[Chấm điểm] – Cảm nhận phim Ròm: Tác phẩm nâng tầm điện ảnh?
Sau những giờ chiếu đầu tiên, với nhiều những nhận xét, review, đánh giá và cảm nhận phim ròm của những người nổi tiếng như Trấn Thành, ca sĩ Hồng Nhung, Diệu Nhi…thì tác phẩm được làm 9 năm của đạo diễn Trần Thanh Huy đang rất được lòng công chúng.
Thông tin phim Ròm
-
Đạo diễn: Trần Thanh Huy
-
Diễn viên: Trần Anh Khoa, Nguyễn Phan Anh Tú, Wowy
-
Thể loại: Hành động, Tâm lý
-
Quốc gia: Việt Nam
-
Thời lượng: 79 phút
-
Khởi chiếu: 25/09/2020
Phần kịch bản nhiều khủng khiếp của Ròm được bắt tay thực hiện vào khoảng thời gian 2014 và phim được thực hiện từ 2016 đến 2018. Thậm chí phim còn dựa vào một vài ký ức lúc nhỏ của chính đạo diễn nên nếu đặt bối cảnh và các tình huống phim vào thời điểm đó thì cái nhìn gay gắt mà bộ phim mang lại sẽ có cảm giác hiện thực hơn so với hiện tại, mặc dù không thể phủ nhận rằng các vấn đề liên quan đến số đề vẫn đang diễn ra hằng ngày.
Những đánh giá tích cực từ các suất chiếu sớm không sai khi dành cho Ròm những nhận xét có cánh. Quả thật Ròm là một bộ phim Việt độc đáo và xuất sắc trong nhiều năm trở lại đây. Đồng thời tin rằng bộ phim sẽ được nhắc đến như một hình mẫu đặc biệt trong những câu chuyện về điện ảnh Việt Nam sau này.
“This film has NOT been enhanced for IMAX. This is NOT an IMAX experience.” – Đó là đoạn thông báo được viết bằng chữ và đọc bằng lời ngay trước buổi chiếu premiere của phim Ròm tối 23/9. Chẳng là Ròm đã được/bị chiếu trong một phòng chiếu IMAX nghe đồn là lớn nhất Việt Nam, nhưng bản thân nó vốn không phải là một phim được làm cho rạp IMAX. Sự không phù hợp này hóa ra nhiều tầng nghĩa hơn chỉ là một vấn đề kỹ thuật.
Những ưu điểm
Đề tài: Ròm lấy bối cảnh một khu chung cư cũ đang chờ giải tỏa tại Sài Gòn, kể về một cậu nhóc vừa đi bán kết quả xổ số vừa làm “cò đề” để kiếm sống qua ngày.
Nội dung bộ phim chỉ ngắn gọn như vậy nhưng có lẽ nếu không phải là Trần Thanh Huy thì sẽ khó có một ai khác có thể kể câu chuyện này một cách trực tiếp và thẳng thắn như vậy. Phim không phê phán hay trực tiếp bày tỏ thông điệp gì về số đề, chỉ là thông qua đó để kể về những câu chuyện cuộc đời của những người nghèo khổ trong xã hội.
Những đoạn thoại mô tả ban đầu phim đã giúp ích khá nhiều đối với những khán giả chưa nắm rõ về cách thức vận hành mà các tổ chức và người chơi số đề tồn tại, bất chấp việc nhà nước tìm cách dẹp bỏ. Xuyên suốt phim có rất nhiều câu chuyện, nhiều câu thoại và hình ảnh mô tả những người dân lao đông loay hoay tìm cách đổi đời thông qua những con số.
Sẽ có người đồng cảm nhưng cũng có người cho rằng việc lấy chuyện nghèo khổ để bao biện cho việc chơi số đề có chút khiên cưỡng và hơi áp đặt. Tuy nhiên không thể phủ nhận một khía cạnh mà bộ phim nói đến, đó là việc trẻ em bị lợi dụng, bị người lớn dẫn dắt trở thành công cụ trong việc vận hành đường dây chơi số đề. Đây là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội và Ròm đã trở thành bộ phim điện ảnh độc đáo khi khai thác mọi thứ xung quanh vấn đề này một cách dễ chịu.
