Cây Tre…

Tác giả: Phan
Bài số 5489-20-31296-vb6090718
 
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Tôi từng đọc được hàng chữ “Made in Vietnam” trên cái thớt tre trong chợ Mỹ. Đọc rồi bàng hoàng cảm xúc như gặp lại chính mình thời trẻ gian truân ngay trên quê nhà; gặp mấy khúc tre cắm trong bình làm đồ trang trí nhà cửa ở Mỹ sao bâng khuâng dĩ vãng lùa về cả đoạn đời sử dụng khúc tre chống chiếc xe đạp thồ chở cả mét khối than từ Long Khánh về Sài gòn để sống qua ngày.

Tôi nhớ cảnh chợ Mỹ khi cầm đôi đũa tre bên quê nhà mới gởi sang, gắp miếng khô sặc còn mùi nắng quê xưa… tưởng như gặp lại nỗi nhọc nhằn của người cùng khổ trên quê xưa, qua tay bao tài phiệt độc quyền xuất nhập cảng trong nước, qua bao kiểm nghiệm để bảo vệ người tiêu dùng ở Mỹ thì sản phẩm bằng tre của Việt nam mới tới được chợ Mỹ.

Vậy mà giá bán cái thớt tre ở Mỹ cũng chỉ vài đồng đô la, hôm chợ khuyết mãi càng tủi thân với sản phẩm quê nhà. Họ bán đại hạ giá tới năm, bày mươi phần trăm thì như cho không khách hàng cái thớt tre. Nghĩ đến người dân trong nước không biết được mấy xu tiền Mỹ khi làm nên cái thớt tre. Đâu chỉ bán đi ít tre bạt ngàn ở quê nhà, mà người dân trong nước đã bán ra thế giới cả giọt mồ hôi người thợ thủ công, sự khéo tay truyền thống của dân tộc Việt với giá rẻ bèo cho thế giới dửng dưng.

*

Người Việt nam mà không biết cây tre thì chắc như người Mỹ không biết tới cái hamburger. Đã là người Việt, ít nhiều ai cũng có ký ức với cây tre. Lũy tre làng đi vào ca dao, văn học. Người dưới quê hẹn nhau, “tầm mặt trời tới ngọn tre, hay xế ngọn tre…” thay cho cái đồng hồ khi còn xa lạ với người dân quê.

Cây tre ngẫm lại đã chung cùng với đời sống thôn quê truyền đời từ bờ giậu tre tới phên tre che chắn gió mưa, đắp bờ đê cũng dùng phên tre để bớt xạt lở; sườn tre lợp lá, lợp tranh thành cái chòi ngoài đồng để nghỉ ngơi, ăn cơm nửa buổi; thậm chí làm kỹ hơn thì thành nhà để ở khi thôn quê còn thưa vắng người đi khai hoang…

Tôi biết tới cây tre từ khi biết cầm đũa, nhớ mãi chuyện đôi đũa tre tôi thường hay kẹp nách khi bị sai đi rót thêm nước mắm cho cả nhà đang ăn cơm. Rồi sau đó cứ kẹp đôi đũa tre ở nách mà đi tìm đôi đũa của mình để ăn cơm tiếp. Cả nhà cười cái thằng từ bé đã đểnh đoảng, nhưng đâu ai biết là những gương mặt cười của cha mẹ, anh chị em đã đi vào ký ức thằng bé đểnh đoảng nơi chân trời góc biển của mấy mươi năm sau khi nó lại kẹp cái kính trên đầu mà cứ đi tìm cái kính để đọc báo. Hồi vợ con cười cho thì ngồi thừ ra đó mà nhớ cha thương mẹ dưới suối vàng, thương anh nhớ chị trong nhà đã muôn phương theo vận nước nổi trôi…

Tới biết chơi thả diều, tôi loanh quanh làng trên xóm dưới tìm kiếm một thanh tre về làm khung diều. Tìm không ra thì trộm cây đũa cả của mẹ để chẻ ra làm khung diều, bị mẹ đánh đòn cũng lại là cây roi tre.

Những năm sau hoà bình khốn khổ ở quê nhà. Thằng nhóc tôi đã lớn thì thức khuya dậy sớm để gánh hàng ra chợ cho mẹ buôn bán kiếm đồng lời nuôi mấy đứa con nhỏ còn đi học, đi thăm nuôi cha anh trong tù cải tạo, cũng lại là cây đòn gánh tre trên vai chú bé tuổi ăn chưa no lo chưa tới đã biết mắc cỡ, sợ bạn bè đi học sớm trông thấy sẽ cười chê. Đâu ngờ tình thân bạn bè gắn bó nhau hơn cho tới bây giờ vì nhiều người bạn nhỏ của tôi ngày ấy cũng tay xách nách mang, gánh gồng ra chợ cho mẹ họ buôn bán kiếm cơm trước khi đi học…

