phải thừa nhận rằng, năng lượng sạch sẽ thay đổi những xu hướng chiến lược quan trọng của chính sách đối ngoại, mặc dù không nhất thiết phải theo cách mà nhiều người ủng hộ loại hình năng lượng này mong đợi. Quá trình chuyển đổi sẽ làm thay đổi một loạt yếu tố chính trị quốc tế, những thứ mà đã hình thành nên hệ thống toàn cầu, ít nhất là kể từ sau Thế chiến thứ Hai, khi gây tác động đáng kể đến các nguồn sức mạnh của các quốc gia, quá trình toàn cầu hóa, quan hệ giữa các cường quốc và sự hội tụ kinh tế không ngừng nghỉ của các nước phát triển và đang phát triển. Quá trình này sẽ diễn ra không đồng đều. Và điều đó hoàn toàn không thúc đẩy sự thiện chí và hợp tác quốc tế – mà đúng hơn, nó sẽ dẫn đến những hình thức cạnh tranh và đối đầu mới rất lâu, trước khi hình thành một bối cảnh địa chính trị mới, phối hợp chặt chẽ hơn.

Quá trình chuyển đổi suôn sẻ sang năng lượng sạch có vẻ như là một điều viển vông: Thế giới sẽ không thể tránh khỏi những cú sốc nghiêm trọng do việc phân phối lại toàn bộ hệ thống năng lượng, vì chính nó là nguồn sức mạnh của kinh tế thế giới và là nền tảng của trật tự địa chính trị. Hơn nữa, những nhận định chung liên quan tới về việc ai thắng và ai thua thường không đúng thực tế. Và những quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ cần một lượng lớn năng lượng – nhiều hơn so với trước đây, mặc dù họ cũng đang phải đối mặt với những tác động tồi tệ nhất do trái đất nóng lên. Khi trở thành một nguồn lực mới của các quốc gia, năng lượng sạch sẽ sản sinh ra những rủi ro và bất ổn mới. Đó không phải là căn cứ để làm chậm hoặc từ bỏ quá trình chuyển đổi năng lượng. Ngược lại, các quốc gia trên thế giới cần phải tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Các nhà hoạch định chính sách nên dựa vào điều này khi đánh giá những thách thức liên quan đến chính sự nóng lên của trái đất gây ra, và đánh giá tất cả các rủi ro, cũng như khó khăn mà sẽ phát sinh do quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Ngay bây giờ, điều có ý nghĩa hơn cả những hậu quả địa chính trị lâu dài của một thế giới trung hoà cacbon xa vời – đó là những mối hiểm hoạ mang tính ngắn hạn, đôi khi là nghịch lý, mà sẽ xuất hiện trong vài thập kỷ tới trong bối cảnh địa chính trị dựa trên dầu mỏ và khí đốt kiểu cũ và dựa vào năng lượng «xanh» kiểu mới, chồng chéo lên nhau. Việc không đánh giá đúng những hậu quả khó lường của các nỗ lực loại bỏ phát thải khí cacbon không chỉ gây ra những khó khăn về an ninh và kinh tế toàn cầu, mà còn huỷ hoại chính quá trình chuyển đổi này một cách âm thầm. Nếu chúng ta cho rằng những kế hoạch đầy tham vọng nhằm chống lại biến đổi khí hậu sẽ đe dọa tới độ tin cậy và tính sẵn có của năng lượng hoặc sự an toàn cung cấp năng lượng, thì quá trình này sẽ bị chậm lại. Nhiên liệu hóa thạch cuối cùng có thể biến mất, nhưng vấn đề chính sách năng lượng và địa chính trị thì không.

2. Những lợi ích từ năng lượng và chuyển đổi năng lượng

Thế chiến thứ Nhất đã biến dầu mỏ trở thành hàng hoá chiến lược. Kể từ thời điểm đó, an ninh của Anh phụ thuộc nhiều hơn vào dầu mỏ Ba Tư hơn là than đá ở Newcastle, vì năng lượng đã trở thành nguồn sức mạnh quốc gia, còn thiếu nó – sẽ là khả năng dễ bị tổn thương mang ý nghĩa chiến lược. Trong một thế kỷ sau đó, các quốc gia sở hữu những tài nguồn nguyên dầu mỏ và khí đốt đã phát triển xã hội và tăng cường quyền lực trong khuôn khổ hệ thống quốc tế, còn các nước, nơi mà nhu cầu về dầu mỏ vượt quá khả năng cung cấp, đã thay đổi chính sách đối ngoại của mình để đảm bảo tiếp cận được nó một cách liên tục.

Từ bỏ dầu mỏ và khí đốt cũng sẽ thay đổi thế giới một cách căn bản. Nhưng trong những cuộc thảo luận về tương lai của năng lượng sạch, một vài chi tiết quan trọng thường bị bỏ qua. Thứ nhất, ngay cả việc đạt mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 cũng chưa chắc kết thúc được kỷ nguyên của nhiên liệu hóa thạch. Báo cáo mang tính bước ngoặt do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố vào năm 2021 đã đưa ra những dự đoán cho rằng, nếu thế giới đạt chỉ số này bằng 0 này đến năm 2050 – và Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc đã cảnh báo về sự cần thiết tránh làm tăng nhiệt độ trung bình lên hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, điều sẽ ngăn chặn hậu quả tồi tệ nhất của sự nóng lên toàn cầu – việc sử dụng khí đốt thiên nhiên và dầu mỏ sẽ không trở thành dĩ vãng, tuy nhiên giảm đi một nửa và bốn lần tương ứng. Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Princeton đã phát hiện ra rằng, nếu Mỹ đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 thuần vào năm 2050, tổng lượng dầu mỏ và khí đốt sử dụng sẽ giảm từ 1/4 đến 1/2 so với hiện nay. Mức giảm là khá lớn, mặc dù các doanh nghiệp dầu mỏ và khí đốt sẽ tiếp tục gia tăng trữ lượng địa chất trong những thập kỷ tới.