Không thể phủ nhận Ròm là một bộ phim tốt, tốt hơn nhiều phim Việt khác, với nhiều cảnh quay thú vị, nhiều góc máy mới mẻ sinh động. Diễn viên được lựa chọn phù hợp và đóng khá tròn vai, có nhiều chỗ duyên dáng. Có thể dễ dàng cảm nhận được nỗ lực tìm tòi và sức trẻ hăng hái của đạo diễn và toàn bộ ê-kíp làm phim, nhưng để bảo rằng Ròm là một phim xịn, một phim “xuất chúng”, một trải nghiệm “WÀO” như cách mà truyền thông đang miêu tả nó, thì chưa.
Bất chấp nỗ lực mô tả đời sống của một xóm nghèo ở Sài Gòn, cùng với toàn bộ những bi kịch của họ liên quan đến vấn nạn số đề, có gì đó ở Ròm vẫn không khơi dậy được xúc cảm trong lòng tôi. Không dễ để nhận ra cái “gì đó” là cái gì, bởi nhịp phim nhanh, gấp gáp, ngồn ngộn những chi tiết có vẻ rất dữ dội, rất khốc liệt, rất ghê gớm: một hệ thống chạy số đề bí ẩn và đáng sợ, những vất vả đau khổ hàng ngày của người dân, sự khát khao đổi đời của họ, số phận bi đát của Ròm… Có vẻ thôi, vì mặc dù tôi vẫn tiếp nhận tất cả những thông tin ấy, tôi không nhận thấy có cảm xúc đi kèm chúng. Vẫn có một điều gì đó chạy ngầm khiến tôi có cảm giác không “thực”, không “đúng”, không “đã”.
Năm 1987, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã rút hết ruột gan viết một bài đăng báo Văn Nghệ, đặt tên là “Lời ai điếu cho một nền văn học minh họa”. Đó là tiếng kêu thảm thiết của một người cầm bút luôn bị “chăm sóc chăn dắt kỹ lưỡng”, luôn phải “che chắn, rào đón, đối phó”, một người nghệ sĩ giận mình, chán mình, chán cả đồng nghiệp trước cảnh sáng tác nghệ thuật “công thức và sơ lược, nó nhạt, và càng ngày người đọc càng thấy nó giả, mỗi ngày người đọc càng thấy rõ ở những tác phẩm minh họa và ca ngợi một chiều một sự giả dối không thể nào bào chữa nổi, đắp đậy nổi, so với cuộc đời thực bên ngoài.”
33 năm sau, cái “hành lang nghệ thuật” eo hẹp ấy đã mở rộng ra khá nhiều, dù không phải là không còn những dư âm trong hệ thống kiểm duyệt mà chính đạo diễn của Ròm đã phải đấu tranh và thỏa hiệp. Không còn bị buộc phải minh họa cho một đường lối/tư tưởng ốp từ bên ngoài vào, nhưng người nghệ sĩ lại phải đối diện với một cái bẫy khác, tinh vi hơn và khó vượt hơn: ấy là minh họa cho đường lối/tư tưởng của chính mình.
Những gì thể hiện trong cảm nhận phim Ròm chính là biểu hiện của một người sập cái bẫy minh họa ấy: thứ khiến cho nhân vật đi đứng, nói năng và biểu đạt cảm xúc dường như không phải là lực sống nội tại xuất phát từ nội tâm từng người, mà chính là sự minh họa cho góc nhìn và niềm tin của đạo diễn về thế giới của họ. Chính vì họ khóc, họ cười, họ đau khổ, họ dằn vặt, họ sợ hãi hay giận dữ…vv… theo tư tưởng của đạo diễn, nên cảm giác chân thực không hiện diện.
Thay vào đó là những sự cố gắng “khổ”, cố gắng “đau”, những chuyển động tâm lý giật cục, những góc quay duy mỹ, những lời thoại và hành động kịch tính không cần thiết. Điều kỳ lạ là chính tôi cũng không biết gì nhiều về thế giới của những người nghèo khổ ấy, chắc chắn không nhiều bằng đạo diễn là người đã trải qua quá trình tìm hiểu và “ăn nằm” với đề tài của mình, nhưng tôi vẫn cảm thấy những gì xảy ra trên màn ảnh có gì đó khiên cưỡng, hời hợt, chưa mang tải được hơi thở của đời sống thực sự.
