Chuyên đề Dạy Tập làm văn lớp 4 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới
Bạn đang xem tài liệu “Chuyên đề Dạy Tập làm văn lớp 4 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NểI ĐẦU Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nói chung và chất lượng lớp 4 đang là vấn đề quan tâm hàng đầu trong năm học 2009 – 2010. Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy các môn học nh thế nào để đáp ứng được yêu cầu đổi mới ? Trong các môn học của chương trình lớp 4 , Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình lớp 4 cũng như cả bậc học và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết. Điều này đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải vận dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt như thế nào, để mỗi tiết dạy Tập làm văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn. Mục tiêu của chuyên đề nhằm giúp cho giáo viên hiểu và thực hiện việc giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các lớp nói chung và ở lớp 4 nói riêng có chất lượng tốt hơn. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chuyên đề Môn Tiếng Việt chương trình Tiểu học mới nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe - nói - đọc - viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt . Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình Tiểu học và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết về một số nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể. Điều này đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải vận dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt như thế nào, để mỗi tiết dạy Tập làm văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây chính là lí do để tổ khối 4 chỳng tụi xây dựng chuyên đề “ Dạy Tập làm văn lớp 4 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới” B. NỘI DUNG CHUYấN ĐỀ I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRèNH, YấU CẦU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG PHÂN MễN TẬP LÀM VĂN LỚP 1. Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4. Chương trình TLV lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết / năm. Cụ thể như sau: * Kể chuyện gồm có 19 tiết được dạy trong học kỳ I. * Văn miêu tả gồm có 30 tiết được phân bố như sau: - Khái niệm văn miêu tả 1 tiết. + Miêu tả đồ vật 10 tiết. + Miêu tả cây cối 11 tiết. + Miêu tả con vật 8 tiết. * Các loại văn bản khác : + Viết thư : 3 tiết. + Trao đổi ý kiến : 2 tiết. + Giới thiệu hoạt động : 2 tiết. + Tóm tắt tin tức : 3 tiết. + Điền vào giấy tờ in sẵn : 3 tiết. Như vậy chương trình Tập làm văn lớp 4 được chú trọng vào hai thể loại chính đó là: kể chuyện (19 tiết) và miêu tả (30 tiết). Điều này khẳng định lượng kiến thức trọng tâm của Tập làm văn lớp 4 là văn kể chuyện và văn miêu tả. 2. Yêu cầu kiến thức, kỹ năng phân môn Tập làm văn lớp 4. 2.1 Yêu cầu kiến thức: * Yêu cầu kiến thức cần đạt của học sinh lớp 4 ở phân môn TLV là: + Thể loại văn kể chuyện. - Học sinh phải hiểu như thế nào là kể chuyện? - Hiểu được nhân vật trong truyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Bên cạnh đó học sinh phải hiểu cốt truyện . - Biết xây dựng đoạn văn, biết mở bài và biết kết bài trong bài văn kể chuyện. Từ đó, học sinh biết viết và nói một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. + Thể loại văn miêu tả. - Học sinh phải hiểu như thế nào là miêu tả? - Miêu tả đồ vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Miêu tả cây cối : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. - Miêu tả con vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. + Các loại văn bản khác. - Viết thư : Nắm được mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản, cách xưng hô và cách trình bày một bức thư. - Trao đổi ý kiến với người thân: Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi, lập được dàn ý của bài trao đổi và biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để đạt mục đích đề ra. - Giới thiệu hoạt động địa phương : Biết cách giới thiệu tập quán, trò chơi, lễ hội, truyền thống của địa phương, quan sát và trình bày được những đổi mới của quê hương, có ý thức đối với việc xây dựng quê hương. - Tóm tắt tin tức và điền vào giấy tờ in sẵn ( phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền) : Biết cách tóm tắt tin tức, tự tìm tin, biết điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn. Qua đó học sinh biết ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. 