Các công ty khai thác dầu khí quen thuộc sẽ được hưởng lợi từ sự biến động của giá nhiên liệu hóa thạch, điều mà chắc chắn sẽ là kết quả của quá trình chuyển đổi năng lượng đầy phức tạp. Sự kết hợp giữa áp lực lên các nhà đầu tư nhằm mục đích từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và sự bất định đối với những triển vọng của «vàng đen» hiện nay đã là một tín hiệu đáng lo ngại, bởi vì mức độ đầu tư trong những năm tới có thể giảm mạnh, dẫn đến việc cung ứng dầu mỏ giảm nhanh hơn sự sụt giảm của nhu cầu hoặc thậm chí cả khi nhu cầu tăng, như những gì đang diễn ra hiện nay. Kết quả như vậy sẽ dẫn tới thâm hụt theo chu kỳ và từ đó khiến giá dầu tăng và không ổn định. Sức mạnh của các quốc gia cung ứng dầu mỏ tăng lên nhờ việc tăng thu và trao thêm quyền hạn cho OPEC, mà các thành viên của tổ chức này, bao gồm cả Ả Rập Xê Út, đang kiểm soát phần lớn trữ lượng của thế giới và có thể tăng hoặc giảm tốc độ khai thác dầu mỏ của thế giới trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, việc chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ dẫn tới việc gia tăng ảnh hưởng của một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt thông qua sự tập trung sản lượng thế giới trong tay số ít người chơi hơn. Cuối cùng, nhu cầu về dầu mỏ sẽ giảm đáng kể, nhưng mức độ của nó sẽ vẫn còn quan trọng trong nhiều năm nữa. Khi nhu cầu sụt giảm (và rất có thể là cả giá dầu), nhiều công ty với chi phí sản xuất cao, chẳng hạn như ở Canada và vùng Bắc Cực của Nga, có thể buộc phải rời khỏi thị trường. Các quốc gia sản xuất dầu mỏ khác đang nỗ lực dẫn đầu trong bối cảnh trái đất đang nóng lên, chẳng hạn như Na Uy, Anh và Mỹ, có thể phản ứng trước áp lực ngày càng tăng của dư luận bằng cách hạn chế sản xuất trong nước và đẩy nhanh việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Do đó, các nước sản xuất dầu mỏ như những quốc gia vùng Vịnh – dầu mỏ của họ với hàm lượng carbon thấp, giá rẻ và ít phụ thuộc hơn vào các tổ chức tài chính, mà hiện đang từ bỏ dầu mỏ, sẽ không để họ phải đối mặt với áp lực đặc biệt nhằm hạn chế sản lượng – có thể củng cố vị thế trên thị trường. Việc sản xuất nhiều hơn hoặc bằng lượng tiêu thụ dầu mỏ của thế giới sẽ mang lại cho họ những ảnh hưởng địa chính trị to lớn, ít nhất là cho đến khi mức giảm lượng tiêu thụ dầu mỏ đạt đến những giá trị đáng kể. Sản xuất dầu mỏ có thể vẫn tồn tại ở những quốc gia với nguồn tài nguyên có thể nhanh chóng được đưa vào sử dụng (chẳng hạn như Argentina và Mỹ với các mỏ dầu đá phiến lớn của mình) và nhờ đó có thể thu hút các nhà đầu tư đang tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn nhanh và có khả năng rút khỏi các khoản đầu tư với chu kỳ dài hơn, căn cứ vào sự bất định đối với những triển vọng dài hạn của «vàng đen».

Các động lực thậm chí còn mạnh mẽ hơn sẽ xuất hiện trên thị trường khí đốt thiên nhiên. Trong bối cảnh tiêu dùng toàn cầu suy giảm, các thị phần của một số ít những công ty có khả năng sản xuất khí đốt thiên nhiên ít tốn kém và gây hại cho môi trường sẽ tăng lên, đặc biệt nếu như những quốc gia đang có các hành động quyết liệt để chống lại quá trình biến đổi khí hậu, sẽ quyết định giới hạn sản lượng của chính mình. Đối với châu Âu, điều này sẽ đồng nghĩa với việc gia tăng sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đặc biệt là với sự ra đời của đường ống «Nord Stream 2» nối Nga với Đức. Những lời kêu gọi của các nhà lập pháp châu Âu giờ đây gửi tới Nga liên quan tới việc gia tăng khai thác khí đốt để tránh khủng hoảng năng lượng vào mùa đông tới chính là lời nhắc nhở rằng tầm quan trọng của Moscow từ quan điểm an ninh năng lượng châu Âu sẽ tăng lên và chỉ sau đó mới giảm xuống.

Để hiểu được bối cảnh địa chính trị thế giới trong quá trình từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, điều tối quan trọng là phải xác định được những đường nét đảm bảo tầm ảnh hưởng địa chính trị của một siêu cường, mà sử dụng các nguồn năng lượng sạch. Trong vấn đề này, thực tế cũng khác với những quan niệm thông thường, và quá trình chuyển đổi sẽ khác với trạng thái cuối cùng. Về lâu dài, sự đổi mới và chi phí vốn thấp sẽ quyết định người chiến thắng trong cuộc cách mạng năng lượng sạch. Các quốc gia sở hữu cả hai điều trên sẽ thống trị trong ít nhất bốn lĩnh vực.

Đầu tiên trong số đó – quyền thiết lập các tiêu chuẩn năng lượng sạch – sẽ kém rõ ràng hơn sức mạnh địa chính trị dựa trên dầu mỏ, nhưng cũng không kém phần chắc chắn. Ở cấp độ quốc tế, một quốc gia hoặc công ty, mà đặt ra các tiêu chuẩn toàn cầu về quy cách và sử dụng thiết bị, sẽ duy trì lợi thế cạnh tranh trước các quốc gia hoặc công ty khác. Ví dụ, Australia, Chile, Nhật Bản và Ả Rập Xê Út là những nước đầu tiên kinh doanh hydro carbon thấp và amoniac giữa các quốc gia và do đó có thể thiết lập cơ sở hạ tầng và tiêu chuẩn chứng nhận cho các nguồn nhiên liệu này, điều mà mang lại ưu thế thuận tiện nhất cho các công nghệ và thiết bị đối với họ. Còn liên quan đến các công nghệ sử dụng lượng lớn dữ liệu, như những phương tiện kỹ thuật số tối ưu hóa lưới điện và quản lý nhu cầu của người tiêu dùng, bất kỳ ai đặt ra tiêu chuẩn, người ấy sẽ có khả năng không chỉ xuất khẩu các hệ thống tương thích quốc gia, mà còn thu thập và lọc dữ liệu của chúng.

Trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, việc xây dựng quy chuẩn sẽ có ý nghĩa mang tính quyết định. Theo IEA, từ nay đến năm 2050, khi thế giới sẽ phải đạt được mức trung hòa carbon, sản lượng năng lượng hạt nhân toàn cầu sẽ tăng gấp đôi. Tính đến năm 2018, trong số 72 lò phản ứng hạt nhân đang được lên kế hoạch hoặc nghiên cứu ở ngoài Nga, hơn 50% có sự tham gia của các công ty Nga và 20% của Trung Quốc, Mỹ chỉ chiếm ít hơn 2%. Điều này sẽ cho phép Matxcơva và Bắc Kinh gây ảnh hưởng lớn hơn bao giờ hết đối với các tiêu chuẩn không phổ biến vũ khí hạt nhân và áp dụng những chuẩn mực an toàn và vận hành mới, để hỗ trợ các công ty của họ vượt qua những thách thức trong lĩnh vực, mà được dự đoán sẽ phát triển trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Hướng thống trị thứ hai trong thế giới sử dụng các loại năng lượng sạch sẽ là kiểm soát hệ thống cung ứng những khoáng sản như coban, đồng, liti, niken và kim loại đất hiếm, bởi vì tất cả chúng đều có giá trị hết sức đặc biệt đối với các loại công nghệ «xanh», bao gồm tuabin gió và xe điện. Ở đây có điểm tương tự như với dầu mỏ. Theo IEA, nếu thế giới nhanh chóng tiến tới một mô hình năng lượng bền vững hơn, nhu cầu về các chất như thế sẽ vượt xa khả năng tiếp cận hiện nay; cơ quan này ước tính rằng để đạt được mức phát thải khí nhà kính là 0 vào năm 2050, lượng khí phát thải sẽ cần gấp 6 lần so với giai đoạn hiện tại vào năm 2040. Và thương mại toàn cầu các khoáng sản tối quan trọng sẽ tăng đáng kể vào năm 2050, từ khoảng 10% lên tới 50%. Do đó, trong giai đoạn chuyển tiếp, một số quốc gia cung ứng phần lớn các khoáng sản tối quan trọng sẽ được hưởng thụ ảnh hưởng mới có được. Hiện nay, có quốc gia chiếm hơn một nửa nguồn cung coban của thế giới (Congo), một nửa nguồn cung lithium (Australia), và một nửa nguồn cung cấp đất hiếm (Trung Quốc). Trong khi đó, ba quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới – Nga, Ả Rập Xê Út và Mỹ – mỗi nước chỉ chiếm 10% sản lượng toàn cầu. Trong khi các quốc gia nhỏ hơn, nghèo hơn như Congo lại ngần ngại sử dụng tài nguyên khoáng sản của mình để gây áp lực lên các quốc gia hùng mạnh hơn, thì Trung Quốc đã cho thấy sự sẵn sàng thực hiện điều này. Lệnh cấm xuất khẩu các khoáng sản quan trọng của Nhật Bản năm 2010 do căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Hoa Đông có thể là một dấu hiệu cho thấy một số thay đổi sắp tới.

Việc Trung Quốc kiểm soát các nguồn tài nguyên cần thiết cho nhiều công nghệ sạch không chỉ hạn chế bằng nghệ thuật khai khoáng, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong chế biến và tinh chế những khoáng sản quan trọng. Trong ít nhất một thập kỷ tới, những thực tế này sẽ mang lại cho Trung Quốc sức mạnh kinh tế và địa chính trị thực sự và rõ nét. Tuy nhiên, về lâu dài, sức ảnh hưởng sẽ suy yếu. Giá dầu tăng vọt trong thập niên 70 đã đánh thức những người chơi mới tìm kiếm các nguồn cung «vàng đen» mới; chính viễn cảnh thao túng chính trị bằng những khoáng sản khan hiếm cũng tạo nên hiện tượng tương tự. Hơn nữa, những khoáng sản như thế có thể được chế biến, và chắc chắn sẽ xuất hiện các thế phẩm.

Hướng thứ ba sẽ là năng lực sản xuất những linh kiện với giá thành rẻ cho các loại công nghệ mới. Tuy nhiên, điều này sẽ không mang lại những lợi ích tương tự như việc sở hữu các nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt. Ví dụ, Trung Quốc chiếm 2/3 sản lượng silicon đa tinh thể và 90% tấm bán dẫn cho pin mặt trời của thế giới. Khi loại bỏ một cách đột ngột những hàng hóa này ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu, Trung Quốc có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Nhưng việc cung ứng các sản phẩm năng lượng sạch để tạo ra hoặc lưu trữ năng lượng – không giống như chính năng lượng. Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các tấm pin mặt trời và pin, sẽ không làm cho ánh sáng vì thế mà tắt đi. Trung Quốc sẽ không thể làm tê liệt nền kinh tế trong một sớm một chiều hoặc gây nguy hiểm đến sự bình yên và an ninh của người dân, như Nga đã làm khi cắt sản lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu sang châu Âu trong những mùa đông lạnh giá năm 2006 và 2009.