Trở lại với buổi premiere ngay trước khi bắt đầu chiếu phim, thấy rạp không kín chỗ, chàng đạo diễn sốt sắng cầm mic khuyến khích khán giả đổi chỗ ngồi lên các hàng ghế cao hơn, dặn dò một vị khán giả nữ đứng tuổi rằng: “mời cô lên phía trên kia vì “phim của con mạnh lắm””. Nếu hiểu chữ “mạnh” này theo nghĩa tác động của thị giác và nhịp phim thì đúng, ngồi ở những hàng ghế đầu, nhất là trong một rạp phim IMAX, khán giả sẽ khá nhức đầu khi xem phim Ròm.
Nhưng nếu xét theo khía cạnh nội dung và lực tác động lên cảm xúc của người xem thì không, Ròm không mạnh. Có thể so sánh Ròm với một cú đấm đầy sức mạnh cơ bắp nhưng ít nội lực của một chàng võ sĩ trẻ tuổi. Dù anh đã thắng trong một số trận đấu trong và ngoài nước, nhưng dường như anh còn chưa ý thức rõ lắm về đối thủ mạnh nhất của anh, chính là bản thân anh vậy. Nếu đúng như anh đã trả lời phỏng vấn gần đây, rằng anh “sợ những lời tung hô”, thì đó là một dấu hiệu tốt. Chúc anh đủ tỉnh táo để mạnh hơn, trong những trận đấu sau.
Nhân vật được xây dựng rất chân thực và thú vị
Ròm và Phúc đều có mảnh đời cơ cực giống nhau, đều tranh đấu và mưu sinh giống nhau thế nhưng cả hai lại là những gam màu hoàn toàn khác biệt. Nếu như Phúc lanh lợi, hoạt bát và có phần khôn ngoan, vừa sống vừa tận hưởng, cũng có ước mơ nhưng không quá mạnh mẽ thì Ròm lại mang những nét tính cách có phần đối lập. Ròm có thể nói là ngây thơ hoặc có chút khù khờ “bác học”.
Cậu biến những con số may rủi thành những dự án nghiên cứu nhỏ và tạo cho mình một công việc vô cùng nghiêm túc. Nếu biến ước mơ của người khác thành công thì ước mơ của cậu cũng có khả năng thành hiện thực. Trong vô số những giấc mơ vật chất sinh tồn khác, Ròm gây thiện cảm, sự thương xót của khán giả khi cố gắng hết sức vì giấc mơ bình thường của mình.
Diễn xuất của các bạn trẻ Trần Anh Khoa và Anh Tú Wilson thật sự rất tốt khi vừa giữ được chất đời thường vừa hoá thân hết mình vào các nhân vật. Từ lời thoại, đến tiếng cười, sự tuyệt vọng, giận dữ… của hai bạn trẻ đều khiến khản giả cảm nhận phim ròm thấy đồng cảm, thương xót.
Những nhân vật khác được đánh giá phim ròm đều có nét tính cách khác nhau, đều có các góc khuất và những câu chuyện của riêng họ. Cho dù không đi sâu vào khai thác nhưng mỗi người đều được phát hoạ những nét tính cách rất riêng. Họ có thể là một trong những kiểu người mà ta sẽ bắt gặp hoặc nhìn thấy đâu đó trong cuộc sống.
Cách kể chuyện mới lạ
Nếu bạn chờ đợi một điều gì đó giống như những bộ phim được viết theo cấu trúc ba hồi có mở đầu, có cao trào và kết thúc, với các vấn đề được giải quyết trọn vẹn thì sẽ cảm thấy Ròm hơi xa lạ. Ròm bắt đầu bằng những lát cắt nhanh về các mảnh đời xuất hiện trong phim, về các con số, về cuộc đời của nhân vật Ròm đan xen qua những hình ảnh quá khứ và hiện tại.
Cách kể chuyện bằng hình ảnh kiểu vậy lặp đi lặp lại qua vài sự kiện khác trong phim, khiến nhịp phim trở nên dồn dập và liên tục. Điểm hay trong cách kể này chính là không làm bộ phim rơi vào kiểu “than thân trách phận” thông thường mà vẫn truyền tải được nhiều điều, nhiều câu chuyện khác nhau, trở nên điện ảnh hơn. Đây cũng niềm cảm hứng cho các đạo diễn trẻ khác.
