Chuyên đề LUYỆN TỪ VÀ CÂU lớp 2 – Tài liệu text
Chuyên đề LUYỆN TỪ VÀ CÂU lớp 2
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.88 KB, 3 trang )
PHÒNG GD- ĐT NÚI THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC
* * * * * * *
CHUYÊN ĐỀ :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LỚP 2
GV: NGÔ THỊ HỒNG THU
* GIỚI THIỆU VỀ MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mở rộng vốn từ và cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ loại
(từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ đặc
điểm, tính chất).
2. Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
Cụ thể:
– Đặt câu:
+ Các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? Và những bộ phận chính
của các kiểu câu ấy.
+ Những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?,
Vì sao?, Để làm gì?
– Dấu câu: dấu chấm, dâu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và
thích học tiếng Việt
B – NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Số bài, thời lượng học
Trong cả năm học, HS được học 31 tiết Luyện từ và câu
2. Nội dung
Về từ vựng, bên cạnh vốn từ được cung cấp qua các bài tập đọc, ở phân môn
Luyện từ và câu, HS được mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông qua các bài tập
thực hành.
Về từ loại, theo Chương trình Tiểu học mới, HS bước đầu rèn luyện cách
dùng các từ chỉ sự vật (danh tư), hoạt động, trạng thái (động tư) và đặc điểm,
tính chất (tính tư).
Về câu, HS lần lượt làm quen với các kiểu câu trần thuật đơn cơ bản Ai là gì?,
Ai làm gì?, Ai thế nào?, các bộ phận của câu (trả lời các câu hỏi Ai?, Là gì?,
Làm gì?, Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?) và các dấu câu
(chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy).
Tuy nhiên, ở lớp 2 không có bài học lí thuyết. Các kiến thức từ ngữ và ngữ
pháp nói trên được thể hiện qua các bài tập thực hành.
3. Hình thức rèn luyện
SGK có nhiều hình thức bài tập để mở rộng vốn từ và rèn kĩ năng đặt câu cho
HS, VD: điền từ vào chỗ trống, xếp loại các từ, xếp ô chữ, chơi trò chơi về từ,
đặt câu theo mẫu, nối từ thành câu, …
C – BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hướng dẫn HS làm bài tập
– GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải
thích).
– GV giúp HS chữa một phần của bài tập làm mẫu (một HS chữa mẫu trên
bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở hay bảng con).
– HS làm bài vào bảng con hoặc vào vở. GV uốn nắn.
– GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi
nhớ về tri thức.
2. Cung cấp cho HS một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu
2.1. Mức độ tri thức cung cấp cho HS lớp 2:
– Về vốn từ: Ngoài những từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành ngữ
được cung cấp qua các bài tập viết, HS được học một cách tương đối có hệ
thống các từ ngữ theo chủ điểm, ví dụ:
+ Đơn vị thời gian (ngày, tháng, năm, năm học …);
+ Đơn vị hành chính (xã, (phường), huyện (quận));
+ Đồ dùng học tập;
+ Đồ dùng trong nhà;
+ Việc nhà;
+ Họ hàng;
+ Vật nuôi.
2.2.Cách cung cấp tri thức:
– Về từ loại: nhận ra và biết dùng các từ chỉ người, con vật, dồ vật, hoạt
động, trạng thái, đặc điểm để đặt câu; bước đầu có ý niệm và biết viết hoa tên
riêng.
– Về kiểu câu: nhận ra và biết đặt các kiểu câu đơn Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai
thế nào?
– Về dấu câu: có ý thức và bước đầu biết đặt câu dấu chấm, chấm hỏi, chấm
than, phẩy vào đúng chỗ.
Các tri thức nói trên được cung cấp qua các bài tập. GV chỉ cần nêu những
tổng kết ngắn như trong SGK, tránh giải thích dài dòng hoặc sa vào lí thuyết.
D – QUY TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS giải các bài tập ở nhà hoặc nêu ngắn gọn
những điều đã học ở tiết trước, cho ví dụ minh họa.
