Chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (SMEs)

? Làm thế nào xây dựng thương hiệu trong phạm vi nguồn lực hạn chế về tài chính và nhân sự?

? Liệu một doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng vươn lên dẫn đầu thị trường không? Theo kết quả từ hoạt động tư vấn của Thanhs dưới sự dẫn dắt trực tiếp từ Chuyên gia Đặng Thanh Vân, khoảng 80% doanh nghiệp sau tư vấn đã đạt vị trí dẫn đầu ngành/ dẫn đầu ngách thị trường trong vòng 3 năm sau tư vấn. Một doanh nghiệp BĐS đã tăng trưởng quy mô gấp 9 lần. Công ty Đào tạo PDCA đã tăng trưởng gấp 3 lần chỉ sau 1 năm tư vấn.

? Làm cách nào để xây dựng chiến lược KHÁC BIỆT HOÁ trong khi doanh nghiệp “tìm đỏ mắt” không thể nhận định được khác biệt hoá của mình ở đâu?

Những vấn đề nan giải trên luôn là câu hỏi thường trực trong đầu các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chuyên gia của Thanhs với kinh nghiệm hơn 18 năm đồng hành cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng tôi hiểu rõ những khó khăn và có hệ thống giải pháp thấu đáo, triệt để cho các vấn đề trên.

 

Chuyên gia tư vấn đồng hành, tư vấn chiến lược thương hiệuĐội ngũ chuyên gia tư vấn và chuyên viên của Thanhs với triết lý: TOÀN TÂM – TINH TẾ – THỰC TIỄN – TRI THỨC – THẤU TUỆ

GIẢI PHÁP PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP NÀO?

Xây dựng thương hiệu giống như một bài toán khó nhưng lại không hề có bất cứ một đáp án cụ thể nào. Đây vừa là lợi thế cũng chính là khó khăn của rất nhiều doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

Vì vậy, dựa trên thực tế nguồn lực của doanh nghiệp còn thiếu và yếu; đặc biệt không chỉ về tài chính mà còn là sự thiếu hụt tới từ nhân sự và năng lực quản trị hệ thống; các chuyên gia từ Thanhs đã sáng tạo và tổng hợp nên những bộ công cụ, quy trình giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có thể xây dựng được chiến lược thương hiệu phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp mình.

Đặc biệt, giải pháp tư vấn chiến lược thương hiệu đặc biệt phù hợp trong các trường hợp:

1. Doanh nghiệp mới thành lập, chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu, thực thi hoạt động marketing, truyền thông và quảng cáo. 

2. Doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm nhưng dựa trên kinh nghiệm buôn bán, kinh doanh; chưa có thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Công chúng, khách hàng tiềm năng không hề biết tới và không có nguồn thông tin tiếp cận tới thương hiệu.

3. Doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào quảng cáo, bán hàng, hoạt động không bài bản. Mong muốn xây dựng doanh nghiệp bài bản để tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng mới và phát triển theo hướng bền vững.

4. Doanh nghiệp chi quá nhiều ngân sách cho quảng cáo và chạy đua theo các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Nguy cơ cao khi Facebook và Google trở nên quá đắt đỏ hoặc không hiệu quả.

 

 


QUY TRÌNH TƯ VẤN THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ 

Bước 1: Khảo sát đánh giá nội tại doanh nghiệp, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và các cơ hội trên thị trường, nghiên cứu khách hàng và công chúng

Bước 2: Xây dựng Triết lý thương hiệu

Bước 3: Cá nhân hóa thương hiệu

Bước 4: Định vị thương hiệu

Bước 5: Xây dựng “lời hứa thương hiệu” và câu chuyện thương hiệu

Bước 6: Tư vấn kế hoạch truyền thông  (tuỳ thuộc phạm vi đề xuất của doanh nghiệp)

Bước 7: Thiết kế nhận diện thương hiệu (tuỳ thuộc phạm vi đề xuất của doanh nghiệp)

Bước 8: Bàn giao hồ sơ tư vấn gồm Bản mềm lưu trữ và Bản cứng (in màu và đóng quyển)


CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ TƯ VẤN VÀ KẾT QUẢ

Với bề dày trên 17 năm phát triển, Thanhs đã đồng hành với rất nhiều doanh nghiệp trên con đường mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Một số doanh nghiệp điển hình mà Thanhs đã tư vấn chiến lược thương hiệu, bao gồm:

Ngành
Công ty
Ngành công nghiệp
– Công ty Xuất nhập khẩu hương liệu Eximani

– Công ty công nghệ và thiết bị hàn Weldtec

– Công ty XNK thiết bị Agosa

– Công ty CP Đoàn Minh Công (sản xuất máy gạch không nung)

Ngành Dệt may – Thời trang
– Công ty CP Linh Hoa – thương hiệu Lenlink

– Công ty Thời trang Remmy

– Thời trang Rosara

Ngành Mỹ phẩm – Thẩm mỹ viện
– Homespa

– Hân Hân Spa

– Mỹ phẩm Daddy Love

Ngành Vàng – Trang sức
– Thương hiệu mạ vàng Skymond

Ngành F&B (Thực phẩm và đồ uống)
– Cela Wrap & Drink

– Nhà hàng Nhật Bản Maneki

– Nhà hàng Amanda

– Clever Food

– Nhà hàng Vạn Hoa Lầu

Ngành Bất động sản
– Công ty BĐS An Cư

Ngành Công nghiệp Dịch vụ – Du lịch
– Công ty CP Expertrans Toàn Cầu

– Công ty Luật Lawpro

– Công ty Havetco

Ngành đào tạo
– Công ty Đào tạo, tư vấn PDCA

– CLB Sở hữu trí tuệ IPC – đại học Ngoại thương

– Trung tâm nghệ thuật Sol Art 

 

Công ty CP Expertrans Toàn Cầu

Mục tiêu:

Trong hơn 10 năm qua, thị trường dịch thuật trên toàn thế giới phát triển rất mạnh mẽ. Với khối lượng các ấn phẩm hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ khổng lồ của tất cả mọi ngành nghề đang đổ vào Việt Nam thì có thể thấy được nhu cầu dịch thuật rất lớn. Mặc dù giá dịch thuật của các công ty nước ngoài so với trong nước cao hơn khoảng 30-40 lần, tuy nhiên, hầu như khách hàng nào cũng chỉ tìm đến các công ty nước ngoài.

Đứng trước tình hình đó, CNN phải có một chiến lược thương hiệu rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển để có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài, giúp thương hiệu của công ty dẫn đầu thị trường tại Việt Nam trong ngành dịch thuật.

Công việc và kết quả đạt được:

+ Thay đổi tên thương hiệu thành công từ CNN sang Expertrans

+ Chiến lược thương hiệu được Chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp từ Hà Lan đánh giá cao

+ Chiến lược thương hiệu hỗ trợ đắc lực cho chiến lược doanh nghiệp với mô hình xây dựng công ty Dịch thuật toàn cầu. Đưa Expertrans trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường Việt Nam và hiện nay đã có 5 chi nhánh tại 5 quốc gia.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP

1. Tư vấn chiến lược quản trị doanh nghiệp tổng thể

2. Tư vấn chiến lược kinh doanh

3. Tư vấn chiến lược quản trị nguồn nhân lực

4. Khám bệnh tổng thể doanh nghiệp

5. Tư vấn – Đào tạo chiến lược bán hàng

 

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU

1. Tư vấn thương hiệu cho doanh nghiệp SMEs

2. Tư vấn Chiến lược thương hiệu dẫn đầu dành cho các doanh nghiệp trên đà cất cánh thành DN cỡ lớn

3. Giám đốc thương hiệu đồng hành

4. Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể

5. Phòng Marketing thuê ngoài

6. Cố vấn Ban Lãnh đạo DN theo giờ

7. Tư vấn chiến lược văn hoá doanh nghiệp


THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

1. Đặt tên thương hiệu (Brand Naming) 

2. Sáng tạo Slogan

3. Thiết kế Logo và Hệ thống nhận diện thương hiệu