[Chăm sóc bé sơ sinh] Phần 1: Kiến thức cơ bản mẹ cần nắm vững
là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Tuy nhiên, đối với các mẹ bỉm sữa còn trẻ tuổi lần đầu tiên có con chưa có nhiều kinh nghiệm, sẽ còn rất lóng ngóng vụng về nhất là trong những tuần đầu tiên. Đây sẽ là lúc các mẹ cần nhiều lời khuyên nhất về
cách chăm sóc bé
. Và điều đó trở thành động lực để Ana chia sẻ đôi chút kiến thức về chăm sóc bé sơ sinh để các mẹ lần đầu có bé hoặc dự định trong tương lai gần… bổ sung thêm kiến thức về sau.
Những kiến thức cơ bản khi chăm sóc bé sơ sinh. Photo by WikiHow.
Bài viết sẽ được chia làm 3 phần, và ở phần đầu tiên này Ana xin chia sẻ những kiến thức cơ bản khi chăm sóc bé sơ sinh mà các mẹ cần nắm vững.
A. Bé cần được nghỉ ngơi nhiều
Trẻ sơ sinh cần được nghỉ ngơi nhiều để phát triển khỏe mạnh (một số bé có thể nghỉ ngơi đến 16 tiếng/ngày). Trong thời gian đầu, bé có thể ngủ liên tục từ 2 – 3 tiếng và cần được đánh thức nếu bé không được cho ăn trong vòng 4 tiếng. Khi bé được 3 tháng tuổi hoặc lớn hơn, bé có thể ngủ liên tục từ 6 – 8 tiếng.
Cho bé sơ sinh ngủ nhiều và khoa học. Photo by WikiHow.
(*)
Một số lưu ý cho bé khi ngủ để giảm nguy cơ SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh):
– Cho bé nằm ngửa khi ngủ: Khi bé nằm sắp sẽ khiến bé thiếu dưỡng khí, ngưng thở dẫn đến nguy cơ đột tử. Nhất là các bé được 3 – 4 tháng tuổi, khi đã biết lật các bé thường ngủ theo quán tính nằm lật sắp người lại. Vì thế mẹ nên đặt con nằm ngửa khi ngủ để đề phòng rủi ro có thể xảy tới.
– Giữ cho môi trường ngủ của bé an toàn: Giường, cũi, xe đẩy, võng, hay bất cứ vật dụng nào mà mẹ đặt bé vào cũng cần phải đạt các yêu cầu an toàn về kỹ thuật. Tránh để các vật mềm, các đồ vật rộng “thùng thình” hoặc bất kỳ vật gì có thể tăng nguy cơ khiến bé ngạt thở. Ngoài ra, các mẹ không nên ủ ấm quá kỹ cho bé hoặc đắp chăn trùm kín mặt bé khi ngủ bởi điều này sẽ khiến bé ngạt thở.
– Giữ không khí trong phòng của bé luôn sạch sẽ: Không khí bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của bé, và tạo điều kiện để các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bé. Vì thế các mẹ thường xuyên dùng thuốc xịt khử trùng không khí để diệt khuẩn và vật dụng trong phòng của bé.
– Không khói thuốc: Thuốc lá là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến SIDS. Vì vậy, các mẹ không được hút thuốc lá trong thời gian mang thai hoặc đang chăm sóc con nhỏ, điều này sẽ khiến chất độc trong khói thuốc ảnh ưởng trực tiếp đến não bộ nơi kiểm soát hô hấp của trẻ.
– Hạn chế ngủ cùng bố mẹ: Các nhà khoa học tại viện nhi khoa Mỹ đã công bố ngủ chung với bố mẹ là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột tử ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 4 tháng tuổi. Nguyên nhân là do bố/mẹ ngủ say vô tình làm bé ngạt thở, bé bị kẹt giữa bố và mẹ, hoặc bị ngạt cho chăn mền,… Khuyến cáo đặt bé trong cũi được thiết kế rộng rãi, bằng phẳng và đặt gần giường bố mẹ.
B. Cho bé bú mẹ đúng cách
Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho bé khi mới chào đời và cho con bú là thiên chức của người mẹ, đồng thời cũng là sợi dây kết nối tình yêu thương giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, cho bé bú cũng cần phải đúng cách:
– Dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch đầu vú. Ôm bé vào lòng, ngực bé ép vào ngực mẹ, bụng bé áp vào bụng mẹ, mũi bé ngang với núm vú. Nhẹ nhàng đưa đầu vú chạm mũi hoặc môi bé để kích thích bé há to miệng.
