Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức – Những hệ lụy khôn lường

Hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng việc quản lý, kiểm soát con cái là cực kỳ cần thiết để trẻ phát triển theo hướng tốt, tránh nhiễm các thói hư xấu. Tuy nhiên, cha mẹ kiểm soát con cái quá mức đôi khi gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến tâm lý, cuộc sống của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề kiểm soát, bao bọc con chặt chẽ là đúng hay sai tới các bậc phụ huynh.

Nguyên nhân dẫn đến việc cha mẹ kiểm soát con cái

Có thể hiểu một cách đơn giản, kiểm soát con cái chính là bố mẹ thường xuyên theo dõi, theo sát các con một cách quá mức về mọi khía cạnh trong sinh hoạt và cuộc sống của trẻ. Cụ thể hơn, bố mẹ lúc nào cũng đi theo con cái 24/24, không rời mắt khỏi bé.

Nguyên nhân bố mẹ kiểm soát con cái là chỉ muốn tốt cho trẻ

Hiện nay, cách nuôi dạy con cái này khá phổ biến, thậm chí nhiều bố mẹ cho rằng đây là hành động đúng vì:

  • Sợ con bị tổn thương: Bất cứ bố mẹ nào cũng luôn mong muốn mang đến cho con cái những điều tốt nhất và hy vọng bé hạnh phúc, vui vẻ. Vì thế, nhiều bậc phụ huynh có tâm lý sợ con bị tổn thương vì chuyện gì đó nên họ có xu hướng che chở, quan tâm, kiểm soát bé chặt chẽ.

  • Sự kỳ vọng quá lớn vào con: Việc cha mẹ kiểm soát con cái quá mức cũng có thể xuất phát từ sự kỳ vọng, mong đợi. Bố mẹ muốn con cái đạt được thành tích, thành tựu cao trong học tập nên kiểm soát tất cả thời gian của con để tránh bé lơ là. 

  • Như một sự đền bù: Có thể cha mẹ đã từng bị thiếu vắng sự quan tâm, yêu thương và bảo vệ từ người thân nên họ muốn bù đắp tổn thương cho con cái. Đây là một hành động hết sức bình thường, trong một số trường hợp cần phải tán thưởng và khen ngợi. Thế nhưng, nhiều phụ huynh lại thể hiện tình yêu này quá mức, khiến con bị ngột ngoạt.

  • Áp lực từ người xung quanh: Đôi lúc việc cha mẹ kiểm soát con cái lại bị ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu bạn bè, hàng xóm xung quanh dạy con theo cách này thì rất có thể bố mẹ sẽ “bắt chước” vì cho rằng nếu không làm như thế sẽ trở thành phụ huynh ít quan tâm đến con cái. 

Dấu hiệu nhận biết cha mẹ kiểm soát con cái quá mức

Mỗi bậc phụ huynh sẽ có quan niệm về cách dạy dỗ và chăm sóc con cái khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc sự quan tâm, che chở và kiểm soát quá mức lại vô tình khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thậm chí là trầm cảm. 

Tự ý xem tin nhắn là dấu hiệu chứng tỏ bố mẹ đang quản lý con quá mức

Nếu bạn muốn biết cách dạy con của mình có phải là đang kiểm soát con cái quá mức không thì hãy dựa vào những biểu hiện sau đây:

  • Không khuyến khích hoặc cho phép con tự quyết định mọi việc liên quan đến bản thân, cho dù là việc nhỏ nhất như: mặc quần áo, thời gian học tập…

  • Không để con tự đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện cá nhân khi đi học, trẻ không được phép chơi bên ngoài nếu không có bố mẹ bên cạnh. 

  • Tự ý kiểm tra sách vở, làm bài tập về nhà giúp con mặc dù bé không cần sự giúp đỡ. 

  • Lập thời khóa biểu và yêu cầu con phải tuân thủ đúng các nguyên tắc mà bố mẹ đặt ra.

  • Luôn theo dõi và quan sát tiến trình học tập của các con, đảm bảo mọi thức lúc nào cũng phải hoàn hảo nhất.

  • Không cho phép các con can thiệp hoặc tham gia đóng góp ý kiến vào bất cứ việc gì đó về bé.

  • Mỗi khi con đưa ra câu hỏi thường phớt lờ, không xem trọng hoặc chú trọng giải thích. 

  • Luôn cho rằng những điều mình nói, mình làm luôn luôn đúng, bắt con phải làm theo. 

