Chú Ý Sử Dụng Gia Vị Nấu Ăn Đúng Cách
Sử dụng gia vị nấu ăn đúng cách như thế nào để giúp món ăn thơm ngon và bổ dưỡng hơn? Sử dụng hay kết hợp nhiều loại gia vị không đúng cách sẽ phát sinh những chất làm thức ăn mất ngon và gây hại sức khỏe. Có nên ướp gia vị vào thực phẩm trước khi nấu nướng? Những món nào không nên ướp nhiều gia vị? Cách nêm gia vị như nào để thức ăn trở nên ngon và lành hơn? Mời các bạn cùng đọc bài viết Cách sử dụng gia vị nấu ăn đúng cách này nhé!
Cách sử dụng gia vị nấu ăn đúng cách
Để nấu ăn đúng cách chúng ta cần hiểu về tính chất của từng loại gia vị khác nhau.
Nguyên tắc nêm gia vị?
Theo nguyên tắc, loại nào lâu thấm thì nêm trước. Ví dụ khi phải nêm muối và đường thì đường nêm trước rồi mới tới muối. Sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt.
1. Không ướp tiêu vào nguyên liệu chế biến trước khi nấu.
Monkey Junior – Cho Bé Nền Tảng Ngôn Ngữ Vững Chắc
Tiêu là gia vị mang đến vị cay nồng và hương thơm đặc trưng cho mọi món ăn. Nhưng nếu tiêu bị nấu ở nhiệt độ quá cao thì sẽ mất hết mùi vị. Thậm chí nguy hiểm hơn, tiêu bị nấu ở sức nóng quá lâu sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Đặc biệt, sử dụng quá nhiều tiêu đen khi nấu nướng cũng không hề tốt cho sức khỏe, còn dễ dẫn đến tử vong.
Giải pháp:
+ Chỉ thêm tiêu đen vào món ăn ngay sau khi nấu xong.
+ Sử dụng lượng tiêu vừa phải tùy theo từng món ăn.
+ Ăn đến đâu thì xay tiêu tới đó và cho vào lọ đậy kín nắp nhằm tránh tình trạng tiêu để lâu bị mất mùi.
2. Không ướp nước mắm vào nguyên liệu dùng để nấu món hầm
Nước mắm là nguyên liệu đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam, thường dùng để ướp thực phẩm hay làm nước chấm. Thành phần của nước mắm rất giàu chất đạm, nhiều axit amin và các loại vitamin A, vitamin D, vitamin B12.
Tuy nhiên, nước mắm không thích hợp dùng để ướp các món cần thời gian nấu lâu như món hầm, vì khi đó sẽ làm nước mắm mất hết các axit amin có lợi cho sức khỏe.
Giải pháp:
+ Chỉ dùng nước mắm khi chế biến các món ăn có thời gian đun nấu nhanh.
+ Đối với món canh, nước mắm được cho vào lúc canh sôi và tắt lửa ngay sau đó.
+ Đối với món thịt kho, chỉ khi thịt được kho mềm cùng với các loại gia vị khác rồi thì mới cho nước mắm vào và kho thêm trong vài phút nữa để thịt vừa không bị cứng vừa vẫn mềm thơm.
3. Không nêm đường vào món ăn đang nấu ở nhiệt độ cực cao
Đường chính là gia vị tạo ngọt và tạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn.
Mặc dầu việc nấu nướng mỗi ngày đều cần sử dụng đường nhưng không phải cách nêm đường nào cũng đúng. Thông thường, nếu nấu đường quá lâu sẽ khiến đường bị cháy, biến thành màu nâu đen, cho vị đắng.
Giải pháp:
+ Luôn cho đường vào món ăn trước khi bạn cho muối.
+ Khi nấu chỉ để lửa từ 170 độ C đến 200 độ C để thực phẩm có màu nâu cánh gián hấp dẫn.
+ Đối với các món nướng và rán, chỉ cần ướp chút đường để giúp món ăn có vị ngọt vừa và không bị cháy khét (bạn cũng có thể dùng mật ong để thay cho đường).
+ Chỉ sử dụng lượng đường cần thiết trong nấu nướng để cả nhà không bị béo phì hoặc tiểu đường.
* Cách sử dụng những gia vị quen thuộc trong gia đình:
1. Muối
Tùy món mà cho muối vào thức ăn trước hay trong khi nấu. Nếu cần thịt đậm đà, không bị giảm độ ngọt của thịt, nên cho muối trước.
Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
2. Nước mắm
Đối với nước tương và nước mắm, nếu bạn đun nấu ở nhiệt độ cao quá lâu sẽ dẫn đến phá hủy các chất dinh dưỡng trong thức ăn, làm mất hương vị và cả các chất có sẵn của chúng. Cách tốt nhất để sử dụng các gia vị này là cho vào món ăn khi chuẩn bị kết thúc nấu rồi tắt lửa ngay. Cách làm này sẽ giúp chúng ta bảo toàn chất đạm có trong nước mắm và các chất dinh dưỡng trong món ăn.Cách sử dụng gia vị nấu ăn đúng cách : cách sử dụng nước mắm
Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.
3. Giấm
Đây là loại gia vị giúp khử mùi và tăng hương vị cho món ăn. Thường dùng cho việc pha nước chấm. Có thể dùng chanh tươi nhưng vị chua của giấm nhẹ dịu hơn! Thường nấu giấm thì cho vào khi ướp thức ăn.
Bên cạnh đó, nếu bạn thêm một chút dấm sau khi tắt bếp có thể giảm sự hao hụt vitamin C trong rau, thúc đẩy sự hòa tan các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể nữa đấy.
4. Nấu ăn đúng cách với Quế và hồi
Để nấu ăn đúng cách với gia vị Hồi và quế chúng ta cần chú ý: Khi dùng dạng cây, bạn cho chúng vào khi ướp nguyên liệu và lúc nấu để tận dụng hết hương thơm.
Nếu dùng dạng bột, bạn nên hòa với một ít nước. Không cho quế, hồi vào dầu đang nóng vì sẽ gây cháy, món ăn có mùi hăng và vị đắng.
5. Đường, mì chính (bột ngọt):
Khi thực hiện các món rán và nướng, bạn chỉ nên dùng ít đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu gây mất thẩm mỹ và có vị đắng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên cho mì chính vào lúc thức ăn đang sôi ở nhiệt độ cao chỉ nên cho mì chính vào khi thức ăn để khoảng 70-80 độ C. Đồng thời, người nội trợ nên dùng một lượng nhỏ mì chính vừa đủ để kích thích vị giác. Không nên cho quá nhiều loại gia vị này vào thức ăn vì một số người dị ứng với bột ngọt có thể bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí bị ngộ độc.
Cách sử dụng gia vị nấu ăn đúng cách : cách sử dụng mì chính, bột ngọt
Nên cho bột ngọt vào khi thức ăn đã chế biến xong. Nếu nêm quá sớm, quá nhiều, thức ăn sẽ có vị đắng, không tốt cho sức khỏe. Các món trộn cần cho bột ngọt thì nên hòa tan trước rồi mới đổ vào.
6. Nấu ăn đúng cách với Tỏi, hành
Đây là gia vị có mùi hăng nên bạn cần cẩn thận về liều lượng khi dùng. Nếu ướp hành, tỏi quá tay bạn sẽ làm mất mùi vị đặc trưng của thực phẩm. Khi rán trứng với hành, các bà nội trợ thường trộn đều hành với trứng rồi đổ cùng lúc vào chảo rán. Thói quen này sẽ không tận dụng được mùi thơm của hành, làm trứng và hành chín không đều. Cách làm đúng là cho hành vào dầu trước, xào đến khi hành tỏa mùi thơm rồi cho trứng vào sau. Không nên dùng hành tây, tỏi tây để trang trí món ăn. Chỉ dùng nấu chung với các nguyên liệu khác để tận dụng hết mùi thơm.
Đây là loại gia vị rất tốt trong việc chống lại các vi rút và vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm. Vậy sử dụng, chế biến tỏi như thế nào để tăng tác dụng phòng bệnh của tỏi? Thế này nhé, khi bạn chiên, xào… các gia vị như dầu ăn, hành, tỏi thì nên cho tỏi vào sau cùng. Điều này sẽ tránh cho tỏi bị cháy và khiến cho món ăn có vị đắng. Và tỏi nấu quá chín cũng sẽ bị mất đi một lượng vitamin đáng kể.
Sau khi bóc vỏ tỏi thì không nên nấu ngay vì làm mất hoạt tính của enzym allinase mà chúng ta nên để tỏi đã dập sau 15 phút rồi mới chế biến. Hơn nữa, tỏi tươi luôn có giá trị hơn những củ tỏi đã héo, mềm, mọc mầm. Vì thế, bạn chỉ nên tích lượng vừa đủ dùng trong vài ba ngày, khi hết lại mua thêm để đảm bảo tỏi luôn tươi ngon.