2.2 Yêu cầu kỹ năng: 2.2.1 : Học xong chương trình Tập làm văn lớp 4, học sinh phải có được các kỹ năng làm văn: Kỹ năng định hướng hoạt động trong giao tiếp: + Nhận diện loại văn bản. + Phân tích đề. Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: + Xác định dàn ý bài văn đã cho. + Tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. + Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. + Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. Kỹ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp: Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp. 2.2.2. Yêu cầu đối với giáo viên. - Giáo viên phải nắm được quan điểm đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn theo đỳng nội dung, chương trỡnh. - Xác định được các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy Tập làm văn. - Sử dụng phương phỏp và hỡnh thức tổ chức dạy học linh hoạt, phự hợp với từng tiết dạy. Cú sỏng tạo, tạo khụng khớ lớp học vui vẻ, thoải mỏi, nhẹ nhàng, gõy hứng thỳ cho học sinh. - Chuẩn bị chu đỏo đồ dựng dạy học. 3. Đối với học sinh - Cú tớnh tự giỏc, tớch cực trong giờ học. - HS tự phỏt hiện, tự giải quyết cỏc vấn đề của bài, tự chiếm lĩnh tri thức và vận dụng chỳng dưới sự tổ chức, hướng của giỏo viờn. Đó là toàn bộ yêu cầu kiến thức, kỹ năng trọng tâm mà học sinh cần đạt được và những yêu cầu đối với giáo viên lớp 4 cần nắm vững để áp dụng khi dạy phân môn Tập làm văn. II. CAC PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 4 Khi dạy GV vận dụng nhiều phương phỏp như: Phương phỏp giao tiếp, PP phõn tớch ngụn ngữ, PP gợi mở, PP nờu và giải quyết vấn đề, PP trực quan, PP rốn luyện theo mẫu, PP đúng vai, Trên đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong dạy Tập làm văn lớp 4. + Thực tế dạy học cho thấy không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng. Bởi vậy, khi dạy học Tập làm văn ở bậc Tiểu học, giáo viên cần chú trọng đặc biệt đến phương pháp thực hành giao tiếp, cùng với phương pháp luyện tập theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, bởi vì học sinh chỉ có thể tạo lập được lời nói thực sự là của mình khi các em đợc đặt vào những tình huống giao tiếp cụ thể, buộc các em phải bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình trước một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó. Với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung, ở phân môn TLV lớp 4 nói riêng là phát huy tính tích cực học tập của học sinh đòi hỏi mỗi người giáo viên cần vận dụng những phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học như thế nào để tạo điều kiện cho học sinh có nhu cầu được thể hiện mình, khích lệ vai trò giao tiếp của các em, tăng cường khả năng thực hành ngôn ngữ để các em biết diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói, bài viết một cách mạch lạc, rõ ràng. Đó chính là hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học. Trên cơ sở nhận thức vấn đề như vậy, khối 4 chúng tôi đã thực hiện một số biện pháp dạy Tập làm văn để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP ĐỂ ĐÁP ỨNG YấU CẦU ĐỔI MỚI 1. Tổ chức tốt việc quan sát – tìm ý và dựng đoạn văn cho học sinh. 2. Nắm vững và phát huy những kiến thức, kỹ năng của học sinh đã đạt được ở các lớp 1, 2, 3. 3. Tích hợp các môn học để nâng cao hiệu quả giờ dạy Tập làm văn 4. 4. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy Tập làm văn. 5. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học. IV. QUY TRèNH DẠY TIẾT TẬP LÀM VĂN LỚP 4 * Dạy bài lý thuyết 1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5 phút. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài : 1- 2 phút b) Hình thành khái niệm :13 – 15 phút - Phân tích dữ liệu ở phần I, II để hình thành khái niệm cho học sinh. c) Hướng dẫn luyện tập :17 –19 phút. - Từng bài tập tiến hành 4 bước : + Đọc và xác định yêu cầu bài tập. + Hướng dẫn giải một phần bài tập mẫu. + Học sinh làm bài tập. + Chữa – Chấm – Nhận xét kết quả. 3- Củng cố - dặn dũ. * Dạy bài thực hành 1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5 phút. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài : 1- 2 phút. b) Hướng dẫn thực hành :28-- 30 phút. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện từng bài tập trong sách giáo khoa theo thứ tự chung. - Từng bài tập hướng dẫn học sinh theo 4 bước: + Đọc và xác định yêu cầu bài tập. + Hướng dẫn giải một phần bài tập mẫu. + Học sinh làm bài tập. + Chữa – Chấm – Nhận xét kết quả. 3- Củng cố - dặn dũ Trong quá trình xây dựng chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng nghiệp để Chuyên đề đạt được hiệu quả cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!