– Khi miệng bé há to, ôm bé vào ngực mẹ, tay mẹ vòng qua phía dưới người bé để đỡ phần lưng và vai bé. Nên cho bé ngậm cả quầng vú mẹ, khi bé bú tốt bé sẽ mút sâu và đều đặn. Ngược lại, nếu mẹ cảm thấy bị đau nhức đầu vú nghĩa là cách cho bú của mẹ bị sai. Khi đó, hãy hỏi người có kinh nghiệm hoặc ngưng cho bé bú một lúc rồi cho bé bú lại.
Cho bé bú đúng cách và khoa học. Photo by WikiHow.
(*)
Một số lưu ý khi mẹ cho bé bú:
– Hãy giữ cho mẹ luôn thoải mái khi cho bé bú, nếu mẹ không thoải mái hoặc e dè khi cho con bú nơi công cộng thì hãy choàng một chiếc khăn mỏng qua vai, vừa để ủ ấm cho bé vừa để che ngực bạn.
– Nên cho bé bú đều cả hai bên vú, lần lượt từ bầu vú này xong rồi đến bầu vú kia. Nếu bé bú ít hoặc quá nhanh thì mẹ có thể vắt hết sữa, trữ trong tủ lạnh dành cho bé bú sau bằng bình hoặc đút muỗng.
– Tuyệt đối không cho bé bú khi bạn ngủ quên vì có thể xảy ra trường hợp bé bị vú mẹ đè cho ngộp thở.
(*)
Một số lưu ý khi cho bé ngưng bú:
– Khi cho bé ngưng bú, mẹ lưu ý không kéo lê bé ra khỏi vú mà cách tốt nhất là hãy chèn ngón tay út vào khóe miệng của bé giữa hai hàng nướu và nhẹ nhàng tách miệng bé khỏi đầu vú.
– Sau khi cho bé bú, mẹ hãy đỡ bé dậy hoặc bế bé lên vai và vỗ nhẹ hoặc vuốt lưng để bé ợ hơi.
C. Lưu ý khi cho bé bú bình
Vì nhiều lý do khác nhau mà có thể mẹ phải lựa chọn cho bé bú bình. Trước khi cho bé bú, mẹ cần phải lưu ý chuẩn bị chu đáo và cẩn thận để bảo vệ an toàn cho bé.
Chuẩn bị thật chu đáo và cẩn thận khi cho bé bú bình. Photo by WikiHow.
– Chuẩn bị bình sữa cho bé: Đây là việc làm quan trọng đầu tiên trước khi cho bé bú. Ngoài việc lựa chọn bình sữa phù hợp, thì điều quan trọng nhất là vệ sinh bình sữa. Khi chuẩn bị pha sữa cho bé, mẹ hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, riêng bình sữa cho bé có thể dùng
nước rửa vật dụng của bé
chuyên dụng.
– Luôn đảm bảo liều lượng và cách pha chế được ghi trên hộp sữa. Trước khi cho bé bú, hãy nhỏ lên cổ tay vài giọt để kiểm tra lại nhiệt độ của sữa. Cho bé bú cách nhau 2 – 3 tiếng hoặc bất cứ khi nào bé đói. Nếu cho bé ra ngoài, hãy pha sẵn bình sữa và giữ bình trong chiếc túi giữ nhiệt, cho bé uống ngay sau đó trong khoảng 2 tiếng, nếu sau thời gian này bé không uống kịp hãy bỏ đi.
– Khi cho bé bú: Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa sao cho đầu cao hơn thân để khi sữa vào đến dạ dày sẽ hạ chế trào ngược. Để tránh bé bị đầy hơi, no giả,… mẹ nên cho bé ngậm hết phần núm vú, dốc bình sữa sao cho ngập hết cổ bình. Khi bé bú nếu thấy hàng loạt bong bóng nhỏ li ti sôi lên hãy kiểm tra lại phần nắp đậy vì có thể nó đã bị lỏng.
– Cho bé ợ hơi: Cũng giống như cho bé bú mẹ, sau khi bé bú bình xong nên cho bé ợ hơi để bé cảm thấy dễ chịu và tránh nôn trớ.
[Còn tiếp…]
Ana t/h.