Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lý (cấp Tiểu học) năm 2023
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca
– Xác định được vị trí địa lí, của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
– Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.
– Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kể được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
– Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
Thiên nhiên Việt Nam
– Trình bày được một số đặc điểm của một trong những thành phần của thiên nhiên Việt Nam (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng,…).
– Kể được tên và xác định được trên lược đồ hoặc bản đồ một số khoáng sản chính.
– Nêu được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
– Trình bày được một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống.
– Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai.
Biển, đảo Việt Nam
– Xác định được vị trí địa lí của vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông trong lịch sử, có sử dụng một số tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện liên quan (Hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa,…).
– Sưu tầm, đọc và kể lại được một số câu chuyện, bài thơ về biển, đảo Việt Nam.
Dân cư và dân tộc ở Việt Nam
– Nêu được số dân và so sánh được quy mô dân số Việt Nam với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Nhận xét được sự gia tăng dân số ở Việt Nam và một số hậu quả do gia tăng dân số nhanh và phân bố dân cư chưa hợp lí ở Việt Nam, có sử dụng tranh ảnh, biểu đồ hoặc bảng số liệu.
– Kể được tên một số dân tộc ở Việt Nam và kể lại được một số câu chuyện về tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
– Bày tỏ được thái độ tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá của các dân tộc Việt Nam.
NHỮNG QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
Văn Lang, Âu Lạc
– Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học.
– Sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần…), mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
Phù Nam
– Trình bày được sự thành lập của nước Phù Nam qua truyền thuyết lập nước và một số bằng chứng khảo cổ học.
– Mô tả được một số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam.
Champa
– Kể được tên và xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ một số đền tháp Champa còn lại cho đến ngày nay.
– Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,…) mô tả được một đền tháp Champa.
– Tìm hiểu và kể lại được một số câu chuyện về đền tháp Champa.
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc
– Kể được tên và vẽ được đường thời gian thể hiện một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc (ví dụ: 179 TCN, 40, 248, 542, 938,…).
– Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng, Ngô Quyền,…
Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
– Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,…) liên quan đến triều Lý.
– Trình bày được một số nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Lý thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử, như: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan, Từ Đạo Hạnh,…
– Đọc và nêu nhận xét về nội dung và ý nghĩa của Chiếu dời đô.
Triều Trần và kháng chiến chống Mông – Nguyên
– Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,…) quan đến triều Trần và kháng chiến chống Mông – Nguyên.
– Trình bày được những nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Trần thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử (ví dụ: Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An,…).
– Kể lại được chiến thắng Bạch Đằng có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh, câu chuyện về Trần Quốc Tuấn đánh giặc trên sông Bạch Đằng,…).
Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê
– Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,…) liên quan đến khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê.
– Kể lại được một số nét chính về khởi nghĩa Lam Sơn thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử (ví dụ: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Chích,…).
– Kể lại được chiến thắng Chi Lăng có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh, câu chuyện về ải Chi Lăng, về Liễu Thăng,…).
– Trình bày được những nét chính về lịch sử Việt Nam thời Hậu Lê thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử (ví dụ: vua Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Ngô Sĩ Liên,…).
Triều Nguyễn
– Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,…) liên quan đến triều Nguyễn.
– Trình bày được những nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Nguyễn thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử (ví dụ: vua Gia Long, vua Minh Mệnh, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Hàm Nghi, Phan Đình Phùng,…).
Cách mạng tháng Tám năm 1945
– Sưu tầm một số tư liệu (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,…) kể lại được thắng lợi ở một số địa phương lớn: Hà Nội, Huế, Sài Gòn,… trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
– Kể lại được một số câu chuyện về Hồ Chí Minh khi hoạt động ở Pác Bó, Tân Trào, khi viết và đọc Tuyên ngôn Độc lập; chuyện về Kim Đồng, Võ Nguyên Giáp.
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm
1954
– Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh và các câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, chuyện bắt sống tướng De Castries,…).
– Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,…).
Chiến dịch Hồ Chí Minh năm
1975
– Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, có sử dụng lược đồ, tư liệu lịch sử (tranh ảnh, câu chuyện ,…).
