Chuyên đề 16. KỸ NĂNG KẾ TOÁN THUẾ – Đào Tạo MOF

In tài liệu ra giấy/PDF/Email

Chuyên đề 16: KỸ NĂNG KẾ TOÁN THUẾ

 CVC. Bùi Đức Hiền, Vụ Chính sách – Tổng cục Thuế

 16.1. Tổng quan về kế toán thuế

Kế toán thuế được áp dụng tại cơ quan thuế bắt đầu từ năm 2014 tại một số địa phương sau đó mở rộng ra toàn quốc theo từng đợt triển khai. Chế độ kế toán thuế được Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định số 1544/QĐ-BTC ngày 07/07/2014 và Quyết định số 630/QĐ-BTC ngày 9/4/2015.

16.1.1.

Khái niệm về kế toán thuế

Kế toán thuế là việc tổ chức hệ thống thông tin quản lý nội bộ của hệ thống Thuế về hoạt động quản lý thu thuế của cơ quan thuế các cấp theo quy định của Luật thuế, pháp lệnh thuế; phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; tiền phạt theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính và các khoản thu khác ngân sách theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

Kế toán thuế bao gồm hai khái niệm riêng biệt nhưng có sự liên kết chặt chẽ đó là kế toán người nộp thuế và kế toán thu NSNN. Trong đó:

  – Kế toán người nộp thuế là kế toán phản ánh nghĩa vụ thuế của NNT trong quan hệ với cơ quan quản lý thuế theo hình thức ghi đơn theo từng giao dịch phát sinh về thuế của người nộp thuế nhằm theo dõi được đầy đủ, chính xác toàn bộ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế từ số phải nộp, số đã nộp đến số được hoàn, miễn giảm thuế… theo từng người nộp thuế.

  – Kế toán thu ngân sách nhà nước là kế toán phản ánh nghĩa vụ thu nộp thuế của cơ quan thuế trong quan hệ với ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở kế toán dồn tích, theo phương thức ghi kép trên cơ sở số liệu tổng hợp theo từng tài khoản nhằm theo dõi nghĩa vụ của cơ quan thuế với ngân sách nhà nước như số phải nộp, số đã nộp… của từng cơ quan quản lý thuế.

16.1.2. Vị trí, vai trò công tác kế toán thuế trong quản lý thuế và quản lý thu NSNN

a) Vị trí của công tác kế toán thuế trong quản lý thuế

  Kế toán thuế là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản của cơ quan thuế để quản lý tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các người nộp thuế và kết quả thực thi nhiệm vụ thu thuế của cơ quan thuế các cấp.

  1. b) Vai trò của kế toán thuế đối với công tác quản lý thuế

– Công tác kế toán người nộp thuế giúp cho cơ quan thuế theo dõi được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế gồm: số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, còn nợ hoặc nộp thừa từ đó xác định số thuế mà NNT được hoàn trả, được miễn giảm hoặc nộp chậm. Qua đó, cơ quan thuế thực hiện các chức năng giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT thông qua công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, thanh tra kiểm tra thuế và xử lý vi phạm về thuế.

– Công tác kế toán thu thuế hay còn gọi là kế toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) giúp cho cơ quan thuế theo dõi được kết quả thu thuế của từng cơ quan thuế, phản ánh đầy đủ số phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn trả của tất cả các sắc thuế và trách nhiệm đôn đốc nghĩa vụ thuế của NNT cũng như trách nhiệm thu nộp với NSNN của từng cơ quan thuế, toàn ngành thuế.

  1. c) Vị trí, vai trò kế toán thuế trong quản lý thu NSNN

Kế toán thuế là một bộ phận của Kế toán nhà nước (thu – chi NSNN) nên phải phản ánh đầy đủ số phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp ngân sách… của tất cả các loại thuế, phí, lệ phí và thu khác do ngành thuế quản lý thu trên cơ sở dồn tích nhằm cung cấp thông tin chi tiết cho NSNN để điều tiết và hạch toán thu NSNN.

16.1.3 Phạm vi áp dụng:

Các đơn vị trong hệ thống thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế.

16.1.4. Đối tượng của kế toán thuế:

Kế toán thuế phải đảm bảo phản ánh đầy đủ đối tượng quản lý của cơ quan thuế, các sắc thuế mà cơ quan thuế quản lý thu NSNN và phải đáp ứng các yêu cầu quản lý thuế của cơ quan thuế cũng như công tác quản lý nhà nước. Đối tượng của Kế toán thuế xét trên các khía cạnh phản ánh khác nhau, cụ thể

a) Phản ánh theo các đối tượng có liên quan đến công tác quản lý thuế:

Bao gồm: người nộp thuế; tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay; Đại lý thuế; tổ chức ủy nhiệm thu thuế; Các NHTM ủy nhiệm CQT mở tài khoản chuyên thu; KBNN các cấp.

b) Phản ánh các khoản thu, sắc thuế do cơ quan thuế quản lý bao gồm: Thuế giá trị gia tăng (GTGT); thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB); thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); thuế thu nhập cá nhân (TNCN); Tài nguyên; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế bảo vệ môi trường; Thuế Môn bài/lệ phí môn bài; Thu tiền sử dụng đất; Tiền thuê đất; Phí, Lệ phí; Tiền phạt, tiền chậm nộp; các khoản thu khác NS…

c) Phản ánh tình hình thanh toán nghĩa vụ thuế của các đối tượng kế toán thuế: Bao gồm thanh toán với NNT, tổ chức khấu trừ nộp thay, tổ chức ủy nhiệm thu thuế, đại lý thuế, các NHTM ủy nhiệm CQT mở tài khoản chuyên thu, KBNN các cấp

d) Phản ánh các thông tin báo cáo phục vụ công tác quản lý thuế và quản lý nhà nước khác theo các yêu cầu như: Tổng hợp thông tin theo từng NNT; – Tổng hợp thông tin theo nhóm NNT; Tổng hợp theo cơ quan quản lý thuế và theo phân cấp quản lý NNT; Theo tài khoản nộp vào NSNN tại Kho bạc Nhà nước; Theo từng Kho bạc Nhà nước (KBNN) các cấp; Theo Mục lục ngân sách nhà nước chương, mục, tiểu mục (MLNSNN); Theo địa bàn hạch toán thu NS;  Theo niên độ NSNN; Theo ngành nghề kinh tế;  …

16.1.5. Nội dung của kế toán thuế

b) Kế toán thuế đối với người nộp thuế bao gồm các yếu tố sau đây:

  – Theo từng người nộp thuế (tổ chức, cá nhân); tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân thực hiện công tác uỷ nhiệm thu của cơ quan thuế;

  – Theo từng loại thuế;

  – Theo từng nghiệp vụ quản lý thuế.

c) Kế toán thanh toán với NSNN bao gồm các yếu tố sau đây:

– Theo cơ quan quản lý thuế;

– Theo hệ thống mục lục ngân sách nhà nước;

– Theo niên độ năm ngân sách;

– Theo địa bàn thu ngân sách;

– Theo Kho bạc Nhà nước hạch toán khoản thu ngân sách nhà nước.

 1

6.1.6. Yêu cầu của kế toán thuế

  – Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ quản lý thuế nội địa phát sinh vào chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán thuế.

– Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định về các thông tin, số liệu kế toán thuế phục vụ yêu cầu quản lý thuế và quản lý thu ngân sách nhà nước.

– Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán thuế phục vụ yêu cầu quản lý thuế và quản lý thu ngân sách nhà nước.

– Phản ánh trung thực thực tế hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ quản lý thuế bảo đảm thông tin có độ tin cậy cao.

– Thông tin, số liệu kế toán thuế phải được phản ánh liên tục, số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.

– Thông tin, số liệu kế toán thuế phải được phân loại, sắp xếp theo trình tự, có hệ thống, thống nhất với các chỉ tiêu quản lý thuế, thống nhất với hệ thống thông tin của kế toán thu ngân sách Nhà nước.

16.1.7. Nguyên tắc của kế toán thuế

– Nguyên tắc nhất quán: Các quy tắc nghiệp vụ, chính sách và phương pháp kế toán phải được áp dụng thống nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi quy tắc nghiệp vụ, chính sách và phương pháp kế toán trong năm kế toán thì phải giải trình rõ lý do và sự ảnh hưởng của thay đổi đó trong phần thuyết minh sổ kế toán, báo cáo kế toán.

– Nguyên tắc thống nhất: Kế toán thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế cả về tổ chức công tác kế toán thuế và nghiệp vụ kế toán thuế.

– Nguyên tắc hợp nhất: Hệ thống kế toán thuế được hợp nhất theo một hệ thống chỉ tiêu báo cáo duy nhất, có khả năng đối chiếu với báo cáo thu ngân sách nhà nước.

– Nguyên tắc xử lý tập trung và tự động hoá cao: Kế toán thuế được thực hiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và xử lý tự động với cơ sở dữ liệu kế toán thuế tập trung tại Tổng cục Thuế và phù hợp với hệ thống công nghệ thông tin của Bộ Tài chính; có khả năng tích hợp, trao đổi thông tin với Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (sau đây gọi là Hệ thống TABMIS) và các hệ thống thông tin khác có liên quan.

– Tổng cục Thuế thống nhất quản lý hệ thống thông tin kế toán thuế, thực hiện phân quyền sử dụng, bảo mật thông tin dữ liệu về kế toán thuế trên cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy kế toán thuế và các bộ phận liên quan tại cơ quan thuế các cấp.

 1

6.1.8. Đơn vị ghi sổ của kế toán thuế

a) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán thuế là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là“VND”). Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá sau đây:

  Trường hợp người nộp thuế được sử dụng đồng tiền khai thuế và đồng tiền nộp thuế bằng ngoại tệ: Kế toán phải sử dụng tỷ giá do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán để hạch toán kế toán thuế.

  Trường hợp người nộp thuế được sử dụng đồng tiền khai thuế bằng ngoại tệ nhưng đồng tiền nộp thuế bằng đồng Việt Nam: Nếu trên hồ sơ khai thuế có ghi tỷ giá thì sử dụng tỷ giá trên tờ khai để hạch toán kế toán thuế. Nếu trên hồ sơ khai thuế không ghi tỷ giá thì sử dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước để hạch toán kế toán thuế.

  Trong trường hợp cụ thể, nếu có quy định tỷ giá khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì kế toán thực hiện theo quy định đó. Trường hợp loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.

b) Đối với chứng từ kế toán thuế sử dụng đơn vị hiện vật thì khi hạch toán kế toán thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam. Đối với các hiện vật có giá trị nhưng không tính được thành tiền thì giá trị ghi sổ được tính theo giá quy ước là 01 VND cho 01 đơn vị hiện vật theo đơn vị đo lường chính thức của Nhà nước làm đơn vị tính.

  1

6.1.9. Chữ viết, chữ số và phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế

  – Chữ viết sử dụng trong kế toán thuế là tiếng Việt. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán thuế thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp chứng từ kế toán thuế, tài liệu kế toán thuế sử dụng tiếng nước ngoài phải có bản phiên dịch bằng tiếng Việt có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đính kèm.

  – Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.

  – Khi lập báo cáo tài chính, công khai báo cáo tài chính hoặc các báo cáo kế toán khác được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách:

  + Đối với Đồng Việt Nam: Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính;

  + Đối với ngoại tệ: Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

  – Trường hợp quy đổi tỷ giá ngoại tệ, đối với số tiền bằng Đồng Việt Nam đã được quy đổi, phương pháp làm tròn số cũng được thực hiện theo quy định văn bản này.

16.1.10. Kỳ kế toán thuế

Kỳ kế toán thuế bao gồm kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán năm và kỳ chỉnh lý quyết toán kế toán thuế, cụ thể như sau:

– Kỳ kế toán tháng: Là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng;

– Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán): Là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 theo năm dương lịch;

– Kỳ chỉnh lý quyết toán kế toán thuế: Là khoảng thời gian từ sau ngày 31/12 đến trước thời điểm đóng sổ kế toán năm để cho phép hệ thống kế toán thuế thực hiện hạch toán và điều chỉnh các khoản thuế nội địa thuộc kỳ kế toán năm trước.

 1

6.1.11. Kiểm soát nội bộ kế toán thuế

– Kiểm soát nội bộ kế toán thuế là việc thực hiện kiểm soát, xem xét thường xuyên, liên tục trong phạm vi của đơn vị kế toán để đảm bảo tính hợp pháp, chính xác, đầy đủ, kịp thời cả về hình thức, nội dung của chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán; quy trình thực hiện xử lý, hạch toán và phê duyệt theo đúng trình tự, nội dung, thẩm quyền đã được quy định trong cùng đơn vị kế toán thuế.

– Nội dung của công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế

+ Kiểm soát chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ kế toán thuế: Mẫu chứng từ; tính hợp pháp của chứng từ; tính đầy đủ, rõ ràng, trung thực, chính xác của thông tin trên chứng từ; sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán thuế.

+ Kiểm soát hạch toán, định khoản tài khoản kế toán thuế: Các giao dịch kế toán thuế được định khoản đúng tính chất nghiệp vụ phát sinh, đúng phân đoạn mã thuộc tổ hợp tài khoản kế toán thuế.

+ Kiểm soát ghi chép sổ kế toán thuế: Thời điểm ghi sổ kế toán thuế, đối chiếu sổ kế toán chi tiết, bảng kê chứng từ và sổ cái; định kỳ thực hiện cân đối sổ kế toán theo kỳ kế toán thuế.

+ Kiểm soát báo cáo kế toán thuế: Tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của báo cáo kế toán thuế; quy trình phê duyệt báo cáo kế toán thuế; lưu báo cáo kế toán thuế; lập, gửi và thuyết minh báo cáo kế toán thuế với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Kiểm soát công tác tổ chức bộ máy kế toán thuế: Phân công cán bộ trong đơn vị kế toán thuế; tình hình thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ kế toán thuế.

– Cán bộ được phân công thực hiện các nhiệm vụ kế toán thuế có trách nhiệm tự kiểm tra, soát xét trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó.

  Kế toán trưởng hoặc Phụ trách kế toán thuế có trách nhiệm kiểm soát nội bộ đầy đủ các nội dung kế toán thuế thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán thuế.

  Thủ trưởng cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm soát các nội dung thuộc thẩm quyền trước khi phê duyệt, quyết định.

  – Trong quá trình kiểm soát nội bộ kế toán thuế nếu phát hiện có sai sót, cán bộ thực hiện kiểm soát phải báo cáo người có thẩm quyền để kịp thời có văn bản đề nghị điều chỉnh chuyển các bộ phận có liên quan giải quyết theo trình tự, thẩm quyền quy định tại các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế hiện hành.

16.1.12. Kiểm tra kế toán thuế

– Cơ quan Thuế phải chịu sự kiểm tra kế toán thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc kiểm tra kế toán thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra kế toán thuế theo quy định của pháp luật.

– Nội dung kiểm tra kế toán thuế gồm: Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán; kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán; kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.

– Thủ trưởng và người làm kế toán thuế ở các đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm: Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán thuế có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; thực hiện các kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.

– Thủ trưởng và người làm kế toán thuế ở các đơn vị được kiểm tra có quyền: Từ chối cung cấp cho đoàn kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định của pháp luật; khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra kế toán. Trường hợp không đồng ý với kết luận của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra kế toán, cơ quan thuế bị kiểm tra vẫn phải thực hiện và được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.

16.2. Chứng từ kế toán thuế

16.2.1. Khái niệm

Chứng từ kế toán thuế là những giấy tờ và vật mang tin, phản ánh nghiệp vụ quản lý thuế liên quan đến tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, tình hình thanh toán với  ngân sách nhà nước của cơ quan thuế các cấp đang phát sinh, đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán thuế. Chứng từ kế toán thuế phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu và được lập đúng mẫu theo quy định tại Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế và các văn bản có liên quan.

16.2.2. Phân loại chứng từ kế toán thuế

a) Phân loại theo nội dung nghiệp vụ quản lý thuế

– Tờ khai thuế: Là hồ sơ khai thuế của người nộp thuế theo qui định của Luật Quản lý thuế, Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (bao gồm: Tờ khai theo từng lần phát sinh, Tờ khai theo tháng, Tờ khai theo quý, Tờ khai theo năm, Tờ khai tạm tính theo quý, Tờ khai quyết toán thuế và Bản giải trình khai điều chỉnh, bổ sung).

  – Quyết định thuế: Quyết định, thông báo thuế, biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của Luật Quản lý thuế, Luật thuế, Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (bao gồm: Quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế, quyết định ấn định thuế, quyết định miễn thuế, giảm thuế, thông báo nộp thuế…).

  – Chứng từ thu nộp, hoàn trả của ngân sách nhà nước: Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; chứng từ điều chỉnh thu ngân sách nhà nước; chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước của cơ quan thuế; các chứng từ thu tiền của người nộp thuế do cơ quan thu hoặc đơn vị, cá nhân được uỷ quyền thu thuế cấp cho người nộp thuế; lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước, lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, Lệnh thu ngân sách nhà nước, Lệnh ghi thu ngân sách, Lệnh ghi thu ghi chi ngân sách,…

  – Biên bản kiểm kê: Biên bản kiểm kê hàng hoá, tài sản kê biên, tịch thu của người nộp thuế.

b) Phân loại theo nguồn gốc chứng từ

– Chứng từ gốc: Là loại chứng từ dùng để phản ánh trực tiếp các nghiệp vụ quản lý thuế đã thực hiện được dùng để hạch toán sổ kế toán thuế chi tiết.

– Chứng từ tổng hợp: Là chứng từ ghi sổ cái do hệ thống kế toán thuế của Tổng cục Thuế tạo lập theo nguyên tắc nghiệp vụ kế toán thuế trên cơ sở tổng hợp thông tin của một hoặc nhiều chứng từ gốc và phải có danh sách chứng từ gốc đính kèm.

16.2.3. Lập chứng từ kế toán thuế

a) Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đều phải lập chứng từ kế toán thuế. Chứng từ kế toán thuế chỉ được lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và phải tuân thủ mẫu, phương pháp ghi chép.

b) Chứng từ kế toán thuế chủ yếu theo quy định tại các văn bản pháp luật thuế, luật quản lý thuế, cụ thể gồm 2 loại:

  – Chứng từ kế toán thuế lập trên giấy:

  + Trên chứng từ kế toán lập bằng giấy phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy định; chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng cùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ.

  + Về ghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ: Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số; chữ cái đầu tiên phải viết hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ. Chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.

  + Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số.

  + Chứng từ lập theo bộ có nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy vi tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất mọi nội dung trên tất cả các liên chứng từ.

  – Chứng từ kế toán thuế điện tử:

  + Cơ quan thuế được sử dụng chứng từ điện tử (gồm có: Chứng từ điện tử do cơ quan thuế lập; chứng từ điện tử do người nộp thuế, các cơ quan, tổ chức có liên quan lập, chuyển đến cơ quan thuế bằng các hình thức điện tử theo quy định của pháp luật) để thực hiện thanh toán và hạch toán kế toán thuế.

  + Chứng từ kế toán thuế điện tử phải có đủ các nội dung quy định cho chứng từ kế toán thuế và đã được mã hóa đảm bảo an toàn dữ liệu điện tử trong quá trình xử lý, truyền tin và lưu trữ. Chứng từ kế toán thuế điện tử được lưu giữ trong các vật mang tin (mạng, băng từ, đĩa từ, các thiết bị lưu trữ điện tử, các loại thẻ thanh toán) được bảo quản, quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản và phải có đủ thiết bị để truy vấn, sử dụng khi cần thiết.

  + Việc tiếp nhận, cập nhật, xử lý, điều chỉnh chứng từ kế toán thuế điện tử được thực hiện theo các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và quy trình kế toán thuế nội địa do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành.

  + Chứng từ kế toán thuế điện tử đã tham gia giao dịch, thanh toán không được phép huỷ. Chứng từ kế toán thuế điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy chứng từ điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các chứng từ điện tử, tài liệu kế toán chưa tiêu hủy và phải bảo đảm sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin kế toán.