Dường như tôi với cây tre lắm duyên nhiều nợ. Vì sau đó, những mùa hè lại vội vã lên rừng để đi chặt tre rừng, kết bè, thả suối về miền xuôi; bán cho những Tổ hợp Mây-Tre-Lá thời bấy giờ. Họ đan kết ra những sản phẩm từ cây tre mà bán ra thị trường. Nhớ đoạn đời còn quá trẻ mà đã phải phiêu lưu mạo hiểm với cây sào tre chống cái bè tre cơm gạo, phải linh hoạt lắm mới đưa được cái bè tre về miền xuôi với suối lũ mưa rừng, đánh đổi những ngày hè thay vì rong chơi tuổi trẻ thì làm việc tối mặt với hiểm nguy rình rập và muỗi vắt cùng sốt rét trên rừng…

Đâu biết những vất vả qua đi, người ta còn lại sự thấu hiểu với những người cùng khổ, đói khát không hề vẩn đục những kỷ niệm không dễ gì quên như ống tre rượu cần của người dân tộc; cái điếu cầy làm bằng lóng tre bóng lưỡng tới chú bác ngủ quên trên bè đã bị vượn, hay khỉ gì đó trộm mất, chắc chúng mê tiếng nỏ điếu kêu vang một góc rừng của những người lính cũ sau hoà bình thường sống trong rừng cho đỡ chướng tai gai mắt với chế độ mới. Riêng tôi thi thoảng nhớ mùi cơm nấu bằng ống tre của cô gái ngực trần đã mời tôi bữa ăn khó quên với miếng thịt nai gói lá chuối, xiên vào que tre mà nướng trên than tre. Lửa rừng thiêng như cô gái người dân tộc đi vào ký ức thị thành của tôi chưa hề phai nhạt dẫu đời đã lưu lạc tới không ngày về.

Ngày ấy, tôi vẫn về thành đi học lại sau những mùa hè sống và làm việc trên rừng, những sáng sớm chưa tỏ mặt người nơi phố thị đã nghe tiếng lục lạc của những con bò kéo tre từ miệt Củ chi về Sài gờn để bán cho người ta làm ra rất nhiều sản phẩm từ tre, từ cái thang tre để leo lên mái nhà đến cái rá tre cho người bắc di cư vo gạo, cái rế tre để bắc nồi cơm, nồi canh nóng hổi ở thị thành. Tre âm thầm như người bạn thủy chung trong đời sống dân dã mọi miền vì dưới miền tây sông nước thì tre đan thành hom, thành lọng để bắt cá, bắt tôm, bắt cả chuột đồng bằng những cái hom tre… con heo ủn ỉn kêu trong cái cũi tre khi nó bị gia đình nào đó trong xóm bán đi – là hình ảnh in đậm vào ký ức bé con của những đứa trẻ nhà quê về chuyện sát sanh gắn liền với ông lái heo thường là người tàu.

Rồi thì xa quê biền biệt đã bao năm ròng, mỗi khi đến đâu có cộng đồng người Việt ở hải ngoại, tôi thường để mắt đến những chiếc nón lá trong chợ hay khu thương mại của người Việt vì nó gợi lại nhiều kỷ niệm xa xưa, nhớ lần nhặt được cái nón lá cũ rách ngoài bãi rác mà làm được bao nhiêu con diều với khung tre của cái nón lá đã đi vào văn học, thơ ca của người hay chữ, thằng nhỏ nhà quê chỉ biết làm diều từ khung tre của những cái nón lá rách. Đâu biết về sau, đôi khi giữa phố xá không quen và đông người xa lạ, sao như nghe được giọng bắc nửa hờn nửa giận của mẹ tôi vang vang trên cánh đồng bất tận của tuổi thơ, “ông giời con của mẹ! Sao cứ lấy cái rá vo gạo đi xúc cá lia thia thì làm sao mẹ nấu cơm chiều…” Không biết những người mẹ trẻ bây giờ gieo vào đầu óc con thơ của họ những gì để sau này khôn lớn, những đứa con chợt nhớ đến mẹ trên thiên đàng mà có thể tủm tỉm cười một mình chứ không hề oán giận. Thôi thì mỗi thế hệ có vui-buồn riêng. Tôn trọng và thông cảm bao giờ cũng tốt hơn đố kỵ với phân biệt.