Chắc chắn, những hành động của Trung Quốc sẽ dẫn đến sự gián đoạn, hỗn loạn và lạm phát, tương tự như hậu quả của việc trì hoãn xuất khẩu chip máy tính trong suốt giai đoạn năm 2021. Tình trạng hỗn loạn này có thể làm chậm quá trình chuyển đổi, nếu nó khiến cho người tiêu dùng quay lại sử dụng xe hơi chạy bằng xăng hoặc thay đổi ý định trang bị các tấm pin mặt trời trên mái nhà của mình. Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc áp dụng chiến thuật này, thị trường sẽ phản ứng theo thời gian, và các quốc gia và công ty khác sẽ tạo ra những sản phẩm thay thế của riêng mình ở những vùng khó khăn hơn về tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, vì khả năng tiếp cận nguồn năng lượng này bị giới hạn tại một số khu vực nhất định.

Cách thức cuối cùng để trở thành siêu cường năng lượng sạch – sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu với hàm lượng carbon thấp. Các loại sản phẩm này, đặc biệt là hydro và amoniac, sẽ có ý nghĩa quyết định để đạt được mức phát thải bằng 0, khi dựa vào vai trò tiềm năng của chúng trong việc khử cacbon trong các ngành khó điện hóa như sản xuất thép, tiếp nhiên liệu xe tải, tàu thuyền và những phương tiện hạng nặng khác, và thiết lập các mạng lưới hoạt động chủ yếu bằng những nguồn năng lượng tái tạo, mà có thể gặp phải sự gián đoạn thường xuyên. Kịch bản «Net Zero 2050» được đề xuất bởi IEA giả định tỷ trọng hoạt động buôn bán hydro và amoniac tăng từ mức 0 hiện nay lên 1/3 tất cả các giao dịch liên quan đến năng lượng. Theo các dự báo, nguồn cung cấp hydro theo thời gian chủ yếu sẽ là hydro xanh được sản xuất bởi các quốc gia có nhiều nguồn năng lượng tái tạo chi phí thấp, chẳng hạn như Chile và các quốc gia vùng Vịnh, mà không gặp phải vấn đề thiếu năng lượng mặt trời giá rẻ. Do đó, một số quốc gia dầu mỏ, mà đang bị đe dọa bởi việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, có thể chuyển thành «quốc gia năng lượng điện».

Nếu như cuối cùng xuất hiện một thị trường hydro và amoniac mang tính liên tục và đa dạng, thì sự đứt gãy của chuỗi cung ứng ở một chỗ có thể sẽ được bù đắp bằng nguồn cung từ nơi khác – tình trạng tương tự hiện nay đang xảy ra với dầu mỏ. Điều này sẽ hạn chế ảnh hưởng địa chính trị của các nhà cung cấp giữ vai trò thống trị. Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn, việc phát triển sản xuất và kinh doanh nhiên liệu hàm lượng carbon thấp sẽ tạo nên căng thẳng và những rủi ro địa chính trị. Cũng như trong giai đoạn hình thành thị trường LNG toàn cầu nhiều năm trước, chỉ một số doanh nghiệp sản xuất trong số các nhà cung cấp nhiên liệu hàm lượng carbon thấp sẽ chi phối ban đầu. Kết quả là nếu một quốc gia như Nhật Bản chú trọng vào hydro và amoniac và rời vào vòng phụ thuộc của 1-2 quốc gia cung cấp nhiên liệu, nước này sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn về an ninh năng lượng.

Theo thời gian, các nhà cung cấp nhiên liệu hàm lượng carbon thấp chính cũng sẽ phát triển. Như IEA cho biết, trước khi hydro xanh lá cây (hoặc amoniac, mà vận chuyển dễ hơn và với khả năng chuyển đổi trở lại thành hydro) dẫn đầu, có thể hydro xanh lam sẽ chiếm ưu thế. Nó được sản xuất từ ​​khí tự nhiên, thông qua công nghệ thu giữ CO2 để giảm lượng khí thải. Các quốc gia có khí đốt rẻ và kho dự trữ carbon dioxide rộng lớn, chẳng hạn như Qatar và Mỹ, có thể trở thành một trong những nước xuất khẩu hydro xanh lam và amoniac hàng đầu. Đối với các quốc gia thiếu khí tự nhiên, nhưng có khả năng lưu trữ carbon dioxide dưới lòng đất, phương pháp rẻ nhất để có thể tiếp nhận hydro khó vận chuyển đường dài là nhập khẩu khí tự nhiên và sau đó chuyển nó thành hydro ở gần khu vực sử dụng, nhưng điều này chứa ẩn đầy rủi ro và sự phụ thuộc, tương tự điều đang diễn ra trong bối cảnh khí tự nhiên hiện nay. Và các quốc gia thiếu cả khí đốt và khả năng lưu trữ (như Hàn Quốc) sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, và sẽ buộc phải nhập khẩu hydro xanh lam, hydro xanh lá cây và amoniac. Các quốc gia này sẽ vẫn dễ bị tổn thương cho đến khi xuất hiện thị trường quy mô lớn hơn và đa dạng hơn cho hydro và amoniac.

3. Những thách thức từ chuyển đổi sang năng lượng sạch

3.1. Toàn cầu hoá và chuyển đổi năng lượng

Nền kinh tế toàn cầu không có carbon sẽ cần các chuỗi cung ứng lớn cho những thành phần năng lượng sạch và thành phẩm, kinh doanh nhiên liệu hàm lượng carbon thấp và các khoáng sản tối quan trọng, và tiếp tục kinh doanh sản phẩm dầu khí (dù ở quy mô nhỏ hơn hiện nay). Vì vậy, ban đầu việc từ bỏ nhiên liệu carbon có vẻ mang tính toàn cầu hóa hơn là sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hiện nay. Nhưng việc bước vào thế giới mới này sẽ làm nảy sinh ba thế lực đi ngược lại với toàn cầu hóa.