16.2.4 Chuyển đổi chứng từ điện tử, chứng từ giấy

– Khi cần thiết, chứng từ điện tử có thể chuyển sang chứng từ giấy, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử;

+ Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy;

+ Có chữ ký và họ tên của người thực hiện và thời gian chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy.

– Khi cần thiết, chứng từ giấy có thể chuyển sang chứng từ điện tử, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy;

+ Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử;

+ Có họ tên của người thực hiện và thời gian chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.

– Khi một chứng từ giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch thanh toán thì chứng từ điện tử sẽ có giá trị để thực hiện thanh toán và hạch toán kế toán và khi đó chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu trữ để theo dõi và kiểm tra.

– Khi một chứng từ điện tử đã thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính chuyển thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy đó chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ kế toán, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.

16.2.5. Xử lý chứng từ kế toán thuế

– Mọi chứng từ kế toán thuế phải được kiểm soát nội bộ trước khi ghi sổ kế toán thuế.

– Xử lý chứng từ kế toán thuế trên hệ thống Kế toán thuế

+ Đối với các chứng từ kế toán thuế do các bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế tiếp nhận và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế chịu trách nhiệm kiểm soát và cập nhật chứng từ theo quy định tại các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành; bộ phận kế toán thuế có nhiệm vụ căn cứ chứng từ đã kiểm soát, thực hiện hạch toán, ghi sổ kế toán thuế.

+ Đối với các chứng từ kế toán thuế do bộ phận kế toán thuế tiếp nhận, lập và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Bộ phận kế toán thuế chịu trách nhiệm cập nhật, kiểm soát, hạch toán, ghi sổ kế toán thuế.

16.2.6. Mẫu biểu, nội dung, phương pháp ghi chép quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán thuế

–  Đối với chứng từ kế toán thuế là tờ khai thuế, quyết định, biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra thuế, thông báo thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế, văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản sửa đổi, bổ sung và các chứng từ được ban hành tại văn bản này.

–  Đối với chứng từ kế toán thuế là chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế và các quy định của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung.    

– Bộ phận kế toán thuế tại cơ quan thuế các cấp phải áp dụng thống nhất chế độ chứng từ kế toán thuế và không được tự động thay đổi nội dung, biểu mẫu chứng từ kế toán thuế.       

16.2.7. Danh mục chứng từ kế toán thuế (theo phụ lục 16.1)

16.3. Tài khoản kế toán thuế

16.3.1. Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán

– Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán thuế bao gồm 10 phân đoạn mã tài khoản kế toán thuế độc lập, mỗi đoạn mã chứa đựng các giá trị tương ứng phục vụ cho việc hạch toán kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lý thuế và yêu cầu quản lý thu ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Tên và số lượng ký tự của từng đoạn mã trong tổ hợp tài khoản kế toán thuế được quy định như sau:

Phân đoạn mã tài khoản kế toán thuế (10)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Mã số thuế

Mã cơ quan quản lý  thuế

Mã tài khoản kế toán thuế

Mã nội dung kinh tế (tiểu mục)

Mã chương

Mã tài khoản thu NSNN (tại KBNN)

Mã năm ngân sách

Mã địa bàn thu ngân sách

Mã KBNN hạch toán thu NSNN

Mã dự phòng

Số ký tự của đoạn mã (47 hoặc 50)

10 hoặc 13

7

6

4

3

4

1

5

4

3

 

– Tổ hợp tài khoản kế toán thuế được quy định cố định về cấu trúc và thống nhất cho toàn hệ thống kế toán thuế, gồm bộ sổ của Cục Thuế các tỉnh, thành phố và bộ sổ hợp nhất toàn hệ thống.

16.3.2. Yêu cầu của hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán thuế

Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán thuế và việc kết hợp các đoạn mã được xây dựng và thiết kế phù hợp với yêu cầu quản lý, chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của cơ quan thuế và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, tổ chức bộ máy và tổ chức thông tin của cơ quan thuế các cấp;

– Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính liên quan đến nghiệp vụ quản lý thuế và thanh toán với ngân sách nhà nước của cơ quan thuế các cấp;

– Phù hợp với việc áp dụng các công nghệ quản lý, thanh toán hiện tại và tương lai trong hệ thống thuế và trong nền kinh tế, phục vụ cho việc tổ chức các quan hệ thanh toán trong và ngoài hệ thống thuế;

– Thuận lợi cho việc thu thập, xử lý, khai thác và cung cấp thông tin bằng các chương trình, ứng dụng tin học, đảm bảo khả năng giao diện của hệ thống Kế toán thuế với Hệ thống TABMIS và các hệ thống thông tin ngành tài chính.

16.3.3. Nội dung cụ thể của các đoạn mã trong hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán thuế

a) Mã số thuế

– Mã số thuế là đoạn mã bắt buộc hạch toán trong hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán thuế được sử dụng để kế toán thuế của từng người nộp thuế nhằm đảm bảo tính duy nhất trong hệ thống Kế toán thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Mã số thuế là một dãy số gồm 10 hoặc 13 ký tự được cấp cho từng người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

  • Tất cả các khoản thuế nội địa phải được xác định mã số thuế ngay từ khi phát sinh mã số thuế được chuyển đổi trong trường hợp người nộp thuế thực hiện chuyển nghĩa vụ thuế giữa các mã số thuế theo quy định của pháp luật

  • b) Mã cơ quan quản lý thuế

– Mỗi một cơ quan quản lý thuế (Tổng cục Thuế, Văn phòng Cục Thuế, Chi cục Thuế) được cấp một mã duy nhất để hạch toán các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế do cơ quan thuế đó thực hiện (bao gồm tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, tình hình thu nộp thuế và thanh toán với ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý). Mã cơ quan quản lý thuế gồm 7 ký tự N1N2N3N4N5N6N7 tương ứng với mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

– Cục Thuế các tỉnh/thành phố được sử dụng thêm một mã chung để tổng hợp thông tin kế toán thuế toàn tỉnh.

– Tất cả các khoản thuế nội địa phải được xác định mã cơ quan quản lý thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế ngay từ khi nghĩa vụ thuế đó phát sinh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đó. Trường hợp chuyển đổi từ mã cơ quan quản lý thuế này sang mã cơ quan quản lý thuế khác khi người nộp thuế chuyển địa điểm hoạt động kinh doanh, chuyển cơ quan quản lý thuế chỉ được thực hiện khi có quy định của pháp luật.

– Trường hợp tổ chức bộ máy của hệ thống thuế thành lập cơ quan thuế mới hoặc chia tách, sáp nhập cơ quan thuế, tùy theo tình hình cụ thể, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định việc xác định các khoản thuế nội địa chuyển đổi  mã cơ quan quản lý thuế mới hoặc giữ nguyên mã cơ quan quản lý thuế trước đó.   

c) Tài khoản kế toán thuế

  – Tài khoản trong Bảng cân đối: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước của cơ quan thuế các cấp. Các tài khoản trong Bảng cân đối được hạch toán theo phương pháp “ghi kép”, bao gồm:

+ Tài khoản loại 1- Tài sản:

(i) Các tài khoản liên quan đến số tiền thuế thu được của người nộp thuế nộp tiền mặt trực tiếp cho cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Ngân sách nhà nước và số tiền thuế cơ quan thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước;

(ii) Các tài khoản liên quan đến số tiền thuế phải thu bao gồm: Phải thu về thuế của người nộp thuế do cơ quan thuế trực tiếp quản lý, thu vãng lai, thu hộ các cơ quan khác được chi tiết theo từng khoản thu, sắc thuế và nguồn gốc phát sinh.

+ Tài khoản loại 3 – Nợ phải trả: Là các tài khoản liên quan đến số tiền thuế phải nộp, đã nộp, còn phải nộp với ngân sách nhà nước, số tiền ngân sách nhà nước phải hoàn trả cho người nộp thuế, số tiền thu được phải trả cho các cơ quan khác do thu hộ (trong quan hệ phối hợp thu ngân sách nhà nước) được chi tiết theo từng khoản thu, sắc thuế và hình thức thu nộp NSNN.

+ Tài khoản loại 4 – Chênh lệch tỷ giá: Là tài khoản phản ánh phần chênh lệch giữa tỷ giá tạm tính và tỷ giá thực tế đối với các khoản phải thu, phải trả có nguồn gốc ngoại tệ.

+ Tài khoản loại 7 – Thu thuế: Là các tài khoản theo dõi nguồn thu thuế của cơ quan thuế được chi tiết theo từng khoản thu, sắc thuế và tính chất nghiệp vụ quản lý thuế.

+ Tài khoản loại 8 – Khấu trừ, miễn, giảm và xoá nợ: Là các tài khoản theo dõi việc xử lý miễn, giảm và xoá nợ thuế cho người nộp thuế của cơ quan thuế các cấp chi tiết theo từng khoản thu, sắc thuế và tính chất nghiệp vụ quản lý thuế.

– Tài khoản ngoài Bảng cân đối: Phản ánh những tài sản hiện có tại cơ quan thuế các cấp nhưng chưa được xác định là số thu thuế hoặc phản ánh một số chỉ tiêu trong Bảng cân đối nhưng cần theo dõi riêng đáp ứng yêu cầu quản lý thuế. Các tài khoản ngoài Bảng cân đối được hạch toán theo phương pháp “ghi đơn” và được đánh số từ 001 đến 009, bao gồm:

+ Số thu giao ủy nhiệm thu;

+ Ngoại tệ các loại.

  • Tài khoản trung gian là những tài khoản được thiết lập do yêu cầu của hệ thống kế toán thuế nhằm phục vụ cho việc thực hiện các quy trình xử lý cuối tháng, cuối năm và xử lý trùng khi tổng hợp các bộ sổ kế toán thuế.

  • d) Mã nội dung kinh tế

– Mã nội dung kinh tế (mã tiểu mục) được xác định theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn mục lục NSNN.

  – Tất cả các khoản thuế nội địa phải được xác định mã nội dung kinh tế theo đúng nội dung kinh tế ngay từ khi nghĩa vụ thuế đó phát sinh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đó. Trường hợp chuyển đổi từ mã nội dung kinh tế này sang mã nội dung kinh tế khác chỉ được thực hiện khi có quy định của pháp luật.

đ) Mã chương

– Mã chương được xác định theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn mục lục NSNN.

  • Tất cả các khoản thuế nội địa phải được xác định mã chương theo đúng cấp quản lý ngay từ khi nghĩa vụ thuế đó phát sinh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đó. Trường hợp chuyển đổi từ mã chương này sang mã chương khác khi người nộp thuế tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, chuyển nghĩa vụ thuế chỉ được thực hiện khi có quy định của pháp luật.

  • e) Mã tài khoản thu ngân sách nhà nước

– Mã tài khoản thu ngân sách nhà nước được dùng để hạch toán các khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo yêu cầu của kế toán ngân sách nhà nước, phù hợp với quy định của Luật ngân sách và Luật quản lý thuế.

  • Người nộp thuế, cơ quan thuế phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mã tài khoản thu ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước quản lý.

  • g) Mã năm ngân sách

  – Mã năm ngân sách dùng để hạch toán các khoản thu nộp ngân sách nhà nước tại thời điểm cơ quan thuế thực hiện ghi chép, hạch toán kế toán thuế theo kỳ kế toán thuế.

  – Tất cả các khoản thuế nội địa được mặc định mã năm ngân sách năm nay trừ:

  + Trường hợp điều chỉnh hạch toán của các khoản thu ngân sách nhà nước được thực hiện năm trước đang trong thời gian chỉnh lý quyết toán kế toán thuế, chưa phê duyệt báo cáo tài chính của năm.

  + Trường hợp hạch toán khoản ghi thu ngân sách năm trước đang trong thời gian chỉnh lý quyết toán kế toán thuế, chưa phê duyệt báo cáo tài chính của năm

h) Mã địa bàn thu ngân sách

– Mã địa bàn thu ngân sách dùng để hạch toán các khoản thu nộp NSNN phát sinh trên địa bàn theo mã địa bàn quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, trừ các khoản thu nộp ngân sách được phân cấp đến ngân sách xã, phường, thị trấn.

  – Tất cả các khoản thuế nội địa phải được xác định mã địa bàn thu ngân sách theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước ngay từ khi nghĩa vụ thuế đó phát sinh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đó. Trường hợp chuyển đổi từ mã địa bàn thu ngân sách này sang mã địa bàn thu ngân sách khác khi người nộp thuế tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, chuyển địa điểm hoạt động kinh doanh… dẫn đến chuyển nghĩa vụ thuế chỉ được thực hiện khi có quy định của pháp luật.

i) Mã Kho bạc nhà nước hạch toán thu NSNN (mã KBNN)

Mỗi một khoản thu NSNN được xác định gắn với (duy nhất) một KBNN (Sở giao dịch kho bạc nhà nước, KBNN tỉnh/thành phố, KBNN quận huyện) hạch toán thu ngân sách hoặc hoàn trả từ ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nộp NSNN hoặc số tiền NSNN hoàn trả cho NNT.

k) Mã dự phòng

– Các giá trị từ 001 đến 499 dùng để hạch toán theo yêu cầu chi tiết của địa phương theo các nguyên tắc:

+ Các mã dự phòng được đặt tên chung, không được đặt tên cụ thể, dùng để hạch toán theo yêu cầu nghiệp vụ chi tiết của từng địa phương (tỉnh, thành phố) theo đặc thù chỉ riêng cho từng tỉnh, thành phố, ngoài các nội dung đã được hạch toán tại các mã chính thức theo quy định.

+ Số liệu liên quan đến mã dự phòng không được tổng hợp chung toàn hệ thống, chỉ có ý nghĩa riêng và áp dụng thống nhất cho từng tỉnh, thành phố (từng bộ sổ).

+ Tùy theo thực tế quản lý và yêu cầu nghiệp vụ quản lý thuế của mỗi địa phương, Cục Thuế tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan thống nhất hạch toán, trong đó cần đảm bảo thông tin cụ thể từ khâu chứng từ kế toán.

+ Đơn vị kế toán chỉ được hạch toán chi tiết theo các nội dung khác với các nội dung đã được quy định tại các đoạn mã chính thức, không hạch toán trùng lắp nội dung với các mã chính thức được quy định trong chế độ kế toán thuế.

– Các giá trị từ 500 đến 999 dùng để dự phòng bố trí các giá trị khi phát sinh các yêu cầu quản lý.

Đối với mã dự phòng, trong trường hợp không có yêu cầu hạch toán chi tiết thêm ngoài nội dung đã được quy định trong 09 đoạn mã chính thức, kế toán không phải hạch toán các giá trị cụ thể cho đoạn mã này.

Trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được quy định sử dụng mã dự phòng để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế và nghiệp vụ của Kế toán thuế. Hiện nay, hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán thuế chưa sử dụng đoạn mã dự phòng.

16.3.4. Nguyên tắc kết hợp và hạch toán các đoạn mã của tổ hợp tài khoản kế toán thuế

– Tổ hợp tài khoản kế toán thuế được kết hợp bởi các đoạn mã tương ứng trong bộ mã hạch toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Tổ hợp tài khoản kế toán thuế phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống hoạt động quản lý thuế nội địa của cơ quan thuế các cấp. Việc kết hợp các đoạn mã trong tổ hợp tài khoản kế toán thuế sẽ giúp cho kế toán phản ánh và chiết xuất thông tin đa chiều, phục vụ các yêu cầu cung cấp thông tin khác nhau.

– Việc kết hợp các đoạn mã trong tổ hợp tài khoản kế toán thuế được hệ thống hạn chế bằng quy luật kết hợp chéo giữa các đoạn mã. Quy luật kết hợp chéo không cho phép tạo lập những tổ hợp tài khoản vô nghĩa, giúp cho kế toán tránh được các sai sót trong quá trình hạch toán.

– Trong tổ hợp tài khoản kế toán thuế, đối với từng đoạn mã được xác định, kế toán thực hiện hạch toán theo giá trị chi tiết nhất. Hệ thống sẽ tự động gán thông tin cho các tài khoản tổng hợp tương ứng. Số dư của tổ hợp tài khoản tổng hợp là tổng số dư của các tổ hợp tài khoản chi tiết; tài khoản tổng hợp được dùng chủ yếu cho mục đích kiểm tra số dư, báo cáo và truy vấn thông tin nhanh.

– Trường hợp yêu cầu hạch toán theo đối tượng chi tiết không được nêu trong các danh mục mã hạch toán, kế toán hạch toán vào giá trị khác trong đoạn mã đã có ở cấp tương đương. Khi có đầy đủ thông tin chi tiết, kế toán kết chuyển trở lại các giá trị trong đoạn mã đúng theo yêu cầu.

– Trường hợp đoạn mã tương ứng được quy định không xác định trong tổ hợp tài khoản, kế toán hạch toán (hoặc hệ thống tự động gán) giá trị bằng 0 cho mỗi ký tự.

16.3.5. Danh mục tài khoản kế toán thuế (theo phụ lục 16.2)

16.3.6. Nội dung, kết cấu của các tài khoản kế toán

a) Tài khoản 111 – Tiền mặt

– Nguyên tắc kế toán:

+ Tài khoản 111 dùng để phản ánh tình hình cơ quan thuế trực tiếp thu của người nộp thuế bằng biên lai và tình hình đã nộp ngân sách, chưa nộp ngân sách về số tiền đã thu.

+ Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 “Tiền mặt” số tiền mặt cán bộ thuế trực tiếp đi thu của người nộp thuế nộp quỹ của cơ quan thuế, số tiền mặt cơ quan thuế xuất quỹ thực tế để nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Cán bộ thuế khi thu tiền của người nộp thuế phải nộp đầy đủ, kịp thời vào quỹ của cơ quan thuế. Cơ quan thuế xuất quỹ để nộp tiền vào ngân sách theo đúng thời gian quy định. Đối với khoản tiền Kho bạc, Ngân hàng thu trực tiếp của người nộp thuế không được phản ánh vào tài khoản này.

+ Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có Biên lai thu, Giấy nộp tiền vào NSNN theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính. Trên Biên lai thu, Bảng kê nộp thuế, giấy nộp tiền vào NSNN của cơ quan thuế phải có đầy đủ chữ ký.

+ Kế toán phải mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản nộp vào quỹ, các khoản chi từ quỹ để nộp ngân sách, các khoản còn tồn quỹ chưa chuyển nộp ngân sách ở mọi thời điểm của từng loại quỹ.

+ Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý tiền và mở sổ quỹ theo mẫu quy định tại văn bản này để theo dõi việc nhập, xuất quỹ tiền mặt hàng ngày. Cuối ngày phải kiểm kê số tiền mặt tồn quỹ thực tế và đối chiếu giữa số tồn quỹ thực tế với số liệu trên sổ quỹ; giữa số tồn quỹ trên sổ quỹ với số liệu trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý số chênh lệch đó.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 111- Tiền mặt

Bên Nợ: Các khoản tiền mặt tăng, do: Các khoản tiền mặt đã thu của người nộp thuế nhập quỹ; Số tiền mặt thừa quỹ được phát hiện khi kiểm kê quỹ.

Bên Có: Các khoản tiền mặt giảm, do: Các khoản tiền mặt xuất quỹ để nộp tiền vào ngân sách nhà nước; Số tiền mặt thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê.

Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ.

Tài khoản 111- Tiền mặt có 2 tài khoản cấp 2, như sau:

Tài khoản 11101- Tiền Việt Nam

Tài khoản 11102- Tiền ngoại tệ

b) Tài khoản 131- Phải thu của người nộp thuế

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán giữa cơ quan thuế với người nộp thuế về số phải thu, được miễn, được giảm, số được xoá, đã hoàn nộp thừa, đã thu, còn phải thu đối với tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác.

+ Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là: Tờ khai thuế và các hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ của NNT; các Quyết định, thông báo của cơ quan thuế hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến xác định nghĩa vụ của người nộp thuế với ngân sách nhà nước (gồm: Quyết định ấn định; Quyết định miễn, giảm thuế; Quyết định xoá nợ; Quyết định xử lý vi phạm về thuế qua kiểm tra (hoặc thanh tra) việc chấp hành pháp luật thuế, Quyết định xử lý khiếu nại,…); chứng từ hoàn thuế (Quyết định hoàn thuế, Quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN,…); chứng từ nộp thuế (gồm: biên lai thu, giấy nộp tiền vào NSNN, Lệnh thu NSNN, Lệnh ghi thu NSNN…), Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN,…

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 131- Phải thu của người nộp thuế

Bên Nợ:

+ Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải thu của người nộp thuế;

+ Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác người nộp thuế nộp thừa phải hoàn cho người nộp thuế hoặc được bù trừ với khoản phải nộp của kỳ tiếp theo.

+ Điều chỉnh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải thu (tăng ghi dương, giảm ghi âm).

+ Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá trong trường hợp tỷ giá tại thời điểm phải nộp nhỏ hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào NSNN và tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào NSNN thấp hơn tỷ giá tại thời điểm hoàn trả cho NNT.

Bên Có:

+ Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác của người nộp thuế đã nộp vào NSNN;

+ Các trường hợp giảm nghĩa vụ phải thu của người nộp thuế như miễn, giảm, xoá,…;

+ Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá trong trường hợp tỷ giá tại thời điểm phải nộp cao hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào NSNN và tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào NSNN cao hơn tỷ giá tại thời điểm hoàn trả cho NNT.

Số dư bên Nợ: Phản ánh tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác còn phải thu của người nộp thuế.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có, phản ánh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác người nộp thuế đã nộp trước (thuế thu nhập doanh nghiệp), nộp nhầm, nộp thừa.

Khi lập báo cáo tài chính phải lấy đồng thời số dư nợ và số dư có của tài khoản 131.

Tài khoản 131 – Phải thu của người nộp thuế có 14 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 13101- Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

+ Tài khoản 13102- Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

+ Tài khoản 13103- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

+ Tài khoản 13104- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

+ Tài khoản 13105- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 13106- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Tài khoản 13107- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Tài khoản 13108- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 13109- Thuế môn bài/lệ phí môn bài

+ Tài khoản 13110- Thu về dầu thô

+ Tài khoản 13111- Phí, lệ phí

+ Tài khoản 13112- Tiền chậm nộp

+ Tài khoản 13113- Tiền phạt

+ Tài khoản 13199- Thu khác

c) Tài khoản 132- Phải thu vãng lai

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh số thuế giá trị gia tăng, tiền phạt và các khoản thu khác phải thu, số đã thu và còn phải thu của từng người nộp thuế có hoạt động xây dựng, lắp đặt, chuyển nhượng bất động sản, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh; thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản khác với nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

+ Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là Tờ khai thuế GTGT tạm nộp trên doanh số đối với kinh doanh ngoại tỉnh, tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, chứng từ nộp thuế (biên lai thu thuế hoặc Giấy nộp tiền vào NSNN, hoặc Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc, Lệnh thu NSNN, Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN…), chứng từ hoàn thuế (Quyết định hoàn thuế, Quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN,…),…

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 132- Phải thu vãng lai

Bên Nợ:

+ Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải thu của người nộp thuế có hoạt động xây dựng, lắp đặt, chuyển nhượng bất động sản, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh; hoạt động chuyển nhượng bất động sản khác với nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

+ Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác người nộp thuế nộp thừa phải hoàn cho NNT hoặc bù trừ với khoản phải nộp của kỳ tiếp theo.

+ Điều chỉnh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải thu (tăng ghi dương, giảm ghi âm).

+ Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá trong trường hợp tỷ giá tại thời điểm phải nộp nhỏ hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào NSNN và tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào NSNN thấp hơn tỷ giá tại thời điểm hoàn trả cho NNT.

Bên Có:

+ Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác của người nộp thuế có hoạt động vãng lai đã nộp vào NSNN tại nơi phát sinh;

+ Các trường hợp giảm nghĩa vụ phải thu của người nộp thuế như miễn, giảm, xoá,…;

+ Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá trong trường hợp tỷ giá tại thời điểm phải nộp cao hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào NSNN và tỷ giá tại thời điểm nộp tiền vào NSNN cao hơn tỷ giá tại thời điểm hoàn trả cho NNT.

Số dư bên Nợ: Phản ánh tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác còn phải thu của người nộp thuế hoạt động vãng lai.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có: Phản ánh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác người nộp thuế hoạt động vãng lai nộp nhầm, nộp thừa.

Khi lập báo cáo tài chính phải lấy đồng thời số dư nợ và số dư có của tài khoản 132.

Tài khoản 132 – Phải thu vãng lai có 02 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 13201- Thuế GTGT

+ Tài khoản 13299- Thu khác

d) Tài khoản 133- Phải thu của uỷ nhiệm thu

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán giữa cơ quan, tổ chức được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu với cơ quan thuế, gồm các khoản tiền thuế và các khoản thu khác phải thu, đã thu và còn phải thu.

+ Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là: Biên lai thu có xác nhận của cơ quan, tổ chức uỷ nhiệm thu đã thu tiền của người nộp thuế, Giấy nộp tiền vào NSNN của cơ quan, tổ chức uỷ nhiệm thu có xác nhận của KBNN hoặc Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc, Quyết định hoàn trả khoản thu NSNN, Quyết định hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN, Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN…

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 133- Phải thu của uỷ nhiệm thu

Bên Nợ:

+ Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác cơ quan, tổ chức được uỷ nhiệm thu đã thu tiền của người nộp thuế trên biên lai thu có xác nhận của cơ quan, tổ chức được uỷ nhiệm thu bàn giao cho cơ quan thuế.

+ Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác cơ quan, tổ chức được uỷ nhiệm thu đã nộp nhầm, nộp thừa vào NSNN được hoàn lại hoặc bù trừ với số phải thu kỳ sau.

Bên Có: Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác cơ quan, tổ chức được uỷ nhiệm thu đã nộp vào NSNN theo Bảng kê chứng từ nộp ngân sách có chữ ký số của Kho bạc.

Số dư bên Nợ: Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác cơ quan, tổ chức được uỷ nhiệm thu đã thu của người nộp thuế nhưng chưa nộp vào NSNN.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có: Phản ánh tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác do cơ quan, tổ chức được uỷ nhiệm thu đã nộp nhầm, nộp thừa vào NSNN.

Khi lập báo cáo tài chính phải lấy đồng thời số dư nợ và số dư có của tài khoản 133.

Tài khoản 133- Phải thu của uỷ nhiệm thu có 13 tài khoản cấp 2 như sau

+ Tài khoản 13301- Thuế GTGT  

+ Tài khoản 13302- Thuế TTĐB  

+ Tài khoản 13303- Thuế TNDN

+ Tài khoản 13304- Thuế TNCN

+ Tài khoản 13305- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 13306- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Tài khoản 13307- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Tài khoản 13308- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 13309- Thuế môn bài/lệ phí môn bài

+ Tài khoản 13311- Thu phí, lệ phí

+ Tài khoản 13312- Tiền chậm nộp

+ Tài khoản 13313- Tiền phạt

– Tài khoản 13399- Thu khác

đ) Tài khoản 134- Thuế GTGT được khấu trừ

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán giữa cơ quan thuế với người nộp thuế về số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư của người nộp thuế.

+ Chứng từ để hạch toán vào tài khoản này là: Tờ khai thuế GTGT của người nộp thuế khai thuế theo phương pháp khấu trừ, tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư, Thông báo về việc không hoàn thuế…

+ Hạch toán tài khoản 134- Thuế GTGT được khấu trừ phải theo dõi chi tiết cho từng người nộp thuế.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 134- Thuế GTGT được khấu trừ

Bên Nợ: Số thuế GTGT đã khấu trừ của người nộp thuế (số thuế còn được khấu trừ kỳ trước chuyển qua bù trừ với số phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ này, số thuế GTGT đã khấu trừ do người nộp thuế đề nghị hoàn,…).

Bên Có: Số thuế GTGT được khấu trừ của người nộp thuế.

Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn được khấu trừ của người nộp thuế.

e) Tài khoản 135- Thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh quan hệ thanh toán giữa cơ quan thuế với người nộp thuế về thuế GTGT đã nộp của hoạt động xây dựng, lắp đặt, chuyển nhượng bất động sản, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh, số đã nộp được bù trừ với số phải nộp của trụ sở chính và số đã nộp chưa được bù trừ (số còn được khấu trừ chuyển kỳ sau).

+ Chứng từ để hạch toán vào tài khoản này là: Tờ khai thuế GTGT của người nộp thuế khai thuế theo phương pháp khấu trừ (của hoạt động sản xuất kinh doanh, của dự án đầu tư), Thông báo về việc không hoàn thuế…

+ Hạch toán tài khoản 135- Thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh phải theo dõi chi tiết cho từng người nộp thuế.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 135- Thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh

Bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh được bù trừ với số phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh, số thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh đề nghị hoàn.

Bên Có: Số thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh phát sinh trong kỳ trên hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ của người nộp thuế.

Số dư bên Có: Số thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh còn được khấu trừ của người nộp thuế.

g) Tài khoản 136- Phải thu thiếu thông tin hạch toán vào NSNN

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác của người nộp thuế đã nộp vào NSNN nhưng thiếu thông tin cho KBNN hạch toán thu NSNN.

+ Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là: Thư tra soát bằng điện tử của Kho bạc gửi đến; Bảng kê chứng từ nộp ngân sách đối với các chứng từ nộp đã được hạch toán từ tài khoản thiếu thông tin chờ xử lý sang tài khoản thu NSNN.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 136- Phải thu thiếu thông tin hạch toán vào NSNN

Bên Nợ: Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã được Kho bạc hạch toán thu ngân sách nhà nước sau khi tra soát.

Bên Có: Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã nộp vào NSNN nhưng chưa đủ thông tin để Kho bạc hạch toán thu NSNN chờ tra soát.

Số dư bên Có: Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã nộp chưa đủ thông tin để Kho bạc hạch toán thu NSNN chờ tra soát.

h) Tài khoản 138- Phải thu các cơ quan thuế khác

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh chi tiết số phải thu, số đã thu và số còn phải thu theo từng cơ quan thuế khác có quan hệ thanh toán.

+ Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là: Bảng phân bổ, Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc, chứng từ do hệ thống tự sinh số phải thu.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 138- Phải thu các cơ quan thuế khác

Bên Nợ: Số tiền thuế và các khoản thu khác phải thu của cơ quan thuế khác

Bên Có: Số tiền thuế và các khoản thu khác đã thu của cơ quan thuế khác

Số dư bên Nợ: Số tiền thuế và các khoản thu khác còn phải thu của cơ quan thuế khác

Tài khoản 138 – Phải thu của người nộp thuế có 05 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 13801- Thuế GTGT

+ Tài khoản 13803- Thuế TNDN

+ Tài khoản 13805- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 13808- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 13899- Thu khác

i) Tài khoản 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh số thuế NNT đề nghị hoàn trên tờ khai, số thuế đề nghị hoàn đã được cơ quan thuế giải quyết (số thuế đủ điều kiện được hoàn, số thuế không đủ điều kiện được hoàn).

+ Căn cứ để hạch toán tài khoản này là: Tờ khai thuế, Quyết định hoàn, Quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, Thông báo về việc không hoàn thuế.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai

Bên Nợ: Số tiền thuế đề nghị hoàn của NNT đã được cơ quan thuế giải quyết (bao gồm cả trường hợp được hoàn và không được hoàn).

Bên Có: Số tiền thuế đề nghị hoàn người nộp thuế trên tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.

Số dư bên Có: Số tiền thuế đề nghị hoàn của NNT chưa gửi hồ sơ đến cơ quan thuế hoặc NNT đã gửi hồ sơ và cơ quan thuế đang giải quyết.

Tài khoản 315- Tiền thuế đề nghị hoàn của NNT trên tờ khai có 03 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 31501- Thuế GTGT

+ Tài khoản 31504- Thuế TNCN

+ Tài khoản 31599- Thu khác

k) Tài khoản 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh tình hình phải nộp, đã nộp, còn phải nộp ngân sách nhà nước của cơ quan thuế về các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác (trừ các khoản thu hồi hoàn thuế) theo quy định.

+ Căn cứ để hạch toán tài khoản này là: Chứng từ kết chuyển của hệ thống về số còn phải nộp ngân sách cuối kỳ từ tài khoản 711 sang tài khoản 333, Giấy nộp tiền vào ngân sách, Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN, Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc,…

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước

Bên Nợ: Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Bên Có:

+ Kết chuyển số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã hoàn trả cho NNT do nộp thừa trong kỳ.

+ Kết chuyển cuối kỳ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác còn phải nộp ngân sách sau khi bù trừ với số được miễn, giảm, xoá nợ trong kỳ.

+ Kết chuyển cuối kỳ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác được miễn, giảm, xoá nợ trong kỳ trong trường hợp đã kết chuyển số còn phải nộp và số còn nợ vào ngân sách các kỳ trước (kết chuyển số âm).

Số dư bên Có: Phản ánh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác còn phải nộp ngân sách.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã nộp trước (thuế thu nhập doanh nghiệp), nộp nhầm, nộp thừa vào ngân sách nhà nước.

Khi lập báo cáo tài chính phải lấy đồng thời số dư nợ và số dư có của tài khoản 333.

Tài khoản 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước có 14 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 33301- Thuế GTGT  

+ Tài khoản 33302- Thuế TTĐB  

+ Tài khoản 33303- Thuế TNDN

+ Tài khoản 33304- Thuế TNCN

+ Tài khoản 33305- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 33306- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Tài khoản 33307- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Tài khoản 33308- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 33309- Thuế môn bài/lệ phí môn bài

+ Tài khoản 33310- Thu từ dầu thô

+ Tài khoản 33311- Phí, lệ phí

+ Tài khoản 33312- Tiền chậm nộp

+ Tài khoản 33313- Tiền phạt

+ Tài khoản 33399- Thu khác

l) Tài khoản 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh tình hình phải nộp, đã nộp, còn phải về các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác do thu hồi hoàn thuế theo quy định.

+ Căn cứ để hạch toán tài khoản này là: Bản giải trình khai bổ sung điều chỉnh, quyết định của cơ quan thuế và cơ quan khác, chứng từ nộp tiền vào ngân sách, Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN, Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, Bảng kê chứng từ nộp ngân sách có chữ ký số của kho bạc,…

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn

Bên Nợ: Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thu hồi hoàn đã nộp ngân sách.

Bên Có: Kết chuyển cuối tháng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thu hồi hoàn phải nộp ngân sách.

Số dư bên Có: Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thu hồi hoàn còn phải nộp ngân sách.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác nộp nhầm, nộp thừa vào ngân sách.

Khi lập báo cáo tài chính phải lấy đồng thời số dư nợ và số dư có của tài khoản 334.

Tài khoản 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn có 14 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 33401- Thuế GTGT  

+ Tài khoản 33402- Thuế TTĐB  

+ Tài khoản 33403- Thuế TNDN

+ Tài khoản 33404- Thuế TNCN

+ Tài khoản 33405- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 33406- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Tài khoản 33407- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Tài khoản 33408- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 33409- Thuế môn bài/lệ phí môn bài

+ Tài khoản 33410- Thu từ dầu thô

+ Tài khoản 33411- Phí, lệ phí

+ Tài khoản 33412- Tiền chậm nộp

+ Tài khoản 33413- Tiền phạt

+ Tài khoản 33499- Thu khác

m) Tài khoản 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải trả cho người nộp thuế do hoàn thuế.

+ Căn cứ để hạch toán tài khoản này là: Quyết định hoàn thuế, Quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN.

– Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế

Bên Nợ: Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã hoàn trả cho người nộp thuế.

Bên Có: Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải hoàn trả cho người nộp thuế.

Số dư bên Có: Số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác còn phải hoàn trả cho người nộp thuế.

– Tài khoản 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế có 14 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 33601- Thuế GTGT  

+ Tài khoản 33602- Thuế TTĐB  

+ Tài khoản 33603- Thuế TNDN

+ Tài khoản 33604- Thuế TNCN

+ Tài khoản 33605- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 33606- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Tài khoản 33607- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Tài khoản 33608- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 33609- Thuế môn bài/lệ phí môn bài

+ Tài khoản 33610- Thu từ dầu thô

+ Tài khoản 33611- Phí, lệ phí

+ Tài khoản 33612- Tiền chậm nộp

+ Tài khoản 33613- Tiền phạt

+ Tài khoản 33614- Tiền lãi do hoàn trả chậm

+ Tài khoản 33699- Thu khác

n) Tài khoản 338- Phải trả do phân bổ cho các cơ quan thuế khác

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh chi tiết số phải trả, số đã trả và số còn phải trả nội bộ giữa các cơ quan thuế với nhau.

+ Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là: Bảng phân bổ, Chứng từ nộp tiền vào NSNN do hệ thống phục hồi theo chứng từ nộp tiền vào ngân sách đã được cơ quan thuế có cơ sở sản xuất trực thuộc hoặc cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoặc cơ quan thuế được hưởng số thu hạch toán.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 338- Phải trả do phân bổ cho các cơ quan thuế khác

Bên Nợ: Số tiền thuế và các khoản thu khác phải trả cho cơ quan thuế khác

Bên Có: Số tiền thuế và các khoản thu khác đã trả cho cơ quan thuế khác

Số dư bên Có: Số tiền thuế và các khoản thu khác còn phải trả cho cơ quan thuế khác

– Tài khoản 338- Phải trả do phân bổ cho các cơ quan thuế khác có 05 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 33801- Thuế GTGT  

+ Tài khoản 33803- Thuế TNDN

+ Tài khoản 33805- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 33808- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 33899- Thu khác

o) Tài khoản 354- Điều chỉnh thu NSNN do hoàn nộp thừa

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác ngân sách nhà nước đã hoàn trả cho người nộp thuế do nộp thừa vào ngân sách.

+ Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là: Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN đã có xác nhận của KBNN.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 354- Điều chỉnh thu NSNN do hoàn nộp thừa

Bên Nợ: Kết chuyển số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã được ngân sách nhà nước hoàn trả cho người nộp thuế.

Bên Có: Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã được ngân sách hoàn trả.

Tài khoản 354 không có số dư cuối kỳ.

– Tài khoản 354 – Điều chỉnh thu NSNN do hoàn nộp thừa có 14 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 35401- Thuế GTGT  

+ Tài khoản 35402- Thuế TTĐB  

+ Tài khoản 35403- Thuế TNDN

+ Tài khoản 35404- Thuế TNCN

+ Tài khoản 35405- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 35406- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Tài khoản 35407- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Tài khoản 35408- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 35409- Thuế môn bài/lệ phí môn bài

+ Tài khoản 35410- Thu từ dầu thô

+ Tài khoản 35411- Thu phí, lệ phí

+ Tài khoản 35412- Tiền chậm nộp

+ Tài khoản 35413- Tiền phạt

+ Tài khoản 35499- Thu khác

p) Tài khoản 355- Hoàn trả từ quỹ hoàn thuế GTGT

– Nguyên tắc kế toán

+ Tài khoản này phản ánh số đã hoàn trả từ dự toán hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế.

+ Chứng từ để hạch toán vào tài khoản này là: Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN đã có xác nhận của KBNN.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 355- Hoàn trả từ quỹ hoàn thuế GTGT

Bên Nợ: Kết chuyển số tiền thuế GTGT, tiền lãi do hoàn trả chậm đã hoàn trả cho NNT từ dự toán hoàn thuế GTGT.

Bên Có: Số tiền thuế GTGT, tiền lãi do hoàn trả chậm đã hoàn trả cho người nộp thuế từ dự toán hoàn thuế GTGT.

Tài khoản 355 không có số dư cuối kỳ.

– Tài khoản 355- Hoàn trả từ quỹ hoàn thuế GTGT có 02 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 35501- Thuế GTGT  

+ Tài khoản 35502- Tiền lãi trả chậm     

q) Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái

  – Nguyên tắc kế toán

  + Tài khoản này phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định.

