Chọn ngành học dễ kiếm việc làm

edf40wrjww2ARTICLE:ARTICLE_CONTENT

Băn khoăn lớn nhất của không ít thí sinh (TS) khi dự thi ĐH-CĐ là chọn ngành nghề như thế nào để sau khi ra trường dễ kiếm việc làm.

 

 Dự báo trong nhiều thời gian tới, những ngành dịch vụ về tài chính, ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển nhanh.

 

Để giải tỏa những băn khoăn này, PV Thanh Niên đã ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên.

Nên chọn ngành đào tạo rộng

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, thì kinh nghiệm của các nước cho thấy những ngành có phạm vi đào tạo rộng sẽ giúp người lao động dễ có việc làm, còn những ngành phạm vi đào tạo hẹp hoặc chuyên biệt đặc thù sẽ khó xin việc. Bà Hương cho rằng, khi TS dự thi ĐH thì 5 năm sau, nhu cầu xã hội còn nhiều biến động, vì vậy TS nên chọn những ngành đào tạo liên thông, phạm vi đào tạo rộng mang tính chất đa ngành, liên ngành chứ không nên tập trung vào những ngành chỉ đào tạo kỹ năng thì khi ra trường sẽ dễ tìm được việc làm.

Dự báo trong thời gian tới, những ngành dịch vụ sẽ tiếp tục phát triển và phát triển nhanh đó là dịch vụ bán lẻ, dịch vụ về tài chính, ngân hàng, dịch vụ du lịch, bảo hiểm, địa ốc… Những ngành này có sự sàng lọc rất kỹ về lao động, yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao nên có khả năng sẽ thiếu hụt nhân lực. Bên cạnh đó, những ngành có lợi thế của Việt Nam như: điện tử, cơ khí lắp ráp, cơ khí sửa chữa, vận hành… cũng sẽ tiếp tục phát triển.

Những ngành giá trị trong 10 năm

 

“Chúng ta cần phải học về quản trị kinh doanh, thương mại, ngân hàng, ngoại ngữ, luật pháp quốc tế… Những ngành nghề như thế sẽ có xu hướng phát triển trong tương lai”.

Ông Huỳnh Ngô Tịnh Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên – công nhân

Ông Huỳnh Ngô Tịnh – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên – công nhân (Thành Đoàn TP.HCM), cho rằng xu hướng một số ngành trong vòng 10 năm nữa sẽ vẫn có giá trị. Bởi nền thị trường toàn cầu, nền kinh tế hội nhập phát triển kéo theo một loạt các ngành đi theo vì chuyện mua bán không còn trong khu vực mà trở thành quốc tế, giao thương toàn cầu. Chúng ta cần phải học về quản trị kinh doanh, thương mại, ngoại ngữ, luật pháp quốc tế… Những ngành nghề như thế sẽ có xu hướng phát triển trong tương lai.

Ông Tịnh cho biết thêm: xu hướng về dịch vụ là một xu hướng sẽ phát triển nhanh vì ai cũng sử dụng dịch vụ, cái gì cũng có dịch vụ, mọi việc đều có dịch vụ. Chẳng hạn chúng ta làm về tâm lý thì sẽ có tư vấn về tâm lý, về kinh tế thì tư vấn về kinh tế, bảo trì, bảo hành và một số dịch vụ thẩm mỹ liên quan đến con người… Xu hướng công nghệ thông tin và viễn thông giai đoạn hiện nay còn rất thiếu nhân lực tay nghề cao, thiếu lập trình viên, đặc biệt là những người giỏi thật sự. Xu hướng về giáo dục và đạo tạo. Ngày nay, việc học không dừng lại ở đại học mà còn phải học một số chuyên ngành khác để phục vụ cho giáo dục và đào tạo. Vì mỗi lĩnh vực chuyên ngành đều có thể tham gia vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Xu hướng về giải trí, giai đoạn tới sẽ còn phát triển vì thu nhập và đời sống của con người ngày càng cao. Nhu cầu giải trí sẽ kéo theo nhiều hoạt động cho giải trí. Xu hướng về công nghệ sinh học phục vụ cho đời sống con người, bởi đội ngũ kỹ sư sinh học phục vụ nhu cầu ấy còn rất thiếu.

Xu hướng an toàn môi trường. Vì vấn đề môi trường hiện nay đã là một vấn đề lớn báo động toàn cầu. ĐH đã có những ngành nghề môi trường. Kỹ sư không những phục vụ cho công việc nghiên cứu bảo vệ môi trường mà sắp tới, mỗi doanh nghiệp sản xuất cần một cán bộ về môi trường. Xu hướng về an toàn cá nhân. Khi con người đã ăn no mặc ấm thì an toàn cá nhân trở thành nhu cầu cần thiết. Thời gian gần đây, các ca sĩ nổi tiếng đã có vệ sĩ, nhưng an toàn cá nhân không chỉ dừng lại ở đây, chẳng hạn an toàn về sức khỏe thì có một số nhóm ngành an toàn về y tế; an toàn về tài chính có một số nhóm ngành về tài chính như nghề bảo hiểm, bảo hộ lao động…

Ngoài ra còn có xu hướng công nghiệp và xây dựng kiến trúc đô thị. Nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ngày càng cao thì xã hội càng cần đội ngũ kiến trúc sư, trang trí nội thất.

 

Theo Thanhnien.com.vn