Chức năng, nhiệm vụ của phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế (NCKH-HTQT)
Phòng Hợp tác Quốc tế là đơn vị chức năng tham mưu giúp Hiệu
trưởng về hoạt động Hợp tác quốc tế: xây dựng chiến lược, phương hướng và kế
hoạch về hợp tác quốc tế, khai thác viện trợ, hợp tác đầu tư với các nước, các
tổ chức trong nước và quốc tế; chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực
hiện kế hoạch hợp tác quốc tế của nhà trường.
– Tham mưu Hội đồng trường & Ban Giám hiệu về tổ chức và quản
lý các hoạt động liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp để đảm bảo việc đào
tạo gắn liền với thực tiễn
– Tổ chức và quản lý các hoạt động, sự kiện liên kết với doanh
nghiệp và phát triển nghề nghiệp cho sinh viên
– Có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện
chức năng tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, dự án, soạn giáo trình
của Trường; chịu sự lãnh đạo của Hiệu trưởng tổ chức các Hội nghị Khoa học;
chịu trách nhiệm Bản tin của Trường; phối hợp với các Khoa, Phòng liên quan để
xây dựng hoàn thiện trang website của Trường.
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể gồm 4 nội dung sau: Nghiên
cứu Khoa học, Hợp tác Quốc tế & Hợp tác Doanh nghiệp, Giảng
dạy ngoại ngữ & Tin học
A.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, DỰ ÁN
I. Chức năng:
Có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện chức
năng tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, dự án, soạn giáo trình của
Trường; chịu sự lãnh đạo của Hiệu trưởng tổ chức các Hội nghị Khoa học; chịu
trách nhiệm Bản tin của Trường; phối hợp với các Khoa, Phòng liên quan để xây
dựng hoàn thiện trang website của Trường.
II. Nhiệm vụ quyền hạn
1. Lập kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, quản lý
tiến độ thực hiện, nghiệm thu các dự án khoa học và các đề tài nghiên cứu khoa
học, dự án của Trường.
2. Phối hợp với các khoa và các đơn vị trong Trường lập kế
hoạch, định hướng công tác nghiên cứu khoa học, dự án dài hạn và trong từng năm
học, xác định tính khả thi, tham mưu cho Hiệu trưởng phân bổ nguồn kinh phí đầu
tư cho nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả.
3. Tổ chức chỉ đạo, quản lý và đề xuất thực hiện kế hoạch,
tiến độ, nội dung nghiên cứu khoa học dự án.
4. Tổng kết, báo cáo công tác nghiên cứu khoa học, dự án từng
học kỳ. Tư vấn tìm nguồn cung cấp, trang bị bổ sung nhằm tăng cường hoạt động
nghiên cứu khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực
tế.
5. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo, tổng
kết, khen thưởng kịp thời đối với CB-GV-NV, sinh viên có thành tích tốt trong
công tác nghiên cứu khoa học.
6. Tổ chức thu thập thông tin khoa học, xây dựng và quản lý
việc biên soạn, phát hành nội san, tập san làm tài liệu học tập, sách tham khảo
phục vụ trong công tác giảng dạy.
7. Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc
hợp tác nghiên cứu khoa học, dự án với các đối tác trong và ngoài nước, tìm hiểu,
lựa chọn đề án, chương trình, đối tác có hiệu quả trình Hiệu trưởng phê duyệt.
8. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình
NCKH trong phạm vi quản lý.
9. Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan tới chức năng được
giao theo yêu cầu của Hiệu trưởng.
B. HỢP
TÁC QUỐC TẾ
* Chức năng
Chức năng Hợp tác Quốc tế là tham mưu giúp Hiệu trưởng về hoạt
động Hợp tác quốc tế: xây dựng chiến lược, phương hướng và kế hoạch về hợp tác
quốc tế, khai thác viện trợ, hợp tác đầu tư với các nước, các tổ chức trong
nước và quốc tế; chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch hợp
tác quốc tế của nhà trường.
* Nhiệm vụ
1. Đề xuất, xây dựng phương hướng, nội dung hoạt động hợp tác
quốc tế của trường. Chủ động trong việc tìm hiểu, chọn lựa đề tài, chương
trình, đối tác hợp tác có hiệu quả trình Hiệu trưởng quyết định.
2. Chuẩn bị các văn bản, tài liệu để Lãnh đạo nhà trường trao đổi,
tiếp xúc, thông báo, kiến nghị, ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế về
các hoạt động hợp tác quốc tế của nhà trường. Tổ chức các cuộc tiếp xúc, làm
việc với các đoàn khách quốc tế và ký kết các hoạt động hợp tác.
3. Kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp và đánh giá kết quả việc thực
hiện các hoạt động hợp tác đã được ký kết. Tiếp nhận, xử lý và lưu trữ các tài
liệu, văn bản liên quan đến công tác đối ngoại; các tài liệu của các tổ chức,
cá nhân nước ngoài gửi đến theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.
4. Xây dựng quy trình, nguyên tắc, làm các thủ tục của hoạt
động đối ngoại theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục
& Đào tạo về hợp tác quốc tế.
5. Đảm bảo thủ tục cho đoàn khách quốc tế vào trường theo đúng kế
hoạch và đúng quy định của Chính phủ. Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo
quốc tế về giáo dục, khoa học và khoa học công nghệ theo quy định của nhà nước.
6. Đề xuất việc hợp tác và trực tiếp làm việc với các cá nhân, cơ
quan, tổ chức quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ về đối ngoại.
7. Phối hợp với phòng Tổ chức Hành chính quản lý người nước
ngoài đến làm việc, học tập, nghiên cứu tại trường theo kế hoạch hợp tác; phối
hợp, hướng dẫn các đơn vị trong trường phát triển mối quan hệ hợp tác. Có trách
nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát các hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế của các
đơn vị trong trường.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
C. HỢP
TÁC DOANH NGHIỆP
Chức năng:
– Tham mưu Hội đồng trường & Ban Giám hiệu về tổ chức và quản
lý các hoạt động liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp để đảm bảo việc đào
tạo gắn liền với thực tiễn
– Tổ chức và quản lý các hoạt động, sự kiện liên kết với doanh
nghiệp và phát triển nghề nghiệp cho sinh viên
Nhiệm vụ:
1. Đào tạo phát triển kỹ
năng nghề nghiệp cho sinh viên
– Phối hợp và tổ chức liên kết với các doanh nghiệp và cơ quan để
triển khai các hoạt động đào tạo kỹ năng, phát triển nghề nghiệp cho sinh viên
(tổ chức hội thảo chuyên đề, huấn luyện kỹ năng mềm, bổ sung kiến thức thực
tiễn, hội thi học thuật, giao lưu giữa doanh nghiệp với sinh viên)
– Thiết lập chặt chẽ mối quan hệ và hỗ trợ phát triển nghề nghiệp
sinh viên ngay cả sau khi ra trường
2. Kiến tập – Thực tập –
Tuyển dụng
Liên kết với doanh nghiệp và cơ quan trong và ngoài nước để hỗ trợ
sinh viên kiến tập & thực tập.
Tìm kiếm các cơ hội thực tập tốt (có lương và cơ hội việc làm sau
thực tập) cho sinh viên
Tuyển dụng, chọn lựa các sinh viên đủ năng lực và tố chất phù hợp
theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Tư vấn và hỗ trợ giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt
nghiệp
3. Nghiên cứu & đóng
góp xây dựng phát triển chiến lược đào tạo của trường
Tham mưu, theo dõi, phối hợp và tổ chức điều tra, khảo sát, thu
thập thông tin về nhu cầu đào tạo của xã hội, thông tin phản hồi đánh giá sự
phù hợp giữa đào tạo của nhà trường với nhu cầu xã hội.
Tham mưu, theo dõi, phối hợp và tổ chức liên kết với các doanh
nghiệp và cơ quan để phối hợp với các phòng, ban, khoa chuyên môn thực hiện đào
tạo theo yêu cầu doanh nghiệp và hoạt động nghiên cứu ứng dụng theo đặt hàng
của doanh nghiệp
D. GIẢNG DẠY
NGOẠI NGỮ & TIN HỌC (Trực tiếp quản lý và giảng dạy 03 chuyên
ngành)
Tên ngành học
Mã ngành
1. Anh Văn thương mại
42 220 201
2. Hệ thống thông tin văn phòng
42 480 206
3. Tin học ứng dụng
42 480 207