+ Các khoản phải nộp, đã nộp, đã hoàn phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán theo tỷ giá quy định tại các văn bản về quản lý thuế và văn bản khác có liên quan. 

  – Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái

  Bên Nợ:

  + Chênh lệch tỷ giá giữa số phải nộp ngân sách nhà nước và số đã nộp ngân sách nhà nước do tỷ giá khi kê khai cao hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước;

  + Chênh lệch tỷ giá giữa số được hoàn do nộp thừa với số đã nộp thừa vào ngân sách nhà nước do tỷ giá tại thời điểm hoàn cao hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

  + Kết chuyển chênh lệch tỷ giá;

  Bên Có:

  + Chênh lệch tỷ giá giữa số phải nộp ngân sách nhà nước và số đã nộp ngân sách nhà nước do tỷ giá khi kê khai thấp hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước;

  + Chênh lệch tỷ giá giữa số được hoàn do nộp thừa với số đã nộp thừa vào ngân sách nhà nước do tỷ giá thời điểm hoàn thấp hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

  + Kết chuyển chênh lệch tỷ giá;

  Tài khoản 413 không có số dư cuối kỳ.

u) Tài khoản 711- Số thu thuế và thu khác

– Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này phản ánh số thu về thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác theo từng hình thức phát sinh như theo kê khai của NNT, theo văn bản của các cơ quan có thẩm quyền.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711- Số thu thuế và thu khác

Bên Nợ:

+ Điều chỉnh giảm số thu về thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác do miễn, giảm, xoá,… ;

+ Điều chỉnh giảm số thu do phải phân bổ cho cơ quan thuế khác.

+ Kết chuyển cuối kỳ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác còn phải thu vào ngân sách nhà nước.

Bên Có:

+ Số thu thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác ghi nhận theo tờ khai, quyết định, thông báo,…;

+ Điều chỉnh giảm số thu do người nộp thuế khai bổ sung, điều chỉnh (ghi bút toán đỏ).

Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.

– Tài khoản 711 – Số thu thuế và thu khác có 14 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 71101- Thuế GTGT  

+ Tài khoản 71102- Thuế TTĐB  

+ Tài khoản 71103- Thuế TNDN

+ Tài khoản 71104- Thuế TNCN

+ Tài khoản 71105- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 71106- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Tài khoản 71107- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Tài khoản 71108- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 71109- Thuế môn bài/lệ phí môn bài

+ Tài khoản 71110- Thu từ dầu thô

+ Tài khoản 71111- Phí, lệ phí

+ Tài khoản 71112- Tiền chậm nộp

+ Tài khoản 71113- Tiền phạt

+ Tài khoản 71199- Thu khác

v) Tài khoản 714- Số thu hồi hoàn thuế

– Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này phản ánh số thu về thu hồi các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã hoàn từ NSNN hoặc từ dự toán hoàn thuế GTGT.

– Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 714- Số thu hồi hoàn thuế

Bên Nợ:

Kết chuyển cuối kỳ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải thu hồi hoàn vào ngân sách nhà nước.

Bên Có:

Số thu thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải thu hồi hoàn do người nộp thuế tự phát hiện hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện.

Tài khoản 714 không có số dư cuối kỳ.

– Tài khoản 714 – Số thu hồi hoàn thuế có 14 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 71401- Thuế GTGT  

+ Tài khoản 71402- Thuế TTĐB  

+ Tài khoản 71403- Thuế TNDN

+ Tài khoản 71404- Thuế TNCN

+ Tài khoản 71405- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 71406- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Tài khoản 71407- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Tài khoản 71408- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 71409- Thuế môn bài/lệ phí môn bài

+ Tài khoản 71410- Thu từ dầu thô

+ Tài khoản 71411- Phí, lệ phí

+ Tài khoản 71412- Tiền chậm nộp

+ Tài khoản 71413- Tiền phạt

+ Tài khoản 71499- Thu khác

r) Tài khoản 815- Khấu trừ thuế

– Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT ngân sách nhà nước phải khấu trừ, đã khấu trừ, còn phải khấu trừ cho người nộp thuế.

– Kết cấu nội dung phản ánh của tài khoản 815- Khấu trừ thuế

Bên Nợ: Số thuế GTGT phải khấu trừ cho người nộp thuế.

Bên Có:

+ Số thuế GTGT đã khấu trừ cho người nộp thuế do hoàn thuế

+ Số thuế GTGT khấu trừ bù trừ với số phải thu của người nộp thuế.

Số dư bên Nợ: Phản ánh số thuế GTGT ngân sách nhà nước còn phải khấu trừ cho người nộp thuế.

– Tài khoản 815- Khấu trừ thuế, có 1 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 81501- Thuế GTGT

t) Tài khoản 818 – Miễn, giảm

– Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này phản ánh số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và thu khác của người nộp thuế được miễn, giảm theo chính sách thuế do người nộp thuế tự xác định và do cơ quan có thẩm quyền quyết định miễn, giảm. 

– Kết cấu nội dung phản ánh của tài khoản 818- Miễn, giảm

Bên Nợ: Số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và thu khác người nộp thuế được miễn, giảm.

Bên Có: Kết chuyển số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và thu khác được miễn, giảm sang tài khoản 711.

Tài khoản 818 không có số dư cuối kỳ.

– Tài khoản 818- Miễn, giảm có 14 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 81801- Thuế GTGT  

+ Tài khoản 81802- Thuế TTĐB  

+ Tài khoản 81803- Thuế TNDN

+ Tài khoản 81804- Thuế TNCN

+ Tài khoản 81805- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 81806- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Tài khoản 81807- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Tài khoản 81808- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 81809- Thuế môn bài/lệ phí môn bài

+ Tài khoản 81810- Thu từ dầu thô

+ Tài khoản 81811- Thu phí, lệ phí

+ Tài khoản 81812- Tiền chậm nộp

+ Tài khoản 81813- Tiền phạt

+ Tài khoản 81899- Thu khác

w) Tài khoản 819- Xóa nợ

– Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này phản ánh số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và thu khác người nộp thuế được xóa nợ (xóa nghĩa vụ) theo Quyết định xoá nợ của cơ quan có thẩm quyền.

– Kết cấu nội dung phản ánh của tài khoản 819- Xóa nợ

Bên Nợ: Số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và thu khác người nộp thuế được xóa nợ theo Quyết định xóa nợ của cơ quan có thẩm quyền.

Bên Có: Kết chuyển số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và thu khác được xóa nợ sang tài khoản 711.

Tài khoản 819 không có số dư cuối kỳ.

– Tài khoản 819- Xóa nợ có 14 tài khoản cấp 2, như sau:

+ Tài khoản 81901- Thuế GTGT  

+ Tài khoản 81902- Thuế TTĐB  

+ Tài khoản 81903- Thuế TNDN

+ Tài khoản 81904- Thuế TNCN

+ Tài khoản 81905- Thuế tài nguyên

+ Tài khoản 81906- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Tài khoản 81907- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Tài khoản 81908- Thuế bảo vệ môi trường

+ Tài khoản 81909- Thuế môn bài/lệ phí môn bài

+ Tài khoản 81910- Thu từ dầu thô

+ Tài khoản 81911- Thu phí, lệ phí

+ Tài khoản 81912- Tiền chậm nộp

+ Tài khoản 81913- Tiền phạt

+ Tài khoản 81999- Thu khác

z) Tài khoản ngoài bảng:

– Tài khoản 003- Số thu giao cho UNT

+ Nguyên tắc hạch toán tài khoản 003- Số thu giao cho UNT

Tài khoản này phản ánh số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác giao cho đơn vị uỷ nhiệm thu để thu tiền từ người nộp thuế.

+ Kết cấu nội dung phản ánh của tài khoản 003- Số thu giao cho UNT

Bên Nợ: Số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác giao cho đơn vị uỷ nhiệm thu để thu tiền từ người nộp thuế.

Bên Có: Số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đơn vị uỷ nhiệm thu đã thu của người nộp thuế.

Số dư bên Nợ: Số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đơn vị uỷ nhiệm thu còn phải thu của người nộp thuế.

– Tài khoản 007- Ngoại tệ các loại

+ Nguyên tắc kế toán

Tài khoản 007 phản ánh tình hình thu, chi, còn lại theo nguyên tệ của các loại ngoại tệ ở đơn vị.

+ Kết cấu nội dung phản ánh của Tài khoản 007- Ngoại tệ các loại

Bên Nợ: Số ngoại tệ thu vào (nguyên tệ)

Bên Có: Số ngoại tệ xuất ra (nguyên tệ)

Số dư bên Nợ: Số ngoại tệ còn lại (nguyên tệ)

Trên tài khoản này không quy đổi các đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.

Kế toán chi tiết tài khoản 007 theo từng loại nguyên tệ.

16.3.7. Một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

a) Kế toán số phải nộp, đã nộp:

– Kế toán thu thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác của NNT do cơ quan thuế trực tiếp quản lý:

Các bút toán thực hiện như sau:

(1) Căn cứ Tờ khai thuế phản ánh số phải thu của người nộp thuế, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(2) Trường hợp người nộp thuế có bổ sung, điều chỉnh số thu, căn cứ tờ khai bổ sung, điều chỉnh:

(2.1) Trường hợp số thuế phải nộp theo Tờ khai bổ sung, điều chỉnh tăng so với tờ khai trước đó:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

         Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(2.2) Trường hợp số thuế phải nộp theo Tờ khai bổ sung, điều chỉnh giảm so với khai trước đó, kế toán ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

         Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(3) Trường hợp hủy tờ khai đã ghi nhận vào hệ thống, căn cứ tờ khai, quyết định, thông báo,… kế toán ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

         Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(4) Trường hợp người nộp thuế kê khai quyết toán thuế (trừ thuế thu nhập cá nhân do cá nhân tự quyết toán) tại cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính nhưng đã có kê khai, nộp thuế tại các cơ quan thuế khác trong năm, căn cứ vào chứng từ nộp tiền vào NSNN do NNT cung cấp hoặc hệ thống tự phục hồi chứng từ nộp tại các cơ quan thuế khác về cơ quan thuế quyết toán để ghi giảm nghĩa vụ cho NNT (ghi âm):

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(5) Trường hợp sau khi hạch toán tờ khai quyết toán, nếu NNT có số đã kê khai trong năm tại cơ quan thuế quyết toán (căn cứ số phải nộp trong năm đã hạch toán) ghi giảm nghĩa vụ quyết toán thuế (ghi âm):

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

– Kế toán thu thuế và các khoản thu khác của người nộp thuế vãng lai

(1) Căn cứ Tờ khai, Quyết định, Thông báo, kết luận thanh tra, kiểm tra (trong trường hợp không ban hành Quyết định xử lý),… phản ánh số phải thu của người nộp thuế vãng lai, số tiền tăng ghi dương, giảm ghi âm:

  Nợ TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng) 

Có TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

 (1.1) Trường hợp người nộp thuế có bổ sung, điều chỉnh số thu, căn cứ tờ khai bổ sung, điều chỉnh:

(1.1.1) Trường hợp số thuế phải nộp theo Tờ khai bổ sung, điều chỉnh tăng so với tờ khai trước đó:

  Nợ TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng) 

Có TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

(1.1.2) Trường hợp số thuế phải nộp theo Tờ khai bổ sung, điều chỉnh giảm so với khai trước đó, kế toán ghi bút toán đỏ:

  Nợ TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng) 

Có TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

(1.2) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền có Quyết định xử lý vi phạm về thuế qua kiểm tra, thanh tra; hoặc Kết luận kiểm tra (thanh tra) trong trường hợp không có Quyết định xử lý:

(1.2.1) Trường hợp phát sinh tăng số phải nộp, ghi:

  Nợ TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng) 

Có TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

 (1.2.2) Trường hợp phát sinh giảm số phải nộp, kế toán ghi bút toán đỏ:

  Nợ TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng) 

Có TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

 (1.3) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định xử lý khiếu nại cho các Quyết định đã hạch toán trước đó, nếu đã ghi nhận số thuế phải thu, căn cứ Quyết định xử lý khiếu nại, ghi bổ sung số chênh lệch:

(1.3.1) Trường hợp số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải nộp theo Quyết định xử lý khiếu nại tăng so với số phải nộp trên các Quyết định đã ghi nhận trước đó, ghi:

  Nợ TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng) 

Có TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

(1.3.2) Trường hợp số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải nộp theo Quyết định xử lý khiếu nại giảm so với số phải nộp trên các Quyết định đã ghi nhận trước đó, kế toán ghi bút toán đỏ:

  Nợ TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng) 

Có TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

(1.4) Trường hợp hủy tờ khai, quyết định, thông báo,… đã ghi nhận vào hệ thống, căn cứ tờ khai, quyết định, thông báo,… kế toán ghi bút toán đỏ:

  Nợ TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng) 

Có TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

(2) Căn cứ Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác người nộp thuế đã nộp trực tiếp vào ngân sách, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

                  Có TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

(3) Trường hợp người nộp thuế nộp thuế bằng tiền mặt cho cơ quan thuế, căn cứ vào số liệu trên biên lai thu, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

(4) Khi cơ quan thuế nộp tiền mặt vào NSNN và nhận được ngay Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)

(5) Khi cơ quan thuế nộp tiền mặt vào NSNN nhưng chưa nhận được Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc, căn cứ vào Bảng kê nộp thuế hoặc giấy nộp tiền vào NSNN của cơ quan thuế, ghi:

Nợ TK 113- Tiền đang chuyển (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)

(6) Khi cơ quan thuế nhận được Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc đối với các khoản thu cơ quan thuế nộp tiền mặt vào NSNN, ghi:          

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

         Có TK 113- Tiền đang chuyển TK chi tiết tương ứng)

(7) Cuối kỳ, kết chuyển số thu thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng).

– Kế toán thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của cá nhân trực tiếp khai quyết toán thuế

(1) Căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNCN của cá nhân có số thuế TNCN phát sinh trong kỳ (trường hợp tăng ghi dương, giảm ghi âm):

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(2) Căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNCN của cá nhân có số thuế TNCN đã khấu trừ, đã nộp ở NN được giảm trừ (tăng ghi dương, giảm ghi âm):

Nợ TK 816- Giảm thu do đã khấu trừ, đã nộp ở nước ngoài (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(3) Căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNCN của cá nhân có số thuế TNCN đã khấu trừ hoặc tạm nộp trùng do quyết toán vắt năm (tăng ghi âm, giảm ghi dương):

Nợ TK 816- Giảm thu do đã khấu trừ, đã nộp ở nước ngoài (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(4) Đồng thời, kết chuyển giảm số thu trong kỳ:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 816- Giảm thu do đã khấu trừ, đã nộp ở nước ngoài (TK chi tiết tương ứng)

(5) Căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNCN của cá nhân có số thuế TNCN đã khấu trừ hoặc tạm nộp trùng do quyết toán vắt năm (tăng ghi âm, giảm ghi dương):

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(6) Căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNCN của cá nhân có số thuế TNCN được giảm trong kỳ (tăng ghi dương, giảm ghi âm):

Nợ TK 818- Miễn, giảm (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(7) Đồng thời, kết chuyển giảm số thu trong kỳ:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 818- Miễn, giảm (TK chi tiết tương ứng)

(8) Căn cứ vào Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của KBNN phản ánh số tiền thuế TNCN đã nộp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(9) Căn cứ vào chứng từ do hệ thống tự sinh để chuyển số nộp thừa tại cơ quan thuế đã kê khai, nộp thuế trong năm về cơ quan thuế quyết toán, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng) của cơ quan thuế đã kê khai, nộp thuế trong năm

            Có TK 131 – Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng) của cơ quan thuế quyết toán

(10) Căn cứ vào chứng từ do hệ thống tự sinh để chuyển số còn nợ tại cơ quan thuế đã kê khai, nộp thuế trong năm về cơ quan thuế quyết toán, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng) của cơ quan thuế quyết toán

            Có TK 131 – Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng) của cơ quan thuế đã kê khai, nộp thuế trong năm

(11) Cuối kỳ, kết chuyển số thu thuế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

– Kế toán thu các khoản thuế nhưng cơ quan thuế quản lý NNT không được tổng hợp vào báo cáo thu nội địa (như các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác người nộp thuế có nghĩa vụ tại địa phương cấp huyện này nhưng nộp tiền vào NSNN của huyện khác theo phân cấp quản lý nguồn thu trên địa bàn cấp tỉnh)

+ Tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế:

(1) Căn cứ vào tờ khai khai thuế, quyết định, thông báo,… phản ánh nghĩa vụ phải nộp của người nộp thuế (tăng ghi dương, giảm ghi âm):

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(2) Đồng thời, kết chuyển số phải nộp cho địa phương khác, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 338- Phải trả cho các cơ quan thuế khác (TK chi tiết tương ứng)

(3) Khi người nộp thuế nộp thuế cho địa phương cấp huyện khác, hệ thống tự động lập chứng từ phục hồi bằng điện tử trên cơ sở chứng từ nộp đã được hạch toán vào hệ thống để ghi:

Nợ TK 338- Phải trả cho các cơ quan thuế khác (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

+ Tại cơ quan thuế không quản lý người nộp thuế nhưng được hưởng số thu:

(1) Khi người nộp thuế do cơ quan thuế khác quản lý nhưng nộp thuế cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu,…, căn cứ chứng từ nộp tiền trên Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 138- Phải thu các cơ quan thuế khác (TK chi tiết tương ứng)

(2) Đồng thời, hệ thống tự sinh số phải thu vào NSNN, ghi:

Nợ TK 138- Phải thu các cơ quan thuế khác (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước (TK chi tiết tương ứng)

– Kế toán thu các khoản thu do cơ quan tài chính quản lý (thu khác ngân sách, thu cố định tại xã,…):

  (1) Căn cứ Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc đối với các khoản nộp do cơ quan tài chính quản lý, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 139- Phải thu các cơ quan khác (TK chi tiết tương ứng)

(2) Hệ thống tự sinh số thu, ghi:

Nợ TK 139- Phải thu các cơ quan khác (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(3) Cuối kỳ kết chuyển số thu do cơ quan tài chính quản lý, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước (TK chi tiết tương ứng)

b) Kế toán số thuế GTGT được khấu trừ:

Các bút toán thực hiện như sau:

(1) Căn cứ Tờ khai thuế GTGT của người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư có số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng).

(2) Căn cứ Tờ khai thuế GTGT của người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có số thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 135- Thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh (TK chi tiết tương ứng).

(3) Căn cứ Tờ khai thuế GTGT của người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư có số thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế, ghi:

Nợ TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng).

(4) Căn cứ vào chứng từ bù trừ do hệ thống tự sinh, phản ánh số thuế GTGT phải nộp phát sinh trong kỳ được bù trừ với số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước, ghi:

Nợ TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng).

(5) Căn cứ vào chứng từ bù trừ của hệ thống, phản ánh số thuế GTGT phải nộp phát sinh trong kỳ được bù trừ với số thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh, ghi:

Nợ TK 135- Thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng).

(6) Căn cứ vào Tờ khai thuế GTGT của người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư có số thuế GTGT đề nghị hoàn, ghi:

Nợ TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng).

(7) Căn cứ vào Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập trong kỳ, ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

(8) Căn cứ vào Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư nhận bàn giao từ chủ dự án đầu tư, ghi:

Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

(9) Căn cứ Tờ khai thuế GTGT của người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có điều chỉnh tăng số thuế GTGT các kỳ trước (tờ khai lần đầu), ghi:

Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

(10) Căn cứ Tờ khai thuế GTGT của người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (tờ khai lần đầu) có điều chỉnh giảm số thuế GTGT các kỳ trước, ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

(11) Các trường hợp điều chỉnh số thuế GTGT được khấu trừ:

(11.1) Khi thay đổi số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ theo Tờ khai bổ sung của người nộp thuế hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế:

(11.1.1) Trường hợp làm tăng số thuế GTGT được khấu trừ so với số liệu đã hạch toán, ghi:

Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

(11.1.2) Trường hợp làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ so với số liệu đã hạch toán, kế toán ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

(11.2) Khi thay đổi số thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh theo Tờ khai bổ sung, điều chỉnh của người nộp thuế hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế:

(11.2.1) Trường hợp làm tăng số thuế GTGT được khấu trừ do tăng số đã nộp ở địa phương khác so với số liệu đã hạch toán, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 135- Thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh (TK chi tiết tương ứng).

