Chứng Chỉ Tin Học A,B,C Và Những Điều Bạn Cần Biết
Các chứng chỉ tin học A,B,C từng là bắt buộc đối với các sinh viên mới ra trường. Tuy không còn là điều kiện xét tuyển bắt buộc, hiểu biết nhất định về kiến thức tin học luôn là ưu tiên và lợi thế của các ứng viên.
Vậy cụ thể các chứng chỉ tin học A,B,C đại diện cho trình độ như thế nào? Chứng chỉ tin học A hay B cao hơn? Hãy cùng Glints giải đáp các câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây!
Chứng chỉ tin học A,B,C là gì?
Chứng chỉ tin học A,B,C là các chứng chỉ tin học cấp quốc gia. Đây là các chứng chỉ tin học văn phòng được cấp cho các cá nhân đủ tiêu chuẩn dựa theo hạng mục tương ứng. Trước đây, các chứng chỉ tin học A,B,C là minh chứng cho khả năng sử dụng máy tính.
Ngoài ra, các chứng chỉ này còn là điều kiện đầu vào của các cơ sở đào tạo sau đại học. Ở một số bộ phận, phòng ban của Nhà nước, chứng chỉ tin học A,B,C là một trong số các tiêu chuẩn xét duyệt bắt buộc dành cho các ứng viên. Cụ thể:
Chứng chỉ tin học A
Chứng chỉ tin học A là chứng chỉ được cấp và lưu hành tại Việt Nam. Đối tượng chủ yếu của chứng chỉ này là công chức, viên chức muốn xét duyệt vị trí cao hơn. Theo quy định cũ, chứng chỉ tin học A tương đương với trình độ tin học cơ bản nhất.
Bài thi lấy bằng tin học A bao gồm các nội dung liên quan đến Word, Excel và Powerpoint. Thí sinh thực hiện bài thi dưới dạng trắc nghiệm. Cụ thể:
- Word: Bài kiểm tra nội dung Word tập trung vào các kỹ năng cơ bản trong việc soạn thảo văn bản. Chúng bao gồm thao tác định dạng văn bản và khả năng sử dụng các phím tắt cơ bản. Ngoài ra, bạn cũng phải chứng minh được khả năng đánh máy thành thạo để vượt qua bài thi.
- Excel: Phần thi này sẽ kiểm tra khả năng sử dụng bảng tính ở mức cơ bản. Bạn cần nắm được các hàm cơ sở cũng như thao tác cộng trừ nhân chia trong Excel.
- Powerpoint: Ở phần Powerpoint, bạn cần nắm vững các kiến thức về Slide Master để vượt qua bài thi. Một số kỹ năng cơ bản như định dạng âm thanh, hiệu ứng hay mẫu là những yêu cầu chính của phần thi này.
Đọc thêm: 10 Thủ Thuật Tin Học Văn Phòng Giúp Nâng Cao Hiệu Suất Làm Việc
Chứng chỉ tin học B
Bằng b tin học gồm những phần nào
Chắc hẳn nhiều bạn thắc mắc chứng chỉ tin học A hay B cao hơn? Câu trả lời chính là các chứng chỉ tin học A,B,C được sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần. Chính vì vậy, chứng chỉ tin học B có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn. Vậy bằng B tin học gồm những thành phần nào?
Chứng chỉ tin học B tương đương với trình độ trên mức cơ bản về tin học. Người sở hữu chứng chỉ này có thể làm việc linh hoạt trên các phần mềm như Foxpro, AutoCAD hay Pascal. Tuỳ theo định hướng nghề nghiệp và lĩnh vực chuyên môn, bạn có thể lựa chọn một trong số nội dung sau để lấy chứng chỉ tin học B:
- Công nghệ thông tin cơ bản – IU01
- Máy tính cơ bản – IU02
- MS Word cơ bản – IU03
- MS Excel bảng tính – IU04
- MS Powerpoint – Trình chiếu cơ bản – IU05
- Nhập môn Internet – IU06
Một bài thi chứng chỉ tin học B sẽ gồm các phần cơ bản sau đây:
- Word: Ngoài các thao tác và kỹ năng cơ bản của chứng chỉ tin học A, bạn còn cần nắm vững một số kỹ năng nâng cao như xử lý văn bản phức tạp, trộn văn bản hay in tài liệu. Những kỹ năng này là cần thiết cho quá trình xử lý và tạo lập văn bản trong môi trường công sở chuyên nghiệp.
