Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu để mẹ khỏe, con phát triển toàn diện
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là vấn đề được hầu hết các mẹ quan tâm. Đây là giai đoạn hình thành thai nhi nên mẹ cần phải đặc biệt chú ý và cẩn trọng trong ăn uống.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. Lí do rất đơn giản, bởi đây là quá trình thai nhi bắt đầu hình thành. Việc ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, nó là nền móng cho những giai đoạn tiếp theo.
Chế độ dinh dưỡng của bà bầu cũng sẽ có sự thay đổi qua từng tháng hay từng tuần tuổi của thai nhi. Để biết chính xác mẹ bầu cần bổ sung và tránh những thực phẩm nào, cần phải dựa trên sự phát triển của thai nhi qua các giai đoạn, từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp, an toàn và lành mạnh nhất.
1. DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU MANG THÁI THÁNG ĐẦU TIÊN
1.1 Sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ hầu như chưa cảm nhận được sự tồn tại của bé ngoài dấu hiệu duy nhất là chậm (trễ) kinh nguyệt. Tuy vậy, bên trong cơ thể mẹ đang có sự thay đổi to lớn khi trong tuần 1 và tuần 2, trứng trưởng thành nhất sẽ được phóng thích từ buồng trứng của mẹ bầu (quá trình rụng trứng). Sự rụng trứng có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn tùy thuộc vào độ dài của chu kỳ kinh nguyệt của từng mẹ bầu. Sau khi được phóng thích khỏi buồng trứng, trứng sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Nếu trứng gặp tinh trùng thì chúng sẽ kết hợp với nhau được gọi là quá trình thụ tinh.
Ở tuần thứ 3 và thứ 4 của thai kỳ, trứng sau khi được thụ tinh tạo thành hợp tử được di chuyển xuống ống dẫn trứng của mẹ bầu và phân chia thành nhiều tế bào hơn. Việc di chuyển của trứng xuống tử cung kéo dài khoảng 3 – 4 ngày. Tiếp đến, tế bào phân chia tạo thành một quả bóng nổi xung quanh tử cung trong khoảng 2 – 3 ngày.
Ngay từ lúc mới thụ thai, trung tâm trí não ở trẻ bắt đã đầu hình thành và phát triển, đặc biệt quá trình phát triển trí não sẽ tiếp tục phát triển xuyên suốt thai kỳ cho đến khi em bé chào đời. Đồng thời, ở 2 – 3 tuần đầu tiên của thai kỳ cũng chính là thời điểm phát triển của ống thần kinh – một phần quan trọng hình thành nên ống xương sống và não bộ (được gọi là dãi thần kinh sơ khởi) chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai. Phần đầu của ống thần kinh này sẽ trải phẳng ra và hình thành nên phần não trước của thai nhi.
Đến tuần thứ 4, phôi thai tiếp tục phát triển và có 3 lớp.
-
Lớp bên trong (lớp nội bì) sẽ phát triển thành phổi, gan và bộ máy tiêu hóa.
-
Lớp giữa (lớp trung bì) sẽ phát triển thành xương, cơ, thân, cơ quan sinh dục và tim.
-
Cuối cùng, lớp bên ngoài (lớp ngoại bì) sẽ phát triển thành cơ và các bộ phận khác như da, tóc, mắt và hệ thống thần kinh. Đây cũng là thời điểm bé dễ bị tổn thương nhất.
1.2 Những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong tháng đầu tiên của thai kỳ
Từ sự phát triển của bé, có thể thấy trong tháng đầu tiên não bộ và ống thần kinh chính là cơ quan được hình thành sớm nhất. Do đó, trong tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm tốt cho não bộ và ống thần kinh như Omega 3 (đặc biệt là DHA) Acid Folic…
Tuy nhiên vào tháng đầu tiên của thai kỳ, phần lớn các mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn. Do đó, ngoài 3 bữa ăn chính mỗi ngày, mẹ cần ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Lượng calo cần thiết cho mẹ trong thời gian này là 200 – 300 calo/ngày.