(11.2.2) Trường hợp làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ do giảm số đã nộp ở địa phương khác so với số liệu đã hạch toán, kế toán ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 135- Thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh (TK chi tiết tương ứng).

(11.3) Khi giảm số thuế GTGT được khấu trừ dẫn đến giảm số thuế GTGT đề nghị hoàn chưa được giải quyết hoàn thuế theo Tờ khai bổ sung, điều chỉnh hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế:

(11.3.1) Khi điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ, ghi:

 Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

(11.3.2) Khi điều chỉnh giảm số thuế đề nghị hoàn, ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng).

(11.4) Khi giảm số thuế được khấu trừ dẫn đến thay đổi số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau:

(11.4.1) Khi điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, ghi:

Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

(11.4.2) Khi điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

c) Kế toán số đề nghị hoàn trả trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế:

  – Kế toán hoàn thuế GTGT khấu trừ:

Các bút toán thực hiện như sau:

(1) Căn cứ tờ khai thuế phản ánh số thuế GTGT đề nghị hoàn của người nộp thuế, ghi:

Nợ TK 134- Số thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

Nợ TK 135- Số thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh

            Có TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng).

(2) Căn cứ tờ khai bổ sung, điều chỉnh giảm chỉ tiêu đề nghị hoàn trên tờ khai, ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 134- Số thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

Nợ TK 135- Số thuế GTGT đã nộp vãng lai ngoại tỉnh

            Có TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng).

– Kế toán hoàn trả tiền thuế TNCN nộp thừa:

Trường hợp hoàn thuế nộp thừa mà người nộp thuế đề nghị hoàn trên tờ khai quyết toán thuế (thuế TNCN,…), căn cứ tờ khai thuế, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của NNT (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng).

d) Kế toán số phải nộp; số được miễn, giảm; số được xoá, số được khấu trừ, số đề nghị hoàn trả trên Quyết định/biên bản/kết luận/thông báo và văn bản khác

  – Kế toán số phải nộp:

Các bút toán thực hiện như sau:

(1) Căn cứ Quyết định, Thông báo, kết luận thanh tra, kiểm tra (trong trường hợp không ban hành Quyết định xử lý), văn bản của cơ quan khác,… phản ánh số phải thu của người nộp thuế, số tiền tăng ghi dương, giảm ghi âm:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(2) Khi cơ quan có thẩm quyền có Quyết định xử lý vi phạm về thuế qua kiểm tra, thanh tra; hoặc Kết luận kiểm tra (thanh tra) trong trường hợp không có Quyết định xử lý:

(2.1) Trường hợp phát sinh tăng số phải nộp, ghi:

 Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

         Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(2.2) Trường hợp phát sinh giảm số phải nộp, kế toán ghi bút toán đỏ:

 Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

         Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(3) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định xử lý khiếu nại cho các Quyết định đã hạch toán trước đó, nếu đã ghi nhận số thuế phải thu, căn cứ Quyết định xử lý khiếu nại, ghi bổ sung số chênh lệch:

(3.1) Trường hợp số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải nộp theo Quyết định xử lý khiếu nại tăng so với số phải nộp trên các Quyết định đã ghi nhận trước đó, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

         Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(3.2) Trường hợp số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác phải nộp theo Quyết định xử lý khiếu nại giảm so với số phải nộp trên các Quyết định đã ghi nhận trước đó, kế toán ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

         Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(4) Trường hợp hủy quyết định, thông báo,… đã nhập và hạch toán vào hệ hống, căn cứ quyết định, thông báo,… kế toán ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

         Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(5) Cuối kỳ, kết chuyển số thu thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng).

  – Kế toán số phải nộp được miễn, giảm:

  Các bút toán thực hiện như sau:

(1) Căn cứ Quyết định miễn, giảm; tờ khai thuế TNCN phản ánh số thuế người nộp thuế được giảm, ghi:

Nợ TK 818- Miễn, giảm (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(2) Đồng thời, kết chuyển giảm số phải thu, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 818- Miễn, giảm (TK chi tiết tương ứng)

– Kế toán số tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm được xoá:

Các bút toán thực hiện như sau:

(1) Căn cứ Quyết định xoá nợ phản ánh số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác người nộp thuế được xoá nợ, ghi:

Nợ TK 819- Xoá nợ (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(2) Đồng thời, kết chuyển giảm số phải thu, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 819- Xoá nợ (TK chi tiết tương ứng)

  đ) Kế toán số đã nộp theo chứng từ thu nộp, hoàn trả của Ngân sách Nhà nước:

(1) Căn cứ Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác người nộp thuế đã nộp trực tiếp vào ngân sách, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

                  Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(2) Trường hợp người nộp thuế nộp thuế bằng tiền mặt cho cơ quan thuế, căn cứ vào số liệu trên biên lai thu, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(3) Khi cơ quan thuế nộp tiền mặt vào NSNN và nhận được Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)

e) Kế toán số đã hoàn:

– Kế toán hoàn thuế GTGT khấu trừ:

+ Kế toán hoàn thuế khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác:

Bộ phận KK&KTT của Cục Thuế thực hiện:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định hoàn thuế đã được ký ban hành do bộ phận giải quyết hoàn thuế hoặc Bộ phận hành chính văn thư chuyển đến, lập Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN gửi KBNN đồng cấp để thực hiện chi tiền hoàn thuế cho NNT.

Theo dõi, tiếp nhận Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN do KBNN chuyển đến. Trường hợp hoàn thuế GTGT theo Quyết định hoàn thuế của Chi cục Thuế, sao gửi Quyết định hoàn thuế, Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN cho Chi cục Thuế để Chi cục Thuế hạch toán vào hệ thống TMS và lưu hồ sơ hoàn thuế.

Các bút toán thực hiện như sau:

(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền phản ánh số thuế GTGT khấu trừ phải trả cho người nộp thuế, ghi:

Nợ TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng).

(2) Căn cứ Thông báo về việc không hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền phản ánh số thuế GTGT khấu trừ người nộp thuế không được hoàn trả, ghi:

Nợ TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng).

(3) Căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN có xác nhận của KBNN phản ánh số thuế GTGT khấu trừ đã hoàn trả cho người nộp thuế, ghi:

Nợ TK 336-  Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 355- Hoàn trả từ dự toán hoàn thuế GTGT (TK chi tiết tương ứng).

+ Kế toán hoàn thuế khi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác:

Bộ phận KK&KTT của Cục Thuế thực hiện:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN đã được ký ban hành do bộ phận giải quyết hoàn thuế hoặc bộ phận hành chính văn thư chuyển đến, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN gửi KBNN đồng cấp để thực hiện hạch toán hoàn trả và chi tiền hoàn thuế cho NNT, đồng thời hạch toán thu NSNN hoặc chuyển cho KBNN nơi phát sinh thu NSNN để hạch toán thu NSNN.

Theo dõi, tiếp nhận Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN do KBNN chuyển đến. Trường hợp hoàn thuế GTGT theo Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN của Chi cục Thuế, thực hiện sao gửi Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN có xác nhận của KBNN cho Chi cục Thuế đầy đủ, kịp thời để Chi cục Thuế hạch toán vào hệ thống TMS.

Kế toán hoàn trả cho NNT:

Các bút toán thực hiện như sau:

(1) Căn cứ Quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN (phần hoàn) của cơ quan có thẩm quyền phản ánh số thuế GTGT khấu trừ phải trả cho người nộp thuế, ghi:

Nợ TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng).

(2) Căn cứ Thông báo về việc không hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền phản ánh số thuế GTGT khấu trừ người nộp thuế không được hoàn trả, ghi:

Nợ TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng).

(3) Căn cứ Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN (phần hoàn trả) có xác nhận của KBNN phản ánh số thuế GTGT khấu trừ đã hoàn trả cho người nộp thuế, ghi:

Nợ TK 336-  Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 355- Hoàn trả từ dự toán hoàn thuế GTGT (TK chi tiết tương ứng).

Kế toán bù trừ thu nợ cho NNT:

Trường hợp thu nợ của NNT thuộc cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế quản lý, các bút toán thực hiện như sau:

(1) Căn cứ Quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN (phần bù trừ) của cơ quan có thẩm quyền phản ánh số tiền đã bù trừ nghĩa vụ phải nộp cho người nộp thuế, ghi:

Nợ TK trung gian do hệ thống tự sinh

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

  Hoặc Có TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

(2) Căn cứ Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN (phần bù trừ) có xác nhận của KBNN phản ánh số đã nộp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK trung gian do hệ thống tự sinh

Trường hợp thu nợ của NNT do cơ quan thuế khác quản lý, căn cứ Bảng kê chứng từ nộp NS của KBNN gửi đến, phản ánh số thu nợ cho NNT theo bút toán sau:

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

  Hoặc Có TK 132- Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

Trường hợp thu nợ của NNT do cơ quan khác quản lý (cơ quan hải quan,…): Chỉ hạch toán phần hoàn, không hạch toán phần bù trừ thu NSNN.

– Kế toán hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác nộp thừa:

+ Kế toán hoàn trả khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác:

Bộ phận KK&KTT thực hiện:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định hoàn thuế đã được ký ban hành do bộ phận giải quyết hoàn thuế chuyển đến, lập Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN theo hướng dẫn tại Quy trình hoàn thuế gửi KBNN đồng cấp để thực hiện chi tiền hoàn thuế cho NNT. 

Theo dõi, tiếp nhận Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN hoặc chứng từ hoàn liên Kho bạc do KBNN chuyển đến;

Các bút toán thực hiện như sau:

(1) Căn cứ Quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền phản ánh số thuế TNCN phải trả cho NNT trong trường hợp NNT đề nghị hoàn trên tờ khai thuế, ghi:

Nợ TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

(2) Trường hợp hoàn trả các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hồ sơ đề nghị hoàn của NNT (không đề nghị hoàn trên tờ khai thuế), căn cứ Quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền phản ánh tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải trả cho NNT, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

(3) Căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN có xác nhận của KBNN phản ánh số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã hoàn trả cho người nộp thuế, ghi:

Nợ TK 336-  Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 354- Điều chỉnh thu NSNN do hoàn nộp thừa (TK chi tiết tương ứng)

+ Kế toán hoàn trả khi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác:

Bộ phận KK&KTT thực hiện:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN đã được ký ban hành do bộ phận giải quyết hoàn thuế chuyển đến, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN gửi KBNN đồng cấp để thực hiện hạch toán hoàn trả và chi tiền hoàn thuế cho NNT, đồng thời hạch toán thu NSNN hoặc chuyển cho KBNN nơi phát sinh thu NSNN để hạch toán thu NSNN.

Theo dõi, tiếp nhận Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN do KBNN chuyển đến.

Kế toán hoàn trả cho NNT:

Các bút toán thực hiện như sau:

(1) Trường hợp hoàn thuế nộp thừa mà người nộp thuế đề nghị hoàn trên tờ khai quyết toán thuế (thuế TNCN,…), căn cứ tờ khai thuế, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của NNT (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng).

(2) Căn cứ Quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền phản ánh số thuế TNCN phải trả cho NNT, ghi:

Nợ TK 315- Tiền thuế đề nghị hoàn trên tờ khai (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

(3) Trường hợp hoàn trả các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hồ sơ đề nghị hoàn của NNT (không đề nghị hoàn trên tờ khai thuế), căn cứ Quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền phản ánh tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải trả cho NNT, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

(4) Căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN có xác nhận của KBNN phản ánh số thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đã hoàn trả cho người nộp thuế, ghi:

Nợ TK 336-  Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 354- Điều chỉnh thu NSNN do hoàn nộp thừa (TK chi tiết tương ứng)

Kế toán bù trừ thu nợ cho NNT:

Trường hợp thu nợ của NNT thuộc cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế quản lý:

Các bút toán thực hiện như sau:

(1) Căn cứ Quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN (phần bù trừ) của cơ quan có thẩm quyền phản ánh số tiền đã bù trừ nghĩa vụ phải nộp cho người nộp thuế, ghi:

Nợ TK trung gian do hệ thống tự sinh

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

  Hoặc Có TK 132 – Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

(2) Căn cứ Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN (phần bù trừ) có xác nhận của KBNN phản ánh số đã nộp vào NSNN, ghi:

 Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK trung gian do hệ thống tự sinh

Trường hợp thu nợ của NNT do cơ quan thuế khác quản lý:

Tại cơ quan thuế giải quyết hoàn:

Không hạch toán phần bù trừ thu NSNN.

Tại cơ quan thuế được thu nợ qua bù trừ với hoàn thuế:

Căn cứ Bảng kê chứng từ nộp NS của KBNN gửi đến, phản ánh số thu nợ cho NNT theo bút toán sau:

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

  Hoặc Có TK 132 – Phải thu của người nộp thuế vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

Trường hợp thu nợ của NNT do cơ quan khác quản lý (cơ quan hải quan,…), chỉ hạch toán tại cơ quan thuế giải quyết hoàn, không hạch toán thu nợ của cơ quan khác:

e) Kế toán thu hồi số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã hoàn sai

– Trường hợp NNT tự phát hiện và nộp tiền thu hồi hoàn vào NSNN

Trường hợp NNT tự phát hiện có sai sót số liệu khi đề nghị hoàn thuế dẫn đến cơ quan thuế ban hành Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN hoàn trả cho NNT nhiều hơn số thực tế phát sinh, đồng thời NNT đã tự tính số tiền thuế đã hoàn thừa, tiền phạt chậm nộp và kê khai vào hồ sơ khai thuế bổ sung, điều chỉnh theo quy định:

Căn cứ vào hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh của NNT, cơ quan thuế hướng dẫn NNT nộp, hạch toán số tiền thuế GTGT đã hoàn trả thừa vào tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT, số tiền phạt chậm nộp vào tài khoản thu NSNN.

Các bút toán được thực hiện như sau:

(1) Căn cứ bản giải trình 01/KHBS, Quyết định thu hồi hoàn, Quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra, kết luận thanh tra, kiểm tra (trong trường hợp không ban hành Quyết định xử lý), Quyết định xử lý khiếu nại, văn bản của cơ quan khác,… có số phải nộp của người nộp thuế về thu hồi hoàn (tăng ghi dương, giảm ghi âm):

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

(2) Căn cứ Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thu hồi hoàn người nộp thuế đã nộp ngân sách, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(3) Trường hợp người nộp thuế nộp thuế bằng tiền mặt cho cơ quan thuế, căn cứ vào số liệu trên biên lai thu, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(4) Khi cơ quan thuế nộp tiền mặt vào NSNN và nhận được Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 111- Tiền mặt (TK chi tiết tương ứng)

(5) Cuối kỳ, kết chuyển số thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thu hồi hoàn phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn (TK chi tiết tương ứng).

– Trường hợp cơ quan thuế phát hiện

+ Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế, cơ quan thuế phát hiện NNT đề nghị hoàn thuế nhiều hơn số thực tế phát sinh:

(1) Căn cứ vào Quyết định thu hồi hoàn thuế, Quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra; kết luận thanh tra, kiểm tra; Quyết định xử lý khiếu nại, văn bản của cơ quan khác,… cơ quan thuế hướng dẫn NNT nộp số tiền thuế GTGT đã hoàn trả thừa vào tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT (đối với hoàn thuế GTGT theo pháp luật thuế GTGT), số tiền thuế nộp thừa, số tiền phạt chậm nộp vào tài khoản thu NSNN và ghi nhận bút toán phản ánh số phải nộp của người nộp thuế về thu hồi hoàn (tăng ghi dương, giảm ghi âm):

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

(2) Căn cứ Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thu hồi hoàn người nộp thuế đã nộp ngân sách, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

+ Trường hợp cơ quan thuế thực hiện bù trừ số nợ thu hồi hoàn qua việc giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế:

(1) Căn cứ Quyết định hoàn kiêm bù trừ thu NSNN (phần bù trừ) của cơ quan thuế, ghi:

Nợ TK trung gian do hệ thống tự sinh

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(2) Căn cứ Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN (phần bù trừ); hoặc Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc trong trường hợp cơ quan thuế thu nợ khác với cơ quan thuế hoàn trả, ghi:          

Nợ TK 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn (TK chi tiết tương ứng)

         Có TK trung gian do hệ thống tự sinh.

(3) Cuối kỳ, kết chuyển số thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thu hồi hoàn phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn (TK chi tiết tương ứng)

g) Kế toán các khoản thu phân bổ:

– Kế toán thu các khoản thuế phải phân bổ cho cơ quan thuế khác

(1) Căn cứ vào số thuế phải nộp của tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN,… tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính phản ánh số phải thu của NNT (tăng ghi dương, giảm ghi âm):

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

  (2) Căn cứ vào bảng phân bổ phản ánh số thuế phải phân bổ cho địa phương khác (tăng ghi dương, giảm ghi âm):

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 338- Phải trả cho các cơ quan thuế khác (TK chi tiết tương ứng).

