Chó cắn – Những lưu ý quan trọng và cách xử lý, sơ cứu
Chó cắn là một tai nạn mà có rất nhiều người gặp phải bởi chó là một con vật nuôi rất quen thuộc, gần gũi với đời sống người Việt Nam. Tuy chó là một loài vật rất thân thiện và trung thành với con người nhưng chúng sẽ dễ tấn công con người khi bị bệnh dại.
Hãy cùng Cẩm nang Mua Bán tìm hiểu về kinh nghiệm xử lý khi bị chó cắn ngay trong bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
Bị chó cắn nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chó cắn hẳn là một tai nạn rất thường thấy. Khi gặp phải trường hợp này, sau khi được xử lý và tiêm phòng bệnh dại, nhiều người không biết có nên ăn kiêng hay không trong quá trình hồi phục. Theo các chuyên gia, khi bị chó cắn không nên nhịn ăn mà hãy ăn uống như bình thường.
Đồng thời, phối hợp đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể lượng vitamin, khoáng chất cần thiết, nhằm giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại trong vết thương, góp phần phục hồi nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn nên kiêng và tuyệt đối tránh không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc thuốc lá, các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, buồn nôn hoặc đau đầu sau khi bị chó cắn, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và theo dõi kịp thời.
>>> Xem thêm: Những điều về chó Mông Cộc siêu thú vị có thể bạn chưa biết
Sơ cứu vết thương trước khi đến bệnh viện
Chẳng may bạn đang đùa giỡn hoặc đang đi dạo phố thì bất ngờ bị chó cắn, cào vào tay, bắp chân khiến bạn chảy máu. Vậy có thể tự sơ cứu như thế nào trong tình huống này để giữ được vết thương ở trạng thái tốt nhất?
Đầu tiên, cần làm sạch và thực hiện việc khử trùng cho vết thương
Bị chó cắn nên làm gì? Bạn cần phải giữ bình tĩnh, đến vòi nước gần nhất để rửa sạch vết máu và vết thương bên ngoài hoặc nếu đang ở ngoài đường, bạn cũng có thể mua một chai nước suối dùng để rửa bề mặt vết thương. Điều này giúp hạn chế tối đa việc vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương cũng như các mầm bệnh tiềm ẩn khác trong vết cắn của chó.
Khi rửa vết thương nên dùng xà phòng, để vết thương dưới vòi nước chảy liên tục trong 10-15 phút, nếu không có xà phòng thì chỉ cần để vết thương dưới vòi nước một lúc, đó là cách sơ cứu phòng bệnh dại hiệu quả.
Sau đó, bạn có thể dùng bông y tế và cồn hoặc nước oxy già, povidine để sát trùng vết thương một lần nữa nhằm loại bỏ tối đa vi khuẩn có hại xung quanh vết thương. Khi sát trùng, bạn nhớ đổ cồn lên bông y tế rồi thấm nhẹ vào vết thương, không nên chà xát mạnh vì dễ gây tổn thương.
Cầm máu và băng bó cho vết cắn để tránh nhiễm trùng
Thông thường, khi sát trùng xong, máu sẽ đông trong khoảng 10 phút, nhưng nếu thấy vết thương vẫn còn chảy máu gần 15 phút thì nên dùng băng gạc y tế băng lại để cầm máu. Bạn chỉ cần đắp gạc lên vết thương và giữ cố định, băng gạc y tế bạn có thể mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào, nên mua sẵn một vài miếng gạc để sẵn tại nhà phòng hờ khi cần dùng đến.
Trong trường hợp đã dùng gạc để cầm máu nhưng máu vẫn chảy nhiều, bạn hãy dùng dải gạc buộc quanh vết thương và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh máu ra quá nhiều dễ gây nguy hiểm tính mạng.
Sau khi băng xong, bạn nên nâng vết thương lên cao, đây là cách trị chó cắn tại nhà, cầm máu và hạn chế chảy máu vết thương hiệu quả.
>>> Xem thêm: Chó Alaska – Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi chó Alaska
Theo dõi và tiêm phòng bệnh dại kịp thời
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn phải đến trung tâm tiêm phòng để thực hiện tiêm phòng dại, lưu ý bạn cũng cần theo dõi tình trạng của con chó đã cắn mình để cung cấp thông tin cho bác sĩ, kết hợp cùng với việc quan sát tình trạng vết thương và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Tiêm phòng chó cắn bao nhiêu mũi? Trên thực tế, tiêm phòng chó cắn cần 5 mũi mới đảm bảo hiệu quả phát huy ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, nếu sau quan sát 15 ngày mà không thấy biểu hiện lạ ở con chó đã cắn mình thì bạn có thể yên tâm và không cần tiếp tục tiêm phòng các mũi tiếp theo.