Thứ nhất, một thế giới từ bỏ cacbon sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng điện, và hoạt động kinh doanh các sản phẩm năng lượng quốc tế sẽ suy giảm. Phương pháp khử cacbon chi phí thấp nhất và dễ dàng nhất trong một số lĩnh vực của nền kinh tế, chẳng hạn như xe hơi chạy bằng các sản phẩm dầu mỏ hoặc nhiệt từ đốt khí tự nhiên, thường là việc điện hóa chúng và bảo đảm khả năng cung ứng tạo ra năng lượng điện từ các nguồn nhiên liệu không cacbon. Các nhà khoa học Princeton cho rằng vì lý do này mà tổng lượng điện tiêu thụ ở Mỹ có thể tăng gấp 2-4 lần so với hiện nay. Quá trình khử cacbon trong năng lượng điện, nhiều khả năng, sẽ diễn ra ở cấp địa phương và vùng; trong năm 2018, sản lượng điện năng trên thế giới được bán cho các quốc gia khác không quá 3%, so với 2/3 sản lượng dầu mỏ thế giới năm 2014 do điện năng khó vận chuyển hơn và chi phí vận chuyển đường dài cao hơn, mặc dù công nghệ truyền tải dòng điện cao thế một chiều phát triển. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng điện cũng đặt ra nhiều vấn đề về an ninh năng lượng hơn là phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ, vì điện khó lưu giữ hơn trong trường hợp nguồn cung bị gián đoạn hoặc phải nhập khẩu từ những nguồn cung khác.

Thứ hai, áp lực bổ sung thêm đối với toàn cầu hóa sẽ là việc năng lượng sạch đã và đang thúc đẩy xu hướng bảo hộ thương mại. Nhiều quốc gia tạo ra những cản trở đối với nguồn năng lượng sạch giá rẻ từ nước ngoài, khi lo ngại về sự phụ thuộc vào các quốc gia khác và cố gắng hình thành các ngành công nghiệp trong lãnh thổ của mình để cung cấp nhiều việc làm hơn cho người dân. Một ví dụ điển hình là các loại thuế quan và phí mà Ấn Độ áp dụng đối với những tấm pin mặt trời của Trung Quốc để phát triển ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của riêng mình. Tương tự, Quốc hội Mỹ đang xem xét việc giảm thuế cho các công ty sản xuất xe điện thông qua các công nhân tham gia công đoàn. Còn những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm tháo bỏ những trở ngại đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa thân thiện với môi trường như tuabin gió và tấm pin mặt trời đã rơi vào ngõ cụt.

Và cuối cùng, các quốc gia đang triển khai những bước đi quyết liệt trên hành trình khử cacbon có thể cố gắng buộc các nước khác noi theo, điều mà sẽ dẫn đến tình trạng sụp đổ toàn cầu. Ví dụ, các chính trị gia EU có ý định áp dụng các cơ chế quản lý xuyên biên giới về phát thải khí nhà kính vào năm 2023. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tuân thủ những tiêu chuẩn khí hậu của EU sẽ phải chịu thuế nhằm mục đích cân bằng giá hàng hóa dựa trên hàm lượng carbon. Như thế, thép “xanh” sản xuất tại châu Âu sẽ không gặp bất lợi trên thị trường châu Âu so với thép nhập khẩu có nhiễm các hợp chất phi kim loại. Tuy nhiên, dần dà, mức thuế cào bằng có thể trở thành đòn giáng vào các chính sách khí hậu khắc nghiệt hơn ở những quốc gia nơi quá trình khử cacbon đang diễn ra quá chậm. Và dù ý tưởng sử dụng các biện pháp trừng phạt để tăng tốc quá trình này có vẻ là vượt quá mức cần thiết, trong thế giới, nơi mà các nguồn phát thải khí carbon ngày càng bị coi là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh toàn cầu, những biện pháp trừng phạt có thể trở thành một công cụ quen thuộc để buộc các quốc gia tụt hậu phải hành động quyết liệt hơn.

3.2. Mối quan hệ giữa các nước lớn trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế toàn cầu không carbon sẽ đòi hỏi mức độ hợp tác toàn cầu chưa từng có, nhưng cũng sẽ dẫn đến những xung đột, mà sẽ không tránh khỏi có cả kẻ thắng lẫn người thua. Một số cường quốc, chẳng hạn như Trung Quốc và Mỹ, đang có cơ hội tốt để hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi này. Những quốc gia khác, chẳng hạn như Nga, nhiều khả năng sẽ ở vị trí ít thuận lợi hơn. Sự phân hóa này chắc chắn sẽ có tác động đến mối quan hệ của các cường quốc.

Giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay đang trải qua quá trình căng thẳng hơn bao giờ hết. Cho đến nay, sự hợp tác của họ trong lĩnh vực biến đổi khí hậu là tối thiểu, bất chấp một thỏa thuận phối hợp bất ngờ tại COP26 ở Glasgow hồi mùa thu năm 2021. Việc Trung Quốc sửa đổi một cách mờ nhạt các mục tiêu khí hậu và nới lỏng chính sách phát triển công nghiệp than trong bối cảnh thiếu hụt khí đốt gần đây cho thấy một xu hướng nhất định rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ xung đột thường xuyên hơn vì những vấn đề nóng lên của trái đất, điều có thể làm mất đi ý chí chính trị của các nước khác trong bối cảnh cần có những biện pháp quyết liệt để chống lại biến đổi khí hậu.

Quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch rõ ràng sẽ trở thành thêm một lĩnh vực cạnh tranh tích cực khác nữa giữa hai quốc gia về công nghệ, nguồn nhân lực, cung cấp, thị trường và các tiêu chuẩn kỹ thuật có triển vọng. Sự cạnh tranh này có thể đẩy nhanh tốc độ ứng dụng năng lượng sạch, nhưng cũng sẽ làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai cường quốc. Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố quyền lực của mình nhờ vị thế thống trị trong sản xuất năng lượng sạch và kiểm soát các khoáng sản tối quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi, sự ảnh hưởng của Trung Quốc có thể suy yếu khi những công nghệ mới xuất hiện tại các quốc gia khác, những thay đổi của hệ thống cung ứng và sử dụng nhiều nguyên liệu hơn để sản xuất năng lượng sạch.