(3) Căn cứ Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác người nộp thuế đã nộp vào ngân sách phần còn lại sau khi trừ khoản phải phân bổ cho địa phương khác, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(4) Khi người nộp thuế trụ sở chính nộp thuế cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc/hạch toán phụ thuộc, hệ thống tự động lập chứng từ phục hồi bằng điện tử trên cơ sở chứng từ nộp tiền đã hạch toán của cơ quan thuế được phân bổ để ghi:

Nợ TK 338- Phải trả cho các cơ quan thuế khác (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(5) Cuối kỳ, kết chuyển số thu phát sinh trong kỳ sau khi trừ số phải phân bổ cho địa phương khác, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

– Kế toán thu các khoản thuế được phân bổ từ cơ quan thuế khác:

(1) Căn cứ vào Bảng phân bổ, cơ quan thuế có cơ sở sản xuất trực thuộc/hạch toán phụ thuộc (tăng ghi dương, giảm ghi âm):

Nợ TK 138- Phải thu các cơ quan thuế khác (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

  (2) Căn cứ chứng từ nộp tiền của người nộp thuế trụ sở chính nộp thuế cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc/hạch toán phụ thuộc trên Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 138- Phải thu các cơ quan thuế khác (TK chi tiết tương ứng)

(3) Cuối kỳ, kết chuyển số thu phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước (TK chi tiết tương ứng)

g) Kế toán các khoản thu đối với đơn vị được cơ quan thuế ủy nhiệm thu:

(1) Khi giao số phải thu cho đơn vị uỷ nhiệm thu, căn cứ vào Bảng kê giao cho uỷ nhiệm thu của cơ quan thuế, ghi:

  Nợ TK 003- Số thu giao cho uỷ nhiệm thu

(2) Khi đơn vị uỷ nhiệm thu thu tiền của NNT, căn cứ biên lai thu có xác nhận của đơn vị uỷ nhiệm thu, ghi:

Nợ TK 133- Phải thu của uỷ nhiệm thu (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

(3) Khi đơn vị uỷ nhiệm thu nộp tiền đã thu vào ngân sách nhà nước, căn cứ vào Bảng kê chứng từ nộp ngân sách của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với ngân sách nhà nước (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 133- Phải thu của uỷ nhiệm thu (TK chi tiết tương ứng)

(4) Đồng thời, ghi giảm số thu giao cho uỷ nhiệm thu:

            Có TK 003-Số thu giao cho uỷ nhiệm thu

h) Kế toán chênh lệch tỷ giá:

– Trường hợp chênh lệch tỷ giá giữa số phải thu và số đã thu bằng ngoại tệ:

Khi có sự khác nhau về tỷ giá (quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam để hạch toán) giữa số thuế phải thu bằng ngoại tệ tại thời điểm kê khai và số ngoại tệ nộp ngân sách nhà nước tại thời điểm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước:

+ Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm kê khai (thời điểm tính số thuế phải nộp) thấp hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền thuế bằng ngoại tệ vào ngân sách nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:

(1) Khi nhận được báo có của Kho bạc Nhà nước về số ngoại tệ người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước đã được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm nộp tiền, căn cứ báo có ghi nhận số thuế đã nộp, ghi:

Trường hợp NNT thuộc cơ quan thuế quản lý, ghi:

 Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Nợ TK 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Trường hợp NNT vãng lai, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 132- Phải thu vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

(2) Trường hợp có chênh lệch tỷ giá thì ghi nhận số chênh lệch tỷ giá (nếu có), ghi:

Trường hợp NNT thuộc cơ quan thuế quản lý, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK chi tiết tương ứng)

Trường hợp NNT vãng lai, ghi:

Nợ TK 132- Phải thu vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK chi tiết tương ứng)

(3) Đồng thời, ghi:

Trường hợp NNT thuộc cơ quan thuế quản lý, ghi:

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 711- Thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

  Hoặc Có TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

Trường hợp NNT vãng lai, ghi:

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

+ Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm kê khai (thời điểm tính số thuế phải nộp) cao hơn tỷ giá tại thời điểm nộp tiền thuế bằng ngoại tệ vào Kho bạc Nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:

(1) Khi nhận được báo có của Kho bạc Nhà nước về số ngoại tệ người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước đã được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm nộp tiền, căn cứ báo có ghi nhận số thuế đã nộp, ghi:

Trường hợp NNT thuộc cơ quan thuế quản lý, ghi:

 Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Nợ TK 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Trường hợp NNT vãng lai, ghi:

Nợ TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 132- Phải thu vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

(2) Trường hợp có chênh lệch do tỷ giá thời điểm tính số thuế phải nộp cao hơn thời điểm nộp thuế thì ghi nhận số chênh lệch tỷ giá (nếu có), ghi bút toán đỏ:

Trường hợp NNT thuộc cơ quan thuế quản lý, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK chi tiết tương ứng)

Trường hợp NNT vãng lai, ghi:

Nợ TK 132- Phải thu vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK chi tiết tương ứng)

(3) Đồng thời, ghi bút toán đỏ:

Trường hợp NNT thuộc cơ quan thuế quản lý, ghi:

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 711- Thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

  Hoặc Có TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

Trường hợp NNT vãng lai, ghi:

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 712- Số thu thuế và thu khác vãng lai (TK chi tiết tương ứng)

– Trường hợp chênh lệch giữa số phải hoàn và số đã nộp thừa bằng ngoại tệ được hoàn:

+ Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm ra quyết định hoàn thấp hơn tỷ giá tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền bằng ngoại tệ vào ngân sách nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:

(1) Khi có quyết định hoàn, căn cứ quyết định hoàn thuế phản ánh số tiền phải hoàn theo quyết định, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

(2) Đồng thời phản ánh số chênh lệch tỷ giá do tỷ giá hoàn thấp hơn tỷ giá thời điểm nộp (nếu có), ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng).

(3) Đồng thời, kết chuyển số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng)

Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Có TK 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn (TK chi tiết tương ứng)

(4) Căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN hoặc Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, ghi:

Nợ TK 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 354- Điều chỉnh thu NSNN do hoàn nộp thừa (TK chi tiết tương ứng)

+ Trường hợp chênh lệch do tỷ giá tại thời điểm ra quyết định hoàn cao hơn tỷ giá tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền bằng ngoại tệ vào ngân sách nhà nước, các bút toán thực hiện như sau:

(1) Khi có quyết định hoàn, căn cứ quyết định hoàn thuế phản ánh số tiền phải hoàn theo quyết định, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

(2) Đồng thời phản ánh số chênh lệch tỷ giá do tỷ giá hoàn cao hơn tỷ giá thời điểm nộp (nếu có), ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 131- Phải thu của người nộp thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng).

(3) Đồng thời, kết chuyển số chênh lệch, ghi bút toán đỏ:

Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK CT tương ứng)

Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Có TK 334- Phải trả NSNN về thu hồi hoàn (TK chi tiết tương ứng)

(4) Căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN hoặc Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, ghi:

Nợ TK 336- Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 354- Điều chỉnh thu NSNN do hoàn nộp thừa (TK chi tiết tương ứng)

i) Kế toán chuyển nghĩa vụ thuế:

– Kế toán chuyển nghĩa vụ giữa các cơ quan thuế khi NNT chuyển địa điểm kinh doanh:

+ Bộ phận KK&KTT của cơ quan thuế quản lý trực tiếp NNT nơi chuyển đi lập Thông báo tình trạng kê khai, nộp thuế của đơn vị chuyển địa điểm kinh doanh (ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế) gửi NNT và cơ quan thuế quản lý nơi NNT chuyển đến; đồng thời hạch toán điều chỉnh số dư bằng 0 đối với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, nộp thừa hoặc số thuế còn được khấu trừ trên Sổ theo dõi thu nộp thuế tại thời điểm chuyển đổi nghĩa vụ thuế.

+ Bộ phận KK&KTT của cơ quan thuế quản lý trực tiếp NNT nơi chuyển đến hạch toán số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, nộp thừa, số thuế còn được khấu trừ trên Bảng tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT vào Sổ theo dõi thu nộp thuế và tiếp tục thực hiện đôn đốc, xử lý số tiền thuế đó kể từ thời điểm NNT chuyển đến.

Các bút toán hạch toán như sau:

– Trường hợp NNT chuyển địa điểm kinh doanh giữa các quận/huyện trong cùng tỉnh/TP trực thuộc TW:

+ Tại cơ quan thuế mà NNT chuyển đi:

Căn cứ vào Thông báo chuyển nghĩa vụ thuế, ghi:

Đối với số thuế tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn phải nộp/còn nợ của NNT, kế toán ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Nợ TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 131- Phải thu của NNT (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, kế toán ghi:

Nợ TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:

  • Phản ánh giảm số nộp thừa cho NNT, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của NNT (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

(2) Kết chuyển số phải nộp vào NSNN cuối kỳ, ghi:

 Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Nợ TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc  Có TK 334- Phải trả về thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

+ Tại cơ quan thuế mà NNT chuyển đến:

Căn cứ vào Thông báo chuyển nghĩa vụ thuế, ghi:

Đối với số thuế tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn phải nộp/còn nợ của NNT, kế toán ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của NNT (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, kế toán ghi:

Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, kế toán ghi:

  • Phản ánh tăng số nộp thừa cho NNT, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Nợ TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 131- Phải thu của NNT (TK chi tiết tương ứng)

(2) Kết chuyển số phải nộp vào NSNN cuối kỳ, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Nợ TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc  Có TK 334- Phải trả về thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

– Trường hợp NNT chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh/TP trực thuộc TW:

+ Tại cơ quan thuế mà NNT chuyển đi:

Căn cứ vào Thông báo chuyển nghĩa vụ thuế, ghi:

Đối với số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau nhưng không đủ điều kiện được hoàn, kế toán ghi:

Nợ TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số tiền thuế TNCN nộp thừa:

(1) Phản ánh giảm số nộp thừa cho NNT, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của NNT (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

(2) Kết chuyển số phải nộp vào NSNN cuối kỳ, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

+ Tại cơ quan thuế mà NNT chuyển đến:

Căn cứ vào Thông báo chuyển nghĩa vụ thuế, ghi:

Đối với số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau nhưng không đủ điều kiện được hoàn:

Nợ TK 815- Khấu trừ thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số tiền thuế TNCN nộp thừa:

  • Phản ánh tăng số nộp thừa cho NNT, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 131- Phải thu của NNT (TK chi tiết tương ứng)

(2) Kết chuyển số phải nộp vào NSNN cuối kỳ, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

– Kế toán chuyển nghĩa vụ giữa các NNT khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách:

Trường hợp NNT thay đổi mô hình hoạt động và tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp có liên quan đến thay đổi MST/MSDN, có bản cam kết phân chia, chuyển đổi nghĩa vụ thuế, Bộ phận KK&KTT căn cứ các tài liệu này, kiểm tra lại số liệu trên Sổ theo dõi thu nộp thuế và thực hiện chuyển đổi nghĩa vụ thuế từ NNT này 

cho NNT khác; lập Thông báo chuyển nghĩa vụ thuế của NNT, gửi NNT; hạch toán điều chuyển số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế sau chuyển đổi của NNT vào Sổ theo dõi thu nộp thuế để tiếp tục thực hiện kế toán thuế đối với NNT như sau:

+ Trường hợp chuyển nghĩa vụ giữa các NNT do cùng 1 cơ quan thuế quản lý:

Đối với số thuế tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn phải nộp/còn nợ của NNT, căn cứ vào Thông báo chuyển nghĩa vụ thuế, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của NNT nhận sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,… (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 131- Phải thu của NNT bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,… (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của NNT bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,…, căn cứ Thông báo chuyển nghĩa vụ thuế ghi:

Nợ TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ của NNT bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,… (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 332- Tiền thuế GTGT ngân sách phải khấu trừ cho NNT (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của NNT nhận sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,…, căn cứ vào tờ khai thuế GTGT do người nộp thuế nhận sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,… kê khai (không hạch toán theo Thông báo chuyển nghĩa vụ thuế), ghi:

Nợ TK 332- Tiền thuế GTGT ngân sách phải khấu trừ cho NNT (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của NNT bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,… (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 131- Phải thu của NNT nhận sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,…(TK chi tiết tương ứng)

+ Trường hợp chuyển nghĩa vụ giữa các NNT tại các cơ quan thuế quản lý khác nhau:

* Đối với cơ quan thuế có NNT chuyển đi:

Đối với số thuế tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn phải nộp/còn nợ của NNT bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,…, căn cứ vào Thông báo chuyển nghĩa vụ thuế, ghi:

 Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Nợ TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 131- Phải thu của NNT (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của NNT bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,…, căn cứ Thông báo chuyển nghĩa vụ thuế, ghi:

Nợ TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ của NNT bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,… (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 332- Tiền thuế GTGT ngân sách phải khấu trừ cho NNT (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:

(1) Phản ánh giảm số nộp thừa cho NNT bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,… ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của NNT bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,… (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

(2) Kết chuyển số phải nộp vào NSNN cuối kỳ, ghi:

 Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Nợ TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc  Có TK 334- Phải trả về thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

+ Tại cơ quan thuế chuyển đến:

Đối với số thuế tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn phải nộp/còn nợ của NNT nhận sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,…, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của NNT (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của NNT nhận sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,…, căn cứ vào tờ khai thuế GTGT do người nộp thuế nhận sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,… kê khai (không hạch toán theo Thông báo chuyển nghĩa vụ thuế), ghi:

Nợ TK 332- Tiền thuế GTGT ngân sách phải khấu trừ cho NNT (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 134- Thuế GTGT được khấu trừ (TK chi tiết tương ứng)

Đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:

(1) Phản ánh tăng số nộp thừa của NNT nhận sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,…, ghi:

Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Nợ TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

Có TK 131- Phải thu của NNT (TK chi tiết tương ứng)

(2) Kết chuyển số phải nộp vào NSNN cuối kỳ, ghi:

 Nợ TK 711- Số thu thuế và thu khác (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Nợ TK 714- Số thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

            Có TK 333- Thanh toán với NSNN (TK chi tiết tương ứng)

Hoặc Có TK 334- Phải trả về thu hồi hoàn thuế (TK chi tiết tương ứng)

  6.4. Sổ sách, báo cáo kế toán thuế     

16.4.1. Sổ kế toán

a) Sổ theo dõi thu nộp thuế:

Tên cột

Số thứ tự của cột

Cách lập

Mã số thuế

(A)

 Mã số phát sinh giao dịch

Tên NNT

(B)

Tên hiện thời của NNT phát sinh giao dịch

Tài khoản NSNN

( C)

Loại tài khoản NSNN phát sinh trên giao dịch

Loại thuế

(D)

Loại thuế phát sinh trên giao dịch

Chương

(E)

Chương phát sinh trên giao dịch

Nội dung kinh tế (Tiểu mục)

(G)

Tiểu mục trên giao dịch chi tiết

Nghĩa vụ thuế kỳ trước chuyển qua

Còn phải nộp

(1)

Bằng số phải nộp chuyển kỳ sau của Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của NNT cho kỳ kế toán liền kề trước tham số Kỳ kế toán từ

Nộp thừa

(2)

Bằng số nộp thừa chuyển kỳ sau của Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của NNT cho kỳ kế toán liền kề trước tham số Kỳ kế toán từ

Còn được khấu trừ

(3)

Bằng số còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của NNT cho kỳ kế toán liền kề trước tham số Kỳ kế toán từ

Còn được hoàn trả

(4)

Bằng số còn được hoàn trả chuyển kỳ sau của Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của NNT cho kỳ kế toán liền kề trước tham số Kỳ kế toán từ

Nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ

PS phải nộp

(5)

Tổng hợp từ các giao dịch hạch toán:

+ Các giao dịch hạch toán tờ khai: TK, TQ

+ Quyết định phạt: QP

+ Quyết định thu hồi hoàn thuế: QO

+ Số đề nghị thu hồi hoàn thuế 01/KHBS: VO

+ Quyết định xử lý khiếu nại: QL, QU

+ Quyết định truy thu: QT

+ Quyết định ấn định: QA, QF

+ Biên bản thanh tra kiểm tra: BB

+ Quyết định khác: QK

+ Thông báo hạch toán lại khoản phải nộp: RP

+ Quyết định bãi bỏ ấn định: QB

+ Các văn bản liên quan đến TTC, KTN, TTP: VK, VP, VC

+ Phạt chậm nộp các loại: CK, NN+CN (nếu NN+NC>0, ngược lại sẽ bằng 0)

+ Số phải nộp phân bổ CSSX phụ thuộc: PP

+ Số chuyển đổi dữ liệu: RV

+ Phần phải nộp cơ quan thuế tự quyết toán (trong TH cơ quan chi trả): TH (Số tiền dương)

+ Chỉ tiêu [36] tờ khai 09/TNCN: TU

Nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ

PS khấu trừ

(6)

Tổng hợp từ các giao dịch hạch toán:

+ Số khấu trừ trên tờ khai GTGT: KH, KG

+ Số khấu trừ của dự án đầu tư – SXKD: DT

+ Số Tăng/ giảm số khấu trừ chuyển kỳ sau trên chỉ tiêu 43 của tờ khai 01/GTGT bổ sung: X1

+ Chỉ tiêu [37] tờ 01/GTGT: X2

+ Chỉ tiêu [38] tờ 01/GTGT: X3

Đề nghị hoàn trả

(7)

Tổng hợp từ các giao dịch:

+ Số đề nghị hoàn trên tờ khai 01/GTGT: DH

+ Số đề nghị hoàn trả đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định: DC

Miễn giảm

(8)

Tổng hợp từ các giao dịch:

+ Hạch toán quyết định miễn giảm: QM

+ Tăng/Giảm số phải nộp trên các tờ khai Quyết toán chỉ tiêu 40: TM

Xóa nợ

(9)

Tổng hợp từ các giao dịch hạch toán QĐ xóa nợ: QX

Khác

(10)

Tổng hợp từ các giao dịch hạch toán:

+ Chuyển nghĩa vụ phải nộp: NP

+ Nhận chuyển nghĩa vụ phải nộp: CN

+ Chuyển nghĩa vụ đã nộp: CP

+ Nhận chuyển nghĩa vụ đã nộp: NM

+ Chuyển đổi dữ liệu: CD

+ Điều chỉnh phải nộp sau chuyển đổi: DP

Đã nộp

Đã nộp cho hoạt động vãng lai

(11)

Đã nộp vãng lai ngoại tỉnh: VL

Đã nộp tỉnh khác (đã nộp nơi khác)

(12)

+ Chứng từ tỉnh khác: P4

+  Tăng/Giảm số phải nộp trên các tờ khai Quyết toán chỉ tiêu 38: TN

Đã nộp khác (đã nộp trụ sở chính)

(13)

 Tổng hợp từ các giao dịch hạch toán:

+ Chứng từ nộp tiền: C1, C2, C3, C8 có tính chất N

+ Biên lai thu tiền của NNT: BL, BU

+ Chứng từ nộp tiền tại CSSX phụ thuộc: P3

+ Chứng từ nộp thừa chuyển đổi dữ liệu: NT

+ Chứng từ nộp cho thu hồi hoàn thuế chuyển đổi dữ liệu: CT

+ Các chứng từ điều chỉnh sau quyết toán và sau chuyển đổi dữ liệu: P1, P2

Đã bù trừ khi hoàn thuế

(14)

Tổng hợp toàn bộ các giao dịch số bù trừ trên quyết định hoàn kiêm bù trừ- Phần bù trừ cho CQT hiện thời có ký hiệu giao dịch Q1

Giao dịch QĐ hoàn kiêm bù trừ thu NSNN: Ký hiệu giao dịch Q1, chỉ lấy giao dịch có số tiền âm

Đã hoàn

Nộp thừa

(15)

Tổng số hoàn thuế có ký hiệu giao dịch: QH, PH (PSCD)

Giao dịch hạch toán hoàn của PIT: Ký hiệu giao dịch QH chỉ lấy giao dịch số tiền dương

Khấu trừ

(16)

Tổng số hoàn thuế có ký hiệu giao dịch: HK

Không được hoàn

NNT tự xác định

(17)

Tổng giao dịch số người nộp thuế không hoàn thuế: Q6

CQT xác định

(18)

Tổng giao dịch số cơ quan thuế không cho hoàn thuế: Q3

Đã khấu trừ

(19)

KH, VL, KG, DK, X1, X2, X3 đã bù trừ

Nghĩa vụ thuế chuyển kỳ sau

Còn phải nộp

(20)

= Nghĩa vụ thuế kỳ trước chuyển qua: Phải nộp – Nộp thừa + Nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ: PS phải nộp –  Miễn giảm – Xóa nợ + phát sinh khác – Đã nộp tỉnh khác – Đã nộp khác – Đã bù trừ qua hoàn thuế + Đã hoàn nộp thừa – Số đã khấu trừ(KH, VL, KG, DK, X1, X2, X3, DT: đã bù trừ) –  Nghĩa vụ thuế chuyển kỳ sau: Còn được khấu trừ (nếu số còn được khấu trừ <0)

Nếu tổng >0 thì hiển thị cột này, ngược lại thì hiển thị cột Nộp thừa

=((1)-(2)+(5)-(8)-(9)+(10)-(11)-(13)-(14)+(15) –(19)- nếu((22)<0)

Nếu Tổng >0 thì hiển thị dữ liệu

Nghĩa vụ thuế chuyển kỳ sau

Nộp thừa

(21)

= Nghĩa vụ thuế kỳ trước chuyển qua: Phải nộp – Nộp thừa + Nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ: PS phải nộp –  Miễn giảm – Xóa nợ + phát sinh khác – Đã nộp tỉnh khác – Đã nộp khác – Đã bù trừ qua hoàn thuế + Đã hoàn nộp thừa –  Số đã khấu trừ (KH, VL, KG, DK, X1, X2, X3, DT) – Nghĩa vụ thuế chuyển kỳ sau: Còn được khấu trừ (nếu số còn được khấu trừ <0)

Nếu tổng < 0 thì hiển thị cột này, ngược lại thì hiển thị cột Phải nộp

=((1)-(2)+(5)-(8)-(9)+(10)-(11)-(13)-(14)+(15) –(19)- nếu((22)<0).

Nếu tổng <0 thì hiển thị số liệu

Nghĩa vụ thuế chuyển kỳ sau

Còn được khấu trừ

(22)

= Nghĩa vụ thuế kỳ trước chuyển qua: Còn được khấu trừ + Nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ: PS khấu trừ –  Đề nghị hoàn trả + Đã nộp cho hoạt động vãng lai – số đã khấu trừ (KH, VL, KG, DK, X1, X2, X3, DT: đã bù trừ)

Nếu còn khấu trừ >0 thì hiển thị cột này, ngược lại thì hiển thị = 0

= (3)+((6)-(7)+(11)-(19))

Nếu tổng >0 thì hiển thị cột này

Còn được hoàn trả

(23)

= Nghĩa vụ thuế kỳ trước chuyển qua: Còn được hoàn trả + Nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ:Đề nghị hoàn trả  -Đã hoàn khấu trừ – Nghĩa vụ không được hoàn: NNT tự xác định – CQT xác định- Số khấu trừ chuyển kỳ sau (Q5)

=(4)+(7)-(16) – (17) – (18) – Q5

 b) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

– Mục đích:

Sổ này sử dụng để đăng ký, ghi chép các chứng từ ghi sổ phát sinh theo trình tự thời gian trong ngày.

– Nội dung và cách ghi:

Cột A: Ghi số hiệu chứng từ

Cột B: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột 1: Ghi số tiền của Chứng từ ghi sổ.

c) Sổ Cái

– Mục đích:

Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế quy định trong hệ thống tài khoản kế toán nhằm kiểm tra, giám đốc sự biến động của từng loại vốn, nguồn vốn, nguồn kinh phí trong đơn vị.

Số liệu trên Sổ Cái được đối chiếu với số liệu trên các sổ kế toán chi tiết. Số liệu trên Sổ Cái dùng để lập Bảng Cân đối tài khoản hoặc các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.

– Nội dung và cách ghi: 

+ Nội dung:

Căn cứ vào nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh đã được kiểm tra đối chiếu.

Sổ Cái để ghi cho cả năm và mở riêng cho từng tài khoản, mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tùy theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.

+ Cách ghi:

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.

Cột D: Ghi diễn giải nội dung (10 đoạn mã hạch toán).

Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với tài khoản này.

Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh ghi Nợ hoặc ghi Có của tài khoản này (tài khoản ghi sổ cái).

Cột F: Ghi chú.

Cuối tháng cộng sổ để tính ra số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản.

d) Sổ quỹ tiền mặt

– Mục đích:

Sổ này dùng để phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt (tiền Việt Nam và Ngoại tệ) làm căn cứ để kiểm tra, đối chiếu thu chi, tồn quỹ giữa kế toán và thủ quỹ.

– Nội dung và cách ghi sổ:

+ Nội dung: Sổ qũy tiền mặt dùng cho thủ quỹ.

+ Cách ghi

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ

Cột B: Ghi ngày, tháng chứng từ ghi sổ

Cột C, D: Ghi số hiệu chứng từ thu hoặc chi

Cột E: Diễn giải

Cột 1: Số tiền nhập quỹ

Cột 2: Số tiền xuất quỹ

Cuối ngày sau khi đã ghi hết chứng từ thu, chi (đã thực hiện) rút số dư tồn quỹ cuối ngày ghi vào Cột 3. Số tồn quỹ trên sổ được đối chiếu với số tiền mặt tồn quỹ trong két.

Định kỳ kế toán tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên sổ quỹ.

Sổ quỹ chỉ ghi những khoản tiền thực tế nhập, xuất qua quỹ. Không ghi vào sổ quỹ những khoản tiền mặt thu được nộp ngay vào Kho bạc.

đ) Sổ chi tiết tài khoản:

– Mục đích:

Sổ này dùng để theo dõi số phát sinh, số dư của các tài khoản (dùng cho các tài khoản chưa có sổ chi tiết riêng).

– Nội dung và cách ghi:

Sổ được theo dõi cho từng tài khoản chi tiết, từng đối tượng và cách ghi như sau:

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.

Cột I: Ghi tóm tắt nội dung của Chứng từ ghi sổ.

Cột 1: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng với tài khoản này.

Cột 2, 3: Ghi số tiền phát sinh ghi Nợ hoặc ghi Có của tài khoản này (tài khoản ghi sổ cái).

Cột 4, 5: Ghi số dư Nợ hoặc số dư Có của tài khoản này.

Đầu tháng chuyển số dư của tháng trước sang.

Cuối tháng tiến hành cộng số phát sinh trong tháng, số tích lũy kê từ đầu năm đến cuối tháng và tính số dư của tháng đó.

16.4.2. Báo cáo kế toán

a) Báo cáo BC2, BC3:

Theo quy định của Chế độ kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1544/QĐ-BTC ngày 7/7/2014 của Bộ Tài chính và hệ thống TMS thì các báo cáo BC2, BC3 là báo cáo tổng hợp về số thu, số nộp ngân sách theo cơ quan thuế, không tổng hợp theo từng người nộp thuế. Số liệu của toàn địa bàn (Cục Thuế tỉnh, thành phố và Tổng cục Thuế) được tổng hợp tự động từ số liệu của các cơ quan thuế có liên quan (Báo cáo của Cục Thuế được tổng hợp từ số liệu của Văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế trực thuộc, Báo cáo của Tổng cục Thuế được tổng hợp từ số liệu của 63 Cục Thuế tỉnh, thành phố).

Số liệu trên các báo cáo của từng cơ quan thuế được tổng hợp như sau:

– Cột số thu, số nộp tại phần A:

Cách 1: Tổng hợp theo loại ký hiệu giao dịch, tính chất khoản nộp, khoản hoàn, mã chương, mã mục, mã tiểu mục tương ứng với từng khu vực kinh tế, sắc thuế trên từng mẫu báo cáo (trừ các mã Chương tạm 999, mã tiểu mục tạm 9999 sử dụng trong trường hợp chứng từ thiếu thông tin chờ tra soát với KBNN), cụ thể:

+ Đối với cột số thu:

(1) Tổng cộng (+) từ số liệu của các ký hiệu giao dịch và tính chất khoản nộp, khoản hoàn trả sau:

BL: biên lai thu của cơ quan thuế đi thu trực tiếp của NNT;

C1: Lệnh thu NSNN;

C2: Giấy nộp tiền vào NSNN, tính chất N (trường hợp NNT nộp tiền vào NSNN);

P3: Giấy nộp tiền vào NSNN của NNT là trụ sở chính nộp cho cơ sở sản xuất hoặc gia công trực thuộc/hạch toán phụ thuộc ở các tỉnh/TP khác được phân bổ số thu;

C3: Giấy nộp tiền vào NSNN cho tài khoản thu hồi hoàn, tính chất: 06 (tăng thu NSNN);

P9: Giấy nộp tiền của đơn vị uỷ nhiệm thu;

C8: Chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN đối với các khoản thu do ngành thuế quản lý; 

NT: Chứng từ điều chỉnh thông tin nộp NSNN qua KBNN (trừ các khoản thu hồi hoàn);

CT: Chứng từ điều chỉnh thông tin nộp NSNN qua KBNN đối với các khoản thu hồi hoàn;

T1: Phần khấu trừ nộp NSNN trên Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN (trừ các khoản thu hồi hoàn);

T4: Phần khấu trừ nộp NSNN đối với các khoản thu hồi hoàn trên Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, tính chất: 06 (tăng thu NSNN);

P7: Chứng từ nộp của các khoản thu không do ngành thuế quản lý (thu khác ngân sách, thu cố định tại xã,…) hoặc số liệu trên Báo cáo thu và vay của KBNN.

P8: Chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN của các khoản thu không do ngành thuế quản lý (thu khác ngân sách, thu cố định tại xã,…).

(2) Trừ đi (-) số liệu theo các ký hiệu giao dịch và tính chất khoản nộp sau:

C4: Phần hoàn trả trên Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, tính chất 02 (giảm thu NSNN) trừ đi (-) giao dịch BN: Phần hoàn trả cho trụ sở chính tương ứng với số nộp thừa được hoàn trả của cơ sở sản xuất, gia công trực thuộc/hạch toán phụ thuộc trên Lệnh hoàn, Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, tính chất 02 (giảm thu NSNN) để xác định số đã hoàn giảm thu từ ngân sách của địa phương nơi đóng trụ sở chính.

T3: Phần hoàn trả tương ứng với số bù trừ trên Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, tính chất 02 (giảm thu NSNN).

HI: Phần hoàn trả tiền cho NNT trên Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, tính chất 02 (giảm thu NSNN).

PH: Phần hoàn trả cho trụ sở chính tương ứng với số nộp thừa được hoàn trả của cơ sở sản xuất, gia công trực thuộc/hạch toán phụ thuộc trên Lệnh hoàn, Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN tại cơ quan thuế được phân bổ số thu, tính chất 02 (giảm thu NSNN) để xác định phần giảm thu từ ngân sách của địa phương được phân bổ.

+ Đối với cột số nộp: Tổng hợp từ các ký hiệu giao dịch và tính chất khoản nộp/khoản hoàn trả, mã chương, mã tiểu mục tương ứng với từng khu vực kinh tế, sắc thuế giống phần số thu nêu trên, loại trừ ký hiệu giao dịch BL (biên lai thu của cơ quan thuế đi thu trực tiếp của NNT) và cộng thêm giao dịch C2, tính chất B (Giấy nộp tiền vào NSNN của cơ quan thuế khi nộp tiền đã thu bằng biên lai).

 Cách 2: Đối chiếu với số phát sinh của tài khoản kế toán có liên quan (111, 333, 334, 354, 355) theo công thức:

+ Đối với cột số thu = Số dư Nợ cuối kỳ tài khoản 111 cộng với (+) Số phát sinh Nợ tài khoản 333 (trừ phát sinh Nợ tài khoản 33314) cộng với (+) Số phát sinh Nợ tài khoản 334 (chi tiết theo tài khoản cấp 3 có đuôi là 1 “NSNN năm nay (tăng thu NS năm nay)” như đối với thuế GTGT là tài khoản 334011, thuế TTĐB là 334021, thuế TNDN là 334031,…) trừ đi (-) Số phát sinh Có tài khoản 354 (chi tiết theo tài khoản cấp 3 có đuôi là 1 “NSNN năm nay (giảm thu NS năm nay)” như đối với thuế GTGT là tài khoản 354011, thuế TTĐB là 354021, thuế TNDN là 354031,…) chi tiết theo Chương, Mục, Tiểu mục.

+ Đối với cột số nộp = Số phát sinh Nợ tài khoản 333 (trừ phát sinh Nợ tài khoản 33314) cộng với (+) Số phát sinh Nợ tài khoản 334 (chi tiết theo tài khoản cấp 3 có đuôi là 1 “NSNN năm nay (tăng thu NS năm nay)” như đối với thuế GTGT là tài khoản 334011, thuế TTĐB là 334021, thuế TNDN là 334031,…) trừ đi (-) Số phát sinh Có tài khoản 354 (chi tiết theo tài khoản cấp 3 có đuôi là 1 “NSNN năm nay (giảm thu NS năm nay)” như đối với thuế GTGT là tài khoản 354011, thuế TTĐB là 354021, thuế TNDN là 354031,…) chi tiết theo Chương, Mục, Tiểu mục.

– Đối với số liệu chi hoàn từ quỹ hoàn thuế GTGT (dự toán hoàn thuế) tại phần B:

Cách 1: Tổng cộng (+) từ số liệu của các ký hiệu giao dịch và tính chất hoàn trả như sau:

C4: Phần hoàn trả trên Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, tính chất 04 (quỹ hoàn thuế GTGT).

T3: Phần hoàn trả tương ứng với số bù trừ trên Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, tính chất 04 (quỹ hoàn thuế GTGT).

HI: Phần hoàn trả tiền cho NNT trên Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, tính chất 04 (quỹ hoàn thuế GTGT).

Cách 2: Cột số thu = Cột số nộp = Số phát sinh Có tài khoản 355 (chi tiết theo tài khoản cấp 3 là 35501 đối với chi hoàn thuế GTGT và tài khoản 35514 đối với chi trả lãi cho NNT do chậm hoàn thuế).

– Đối với số liệu chi hoàn từ NSNN tại phần B:

Cách 1: Tổng cộng (+) từ số liệu của các ký hiệu giao dịch và tính chất hoàn trả như sau:

C4: Phần hoàn trả trên Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, tính chất 01 (chi ngân sách NN).

T3: Phần hoàn trả tương ứng với số bù trừ trên Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, tính chất 01 (chi ngân sách NN).

HI: Phần hoàn trả tiền cho NNT trên Lệnh hoàn kiêm bù trừ thu NSNN, tính chất 01 (chi ngân sách NN) và tính chất 02 (giảm thu NS).

Cách 2: Cột số thu = Cột số nộp = Số phát sinh Có tài khoản 354 (chi tiết theo tài khoản cấp 3 có đuôi là 1 “NSNN năm nay (giảm thu NS năm nay)” đối với các khoản hoàn theo phương thức giảm thu NSNN (như: đối với thuế GTGT là tài khoản 354011, thuế TTĐB là 354021, thuế TNDN là 354031,…) và tài khoản cấp 3 có đuôi là 2 “NSNN năm trước (chi NS năm nay” đối với các khoản hoàn theo phương thức chi NSNN).

– Đối với số liệu thu hồi hoàn thuế GTGT tại phần B:

Cách 1: Tổng cộng (+) từ số liệu của các ký hiệu giao dịch và tính chất hoàn trả như sau:

C3: Giấy nộp tiền vào NSNN vào tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT, tài khoản 312, 899.

CT: Giấy nộp tiền vào NSNN vào tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT (tài khoản 312, 899).

Cách 2: Cột số thu = Cột số nộp = Số phát sinh Nợ tài khoản 334 (chi tiết theo tài khoản cấp 3 là 334013).

– Đối với số liệu thu hồi hoàn các loại thuế khác (bao gồm cả số thuế GTGT đã hoàn nộp thừa) tại phần B:

Cách 1: Tổng cộng (+) từ số liệu của các ký hiệu giao dịch và tính chất hoàn trả như sau:

C3: Giấy nộp tiền vào NSNN, tài khoản 711, KTN (tài khoản 711 theo kiến nghị của kiểm toán nhà nước), TCP (tài khoản 711 theo quyết định của Thanh tra chính phủ), TTC (tài khoản 711 theo quyết định của Thanh tra tài chính).

CT: Giấy nộp tiền vào NSNN, tài khoản 711, KTN (tài khoản 711 theo kiến nghị của kiểm toán nhà nước), TCP (tài khoản 711 theo quyết định của Thanh tra chính phủ), TTC (tài khoản 711 theo quyết định của Thanh tra tài chính).

Cách 2: Cột số thu = Cột số nộp = Số phát sinh Nợ tài khoản 334 (chi tiết theo tài khoản cấp 3 là 334013).

b) Báo cáo BC4A:

– Tổng hợp từ các Chương có giá trị từ 001 đến 399, trừ các chương 151, 152, 154, 161, 162; các Chương có giá trị từ 402 đến 599, 605 đến 799, 802 đến 989 trừ các Chương 552, 554, 555, 556, 557, 561, 562, 754, 755, 756, 757, 854, 855, 856, 857. Trong đó:

+ Khu vực Doanh nghiệp nhà nước trung ương: Tổng hợp từ các Chương có giá trị từ 001 đến 399, trừ các chương 151, 152, 154, 161, 162 (cấp 1).

+ Khu vực Doanh nghiệp nhà nước địa phương: Tổng hợp từ các Chương có giá trị từ 402 đến 599 trừ các Chương 551, 552, 554, 555, 556, 557, 561, 562 (cấp 2), từ Chương 605 đến Chương 799 trừ các Chương 754, 755, 756, 757 (cấp 3), từ Chương 802 đến Chương 989 trừ các Chương 854, 855, 856, 857 (Cấp 4).

– Tổng hợp theo loại ký hiệu giao dịch, tính chất khoản nộp, khoản hoàn, mã mục, mã tiểu mục tương tự như phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số nộp phần A của báo cáo BC2, BC3 nêu trên.

  • Tổng hợp từ chứng từ kế toán chi tiết của từng người nộp thuế theo mã số thuế, không tổng hợp theo tài khoản kế toán theo cách 2 của phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số nộp phần A của báo cáo BC2, BC3 nêu trên.

  • c) Báo cáo BC4B:

– Tổng hợp từ các Chương 151, 152, 161, 162, 552, 561, 562.

– Tổng hợp theo loại ký hiệu giao dịch, tính chất khoản nộp, khoản hoàn, mã mục, mã tiểu mục tương tự như phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số nộp phần A của báo cáo BC2, BC3 nêu trên.

  • Tổng hợp từ chứng từ kế toán chi tiết của từng người nộp thuế theo mã số thuế, không tổng hợp theo tài khoản kế toán theo cách 2 của phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số nộp phần A của báo cáo BC2, BC3 nêu trên.

  • d) Báo cáo BC5:

– Tổng hợp từ các Chương 154, 554, 555, 556, 557, 754, 755, 756, 757, 854, 855, 856, 857.

– Tổng hợp theo loại ký hiệu giao dịch, tính chất khoản nộp, khoản hoàn, mã mục, mã tiểu mục tương tự như phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số thu, cột số nộp phần A của báo cáo BC2, BC3 nêu trên.

– Tổng hợp từ chứng từ kế toán chi tiết của từng người nộp thuế theo mã số thuế, không tổng hợp theo tài khoản kế toán theo cách 2 của phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số thu, cột số nộp phần A của báo cáo BC2, BC3 nêu trên.

– Cột tồn quỹ tiền mặt (số tiền cơ quan thuế đi thu bằng biên lai của người nộp thuế nhưng chưa nộp vào NSNN) = Cột số thu – Cột số nộp.

đ) Báo cáo BC5C:

– Tổng hợp từ các Chương 154, 554, 555, 556, 754, 755, 756, 854, 855, 856.

– Tổng hợp theo loại ký hiệu giao dịch, tính chất khoản nộp, khoản hoàn, mã mục, mã tiểu mục tương tự như phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số thu, cột số nộp phần A của báo cáo BC2, BC3.

  • Tổng hợp từ chứng từ kế toán chi tiết của từng người nộp thuế theo mã số thuế, không tổng hợp theo tài khoản kế toán theo cách 2 của phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số thu, cột số nộp phần A của báo cáo BC2, BC3.

  • e) Báo cáo BC7A:

– Tổng hợp từ tất cả các Chương.

– Tổng hợp từ các Tiểu mục thuộc Mục 1700.

– Tổng hợp theo loại ký hiệu giao dịch, tính chất khoản hoàn tương tự như phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số thu, cột số nộp phần B của báo cáo BC2, BC3.

  • Tổng hợp từ chứng từ kế toán chi tiết của từng người nộp thuế theo mã số thuế, không tổng hợp theo tài khoản kế toán theo cách 2 của phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số thu, cột số nộp phần B của báo cáo BC2, BC3.

  • g) Báo cáo BC7B:

– Tổng hợp từ tất cả các Chương.

– Tổng hợp từ tất cả các Mục, tiểu mục thu NSNN.

– Tổng hợp theo loại ký hiệu giao dịch, tính chất khoản hoàn tương tự như phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số thu, cột số nộp phần B của báo cáo BC2, BC3.

  • Tổng hợp từ chứng từ kế toán chi tiết của từng người nộp thuế theo mã số thuế, không tổng hợp theo tài khoản kế toán theo cách 2 của phần hướng dẫn tổng hợp vào cột số thu, cột số nộp phần B của báo cáo BC2, BC3.

  • h) Bảng cân đối tài khoản:

– Căn cứ lập:

+ Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản

+ Bảng Cân đối tài khoản kỳ trước.

Trước khi lập Bảng Cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi chép, khóa sổ hàng tháng của sổ tổng hợp và sổ kế toán chi tiết theo quy định, đồng thời, phải kiểm tra, đối chiếu khớp đúng giữa các số liệu có liên quan trên các sổ.

– Nội dung và phương pháp lập:

Số liệu vào Bảng Cân đối tài khoản chia làm 2 loại:

+ Loại số liệu phản ánh số dư, bao gồm: Số dư đầu năm (cột 1, 2), số dư đầu kỳ (cột 3, 4), số dư cuối kỳ (cột 9, 10), trong đó các tài khoản có số dư nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư có được phản ánh vào cột “Có”.