Tiêm phòng vaccine bệnh dại kịp thời
Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và tỷ lệ tử vong gần như 100%. Vì vậy, sau khi bị chó dại, mèo mắc bệnh dại cắn, cần tiêm phòng dại đẩy đủ để phòng tránh bệnh dại.
Các trường hợp cần tiêm phòng bệnh dại sau khi bị chó mèo cắn
-
Động vật gây ra vết cắn, trầy xước sâu, chảy máu nhiều; vết cắn gần thần kinh trung ương (như đầu, mặt, cổ), vùng tập trung nhiều dây thần kinh như tứ chi, bộ phận sinh dục.
-
Con vật gây trầy xước sâu vào da, niêm mạc bị tổn thương.
-
Con vật tại thời điểm bị cắn có biểu hiện bệnh dại hoặc không thể theo dõi tình trạng của con vật sau khi bị cắn.
Những lưu ý về việc sơ cứu vết thương bị chó cắn và tiêm phòng dại
-
Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng sau khi bị chó cắn là trong 24 giờ
-
Sau khi bị chó cắn, cần rửa kỹ vết thương trong vòng 15 phút bằng xà phòng và nước sạch.
-
Sau đó sát trùng bằng cồn 45 ° – 70 ° hoặc cồn iốt để giảm lượng vi rút bệnh dại tại vết cắn. Có thể dùng các chất khử trùng thông thường như cồn, xà phòng, dầu gội, xà bông tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.
-
Sau đó đến ngay cơ sở y tế để tiêm phòng dại dù đó có là vết cắn, vết xước nhẹ. Tiêm phòng sớm là cách trị chó cắn giúp hình thành kháng thể bảo vệ, tốt nhất là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị cắn.
Tóm lại, bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm không có thuốc điều trị đặc hiệu và có nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy, trong trường hợp bị bất kỳ động vật nào nghi ngờ bị bệnh dại cắn, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tiêm phòng và điều trị phơi nhiễm kịp thời.
Sau khi bị chó cắn, bạn chắc chắn cần phải tiêm phòng dại để đảm bảo an toàn cho bản thân mình. Và thông thường sau 14 ngày, nếu bạn không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh dại, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không mang vi rút dại.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để mua được chó Saint Bernard giá bán tốt nhất?
Sau khi tiêm phòng dại cần phải kiêng những thứ gì?
Hãy hoãn việc tiêm phòng dại nếu bạn đang bị bệnh cấp tính.
Sau khi tiêm phòng dại, bạn cũng không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh làm suy giảm hệ miễn dịch như corticoid, thuốc trị sốt rét, thuốc điều trị ung thư…
Và sau khi tiêm vắc xin phòng dại, nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng hoặc tác dụng phụ nào như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Biện pháp giúp phòng ngừa bệnh dại cho thú cưng và cho bản thân, gia đình
-
Những con chó lớn hoặc có tính tình hung dữ cần phải có rọ mõm khi đi ra bên ngoài. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt những rắc rối và hạn chế xảy ra tai nạn không đáng có.
-
Nếu nhà có trẻ em, nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những con chó không quen thuộc. Với những chú chó mà gia đình bạn nuôi và chúng đã quen với việc có trẻ nhỏ trong nhà, đó không phải là vấn đề. Tuy nhiên, với những con chó lạ, tốt hơn hết bạn nên giữ bé tránh xa chúng.
-
Dạy trẻ cách bảo vệ mình khỏi chó. Trẻ em cần biết cách phản ứng khi một con chó hoặc động vật khác đến gần. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ trẻ bị cắn.
-
Thông báo cho cơ quan chức năng, cơ sở y tế địa phương khi nhìn thấy một con chó có biểu hiện bất thường.
-
Cho chó đi tiêm phòng dại đầy đủ. Đừng chủ quan, e ngại tốn kém vì điều này là rất cần thiết cho thú cưng của bạn.
Những điều tuyệt đối không nên làm sau khi bị chó cắn
-
Sau khi bị chó cắn và được sơ cứu kịp thời, bạn nên tránh để các chất gây kích ứng như ớt bột, nước trái cây, nhựa cây hoặc dung dịch kiềm dính vào vết thương.
-
Tránh tự khâu vết thương vì điều này có thể khiến vi rút xâm nhập và gây ra nhiễm trùng vết thương dễ dàng hơn.
-
Bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không? Dù vết cắn không sâu và không gây chảy máu nhiều thì bạn cũng không được chủ quan và bỏ qua việc tiêm phòng bệnh dại
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết giúp bạn tự trả lời được câu hỏi: Bị chó cắn phải làm gì? Truy cập Muaban.net để cập nhật ngay thông tin mới nhất về mua bán nhà đất, chung cư, tìm việc làm và vô số tin đăng hấp dẫn đa lĩnh vực khác.
>>> Xem thêm: Cách nuôi chó con khôn lớn, khỏe mạnh theo từng giai đoạn phát triển
Bảo Nghi – Content Writer