Chuỗi giá trị là gì? Cách hoạt động trong doanh nghiệp ra sao | Als.com.vn
Chuỗi giá trị là một khái niệm được sử dụng rất nhiều hiện nay.
Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ chuỗi giá trị là gì và ứng dụng cụ thể như thế nào trong hoạt động doanh nghiệp.
Thực tế, chuỗi giá trị là một khái niệm tổng quát, rộng lớn, lần được tiên được nhắc tới bởi giáo sư Michael Porter trong cuốn lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì hiệu suất vượt trội vào năm 1985.
Cùng ALS tìm hiểu sâu và chính xác hơn về chuỗi giá trị của doanh nghiệp thông qua bài viết sau.
1. Hiểu đúng về chuỗi giá trị là gì?
Chuỗi giá trị được hiểu là một tập hợp các hoạt động gắn liền với quy trình taọ ra sản phẩm/dịch vụ của tổ chức bắt đầu từ việc thu thập, tiếp nhận nguyên liệu đầu vào cho tới trở thành thành phẩm, phân phối vào trong thị trường cùng các hoạt động có liên quan khác.
Các hoạt động trong chuỗi giá trị có thể chia làm 2 nhóm chính & phụ với nhiều các nhóm hoạt động nhỏ nằm phía trong.
* Nhóm các hoạt động chính bao gồm các hoạt động trong nước, hoạt động hậu cần dịch vụ, đưa hàng hóa ra nước ngoài, các hoạt động tiếp thị và bán hàng.
* Nhóm các hoạt động phụ bao gồm các hoạt động thu mua, mua hàng, quản lý nhân lực, phát triển công nghệ và hạ tầng của tổ chức.
Chi tiết về các hoạt động này, chúng ta sẽ đề cập sâu hơn trong phần kế tiếp của bài viết.
2. Cấu trúc cơ bản của một chuỗi giá trị?
Chúng ta có thể tham khảo mô hình chuỗi giá trị (tiêu biểu) được giáo sư Michael Porter đề cập tới trong cuốn lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì hiệu suất vượt trội xuất bản năm 1985.
Một chuỗi giá trị tiêu chuẩn sẽ bao gồm 5 nhóm hoạt động chính cùng 4 nhóm hoạt động phụ (có đề cập phần nào ở phần đầu bài viết).
3. Lợi ích của chuỗi giá trị trong hoạt động của doanh nghiệp?
Xây dựng được chuỗi giá trị liên kết là việc doanh nghiệp nào cũng mong muốn hướng tới. Các nhóm hoạt động trong chuỗi giá trị giống như các bộ phận của cơ thể tổ chức hoàn chính, khi các “bộ phận” này gắn kết, chúng ta sẽ có 1 thực tế hài hòa, mạnh mẽ, thông suốt từ đầu tới cuối.
Một số lợi ích khi phát triển và phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp có thể kể đến như:
– Tổng hợp các thông tin nhanh chóng, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng, chính xác
– Dự báo trước, tìm ra những “điểm nút” hoạt động không hiệu quả để tối ưu
– Hiểu được sự gắn kết của toàn bộ hệ thống, những tác nhân tác động
– Tối ưu hóa hoạt động của mỗi nhóm, phát triển những năng lực cốt lõi, phát triển sản phẩm mới
– Tối đa hóa doanh thu, giảm thiểu chi phí của tổ chức
4. Các hoạt động chính và phụ trong chuỗi giá trị?
Như có đề cập ở các phần trước đó, mô hình chuỗi giá trị được chia làm các nhóm hoạt động chính – phụ. Khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, chúng ta có thể phân tích từng hoạt động riêng lẻ khác nhau trong cùng nhóm để hiểu những tác động của nó đến tổ chức của mình.
* Hoạt động chính trong chuỗi giá trị
Những hoạt động chính đóng vai trò xây dựng, phân phối, kinh doanh và hỗ trợ sự phát triển của các sản phẩm/dịch vụ. Các hoạt động nhỏ trong nhóm này bao gồm:
– Hoạt động tiếp nhận: bao trùm toàn bộ việc xử lý và quản lý các nguồn nguyên liệu đầu vào (thông qua các nhà cung cấp hay chuỗi cung ứng từ bên ngoài).
– Hoạt động vận hành: liên quan đến việc biến những nguyên liệu đầu vào trở thành sản phẩm/dịch vụ “đầu ra” phân phối ra ngoài thị trường.
– Hoạt động hậu cần: đây là hoạt động liên quan đến xử lý, lưu trữ, phân phối. Những hoạt động này vừa liên quan đến hoạt động quản trị nội bộ lẫn việc điều phối, kết nối thông tin với các nhà cung ứng ở bên ngoài.
– Hoạt động tiếp thị, bán hàng: đây là những hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm/dịch vụ trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với khách hàng. Cung cấp cho khách hàng lý do tại sao nên mua và sử dụng chúng.
– Hoạt động hậu mãi: liên quan đến việc củng cố mối quan hệ với khách hàng, hỗ trợ sử dụng dịch vụ/sản phẩm sau mua hàng, xử lý các thắc mắc, tư vấn có liên quan.
* Hoạt động phụ trong chuỗi giá trị
Những hoạt động phụ đóng vai trò hỗ trợ cho các hoạt động chính, đảm bảo các hoạt động chính được thực hiện một cách hiệu quả, chính xác. Các hoạt động thứ cấp bao gồm:
– Mua hàng: hoạt động này liên quan đến việc tìm kiếm, quản lý, quan hệ với nhà cung ứng, đảm bảo về các nguyên liệu đầu vào, nguồn lực hỗ trợ cho việc xây dựng, phát triển và phân phối sản phẩm.
– Quản lý con người: liên quan đến việc tuyển dụng, xây dựng cơ cấu tổ chức, đào tạo, duy trì văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên.
– Phát triển công nghệ: nghiên cứu, phát triển, áp dụng các công nghệ mới hỗ trợ đẩy nhanh việc vận hành các hoạt động chính, quản lý CNTT, bảo mật và năng cao năng suất làm việc.
– Phát triển cơ sở hạ tầng: đầu tư phát triển trang thiết bị, văn phòng, kho bãi đầy đủ, …
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn chuỗi giá trị là gì cũng như các hoạt động chính trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Nếu có những thắc mắc về việc xây dựng chuỗi giá trị, hay cần tư vấn dịch vụ phục vụ chuỗi giá trị của tổ chức, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.
Chia sẻ bài viết này