7. Nấu ăn đúng cách với Mật ong
Trong mật ong có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như carbohydrate, chất chống ô-xy hóa, a-xít béo, a-xít amin, các vitamin và khoáng chất. Các chất này dễ bị phân hủy khi đun nóng, chưng cất mật ong ở nhiệt độ cao. Chỉ nên pha mật ong vào nước ấm, trà hoặc sữa ở khoảng 40 độ C trở xuống. Khi bảo quản mật ong, nên để trong lọ thủy tinh, nơi tránh nắng. Không nên để trong lọ kim loại vì dễ bị biến chất và có thể gây ngộ độc khi dùng. Khi thấy trong lọ mật có nhiều bọt khí nghĩa là đã biến chất nên bỏ đi.
8. Nấu ăn đúng cách với Gừng
Gừng thường được dùng để ướp thịt, cá và khử mùi tanh. Trong gừng có chứa men Zingibai làm thịt mau mềm. Khi sử dụng, bạn nên rửa sạch và dùng luôn vỏ vì có tác dụng chữa bệnh và tăng hương vị. Chúng ta không nên dùng những củ gừng để lâu vì có chứa độc tố lưu huỳnh gây hại cho gan.
9. Nấu ăn đúng cách với Hạt tiêu
Hạt tiêu đen không chỉ là gia vị tạo mùi thơm cho các món ăn, mà còn được biết đến như một vị thuốc có tác dụng ngừa ung thư, chữa cảm lạnh, trầm cảm và giảm cân hiệu quả… Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất mùi thơm đặc trưng. Tốt nhất, bạn chỉ nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.Cách sử dụng gia vị nấu ăn đúng cách : cách sử dụng hạt tiêu
Các bà nội trợ hay ướp hạt tiêu vào thức ăn trước khi chế biến để tạo mùi thơm. Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất mùi thơm đặc trưng. Tốt nhất, chúng ta chỉ nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín. Ngoài ra, trong hạt tiêu có một lượng dầu rất nhỏ để giữ hương thơm. Tiêu xay sẵn sử dụng tiện lợi nhưng sẽ bị mất mùi nhanh chóng. Do đó, các bà nội trợ muốn giữ hạt tiêu dùng lâu dài nên để nguyên hạt, cất nơi khô thoáng. Khi cần dùng mới lấy hạt tiêu ra xay nhuyễn. Như vậy, sẽ đảm bảo thơm ngon.
10. Nấu ăn đúng cách với Rượu trắng
Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín.
>>> Thực Đơn Dinh Dưỡng
* Áp dụng nêm gia vị cho những món ăn phổ biến
1. Một số thực phẩm đặc biệt cho món canh chua
Bạn thường có những món canh chua thịt hoặc diêu cá, tùy loại món và tùy khẩu vị mà gia giảm độ chua của từng loại sản phẩm cho phù hợp. Me chua thường hợp với nấu cá, quả sấu thường dung với canh thịt, tai chua thường làm nước rau chua, ngoài ra đài quả Hibiscus khô thường dùng trong món sốt chua hoặc canh cá thịt đều rất phù hợp. Sử dụng những loại này thường rất thoải mái mà không lo tác dụng phụ, chủ yếu là cho vào lúc gần chín một lúc là bắc ra, nhấc bỏ hoặc gạn lại bã của chúng lại.
Với món cá hấp, dùng hành lót dưới cá là tốt nhất, vừa có thể làm cá thơm hơn, vừa làm cả con cá được chín đều và không bị vỡ.
2. Khi tráng trứng, cho hành vào lúc nào?
Theo thói quen, chúng ta đánh đều trứng với hành rồi mới tráng. Nhưng như vậy trứng và hành có thể chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín, mùi thơm của hành không có dịp tỏa ra hết.
Cách dùng đúng nhất là cho hành vào mỡ trước, khi hành tỏa mùi thơm mới cho trứng vào để hai thứ đều có mùi thơm.
3. Hầm gà nên cho những thứ gì?
Khi hầm gà cho muối, rượu, hành, gừng thì mùi vị sẽ ngon nhất mà không cần thêm hạt tiêu, hoa hồi.
4. Cho gừng và hành vào món cá lúc nào để nổi vị nhất?
Gừng và hành tây trong món cá kho có thể khử mùi tanh, nhưng nếu thời điểm cho vào không đúng, tác dụng sẽ mất đi. Sau khi nồi cá sôi 6-7 phút, cho gừng vào là hiệu quả khử tanh tốt nhất. Hành tây có thể cho vào sớm hơn, lúc đổ nước vào nồi cá kho.
Nêm ướp gia vị đúng cách cho món ăn thêm ngon không phải ai cũng biết. Bạn hãy chia sẻ bài viết này tới người thân để giúp chúng ta có những bữa ăn ngon và khỏe hơn nhé!