- Excel: Ở phần thi liên quan đến Excel, bạn cần nắm vững kiến thức về hàm. Ngoài ra, bạn cần phải ứng dụng chúng trong việc tạo các biểu đồ, thanh lọc dữ liệu và thống kê. Một số nội dung chủ đạo của phần này bao gồm cơ sở dữ liệu, Pivottable, Data Table và Consolidate.
- Powerpoint: Để vượt qua bài thi chứng chỉ tin học B, bạn cần nắm vững các kỹ năng nâng cao liên quan đến Slide Master. Ngoài các thao tác cơ bản của bằng tin học A, bạn còn cần biết cách sử dụng Trigger. Những kỹ năng phụ trợ khác như định dạng âm thanh và tạo lập hình minh hoạ cũng vô cùng quan trọng.
Chứng chỉ tin học C
Chứng chỉ tin học C từng là chứng chỉ cao cấp nhất về tin học tại Việt Nam. Bài thi và chứng chỉ được cấp và xét duyệt bởi Bộ giáo dục và đào tạo. Chứng chỉ này tương đương với khả năng sử dụng máy tính nâng cao của thí sinh.
Đây từng là chứng chỉ bắt buộc trong các hồ sơ xin việc của các vị trí cấp cao. Ngoài ra, nếu muốn tăng lương theo bậc nhà nước, chứng chỉ tin học C cũng là yêu cầu cần thiết. Các doanh nghiệp lớn cũng rất ưu tiên và quan tâm đến ứng viên sở hữu chứng chỉ này.
Chứng chỉ tin học C là chứng chỉ tin học nâng cao. Để vượt qua bài thi lấy bằng tin học C, trước hết bạn cần đáp ứng được các yêu cầu cốt lõi của hai chứng chỉ A và B. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung kiến thức nâng cao liên quan đến:
- Lập trình và thao tác dữ liệu với Excel
- Khái quát về MS Publisher
- Thao tác văn bản online với Google Docs
Hiệu lực của chứng chỉ tin học A,B,C tại Việt Nam
Mặc dù từng là yêu cầu bắt buộc của nhiều cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, các chứng chỉ tin học A,B,C đã không cần hiệu lực. Dựa trên thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, cả ba loại chứng chỉ này đều đã được ngừng cấp phát và chứng nhận.
Thay thế cho ba loại chứng chỉ A,B,C là các chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin. Theo thông tư 03/2014/TT-BTTTT, hai chứng chỉ tin học cơ bản và nâng cao sẽ thay thế cho ba loại chứng chỉ hết hiệu lực.
Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu chứng chỉ tin học A,B,C trước ngày 10/08/2016, chúng sẽ có hiệu lực vĩnh viễn. Bạn hoàn toàn có thể đính kèm các chứng chỉ này vào CV của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các chứng chỉ tương đương như chứng chỉ tin học quốc tế MOS thay về lấy chứng chỉ tin học cơ bản.
Các chứng chỉ tin học thay thế
Thay thế các chứng chỉ tin học A,B,C là các chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin. Bao gồm hai loại chứng chỉ chính, bao gồm:
- Chứng chỉ tin học cơ bản: Chứng chỉ tin học cơ bản hay chứng chỉ CNTT cơ bản được coi là phiên bản thay thế của chứng chỉ tin học A và B. Để lấy được chứng chỉ này, bạn cần nắm vững các kiến thức cơ bản về Word và Excel.
- Chứng chỉ tin học nâng cao: Chứng chỉ tin học nâng cao là phiên bản cải tiến của chứng chỉ tin học C. Bạn cần nắm vững khả năng xử lý dữ liệu, soạn thảo văn bản và trình chiếu nâng cao để vượt qua bài thi lấy chứng chỉ này.
Đọc thêm: Các Chứng Chỉ Tin Học Văn Phòng Phổ Biến Bạn Nên Biết
Lời kết
Vậy là Glints đã cùng bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến ba loại chứng chỉ tin học A,B,C. Mặc dù không còn hiệu lực, cả ba loại chứng chỉ này đều hữu ích trong quá trình nâng cao nghiệp vụ văn phòng của mỗi cá nhân. Nếu bạn có hứng thú với chủ đề trên, hãy cùng đón chờ thêm nhiều bài viết bổ ích đến từ Glints, bạn nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả