Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
1. Lập kế hoạch điều trị
Xác định các vấn đề sức khỏe ưu tiên nhằm đánh giá và lập kế hoạch chăm sóc toàn diện phù hợp với người bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
2. Đánh giá người bệnh và phân tích thông tin đánh giá
1. Thu thập thông tin về tiền sử người bệnh và gia đình người bệnh liên quan đến vấn đề sức khỏe hiện tại.
2. Thực hiện khám y học hiện đại, chỉ định và đánh giá kết quả xét nghiệm cận lâm sàng của các bệnh thường gặp.
3. Thực hiện khám y học cổ truyền theo tứ chẩn: Vọng – Văn – Vấn – Thiết. Quy nạp và biện chứng luận trị thông tin thu thập theo bát cương, tạng phủ, khí huyết tân dịch, kinh lạc, nguyên nhân gây bệnh.
4. Đưa ra chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt các bệnh thường gặp theo y học hiện đại và y học cổ truyền dựa theo phân loại bệnh tật quốc tế ICD và danh pháp y học cổ truyền của tổ chức y tế thế giới.
5. Phát hiện những trường hợp người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn và tiến hành chuyển người bệnh đến đúng nơi, đúng tuyến, đúng thời điểm theo quy định về chuyên môn.
6. Lập hồ sơ bệnh án cho người bệnh theo nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm, đảm bảo bí mật, trung thực, khách quan, khoa học và chính xác.
3. Xây dựng kế hoạch điều trị dựa trên chẩn đoán các vấn đề sức khỏe thường gặp
1. Xây dựng kế hoạch kết hợp điều trị bằng y học hiện đại dựa trên: chẩn đoán, nguyên tắc điều trị, mục tiêu điều trị và phương thức điều trị; Thiết lập liệu trình điều trị phù hợp người bệnh theo quy định hiện hành về chuyên môn.
2. Xây dựng kế hoạch điều trị bằng y học cổ truyền trên nguyên tắc lý – pháp – phương – dược và lý – pháp – phương – huyệt dựa trên chẩn đoán, mục tiêu điều trị, phòng bệnh, phục hồi sức khỏe theo quy định hiện hành về chuyên môn.
3. Xây dựng kế hoạch điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại phù hợp và hiệu quả.
4. Điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc (Châm, cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công dưỡng sinh…) và các phương pháp dùng thuốc ngoài (chườm, ngâm thuốc, xông hơi, tắm thuốc, giác hơi, cạo gió…)
1. Giải thích các chỉ định và các tác dụng không mong muốn cho người bệnh khi điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc và thuốc dùng ngoài.
2. Đánh giá nguy cơ, tai biến của người bệnh khi sử dụng các kỹ thuật điều trị không dùng thuốc và thuốc dùng ngoài.
3. Lựa chọn tư thế người bệnh, tạo môi trường an toàn, thoải mái cho người bệnh.
4. Xác định phương pháp điều trị không dùng thuốc hoặc phương pháp dùng thuốc ngoài phù hợp với chẩn đoán và thực hiện các thủ thuật, động tác kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật quy định của Bộ Y tế.
5. Theo dõi thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời các tai biến trong quá trình chăm sóc điều trị.
5. Điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, thuốc hóa dược an toàn, hợp lý và hiệu quả
1. Tuân thủ nguyên tắc và quy chế kê đơn thuốc y học cổ truyền, thuốc hóa dược trên nguyên tắc an toàn, hợp lý, hiệu quả; giải thích và trao đổi với người bệnh, người nhà và đồng nghiệp.
2. Thực hiện những nguyên tắc trong sử dụng kháng sinh và thuốc hóa dược cho người bệnh, hạn chế tình trạng kháng thuốc.
3. Lựa chọn phương pháp sử dụng thuốc Y học cổ truyền, thuốc hóa dược an toàn, hợp lý và hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và cơ quan quản lý cấp tỉnh và thành phố ban hành.
4. Sử dụng thuốc y học cổ truyền theo nguyên tắc quân – thần – tá – sứ và biện chứng luận trị.
5. Sử dụng thuốc hóa dược một cách an toàn và hiệu quả dựa trên kiến thức dược lý, dược động học, dược lực học, tương tác thuốc và độc tính.
6. Lựa chọn dạng thuốc phù hợp, tính toán liều lượng hợp lý, phát hiện và xử trí các dấu hiệu của tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc y học cổ truyền và thuốc hóa dược.
6. Theo dõi kết quả điều trị và điều chỉnh khi cần thiết
1. Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp để nâng cao hiệu quả.
2. Xác định và tạo điều kiện để người bệnh tiếp cận các lựa chọn điều trị phù hợp hơn bao gồm: hội chẩn, phối hợp với các chuyên khoa khác khi cần thiết.
7. Cấp cứu ban đầu bệnh thông thường và trong chăm sóc thảm họa
1. Đánh giá đầy đủ, phân loại, ra quyết định xử trí kịp thời, phù hợp và tiên lượng đối với các trường hợp đe dọa tính mạng và/hoặc không đe dọa ngay tính mạng nhưng đòi hỏi điều trị sớm, tích cực.
2. Xử trí các trường hợp cấp cứu cơ bản (ngừng tuần hoàn, ngừng thở, sốc phản vệ) theo phác đồ chuyên môn của Bộ Y tế.
3. Giải thích, tư vấn cho người bệnh và gia đình về hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh.
4. Phối hợp hiệu quả trong nhóm chăm sóc trong sơ cứu, cấp cứu.
5. Thực hiện được nguyên tắc chuyển viện an toàn của Bộ Y tế.
8. Chăm sóc giảm nhẹ – kiểm soát đau cho người bệnh mạn tính lây và không lây nhiễm
1. Kết hợp các chuyên khoa cùng nhân viên y tế, người bệnh, người nhà thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và kiểm soát đau theo phác đồ của Bộ Y tế cho người bệnh.
2. Lựa chọn và thực hiện các kỹ thuật giảm đau bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại một cách phù hợp theo phác đồ của Bộ Y tế.
3. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, giảm đau về thể xác và tinh thần bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại giúp người bệnh duy trì cuộc sống độc lập.
4. Sử dụng thuốc, thiết bị hỗ trợ và những dịch vụ xã hội, vận chuyển phù hợp.
9. Giáo dục, tư vấn tăng cường sức khỏe và dự phòng bệnh tật
1. Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn về ăn uống, sinh hoạt và tập luyện, giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
2. Thực hiện tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức, lối sống lành mạnh như một phương thức cải thiện, duy trì sức khỏe và phòng bệnh bằng y học cổ truyền và y học hiện đại.
10. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
1. Tham gia chăm sóc, quản lý sức khỏe cho bà mẹ tại cơ sở y tế bằng phương pháp y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền.
2. Tham gia chăm sóc, quản lý sức khỏe cho trẻ em tại cơ sở y tế bằng phương pháp y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền.
11. Quản lý tử vong
1. Xác định người bệnh đã tử vong.
2. Thực hiện các bước khi người bệnh tử vong theo quy định của luật Khám bệnh, Chữa bệnh.