– Kể lại được một số câu chuyện về chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Đất nước Đổi mới
– Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, hiện vật,…) và mô tả được một số hiện vật của thời bao cấp và thời kì Đổi mới ở Việt Nam.
– Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về thời bao cấp ở Việt Nam.
– Nêu được một số thành tựu về kinh tế – xã hội của đất nước Việt Nam trong thời kì Đổi mới, có sử dụng tư liệu lịch sử (tranh ảnh, câu chuyện,…).
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
– Xác định được vị trí địa lí của Trung Quốc trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Trung Quốc.
– Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,…), tìm hiểu và mô tả được một số công trình tiêu biểu của Trung Quốc: Vạn lí trường thành và Cố cung Bắc Kinh,…
– Sưu tầm và kể lại một số câu chuyện về Vạn lí trường thành, Kiến trúc sư Nguyễn An và Cố cung Bắc Kinh,…
Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
– Xác định được vị trí địa lí của nước Lào trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của nước Lào.
– Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,…), tìm hiểu và mô tả được một số công trình tiêu biểu của Lào: Thạt Luổng, Cánh đồng Chum, Cố đô Luang Prabang,…
Vương quốc Campuchia
– Xác định được vị trí địa lí của Campuchia trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Campuchia.
– Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,…), tìm hiểu và mô tả được một số công trình tiêu biểu của Campuchia: Angkor Wat, Angkor Thom, Tượng đài các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam,…
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
– Xác định được vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á và các nước trong khu vực Đông Nam Á trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Nêu được sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
– Nêu được ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
TÌM HIỂU THẾ GIỚI
Các châu lục và đại dương trên thế giới
– Xác định được vị trí địa lí, của các châu lục, một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới trên bản đồ, lược đồ hoặc quả cầu.
– Nêu và so sánh được một số đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên,…) của các châu lục.
– Kể được tên và xác định được vị trí địa lí của các đại dương trên bản đồ hoặc quả địa cầu.
– Sử dụng bảng số liệu và lược đồ hoặc bản đồ, so sánh được diện tích, độ sâu của các đại dương.
Dân số và các chủng tộc trên thế giới
– Sử dụng bảng số liệu dân số thế giới, so sánh được dân số giữa các châu lục trên thế giới.
– Kể được tên và mô tả được những nét chính về ngoại hình của các chủng tộc trên thế giới.
– Sử dụng lược đồ và trình bày được sự phân bố của các chủng tộc trên thế giới.
– Biết ứng xử phù hợp thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt chủng tộc.
Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới
– Ai Cập
– Xác định được vị trí địa lí của nước Ai Cập hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,…), tìm hiểu và mô tả được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập: Kim tự tháp, đồng hồ mặt trời,…
– Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về Kim tự tháp, Pharaon,…
– Hy Lạp
– Xác định được vị trí địa lí của nước Hy Lạp hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,…), tìm hiểu và mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc,… của văn minh Hy Lạp.
– Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về lịch sử Olympic, về các vị thần của Hy Lạp.
CHUNG TAY XÂY DỰNG THẾ GIỚI
Xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp
– Nêu được một số vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
– Sử dụng kiến thức lịch sử, địa lí kết hợp với một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện,…), liệt kê và trình bày được một số vấn đề môi trường (ví dụ: thiên tai, biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường,…).
– Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp.
– Thể hiện được sự quan tâm đến vấn đề môi trường trên thế giới qua hình thức vẽ tranh, viết thư,…
Xây dựng thế giới hoà bình
– Sử dụng một số tư liệu (tranh ảnh, một số câu chuyện về Liên hợp quốc, truyền thuyết về chim bồ câu và cành olive, phong trào Chữ thập đỏ, Thế vận hội Olympic,…), trình bày được mong ước và cố gắng của nhân loại trong việc xây dựng một thế giới hoà bình.
– Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để xây dựng thế giới hoà bình.
-Thể hiện được một thế giới trong tương lai qua hình thức vẽ tranh, viết thư, kể chuyện,…