Chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách trong 30 ngày đầu tiên
Ngay cả khi quá trình chuyển dạ và sinh con diễn ra nhanh, dễ dàng thì bạn vẫn cần một khoảng thời gian để phục hồi sức khỏe. Bởi vì 9 tháng mang thai và sinh nở đã vắt kiệt sức, cũng như gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể.
Nếu không có thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, bồi bổ, chữa lành các tổn thương thì sau này sức khỏe của bạn sẽ yếu đi rất nhiều.
Vậy phải chăm sóc sau sinh như thế nào?
Nội Dung Chính
Những biến đổi của cơ thể phụ nữ sau khi sinh
Dưới đây là những thay đổi ở phụ nữ sau sinh, mẹ và gia đình cần lưu ý để chăm sóc mẹ sau sinh, giữ gìn sức khỏe tốt nhất:
1. Giảm cân ngay
Hầu hết phụ nữ sẽ giảm khoảng 5,5kg ngay sau khi sinh em bé. 5,5kg này bao gồm khoảng 3-4kg trọng lượng em bé, cộng với 0,5-1kg trọng lượng nhau thai, gần 1kg máu và nước ối. Vào những ngày cuối của tuần đầu sau sinh, bạn có thể giảm thêm khoảng 2kg nhờ cơ thể lúc này không còn bị tích nước nữa.
Tuy nhiên, để lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai, nhất là phần bụng thì bạn cần phải có một khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có người còn mất đến vài năm.
2. Có máu thải ra từ tử cung
Sau khi em bé ra đời, những tế bào tạo lớp đệm tử cung bắt đầu bong và trôi ra khỏi âm đạo gọi là sản dịch. Sản dịch có lẫn máu, màu đỏ tươi như kinh nguyệt, sau đó nhạt màu dần và cuối cùng có màu trắng hoặc vàng trước khi hết hẳn. Sản dịch thường rỉ ra ngoài tử cung trong khoảng 2 tuần.
3. Tâm trạng không ổn định
Trong một hoặc hai tuần đầu sau sinh, nhiều bà mẹ sinh con so (sinh con lần đầu) mắc phải chứng “u buồn sau sinh”. Triệu chứng này khiến sản phụ buồn rầu, chán nản, kiệt sức, mất ngủ hoặc cảm thấy bế tắc và lo âu.
Bên cạnh đó, khẩu vị cũng thay đổi, bạn có thể muốn ăn nhiều hoặc ít hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên lo lắng vì sự thay đổi cảm xúc này thường sẽ biến mất trong vòng 2-3 tuần.
Mẹ sau sinh khi nào nên đến bệnh viện?
Sau khi sinh nếu sản phụ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm sau phải đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời:
1. Chảy máu âm đạo nhiều bất thường
Đây có thể là các triệu chứng xuất huyết hậu sản rất nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng của sản phụ.
- Dịch chảy ra thấm ướt một miếng băng vệ sinh trong chưa tới một giờ
- Dịch có lẫn máu cục lớn, chảy máu đỏ tươi trong bốn ngày hoặc nhiều hơn sau khi sinh
- Sốc, choáng váng
- Suy nhược
- Tim đập nhanh, thở nông hoặc thở gấp
- Ớn lạnh
- Mất ngủ
- Rối loạn tinh thần
2. Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản khiến cơ thể người mẹ bị đau đớn, kiệt sức và cũng có thể gặp nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản mẹ cần chú ý bao gồm:
- Sốt
- Đau bụng dưới
- Chất bài tiết có mùi hôi (dấu hiệu viêm màng trong dạ con)
- Đi tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu vẩn đục hoặc có lẫn máu (dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu)
- Tấy đỏ, đau, chảy mủ hoặc sưng xung quanh vết thương (vết rạch sinh mổ, rạch âm hộ hoặc vết rách)
- Một bên ngực bị đau tức, căng cứng và tấy đỏ kèm sốt, ớn lạnh, đau cơ hoặc mệt mỏi và có thể đau đầu (dấu hiệu viêm vú, nhiễm trùng vú)
3. Trầm cảm
Các mẹ sau sinh rất dễ mắc phải căn bệnh này. Trầm cảm không chỉ khiến phụ nữ mất ngủ, dễ hành động dại dột mà còn gây mất sữa, không có sữa cho con bú. Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh mẹ nên chú ý như:
- Mất ngủ
- Có những suy nghĩ muốn làm hại em bé
- Khóc ròng kéo dài trong vài ngày
- Có cảm giác hoảng sợ hoặc oán hận
Các cách chăm sóc mẹ sau sinh thường để mau phục hồi
Cuộc sống của mẹ với quỹ thời gian eo hẹp, bạn khó có thể thực hiện cùng lúc nhiều việc. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn vài việc và tập trung thực hiện để cải thiện tâm lý cũng như sức khỏe sau sinh.
Để chăm sóc mẹ sau sinh, bạn nên tham khảo những kinh nghiệm như:
1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ)
Khi chăm sóc bà bầu sau sinh, ngoài việc vệ sinh cá nhân hay dinh dưỡng, điều thường bị nhiều gia đình bỏ qua là theo dõi dấu hiệu sinh tồn của mẹ. Cụ thể là mạch đập, huyết áp và nhiệt độ.
Nếu không thể tự theo dõi, mẹ có thể nhờ bác sĩ riêng hoặc sử dụng những dịch vụ chăm sóc sản phụ tại nhà để có thể khắc phục những vấn đề về sức khỏe sau sinh kịp thời.
2. Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch
Sản dịch thường kéo dài khoảng 7 ngày, có màu như kinh nguyệt, mùi tanh nồng rồi chuyển sang hồng nhạt. Sản dịch sẽ hết hẳn sau 4 tuần.
Nếu mẹ lo lắng không biết sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại thì câu trả lời cho mẹ là sau khi hết sản dịch. Tức mẹ có thể có kinh trở lại như thường kỳ sau 4 tuần. Mẹ cần lưu ý biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sau sinh.
Nếu tử cung co thắt gây đau thì có thể chườm đá hoặc dùng thuốc giảm đau.
3. Chăm sóc sau sinh cho nhũ hoa
Ai cũng biết trong thời gian cho con bú, vú bị căng sữa liên tục khiến ngực biến dạng. Hơn nữa, nhiều chị em chưa biết cho con bú đúng cách dẫn đến tình trạng ngực bị chảy xệ, nhũ hoa bị thâm sạm.
Vì thế chị em nên chú ý đến việc chăm sóc vòng 1 và cho bé bú đều 2 bên vú. Ngoài ra, bạn nên massage nhẹ nhàng vùng ngực trước khi cho con bú để giúp tiết sữa nhanh hơn.