Quá trình chuyển đổi năng lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của Mỹ với các quốc gia đồng minh châu Âu, và chính sách khí hậu có thể trở thành một sự liên kết mạnh mẽ trong việc khôi phục và cải thiện mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Cùng với các đối tác, Mỹ cuối cùng có thể sử dụng sức mạnh kinh tế và ngoại giao tập thể để đẩy nhanh quá trình khử cacbon phổ cập; thành lập một “câu lạc bộ khí hậu” của những ủng hộ nguyên tắc trung hòa carbon, mà sẽ dụng hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào các nước khác, như đề xuất của nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel William Nordhaus vào năm 2020. Họ cũng có thể tạo ra các cơ chế khử cacbon chung cho những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng nhất như thép, xi măng và nhôm, và thậm chí sử dụng khối NATO để đối phó với các thảm họa môi trường và an ninh liên quan đến khí hậu trong lĩnh vực môi trường.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, con đường tiến tới không phát thải có thể không dễ dàng đối với quan hệ Mỹ – châu Âu. Chính sách khí hậu rối rắm của Mỹ đòi hỏi những cách tiếp cận chính sách phức tạp, chẳng hạn như nỗ lực sử dụng sự thống nhất ngân sách của Quốc hội để vượt qua sự phản kháng của Đảng Cộng hòa trước các tiêu chuẩn và mức thuế áp dụng đối với phát thải khí carbon cứng rắn, cũng như nhằm mục đích thay đổi hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng chỉ căn cứ vào «củ cà rốt» thay vì «cây gậy» (dưới hình thức tương tự như trợ cấp). Điều này sẽ làm kho khăn hơn cho việc hài hòa các chính sách ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương và có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại do một trong những biện pháp mà châu Âu áp dụng là thuế carbon tại biên giới.

Và cuối cùng, quá trình chuyển đổi năng lượng chắc chắn sẽ thay đổi quan hệ của Nga với các cường quốc khác. Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, và về lâu dài, việc chuyển đổi sang năng lượng sạch sẽ tạo ra những rủi ro đáng kể cho hệ thống tài chính và uy tín của nước này. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi hỗn loạn, vị thế của Nga đối với Mỹ và châu Âu có thể sẽ được tăng cường và chỉ suy yếu sau đó. Khi các nước châu Âu ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga trong những năm tới, cũng như sự biến động trên thị trường dầu mỏ, Mỹ và châu Âu sẽ tìm đến Nga để kiềm chế giá thông qua quan hệ đối tác với Ả Rập Xê Út, vì cả hai đều là những nước đứng đầu OPEC+, tổ chức bao gồm các thành viên của OPEC và 10 quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn khác.

Trong khi đó, cách tiếp cận gần như bất cần của Nga đối với tình trạng trái đất ấm lên phần nhiều sẽ là nguồn gốc gây căng thẳng trong quan hệ của Nga với Mỹ và EU, thậm chí bất chấp sự thay đổi trong phát ngôn của tổng thống Nga. Trong bối cảnh từ bỏ nhiên liệu carbon, điện khí hóa và kết nối kỹ thuật số thông qua Internet đa tác nhân, Nga khó có thể chống lại sự cám dỗ của các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Hơn nữa, vì những người tiêu dùng năng lượng truyền thống ở phương Tây hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nên Nga sẽ ngày càng hướng sang thị trường Trung Quốc để giảm tải nguồn cung, thúc đẩy sự hài hòa địa chính trị của mình với Trung Quốc.

3.3. Mối quan hệ giữa các nước giàu và nghèo trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Trong 30 năm qua, tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển nói chung đã vượt qua tốc độ tăng trưởng ở những quốc gia phát triển, điều góp phần vào sự tiệm cận từng bước về kinh tế của các nước nghèo với các nước giàu. Về dài hạn, việc chuyển đổi sang năng lượng sạch hứa hẹn sẽ củng cố xu hướng này. Mặc dù việc đạt được mức độ trung tính carbon sẽ tiếp tục gặp phải những thách thức, nhưng căn bệnh đau đầu của các nước đang phát triển sẽ thuyên giảm so với sự tồn tại trọng bối cảnh tình trạng trái đất ấm lên không kiểm soát. Ngoài ra, nhiều nước đang phát triển rất giàu nguồn tài nguyên sạch, chi phí thấp như năng lượng mặt trời, mà họ có thể sử dụng cả trong nước lẫn để xuất khẩu dưới dạng điện năng và nhiên liệu. Nhiều quốc gia trong số đó cũng có thể tự hào về cấu tạo địa chất đặc biệt để lưu trữ carbon dioxide, thứ cần phải được làm sạch khỏi khí quyển (theo một vài đánh giá, 1/5 mức giảm lượng carbon dioxide để đạt tới chỉ số 0 ròng sẽ đến từ việc giảm lượng carbon).

Tuy nhiên, quá trình khử cacbon cũng tạo nên những rủi ro nghiêm trọng cho các nước đang phát triển. Sự phân rẽ giữa các quốc gia giàu và nghèo đã được chứng minh một cách thuyết phục tại hội nghị khí hậu ở Glasgow. Những nước có thu nhập thấp đã kêu gọi các quốc gia công nghiệp hóa anh em bồi thường những thiệt hại mà họ đã gây ra cho hành tinh do phát thải nhà kính. Biến đổi khí hậu là kết quả của sự phát thải carbon dioxide tích lũy trong một thời gian dài. 1/4 tổng lượng khí thải từ khi bắt đầu thời kỳ công nghiệp hoá cho đến nay là do Mỹ, tỷ lệ tương tự từ châu Âu và chỉ 2% từ toàn bộ châu Phi. Các nước giàu cảm thấy nhu cầu ngày càng tăng trong việc cắt giảm lượng khí thải carbon, trong khi các quốc gia đang phát triển vẫn tập trung vào sự cần thiết đảm bảo tăng trưởng cho người dân của mình, do đó, đối đầu là điều không thể tránh khỏi.