+ Loại số liệu phản ánh số phát sinh, bao gồm: Số phát sinh của các tài khoản từ ngày đầu tháng đến ngày cuối tháng báo cáo (cột 5, 6), số phát sinh từ ngày đầu năm đến ngày cuối tháng báo cáo (cột 7, 8), trong đó các tài khoản có số dư nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư có được phản ánh vào cột “Có”.

Các cột số dư đầu kỳ, cuối kỳ được lấy từ số dư các tài khoản

Các cột số phát sinh được lấy từ số phát sinh từ các tài khoản theo từng kỳ báo cáo và lũy kế từ đầu năm.

Cột A, B – Số hiệu tài khoản, tên tài khoản: Ghi số hiệu tài khoản, ghi tên tất cả tài khoản cấp 1 và một số tài khoản cấp 2, cấp 3 cần phân tích.

Cột 1, 2 – Số dư đầu năm: Phản ánh số dư đầu năm báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào số dư cuối kỳ của năm trước chuyển sang và cũng là số dư đầu kỳ của tháng đầu tiên trong năm. Số dư đầu năm được cố định suốt một năm có tác dụng để người kiểm tra dễ thấy được kết quả hoạt động trong năm mà không cần phải sử dụng Bảng Cân đối tài khoản từ tháng đầu năm để kiểm tra.

Cột 3, 4 – Số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư tại thời điểm đầu tháng báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào số dư đầu tháng trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần số dư cuối kỳ của Bảng Cân đối tài khoản kỳ trước.

Cột 5, 6, 7, 8: Phản ánh số phát sinh:

Cột 5, 6 – Số phát sinh trong tháng: Phản ánh tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của các tài khoản trong tháng báo cáo. Số liệu ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng cộng phát sinh trong tháng của từng tài khoản trên sổ cái và sổ kế toán chi tiết.

Cột 7, 8 – Số phát sinh luỹ kế từ đầu năm: Phản ánh tổng số phát sinh từ đầu năm đến ngày cuối tháng báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng cộng luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo trên sổ cái hoặc sổ chi tiết, hoặc lấy số phát sinh luỹ kế của tháng trước cộng với số phát sinh trong tháng báo cáo.

Cột 9, 10 – Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư tại thời điểm cuối tháng báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào số dư trên các tài khoản của sổ cái và sổ kế toán chi tiết, hoặc được tính dựa trên số liệu phản ánh của báo cáo, có 2 cách tính như sau:

Cách 1:

Số dư

cuối kỳ

=

Số dư

đầu kỳ

+

Số phát sinh tăng trong kỳ

Số phát sinh

giảm trong kỳ

 

Cách 2:

Số dư

cuối kỳ

=

Số dư

đầu năm

+

Phát sinh luỹ kế tăng trong kỳ

Phát sinh luỹ kế

giảm trong kỳ

 Số dư cuối kỳ trước được sử dụng làm số dư đầu kỳ để lập Bảng Cân đối tài khoản kỳ sau. Tại tháng 12 thì đây chính là số dư cuối năm.

Trong Bảng Cân đối tài khoản, tổng cộng số liệu ở cột nợ phải bằng tổng cộng số liệu ở cột có của mỗi tiêu thức.

Số dư đầu năm:                            Cột 1 = Cột 2

Số dư đầu kỳ:                               Cột 3 = Cột 4

Số phát sinh trong tháng:             Cột 5 = Cột 6

Số phát sinh trong kỳ luỹ kế:       Cột 7 = Cột 8

Số dư cuối kỳ:                             Cột 9 = Cột 10

Đối với Bảng Cân đối tài khoản tháng 1 hàng năm thì số liệu:

Cột 1 = Cột 2 = Cột 3 = Cột 4

Cột 5 = Cột 6 = Cột 7 = Cột 8

Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản, Báo cáo này còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản kế toán.

g) Báo cáo đối chiếu với Kho bạc Nhà nước

– Mục đích:

Nhằm đảm bảo tính chính xác của số liệu thông qua việc đối chiếu định kỳ với Kho bạc Nhà nước, kịp thời điều chỉnh số liệu thu, nộp ngân sách giữa cơ quan Thuế và Kho bạc Nhà nước và cơ sở để quyết toán thu nội địa đầy đủ, chính xác, kịp thời.

– Yêu cầu:

+ Đối chiếu số liệu với Kho bạc Nhà nước phải chi tiết theo từng mục thu, từng khu vực kinh tế. Trường hợp có chênh lệch phải thuyết minh rõ lý do và tìm nguyên nhân để điều chỉnh khớp đúng. Trường hợp có số liệu điều chỉnh, cơ quan Thuế các cấp phải thực hiện điều chỉnh đầy đủ, đảm bảo số liệu cả năm khi quyết toán thuế phải khớp đúng với số liệu của Kho bạc Nhà nước.

+ Theo quy định hiện hành chỉ đối chiếu số nộp ngân sách do cơ quan Thuế trực tiếp quản lý tại Kho bạc Nhà nước địa phương đối với các báo cáo đối chiếu theo sắc thuế và đối chiếu toàn bộ số thu nội địa, bao gồm cả các khoản thu do cơ quan khác quản lý đối với báo cáo đối chiếu theo khu vực kinh tế.

– Nội dung đối chiếu:

+ BC10-KV:

Cột số liệu của cơ quan thuế: được tổng hợp từ số nộp tại KBNN địa phương của báo cáo BC3 tương ứng (BC10KV được lấy từ BC3A, BC10KV-QT được lấy từ BC3B).

Cột số liệu của KBNN: được tổng hợp theo số liệu của KBNN trên báo cáo thu và vay của NSNN (B2-01/NS).

Cột chênh lệch = Cột số liệu cơ quan thuế – cột số liệu KBNN. Trường hợp có số liệu tại cột này thì cơ quan thuế phải nêu rõ lý do chênh lệch.

+ BC10-ST:

Cột số liệu của cơ quan thuế: được tổng hợp từ số nộp tại KBNN địa phương của báo cáo BC3 của tất cả các Chương, chi tiết theo các Mục, Tiểu mục do ngành thuế quản lý (BC10ST được lấy từ BC3A, BC10ST-QT được lấy từ BC3B).

Cột số liệu của KBNN: được tổng hợp theo số liệu của KBNN trên báo cáo thu NSNN theo sắc thuế (B2-03/NS).

Cột chênh lệch = Cột số liệu cơ quan thuế – cột số liệu KBNN. Trường hợp có số liệu tại cột này thì cơ quan thuế phải nêu rõ lý do chênh lệch.

16.5. Kiểm soát việc hạch toán kế toán thuế:

a) Hàng tháng, cán bộ được phân công nhập/nhận các chứng từ kế toán liên quan đến nghĩa vụ của người nộp thuế vào hệ thống TMS có trách nhiệm tự kiểm tra, soát xét trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, cụ thể:

– Bộ phận xử lý hồ sơ khai thuế thuộc bộ phận KK&KTT thực hiện rà soát, kiểm tra việc xử lý các hồ sơ khai thuế đảm bảo đã hạch toán đầy đủ nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ của NNT vào Sổ theo dõi thu nộp thuế, không để tờ khai bị lỗi còn tồn trên trục truyền tin, trên phân hệ xử lý tờ khai của hệ thống TMS. Trường hợp có tờ khai bị lỗi không nhận được vào hệ thống TMS hoặc đã nhận được vào hệ thống TMS nhưng không hạch toán nghĩa vụ cho người nộp thuế được thì xử lý theo hướng dẫn tại quy trình quản lý khai thuế và nộp thuế.

– Bộ phận quản lý nợ thuế và các bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý nợ thuế thực hiện rà soát, kiểm tra số nợ của NNT trên sổ theo dõi thu nộp và sổ nợ đảm bảo số liệu giữa 2 Sổ này được khớp đúng, đồng thời kiểm tra việc cập nhật các Quyết định xoá nợ, thông báo tiền chậm nộp vào hệ thống TMS đảm bảo đã hạch toán đầy đủ nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ của NNT vào Sổ theo dõi thu nộp thuế. Trường hợp phát hiện số nợ thuế có sai sót qua đối chiếu với NNT, bộ phận quản lý nợ thực hiện các công việc theo hướng dẫn tại quy trình quản lý nợ 

thuế và chuyển biên bản đối chiếu số liệu cho bộ phận kế toán người nộp thuế thuộc bộ phận KK&KTT để thực hiện hạch toán điều chỉnh kịp thời.

– Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện rà soát, kiểm tra nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thuộc quyền quản lý của từng bộ phận đảm bảo số liệu do cơ quan thuế theo dõi trên Sổ theo dõi thu nộp thuế khớp đúng với số liệu người nộp thuế đang theo dõi, đồng thời kiểm tra việc cập nhật các Quyết định, kết luận kiểm tra, thanh tra (trong trường hợp không có Quyết định) xử lý về thuế qua thanh tra, kiểm tra, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế,… của người nộp thuế trên hệ thống TMS đảm bảo đã hạch toán đầy đủ nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ của NNT vào Sổ theo dõi thu nộp thuế. Trường hợp qua kiểm tra, rà soát phát hiện nhập thiếu Quyết định hoặc nhập thông tin trên Quyết định vào hệ thống TMS có sai sót thì thực hiện điều chỉnh ngay trong tháng trước thời điểm khoá sổ thuế hàng tháng.

– Bộ phận quản lý ấn chỉ có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các Quyết định xử phạt vi phạm về hoá đơn,… trên hệ thống TMS đảm bảo đã hạch toán đầy đủ nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ của NNT vào Sổ theo dõi thu nộp thuế. Trường hợp qua kiểm tra, rà soát phát hiện nhập thiếu Quyết định hoặc nhập thông tin trên Quyết định vào hệ thống TMS có sai sót thì thực hiện điều chỉnh ngay trong tháng trước thời điểm khoá sổ thuế hàng tháng.

– Bộ phận tổng hợp dự toán có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các kiến nghị của kiểm toán nhà nước, quyết định của thanh tra tài chính, thanh tra chính phủ đã được nhập và hạch toán đầy đủ trên hệ thống TMS chưa. Trường hợp qua kiểm tra, rà soát phát hiện nhập thiếu Quyết định, kiến nghị hoặc nhập thông tin trên Quyết định, kiến nghị vào hệ thống TMS có sai sót thì thực hiện điều chỉnh ngay trong tháng trước thời điểm khoá sổ thuế hàng tháng.

– Bộ phận quản lý các khoản thu về đất ó trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các tờ khai thuế, thông báo nộp thuế đã được nhập đầy đủ vào hệ thống TMS hay chưa. Trường hợp qua kiểm tra, rà soát phát hiện nhập thiếu tờ khai, thông báo hoặc nhập thông tin trên tờ khai, thông báo vào hệ thống TMS có sai sót thì thực hiện điều chỉnh ngay trong tháng trước thời điểm khoá sổ thuế hàng tháng.

– Bộ phận kế toán người nộp thuế thuộc bộ phận KK&KTT thực hiện rà soát, kiểm tra tổng thể việc xử lý các hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế, quyết định, thông báo, biên bản, kết luận,… liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT do các bộ phận chức năng nhập vào hệ thống TMS đảm bảo đã hạch toán, ghi chép đầy đủ nghĩa vụ thuế phát sinh trong kỳ của NNT vào Sổ theo dõi thu nộp thuế (Số tiền thuế, tiền phạt phát sinh phải nộp, đã nộp, được miễn, giảm, xoá nợ, còn phải nộp, nộp thừa, còn được khấu trừ của NNT trên tài khoản thu NSNN; Số thuế phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn của NNT trên tài khoản dự toán hoàn thuế GTGT; Số tiền thuế phát sinh phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa của NNT trên tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT), cụ thể như sau:

+ Kiểm soát chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ kế toán thuế: mẫu chứng từ; tính hợp pháp của chứng từ; tính đầy đủ, rõ ràng, trung thực, chính xác của thông tin trên chứng từ; sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán;

+ Kiểm soát hạch toán, định khoản tài khoản kế toán: các giao dịch kế toán thuế được định khoản đúng tính chất nghiệp vụ phát sinh, đúng tài khoản kế toán;

+ Kiểm soát ghi chép sổ kế toán: thời điểm ghi sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết, bảng kê chứng từ và sổ cái; định kỳ thực hiện cân đối sổ kế toán theo kỳ kế toán thuế;

+ Kiểm tra, đối chiếu toàn bộ số liệu trên Sổ theo dõi thu nộp thuế theo từng NNT, tài khoản thu nộp thuế và từng loại thuế, bao gồm: số thuế còn phải nộp đầu kỳ, số thuế nộp thừa hoặc còn khấu trừ kỳ trước chuyển sang, số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ, số thuế đã nộp trong kỳ, số thuế còn phải nộp chuyển kỳ sau, số thuế nộp thừa hoặc còn được khấu trừ tiếp chuyển kỳ sau.

b) Kế toán trưởng hoặc Phụ trách kế toán thuế có trách nhiệm kiểm soát nội bộ đầy đủ các nội dung kế toán thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán thuế của đơn vị mình và cơ quan thuế cấp dưới bao gồm việc kiểm soát tổng thể công việc của từng cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán người nộp thuế, kế toán thanh toán với NSNN, đồng thời kiểm soát việc lập các báo cáo kế toán thuế, kiểm soát công tác tổ chức bộ máy của cơ quan thuế cấp dưới.

c) Thủ trưởng đơn vị kế toán có trách nhiệm kiểm soát các nội dung kế toán thuế thuộc thẩm quyền trước khi phê duyệt, quyết định.

Trong quá trình kiểm soát nội bộ kế toán thuế nếu phát hiện có sai sót, phải báo cáo người có thẩm quyền để kịp thời có biện pháp xử lý theo quy định hiện hành.

16.6. Đối chiếu nghĩa vụ của người nộp thuế giữa bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng trong nội bộ cơ quan thuế

  1. a) Đối chiếu định kỳ

Trước ngày 05 hàng tháng, Bộ phận kế toán người nộp thuế thuộc phòng/đội KK&KTT lập Bảng kê các thông báo, quyết định, kiến nghị về thuế đã được hạch toán trên hệ thống TMS của tháng trước gửi cho các bộ phận chức năng có liên quan đã ban hành hoặc tiếp nhận các chứng từ kế toán và thực hiện đối chiếu số liệu với từng bộ phận chức năng đảm bảo việc ghi chép, hạch toán số thuế phải nộp, đã nộp, còn nợ, nộp thừa của NNT đầy đủ, chính xác, kịp thời, cụ thể:

+ Đối chiếu với bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý nợ về các Quyết định xoá nợ, thông báo 07/QLN , Lệnh thu NSNN,…;

+ Đối chiếu với bộ phận quản lý ấn chỉ về các Quyết định xử phạt vi phạm hoá đơn, chứng từ,…;

+ Đối chiếu với bộ phận tổng hợp dự toán về các Kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Quyết định xử lý của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Tài chính,…

  1. b) Đối chiếu về kết quả thanh tra, kiểm tra với dữ liệu trên sổ thuế:

Trước ngày 05 hàng tháng, Bộ phận kế toán người nộp thuế thuộc phòng/đội KK&KTT lập Bảng kê các thông báo, quyết định, biên bản, kết luận xử lý về thuế đã được hạch toán vào Sổ theo dõi thu nộp thuế của tháng trước theo từng bộ phận chức năng thanh tra, kiểm tra để thực hiện đối chiếu số liệu với từng bộ phận chức năng thanh tra, kiểm tra đảm bảo việc ghi chép, hạch toán số thuế phải nộp, đã nộp, còn nợ, nộp thừa của NNT đầy đủ, chính xác, kịp thời.

16.7. Đối chiếu nghĩa vụ với người nộp thuế

Tuỳ theo tình hình cụ thể của cơ quan thuế, Bộ phận kế toán người nộp thuế thuộc phòng/đội KK&KTT lập và gửi Phiếu đề nghị đối chiếu nghĩa vụ thuế của NNT vào các thời điểm phù hợp (mỗi quý một lần hoặc 6 tháng một lần) gửi các bộ phận chức năng (thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ, quản lý thuế TNCN,…) để rà soát, đối chiếu nghĩa vụ thuế của NNT đảm bảo số liệu cơ quan thuế quản lý đầy đủ, chính xác. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu đề nghị đối chiếu nghĩa vụ thuế của NNT do Bộ phận kế toán người nộp thuế thuộc phòng/đội KK&KTTgửi đến, bộ phận chức năng phải chuyển kết quả kiểm tra, đối chiếu cho Bộ phận kế toán người nộp thuế thuộc phòng/đội KK&KTT. Kết quả kiểm tra, đối chiếu phải ghi rõ số liệu chính xác hay còn sai sót, chi tiết sai sót ở chỉ tiêu nào, căn cứ phát hiện sai sót. Trường hợp kết quả đối chiếu là sai sót và đã xác định được nguyên nhân, Bộ phận kế toán người nộp thuế thuộc phòng/đội KK&KTT phải điều chỉnh lại số liệu theo kết quả kiểm tra, đối chiếu của các bộ phận chức năng trên Sổ theo dõi thu nộp thuế.

Sau khi đối chiếu trong nội bộ cơ quan thuế, nếu vẫn còn sai sót không rõ nguyên nhân cần phải đối chiếu với NNT, Bộ phận Bộ phận kế toán người nộp thuế thuộc phòng/đội KK&KTT lập Thông báo đối chiếu nghĩa vụ thuế của NNT trình lãnh đạo cơ quan thuế xem xét, quyết định.

Bộ phận kế toán người nộp thuế thuộc phòng/đội KK&KTT theo dõi phản hồi của NNT về số liệu trên Thông báo đối chiếu nghĩa vụ thuế của NNT. Trường hợp có sự sai lệch về số liệu trên thông báo đối chiếu, Bộ phận kế toán người nộp thuế thuộc phòng/đội KK&KTT bố trí lịch làm việc trực tiếp với NNT để đối chiếu chi tiết, xác định nguyên nhân sai lệch và hướng dẫn NNT điều chỉnh (nếu sai lệch do NNT) hoặc lập Phiếu điều chỉnh nội bộ trình Kế toán trưởng hoặc Phụ trách kế toán thuộc Bộ phận KK&KTT xác nhận để thực hiện hạch toán điều chỉnh lại số liệu trên hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế hoặc các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế vào Sổ theo dõi thu nộp thuế.

16.8. Kết thúc theo dõi nghĩa vụ của người nộp thuế

Bộ phận KK&KTT thực hiện kết thúc theo dõi thu nộp của NNT trong trường hợp NNT chấm dứt hoạt động và đóng MST/MSDN cho NNT sau khi đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với NSNN. Cụ thể như sau:

– Thực hiện rà soát số thuế còn nợ, nộp thừa, còn được khấu trừ cuối kỳ trên Sổ theo dõi thu nộp thuế đảm bảo khớp đúng với số liệu của NNT, đồng thời yêu cầu NNT phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ trước khi làm thủ tục chấm dứt hoạt động và đóng mã số thuế, cụ thể:

+ Nếu NNT còn nợ tiền thuế, tiền phạt: phối hợp với Bộ phận QLN để yêu cầu NNT nộp đầy đủ số tiền thuế, tiền phạt còn nợ;

+ Nếu NNT có tiền thuế, tiền phạt nộp thừa hoặc còn được khấu trừ: thực hiện thủ tục hoàn thuế cho NNT theo hướng dẫn tại Quy trình hoàn thuế và điểm 1.2, mục II, phần hai nêu trên.

– Sau khi số dư của tất cả các loại tiền thuế, tiền phạt trên Sổ theo dõi thu nộp thuế của NNT bằng 0, thực hiện kết thúc theo dõi thu nộp của NNT. Sổ theo dõi thu nộp của NNT đã đóng sẽ không được cập nhật, điều chỉnh và không được sử dụng lại khi NNT quay trở lại hoạt động hoặc chuyển nghĩa vụ cho NNT khác.