Để cảm nhận phim ròm qua cách kể chuyện này không thường thấy ở các bộ phim nên với một số ít khán giả sẽ cảm thấy không quen nhưng dẫu vậy, bạn vẫn dễ dàng bị cuốn theo câu chuyện trong phim. Đặc biệt hình ảnh đan xen liên tục của Ròm lúc nhỏ và hiện tại, đối mặt với những tình huống diễn ra tương tự nhau khiến cho khán giả hình dung về một vòng lặp không biết đến khi nào sẽ kết thúc.
Cảnh quay và màu sắc phim
Cho dù có thích câu chuyện của Ròm hay không thì bạn vẫn không thể phủ nhận từng khung hình trong phim luôn khiến bạn thật sự rung cảm. Các phân cảnh được chăm chút từ bố cục đến góc máy. Cách máy quay chuyển động thật sự đẹp và mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.
Trong đó phải kể đến phân cảnh Ròm và Phúc đánh nhau dưới cây cầu, bên trên dòng xe cộ vẫn di chuyển như bình thường, không mảy may hay biết gì về chuyện đang xảy ra bên dưới. Dù chỉ là một khoảnh khắc nhỏ nhưng hình ảnh này mang đến những cảm xúc thật sự mạnh mẽ về các tầng lớp trong xã hội.
Ngoài ra khung cảnh diễn viên Cát Phượng thổi tắt ánh lửa cũng mang đến nhiều cảm xúc day dứt khi mô tả sự nghèo khổ khiến con người chấp nhận vứt bỏ lương tâm.
Để cảm nhận phim ròm với các khung hình nghiêng đều được sử dụng cực kỳ ấn tượng để mô tả cảm giác chông chênh của các nhân vật trong phim. Nhiều hình ảnh về cảnh vật, con người tạo một góc nghiêng với hình ảnh bầu trời, đi cùng màu sắc ấn tượng đã thật sự tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ như những cảnh Ròm ở trên mái nhà, cảnh Ròm và Phúc ngồi trên chiếc xe khách,…
Hay đôi khi đó chỉ là một góc vỉa hè bình thường mà nhân vật Ròm đi qua đi lại nhưng kết hợp cùng với máy quay di chuyển nhẹ nhàng, tạo cảm giác như một quả lắc cuộc đời đầy chông chênh, khiến thước phim trở nên vô cùng mới lạ.
Điểm mà bộ phim còn yếu
Nếu có một điều muốn chia sẻ về Ròm thì có lẽ là một vài yếu tố độc đáo tạo nên sự hấp dẫn ở bộ phim đã được sử dụng quá nhiều. Những cuộc rượt đuổi chân thực, căng thẳng thật sự nhưng nó lặp đi lặp lại. Các nhân vật chạy ngay từ đầu phim và cứ thế, cứ mải miết chạy. Cả một phim dài chỉ duy nhất hai lần khán giả cảm thấy các nhân vật được ngừng lại là lúc xóm trọ trúng đề và khi kết phim.
Mặc dù là dụng ý nhưng lại có cảm giác được khai thác quá nhiều và quá gay gắt. Nếu các yếu tố khác như bối cảnh, góc máy, nhịp điệu, màu sắc bị bỏ qua, thì bộ phim sẽ dễ dàng bộc lộ ra những thiếu sót trong cốt truyện và trong cách truyền tải cảm xúc đến người xem.
Sau khi xem hết bộ phim cứ có cảm giác bứt rứt, cảm thấy có gì đó chưa đủ. Giá như bộ phim có thể dành thêm chút thời gian cho những phân cảnh tình cảm giữa người với người được khai thác sâu hơn. Những mối quan hệ cần được xây dựng nhiều cảm xúc hơn để người xem còn cảm thấy đau lòng khi nó sụp đổ hoặc cảm động khi ai đó lại gần và ngồi xuống bên cạnh. Các bnaj có thể xem thêm phần đánh giá của Nguyen Le tại website JumpCut Online trước tại đây.
Chấm điểm và cảm nhận phim Ròm chiếu rạp
-
Kịch bản: 6.5
-
Diễn xuất: 8.5
-
Kỹ thuật: 7.5
-
Tổng quan: 7.75
Trailer phim