  • Thao tóm và kiểm soát tất cả những mối quan hệ của trẻ, thậm chí là xâm phạm cả quyền cá nhân, đọc nhật ký, quản lý điện thoại liên lạc…

  • Áp dụng rất nhiều biện pháp cưỡng chế quá mức để bắt ép con vào khuôn khổ, thực hiện theo đúng hướng dẫn từ bố mẹ.

Những tác hại không ngờ của việc cha mẹ muốn kiểm soát của con cái

Việc cha mẹ kiểm soát con cái không hẳn là điều xấu, giúp bé phát triển theo hướng tốt và tránh nhiễm phải các thói hư, tệ nạn trong xã hội. Nhưng, nếu quản lý con cái một cách quá mức, không tiết chế, không tạo cho bé không gian riêng sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường sau:

Trẻ trở nên nhút nhát, thiếu tự tin

Sống với bố mẹ kiểm soát quá mức sẽ xây dựng nên tính cách nhút nhút, e ngại ở trẻ. Nguyên nhân là vì con chưa bao giờ chủ động đưa ra các quyết định, lựa chọn trong suốt quá trình trưởng thành. 

Việc quản lý con quá mức sẽ khiến trẻ trở nên thiếu tự tin, nhút nhát

Từ đây, khi tham gia vào các cuộc thảo luận, họp nhóm, trẻ chỉ biết nghe và làm theo chỉ dẫn từ bạn bè mà không hề có bất cứ ý kiến hay dám nói lên chủ ý của bản thân.

Ngoài ra, việc dạy dỗ con theo cách này còn vô tình làm cho trẻ sống dựa dẫm và phụ thuộc vào bố mẹ, mặc dù đã trưởng thành. Khi gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, trẻ không biết phải làm thế nào để vượt qua. 

Ỷ vào bố mẹ, thiếu kỹ năng xã hội

Bên cạnh nâng cao, trao dồi kiến thức thì trẻ cũng cần trang bị thêm về các kỹ năng xã hội. Các nhà tâm lý học cho biết, kỹ năng xã hội thường được hình thành từ cách ứng xử, mối quan hệ trong gia đình và trường học.

Ở những trẻ có đầy đủ các kỹ năng sẽ biết cách thể hiện năng lực, kiểm soát tốt các vấn đề trong cuộc sống, công việc và mở rộng mối quan hệ hơn… Tuy nhiên, việc cha mẹ kiểm soát con cái quá mức lại vô tình khiến trẻ thiếu đi các kỹ năng cần thiết khi bước vào xã hội.

Khó tạo dựng và duy trì mối quan hệ xã hội

Trẻ bị cha mẹ kiểm soát quá mức thường không được phép giao du, kết bạn và đi chơi với bạn bè. Hơn nữa, trẻ còn bị bố mẹ la nắng nếu kết bạn một cách tùy tiện, chưa hỏi ý kiến người lớn.

Trẻ không có bạn bè do bố mẹ kiểm soát quá mức

Đối với những cha mẹ kiểm soát con cái khắt khe, họ thường ép con chơi với những bạn bè có thành tích học tập tốt để có thể tiến bộ hơn. Thực tế, việc làm này của bố mẹ sẽ hoàn toàn đúng đối với trẻ còn quá nhỏ. 

Nhưng khi con bước vào tuổi trưởng thành, trẻ có thể trở nên nhút nhát, không dám kết bạn và khó duy trì mối quan hệ, khiến cuộc sống và công việc gặp nhiều khó khăn.

Nổi loạn, bất đồng và khó dạy hơn

Một tác hại khôn lường của việc bố mẹ kiểm soát con quá mức nữa là con trở nên nổi loạn và khó dạy bảo hơn. Khi con cái bất động, có những hành vi hỗn láo, bố mẹ thường quy chụp là do trẻ hư hỏng và càng siết chặt, quản lý nhiều hơn.

Dễ mắc các vấn đề về tâm lý

Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức có thể gây ra những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, bé có thể gặp các vấn đề tâm lý như: rối loạn âu, stress, tự ngược đãi bản thân, trầm cảm…

Bố mẹ kiểm soát con chặt chẽ có thể vô tình khiến bé bị trầm cảm

Ở tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu ý thức sâu về những hành vi và lời nói của bố mẹ. Khi đối mặt với sự kìm kẹp, kiểm soát trong thời gian dài, tâm lý của bé sẽ bị “méo mó”, lời nói và hành động trái ngược với những gì đang suy nghĩ. 