Bên cạnh đó, mẹ nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm dưới đây trong tháng đầu tiên của thai kỳ:
-
Thực phẩm giàu acid folic: Theo khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung 400 – 600 mcg acid folic mỗi ngày để đản bảo sự phát triển của thai nhi, những thực phẩm giàu acid folic gồm cam tươi, khoai tây, súp lơ xanh. măng tây, trứng, các loại đậu, các loại màu xanh đậm….
-
Thực phẩm giàu vitamin B6: Theo nghiên cứu, vitamin B6 có thể giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén thai kỳ, những thực phẩm giàu vitamin B6 mẹ bầu 1 tháng đầu nên bổ sung gồm ngũ cốc, cá hồi, bơ đậu phộng, quả chuối, các loại hạt khô…
-
Thực phẩm giàu Omega 3:
Theo Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên dùng ít nhất 8-12 ounces (tương đương 226-340 grams) nhiều loại hải sản khác nhau trong một tuần. Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, hàng tuần hãy cố gắng ăn hai khẩu phần cá béo (như cá hồi chẳng hạn).
-
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin, sắt, canxi… để đáp ứng sự phát triển toàn diện của thai nhi ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ.
Đặc biệt, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng đầu nhất định phải có các thực phẩm có chứa Axit folic hoặc viên uống Axit folic. Axit folic có tác dụng giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Để không thiếu hụt lượng Axit folic cần thiết, bà bầu có thể bổ sung viên uống axit folic từ trước khi mang thai 2 – 3 tháng.
>>> Xem thêm các bài viết chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe mẹ bầu của Nhà thuốc 365
2. DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU MANG THÁI THÁNG THỨ HAI
2.1 Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 2
Bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ là khoảng thời gian bé phát Ở tuần này, phôi thai phát triển với tốc độ chóng mặt. Cụ thể:
Ở tuần thứ 6, bé có kích thước chỉ bằng một hạt táo và các bộ phận quan trọng cũng được hình thành và phát triển nhanh như kích thước não hay như túi mắt (sau này sẽ là mắt). Trái tim nhỏ dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập, với nhịp tim khoảng 100 – 160 lần/phút (nhanh gấp đôi nhịp tim mẹ).
Trong giai đoạn này, mũi, miệng và tai của bé cũng bắt đầu hình thành. Phôi thai đã phát triển hơn trước với kích thước khoảng 6.35mm và trông giống như một con nòng nọc. Trên thân bé đã bắt đầu chồi ra những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay.
Sang đến tuần thứ 7, dây rốn của bé đã hình thành để cung cấp chất dinh dưỡng cũng như thải những chất bẩn của bé ra ngoài túi ối. Hệ tiêu hóa và phổi của bé cũng dần hoàn thiện hơn. Não và tim bé cũng dần phức tạp hơn, thận tiếp tục phát triển và các ngón tay, ngón chân cũng dần thành hình. Đặc biệt, các nét trên gương mặt cũng dần hình thành tuy chưa rõ ràng lắm, nên mẹ không cần nóng vội để xem mặt em bé mỗi lần siêu âm thai nhé!
Các ngón tay và ngón chân của bé đang được hình thành và tiếp tục phát triển ở tuần thứ 8. Lúc này, cánh tay bé đã có thể cử động, gập duỗi nhờ sự hình thành của khuỷu tay và cổ tay. Mũi và môi trên cũng dần xuất hiện. Đặc biệt, máu bắt đầu chảy trong hệ thống tuần hoàn sơ khai. Bé bắt đầu có một số cử động, tuy nhiên rất nhẹ nên bạn hầu như không cảm nhận được điều gì.
Các tế bào thần kinh đang mở rộng các nhánh và liên kết với nhau, tạo thành các đường thần kinh nguyên thủy. Phần chồi để sau này phát triển thành cơ quan sinh dục cũng xuất hiện.
2.2 Những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong tháng thứ 2 của thai kỳ
Sang tháng thứ 2 của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển nhanh hơn và bắt đầu quá trình hình thành các bộ phận trên cơ thể. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong tháng thứ 2 cũng cần được đặc biệt quan tâm. Cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, ăn đủ các nhóm chất để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.