Sự căng thẳng liên quan đến số phận của khoản viện trợ 100 tỷ USD cho các nước nghèo, mà các nước giàu đã cam kết cung cấp vào năm 2020 theo các thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu năm 2009 ở Copenhagen đóng vai trò không nhỏ ở đây. Cam kết trên vẫn chưa được thực hiện, nhưng ngay cả số tiền khổng lồ này cũng không hơn gì một sai số làm tròn khi mang ra so sánh với mức 1-2 nghìn tỷ USD các khoản đầu tư năng lượng sạch cần thiết hàng năm vào các nước đang phát triển và những nền kinh tế thị trường mới nổi để đạt được mức trung tính carbon vào năm 2050. Sự cấp bách của quá trình khử cacbon ngày càng tăng cùng với chi phí của sự nóng lên toàn cầu, và việc các nước giàu không hỗ trợ những quốc gia nghèo sẽ làm gia tăng căng thẳng địa chính trị – đặc biệt liên quan tới việc các nước đang phát triển phải chịu gánh nặng thiệt hại không tương xứng mà họ hề không gây ra.

Trong bối cảnh thế giới đã chờ đợi việc áp dụng các biện pháp liên quan tới biến đổi khí hậu đủ lâu, những quốc nghèo sẽ phải đi theo quỹ đạo phát triển khác so với các nước giàu có và phụ thuộc rất ít vào nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, gần 800 triệu người trên thế giới không có khả năng tiếp cận các dịch vụ năng lượng, chưa kể lượng năng lượng cần thiết để đạt được mức tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa có ý nghĩa. Mặc dù năng lượng mặt trời, gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác có thể là cách tuyệt vời để thoả mãn một số nhu cầu của thế giới đang phát triển, nhưng những nguồn năng lượng này hiện nay không đủ để hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa và các phương thức khác để đạt được tăng trưởng, còn việc gia tăng chúng một cách cân bằng là khá hạn chế. Một số nước đang phát triển cũng sẽ phải đối mặt với những trở ngại hiếm hoi đối với các quốc gia giàu có. Ví dụ, trong thời gian mất điện hàng ngày và lưới điện chạy bằng máy phát điện diesel, việc sử dụng xe điện có thể không phù hợp.

Nếu các quốc gia giàu có tiếp tục nỗ lực từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và những nước đang phát triển không tìm thấy các lựa chọn thay thế khả thi và hợp lý cho những nhiên liệu này, thì khoảng cách sẽ chỉ ngày càng nới rộng. Ví dụ, vào tháng 4 năm ngoái, do những quan ngại về biến đổi khí hậu, Bộ Tài chính Mỹ đã tuyên bố ngừng tài trợ cho các dự án khí đốt tự nhiên ở nước ngoài – ngoại trừ các nước nghèo nhất như Sierra Leone – mặc dù 60% lượng điện năng của Mỹ vẫn được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Tuyên bố này ngay sau đó đã nhận được phản ứng từ phía phó Tổng thống Nigeria Yemi Osinbajo khi quan chức này cho rằng thật không công bằng khi yêu cầu đất nước của mình phát triển mà không có khí đốt tự nhiên.

Căng thẳng giữa các nước phát triển và đang phát triển sẽ gia tăng không chỉ do việc sử dụng các nguồn năng lượng từ khoáng sản, mà còn do công nghệ sản xuất chúng. Một số nước nghèo, như Guyana, Mozambique và Tanzania sở hữu nguồn tài nguyên hydrocacbon đáng kể mà họ muốn khai thác. Nhưng các nước giàu, tự coi mình là những người đi đầu trong vấn đề chống biến đổi khí hậu, tiếp tục gây áp lực buộc các nước nghèo và đang phát triển khác, cũng như những công ty mong muốn được khai thác khi ngăn họ khoan, ngay cả khi vẫn có tối thiểu một vài nước giàu tiếp tục khai thác dầu mỏ, khí đốt và than đá của mình. Và các tổ chức tài chính sẽ vấp phải sự phản kháng từ những nhà hoạt động kêu gọi không hỗ trợ các dự án khai thác ở những nước đang phát triển. Trong bối cảnh số lượng các khả năng sử dụng nhiên liệu hóa thạch giảm xuống, các nước nghèo hoàn toàn có lý để đặt ra câu hỏi tại sao họ không thể ăn miếng bánh lớn hơn đang dần biến mất.

4. Một số gợi mở

Quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch đòi hỏi những thay đổi phức tạp trong nền kinh tế toàn cầu và các khoản đầu tư bổ sung ở mức khoảng 100 nghìn tỷ USD trong 30 năm tới. Có rất ít lý do để mong đợi rằng cuộc tái cấu trúc triệt để như thể có thể được hoàn tất một cách suôn sẻ, rõ ràng và không có hậu quả. Quá trình chuyển đổi có trật tự sẽ đủ khó khăn, ở đâu đó tồn tại cơ quan hoạch định nào đó, mà sẽ thiết kế một hệ thống năng lượng toàn cầu thống nhất, nhưng tất nhiên là không có quan đó.

Khi thế giới thực sự khử cacbon được trong hệ thống (toàn bộ hoặc một phần), nhiều rủi ro về an ninh năng lượng hiện nay sẽ giảm thiểu đáng kể (ngay cả khi những rủi ro mới xuất hiện). Ảnh hưởng của các quốc gia cung cấp dầu mỏ và những công cụ ảnh hưởng của Nga ở châu Âu sẽ giảm xuống, giá năng lượng điện tái tạo sẽ ổn định hơn, xung đột về tài nguyên thiên nhiên sẽ giảm xuống. Nhưng nếu đồng thời khả năng tiếp cận, sự tin cậy và mức độ an toàn của các nguồn cung cấp năng lượng, cũng như những yêu cầu an ninh quốc gia khác xung đột với các biện pháp đầy tham vọng của cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu, thì sẽ tồn tại nguy cơ những vấn đề môi trường bị biến thành thứ yếu. Vì vậy, sự lãnh đạo quốc tế trong việc đối phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi nhiều hơn là chỉ các cuộc đàm phán, những cam kết về việc khử cacbon và giảm nhẹ các hậu quả trên phương diện an ninh của các nước. Trong số những điều khác nữa, đó là nhiều phương cách khác nhau để giảm thiểu rủi ro kinh tế và địa chính trị, mà có thể phát sinh ngay cả khi quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch thành công.