Khó thành công trong tương lai

Ngoài những ảnh hưởng ngắn hạn, việc cha mẹ muốn kiểm soát con cái quá mức cũng phải đối mặt với nhiều tác hại không hề nhỏ sau này. Với tính cách nhút nhát, sợ người lạ, thiếu tự ti, sống phụ thuộc và thiếu kỹ năng xã hội sẽ khiến bé rất khó đạt được thành công trong cuộc sống, cho dù năng lực vượt trội hơn người khác.

Cha mẹ cần làm gì để tránh kiểm soát con cái quá mức?

Với những tác hại kể trên thì các bậc phụ huynh hãy thay đổi bản thân nếu nhận thấy mình đang có xu hướng quản lý con cái quá mức. Cụ thể là nên:

Tạo dựng không gian riêng cho con

Khi con đã lớn khôn và muốn có không gian riêng của mình thì bố mẹ nên đồng ý ngay. Một khi có không gian riêng, trẻ sẽ trở nên tự lập, biết sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành những nhiệm vụ trong ngày mà không ỷ lại vào người lớn. 

Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên kiểm soát con cái ở một mức độ vừa phải để bé tránh phạm những sai lầm, nhiễm thói hư tật xấu. Cụ thể là đặt ra các quy định cho con như: thời gian làm bài tập, thời gian vui chơi…

Cha mẹ nên chia sẻ và lắng nghe các ý kiến của con

Lưu ý, khi đưa ra các quy tắc này, bố mẹ hãy trao đổi, tham khảo và lắng nghe ý kiến từ các con. Khi có sự thỏa thuận từ bố mẹ và con cái, trẻ sẽ thoải mái hơn cũng như không có cảm giác bị kìm kẹp, quản lý quá mức.

Tôn trọng quyết định, sự riêng tư của con

Các bố mẹ nên hiểu một điều, hầu hết trẻ nhỏ đều không thoải mái chia sẻ các vấn đề liên quan đến tình cảm, bạn bè… Vì vậy, thay vì liên tục dò xét, đặt câu hỏi thì bố mẹ hãy tôn trọng sự riêng tư của các con. 

Bố mẹ cũng tuyệt đối không được có những hành vi xâm phạm quyền riêng tư của con như: đọc tin nhắn, xem danh bạ điện thoại, đăng nhập mạng xã hội, kiểm tra lịch sử cuộc gọi… Hành động này có thể khiến trẻ càng ngày càng xa lánh bố mẹ, không muốn giao tiếp và chán nản.

Để hiểu rõ hơn về cuộc sống, các mối quan hệ của trẻ, bố mẹ có thể quan sát biểu cảm, hành vi và lời nói. Ngoài ra, bố mẹ có thể phối hợp chặt chẽ với nhà trường để sớm phát hiện các bất thường của trẻ.

Tìm ra phương pháp giao dục đúng đắn nhất

Việc cha mẹ kiểm soát con cái quá mức gây ra nhiều hậu quả về lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên thay đổi phương pháp giáo dục con cái để trẻ hình thành những tính cách tốt và có cơ hội phát triển bản thân.

Nếu bố mẹ không biết đâu là cách dạy dỗ con cái phù hợp, tốt nhất thì có thể tham vấn ý kiến từ bác sĩ tâm lý.

Trang bị cho con đồng hồ định vị Wonlex để phòng tránh trẻ đi lạc

Như vậy, cha mẹ kiểm soát con cái sẽ có hai mặt tích cực và tiêu cực. Những hệ lụy của việc quản lý, dạy dỗ con cái nghiêm ngặt và quá mức là không hề nhỏ, thậm chí theo trẻ suốt đời. Do đó, để con phát triển một cách toàn diện và tốt nhất, bố mẹ nên tìm đến cách giáo dục con cái phù hợp cho từng độ tuổi, giới tính.

Trong trường hợp bố mẹ muốn biết hành trình mỗi ngày của trẻ cũng như phòng tránh tình huống bé bị lạc thì có thể sử dụng đồng hồ định vị cho trẻ nhỏ. Đây là một trong những thương hiệu sản xuất đồng hồ định vị kết hợp với nghe, gọi và nhắn tin bán chạy nhất hiện nay. 

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này của https://vnkid.vn/ sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong vấn đề chăm sóc và giáo dục con cái. Để từ đó, tạo điều kiện cho con phát triển trong môi trường tốt đẹp nhất.