Theo đó, mẹ nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm:
-
Cá hồi: Là một thực phẩm giúp cung cấp vitamin D, canxi. Đặc biệt hơn cá hồi còn là một trong những nguồn cung cấp DHA dồi dào và đây là thành phần tạo nên sự thông minh của các thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
-
Canxi: Mẹ bầu cần khoanrg800mg canxi/ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ, nên mẹ hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi như các loại hải sản, các loại rau lá xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa (chỉ nên dùng sữa đã được tiệt trùng)…
-
Sắt: thai phụ cần được cung cấp 36 – 40mg sắt mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Những loại thực phẩm giàu chất sắc nên có trong thực đơn ăn uống của thai phụ bao gồm thịt đỏ, các loại hạt và rau xanh…
-
Tiếp tục bổ sung thêm axit folic thông qua việc ăn nhiều thịt bò, thịt lợn nạc, các loại rau như bông súp lơ, quả bơ, đậu bắp và măng tây…
-
Các loại hạt giàu omega-3: Là những hạt hạnh nhân, ,và hạt óc chó, hạt dẻ đều chứa nhiều omega-3, và đây là món ăn vặt sẽ vui miệng nhưng vô cùng đầy lợi ích cho mẹ bầu.
-
Bơ: Chúng không những giúp mẹ bầu giảm nghén hiệu quả mà còn vô cùng tốt cho cơ thể bạn nữa đó nhé. Bơ chứa một lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và vitamin B6.
Ngoài những dưỡng chất trên, mẹ bầu cũng nên đa dạng hóa bữa ăn của mình bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp vitamin và khoáng chất cho thai kỳ khỏe mạnh, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu và thai nhi trong tháng thứ 2 của thai kỳ.
3. DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU MANG THÁI THÁNG THỨ HAI
3.1 Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 3
Bé càng lớn thì tốc độ phát triển càng nha, bước sang tuần thứ 9, phôi thai đã chính thức được gọi là bào thai thực sự. Mắt của em bé đã hoàn chỉnh nhưng vẫn nhắm nghiền. Đầu bé sẽ ngày càng phát triển to hơn và có phần vượt trội so với các bộ phận khác của cơ thể bởi sự phát triển nhanh chóng của não bộ. Bộ phận sinh dục của bé cũng đã được hình thành nhưng bác sĩ chưa thể phân biệt được giới tính thông qua siêu âm. Nếu bạn muốn biết chính xác thông tin này thì nó chỉ có thể được xác thực ở khoảng tháng thứ 4 – 5 của thai kỳ.
Ở tuần 10 và tuần 11, phôi thai được chính thức gọi là “thai nhi”, đánh dấu sự phát triển và trưởng thành kỳ diệu của các mô và cơ quan. Não bộ phát triển nhanh chóng, có khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh mỗi phút. Các cơ quan thiết yếu khác của bé như thận, ruột và gan đều đã hoạt động.
Móng tay cũng dần xuất hiện trên ngón tay và chân của bé. Tóc và lông tơ bắt đầu phát triển trên da. Chồi răng được hình thành, xương đang phát triển. Mí mắt của bé đã khép lại và sẽ nhắm cho đến tuần thứ 27 nhưng bé vẫn nghe được các hoạt động từ bên ngoài thông qua đôi tai đã hoàn chỉnh.
Sự phát triển đặc biệt nhất của bé trong tuần thai này là phản xạ. Bé đã có thể bắt đầu nuốt và đá chân. Ngón tay bé có thể bắt đầu xòe ra và nắm lại được, các ngón chân cụp lại, và miệng sẽ có cử động mút.
Gương mặt bé cũng dần hoàn thiện, đầu của bé ở giai đoạn này khá to, chiếm ½ chiều dài thân hình bé. Những chiếc răng nhỏ xinh cũng đang bắt đầu xuất hiện bên dưới lợi, một vài phần xương cũng bắt đầu cứng chắc hơn. Cơ quan sinh dục của bé cũng phát triển nhanh chóng.
Vào tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất, một đặc điểm đặc biệt chỉ duy nhất bé mới có đã hình thành: dấu vân tay. Đây là cột mốc quan trọng của 3 tháng đầu thai kỳ và cũng là lúc bạn nên có buổi thăm khám quan trọng đầu tiên với bác sĩ sản khoa.