Thứ nhất, các cơ quan xây dựng pháp luật cần mở rộng bộ công cụ để đảm bảo an ninh và ổn định năng lượng, cũng như chuẩn bị cho những bất ổn không tránh khỏi. Sẽ là thiển cận nếu từ bỏ nguồn năng lượng hiện có không chứa carbon là hạt nhân. Cũng thật thiếu cân nhắc khi loại bỏ các phương tiện đảm bảo năng lượng hiện có như Dự trữ dầu mỏ chiến lược Mỹ. Quốc hội Mỹ đã sớm ra quyết định bán nhiên liệu dự trữ do trữ lượng dồi dào và những dự đoán về thời kỳ hậu dầu mỏ. Thật vậy, khi quá trình chuyển đổi năng lượng tăng tốc, các nhà hoạch định chính sách nên phân tích chi phí và lợi ích, nhằm đánh giá tính khả thi của việc sử dụng các nguồn nhiên liệu dự trữ chiến lược bổ sung để đảm bảo khả năng cung ứng khí thiên nhiên, các khoáng sản tối quan trọng, hydro và amoniac.

Thứ hai, cũng cần phải duy trì tính linh hoạt tối đa đối với các nguồn năng lượng, ngay cả khi chúng ta loại bỏ dần những nguồn gây ô nhiễm. Cuộc thảo luận về việc Mỹ đã trải qua «mức tiêu thụ xăng cao nhất» vào năm 2007, còn thế giới đã đạt «mức tiêu thụ than cao nhất» vào năm 2014, không liên quan gì đến thực tế. Căn cứ vào sự bất định đối với các nhu cầu và tương lai của, những nhà hoạch định chính sách nên sẵn sàng dự trữ một phần nhiên liệu hóa thạch phòng trường hợp cần thiết trong giai đoạn chuyển tiếp, khi xuất hiện có sự phân hóa giữa cung và cầu. Các cơ quan quản lý trong lĩnh vực dịch vụ tiện ích nên áp dụng một hệ thống giá, mà để hoàn trả những tổn thất liên quan đến sự ổn định cho các công ty. Ví dụ, việc chuẩn bị cho thời kỳ cao điểm của nhu cầu sẽ đòi hỏi phải tạo ra những thị trường để thanh toán cho các công ty năng lượng duy trì hoạt động liên tục và đảm bảo khối lượng cung ứng, đồng thời hỗ trợ ngành dịch vụ tiện ích khen thưởng các khách hàng vì giảm tiêu thụ điện năng trong thời kỳ cao điểm. Trong một quan niệm rộng hơn, các nhà hoạch định chính sách nên tăng năng suất để giảm sản lượng tiêu thụ, và cùng với đó là khả năng mất cân bằng cung và cầu.

Thứ ba, một cách nữa để tăng cường an ninh năng lượng của các nước là giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng, đồng thời tránh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Thay vì theo đuổi tôn chỉ độc lập, các quan chức nên cố gắng tạo ra sự linh hoạt cho hệ thống đa dạng thống nhất. Ở châu Âu, sự tăng cường an ninh năng lượng không do việc cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga – chúng không ngừng tăng lên – mà nhiều khả năng do cải cách chính sách và cơ sở hạ tầng, nhờ đó thị trường châu Âu trở nên hội nhập và cạnh tranh hơn. Trong cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2021 ở Texas (Mỹ), người dân sống trong các khu vực kết nối với lưới điện của các bang lân cận là những người may mắn nhất.

Thứ tư, các nhà hoạch định chính sách cũng cần xem xét một số điểm, mà trong quá trình chuyển đổi sẽ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng vốn đã lớn trong xã hội và có thể dẫn tới sự phản đối trên khía cạnh chính trị đối với việc sử dụng năng lượng sạch. Khi thiếu vắng có sự hỗ trợ từ phía chính phủ để phát triển kinh tế và đào tạo nguồn nhân lực, các cộng đồng dân cư mà thu nhập và việc làm phụ thuộc vào ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sẽ bị ảnh hưởng. Và để giúp người tiêu dùng có thu nhập thấp đối phó với sự biến động giá cả, các cơ quan xây dựng pháp luật nên đưa ra các khoản trợ cấp hoặc giảm thuế tạm thời, như nhiều nước châu Âu đã làm trong thời gian gần đây.

Thứ năm, phù hợp với mức độ mà các chính phủ đang khuyến khích đổi mới và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch để hạn chế sự nóng lên của trái đất, người ta cũng mong đợi từ phía các chính phủ những bước tiến có ý thức nhằm giảm thiểu các rủi ro địa chính trị liên quan. Những công nghệ mới có thể giải quyết các vấn đề kỹ thuật và hậu cần, nhưng không loại bỏ được sự cạnh tranh, sự bất bình đẳng về vị thế hoặc những động cơ để bảo vệ lợi ích quốc gia và tối đa hóa tầm ảnh hưởng. Nếu các chính phủ không thừa nhận điều này, thế giới trong những năm tới sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như các mối đe dọa mới đối với nền kinh tế và an ninh, mà sẽ làm thay đổi hệ thống chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, rủi ro nghiêm trọng hơn cả của khả năng không thể xác định và giải quyết những vấn đề nêu trên nằm ở việc nếu các tính toán về an ninh quốc gia xung đột với những tham vọng của chính sách khí hậu, quá trình chuyển đổi năng lượng có thể hoàn toàn không diễn ra. Và thế giới khó có khả năng chịu được những cản trở mới trên con đường vốn đã gập ghềnh để đạt được mức phát thải carbon trung tính./.

Petrostate là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc khai thác và xuất khẩu dầu hoặc khí đốt tự nhiên.