2. Dạy bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: Dựa theo gợi ý trong SGK.
2.2.Hướng dẫn làm bài tập.
GV tổ chức cho HS thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự chung:
– Đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
– HS giải một phần bài tập làm mẫu.
– HS làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
2.3.Tổ chức trao đổi, nhận xét về kết quả. Rút ra những điểm ghi nhớ về kiến
thức
2.4.Củng cố, dặn dò: Chốt lại những kiến thức và kĩ năng cần năm vững ở bài
luyện tập; nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà.
* * * * * * * * * * * * * * * * * *
tính chất (tính tư).Về câu, HS lần lượt làm quen với các kiểu câu trần thuật đơn cơ bản Ai là gì?,Ai làm gì?, Ai thế nào?, các bộ phận của câu (trả lời các câu hỏi Ai?, Là gì?,Làm gì?, Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?) và các dấu câu(chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy).Tuy nhiên, ở lớp 2 không có bài học lí thuyết. Các kiến thức từ ngữ và ngữpháp nói trên được thể hiện qua các bài tập thực hành.3. Hình thức rèn luyệnSGK có nhiều hình thức bài tập để mở rộng vốn từ và rèn kĩ năng đặt câu choHS, VD: điền từ vào chỗ trống, xếp loại các từ, xếp ô chữ, chơi trò chơi về từ,đặt câu theo mẫu, nối từ thành câu, …C – BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:1. Hướng dẫn HS làm bài tập- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giảithích).- GV giúp HS chữa một phần của bài tập làm mẫu (một HS chữa mẫu trênbảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở hay bảng con).- HS làm bài vào bảng con hoặc vào vở. GV uốn nắn.- GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghinhớ về tri thức.2. Cung cấp cho HS một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu2.1. Mức độ tri thức cung cấp cho HS lớp 2:- Về vốn từ: Ngoài những từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành ngữđược cung cấp qua các bài tập viết, HS được học một cách tương đối có hệthống các từ ngữ theo chủ điểm, ví dụ:+ Đơn vị thời gian (ngày, tháng, năm, năm học …);+ Đơn vị hành chính (xã, (phường), huyện (quận));+ Đồ dùng học tập;+ Đồ dùng trong nhà;+ Việc nhà;+ Họ hàng;+ Vật nuôi.2.2.Cách cung cấp tri thức:- Về từ loại: nhận ra và biết dùng các từ chỉ người, con vật, dồ vật, hoạtđộng, trạng thái, đặc điểm để đặt câu; bước đầu có ý niệm và biết viết hoa tênriêng.- Về kiểu câu: nhận ra và biết đặt các kiểu câu đơn Ai là gì?, Ai làm gì?, Aithế nào?- Về dấu câu: có ý thức và bước đầu biết đặt câu dấu chấm, chấm hỏi, chấmthan, phẩy vào đúng chỗ.Các tri thức nói trên được cung cấp qua các bài tập. GV chỉ cần nêu nhữngtổng kết ngắn như trong SGK, tránh giải thích dài dòng hoặc sa vào lí thuyết.D – QUY TRÌNH GIẢNG DẠY1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS giải các bài tập ở nhà hoặc nêu ngắn gọnnhững điều đã học ở tiết trước, cho ví dụ minh họa.2. Dạy bài mới:2.1.Giới thiệu bài: Dựa theo gợi ý trong SGK.2.2.Hướng dẫn làm bài tập.GV tổ chức cho HS thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự chung:- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập.- HS giải một phần bài tập làm mẫu.- HS làm bài tập theo hướng dẫn của GV.2.3.Tổ chức trao đổi, nhận xét về kết quả. Rút ra những điểm ghi nhớ về kiếnthức2.4.Củng cố, dặn dò: Chốt lại những kiến thức và kĩ năng cần năm vững ở bàiluyện tập; nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà.* * * * * * * * * * * * * * * * * *