Kết thúc 3 tháng đầu thai kỳ, bé đã có gần như đầy đủ các cơ quan trọng. Các nét gương mặt của bé cũng dần hoàn chỉnh, não bé đặc biệt phát triển nhanh trong thời gian này. Tế bào thần kinh đang nhân lên nhanh chóng, khớp thần kinh cũng hình thành với tốc độ chóng mặt.
3.2 Những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong tháng thứ 3 của thai kỳ
Dựa vào sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn 4 tuần cuối của tam cá nguyệt thứ nhất (tháng thứ 3 của thai kỳ) có thể biết được mẹ bầu cần bổ sung những dưỡng chất như thế nào.
Cụ thể, do lúc này đa phần mẹ bầu đã giảm được tình trạng ốm nghén nên ăn uống cũng có phần dễ dàng hơn, chính vì thế mẹ bầu hãy chú trọng bổ sung:
-
Các thực phẩm giàu canxi: Hệ xương và răng của bé ở tháng thứ 3 bắt đầu phát triển nhanh chóng nên mẹ bầu cần chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu canxi nhiều hơn như các loại hải sản, các loại đậu, rau lá xanh, sữa…
-
Các thực phẩm giàu sắt: Sắt giúp mẹ phòng tránh nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cũng như phòng ngừa hàng loạt rủi ro khác liên quan, các thực phẩm giàu sắt bao gồm các loại thịt đỏ, các loại cá như cá nục (chứa 3,25mg sắt), cá thu đao (chứa 3mg sắt), cá trích (chứa 2,8mg), cá ngừ (chứa 1,4mg sắt)… hạt mè, hạt vừng, hạt bí ngô, hải sản, các loại ngũ cốc…
-
Các thực phẩm giàu DHA: Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, quả bơ, các loại hạt ngũ cốc….
-
T
ăng cường thêm rau củ và trái cây để cung cấp thêm các loại vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ cho cơ thể, phòng chứng táo bón trong thai kỳ. Mỗi ngày bà bầu cần bổ sung 300g rau củ các loại đảm bảo nhu cầu của cơ thể cũng như nhu cầu của thai nhi
-
Trong giai đoạn này bà bầu cũng cần sử dụng muối iốt thay vì sử dụng muối thường để cung cấp đủ iốt cho cơ thể. Iốt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo phôi và phát triển của thai nhi, phòng tránh suy giáp bẩm sinh, bệnh đần độn và thiểu năng trí tuệ.
4. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU
Ngoài những loại thực phẩm cần bổ sung trong ba tháng đầu như trên, mẹ bầu cần tránh các loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như:
-
Các loại thực phẩm lạnh, các thực phẩm có chứa chất bảo quản, các thành phần biến đổi gen, các chất kích thích như rượu, cafein….
-
Tránh đồ cay, chiên rán nhiều dầu mỡ vì có thể làm cho mẹ bị ốm nghén nặng hơn.
-
Thực phẩm chưa được nấu chín kỹ, tái, sống như nem chua, gỏi…
-
Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng
-
Thực phẩm giàu vitamin A: Do hàm lượng vitamin A cao có thể gây hại cho bé và dị tật do gan của bé chưa hoàn chỉnh nên chưa thể xử lý vitamin A
-
Thực phẩm bẩn, chưa được rửa sạch sẽ
-
Các loại cá chứa thủy ngân
-
Tránh các loại thực phẩm có thể gây sảy thai như đu đủ xanh, mướp đắng, rau ngót, quả dứa….
Ngoài ra, trong ba tháng đầu, do cơ thể có nhiều thay đổi khiến mẹ không dung nạp được đủ lượng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Do đó, mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm chất và sử dụng viên uống Vitamin tổng hợp như viên uống Olympian Labs F1 – Care Complex và sữa cho bà bầu (sữa bầu) để bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, đảm bảo có một thai kỳ suôn sẻ và con sinh ra cũng khỏe mạnh.
Xem thêm: Vitamin tổng hợp F1 Care Complex – Sự lựa chọn hoàn hảo cho bà bầu