Tre dân dã, tre quê mùa. Nhưng tre lại gắn bó trong đời sống và tâm linh con người khi hồi tưởng về tre từ tuổi nhỏ tới trưởng thành, từ “quê nhà xa lắc xa lơ đó/ ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay…” như thơ Nguyễn Bính. Càng xa quê nhà xanh xanh lũy tre càng thấy lòng bâng khuâng, hụt hẫng trước văn minh, hiện đại ở tây phương. Có những lúc bỗng thấy mình du thủ/ thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn…” như thơ của thầy Tuệ Sỹ. Nhưng kể làm sao cho hết chân quê đã gắn kết nửa đời người với cây tre nơi chôn nhau cắt rốn; kể làm sao đây nỗi ngậm ngùi khi cầm lên tay một sản phẩm bằng tre có xuất xứ từ Việt nam. Hàng chữ đơn giản nhưng bắt buộc phải có trên tất cả mọi loại hàng hoá ở Mỹ là làm tại đâu? Sao đọc thấy hàng chữ “Made in Canada”, hay các nước châu Âu… bỗng ta có niềm tin hàng thật, hàng tốt. Nếu là “Made in China”, có rẻ mấy cũng lặng lẽ bỏ xuống… mà nhiều khi tôi nghĩ lý do không hẳn là hàng giả, hàng tệ… mà là mối thù truyền kiếp của người Việt với giặc phương bắc! Chỉ đặc biệt khi đọc thấy hàng chữ “Made in Vietnam”! Nó làm cho trái tim người Việt sống bên ngoài lãnh thổ bỗng bồi hồi như người xưa gặp lại tình cờ trên mảnh đất tạm dung. Mân mê sản phẩm có hàng chữ Made in Việt nam trên nước Mỹ như sờ lại được quê hương ta đó trong màu lá xanh… Đó là thơ Hải Phương bên Toronto, bà yêu nhớ quê nhà chân thành đến xót xa… “chắt chiu một mảnh vườn sau/ quê hương ta đó trong màu lá xanh…” Câu lục bát gần gũi như cây tre trong lòng người Việt nhưng đòi hỏi cả một tấm lòng với quê cũ mới viết nên được câu thơ lắng đọng lòng người. Cảm ơn nữ sĩ.

Ôi cây tre gắn kết với tuổi thơ trên đồng, cây tre bằng hữu với nhọc nhằn tuổi nhỏ trong nước… tất cả đã qua, đã qua, nhưng cây tre gặp lại nơi quê người sao mặn đắng nghĩa tình với quê nghèo gian khổ mãi không buông…

Đến sáng hôm tôi ghé ngôi chùa mới xây gần nhà. Định bụng mua vài món chay về cúng cơm mẹ tôi, vì cách bà các chị trong hãng nói chùa có bán thức ăn chay, giá cả phải chăng mà lại ngon. Nhưng tôi nào biết gian phòng nào là phòng bán thức ăn chay trong khuôn viên chùa toà ngang dãy dọc. Tôi đi tìm mấy món ăn chay để mua về nhưng lại gặp câu chuyện về cây tre của mấy người Phật tử. Người đàn bà than vãn khúc tre cong, bà không làm được việc gì đó! Nhưng có một ông cụ trông phúc hậu trong màu áo quy y đã kể cho những người phật tử lớn nhỏ cùng nghe câu chuyện về cây tre khá ý nghĩa…,

Ông cụ kể rằng: “Cây tre thật ra chỉ là một loại cỏ cao trong tự nhiên, không phải một loài cây như chúng ta quen gọi là cây tre. Tre dẻo giai nên có bị cong khi trời gió thì cây tre vẫn đứng thẳng lại được khi gió yên. Cái đặc tính kỳ diệu đó đã làm cho cây tre tự mãn… Tre vốn mang vẻ đẹp mạnh mẽ nên một phần quan trọng trong cuộc sống đời thường và cả tâm linh của nhiều ngườ sủng ái cây tre. Hơn thế nữa, tre còn được sử dụng như một nguồn sinh kế ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Theo đó có rất nhiều thứ được tạo ra từ một thân tre, từ khung túp lều cho đến làm củi đốt. Thậm chí là cả vật dụng nội thất và các nhạc cụ như sáo cũng được làm từ tre, phế phẩm của tre thì xay ra làm giấy viết… Mặc dù chúng ta vẫn quen gọi tre là cây, nhưng trên thực tế tre là cỏ, loài cỏ cao nhất. Có rất nhiều điều thú vị về loài cỏ này. Theo văn hóa dân gian trong truyện cổ tích của Phi luật Tân, cây tre vốn không bị uốn cong khi gió thổi cho đến khi bị trừng phạt vì tính xấu của nó…”

Tôi không tin cây tre có tính xấu nên nép bên cửa sổ như chờ đợi ai để nghe tiếp câu chuyện về cây tre của ông lão dư thời gian vì ông cứ lề mề kể chuyện…

Ông lão kể tiếp, “Cây tre từ khi biết mình là loài cỏ cao nhất! Tre thích khoe khoang, và tự hào về dáng vóc xinh đẹp của mình. Tre hãnh diện với màu sắc tươi tắn và những chiếc lá xanh tươi sáng có thể phản chiếu lại ánh nắng mặt trời vào buổi sớm mai.

Do đó tre phát sinh lòng ghen tị, giận dữ và khó chịu khi không nhận được sự chú ý hay đánh giá cao, vì tre đã tự tin mình xứng đáng có được sự ngưỡng mộ so với muôn loài… và tre quên luôn nguồi gốc của mình là cỏ. Tre tự nghĩ mình là hạng cây nên tre không thích những loài cây được mọi người công nhận và tán dương như cây bàng có tán lá rộng để người ta có thể nghỉ chân tránh nắng đôi phút trên đường trưa… Tre bắt đầu không thích cảm giác hổ thẹn, nên tre đã biết nghĩ đến việc trả thù!

Hôm có nhóm học sinh đi dã ngoại. Họ vào rừng quan sát rất nhiều loài cây. Nổi bật nhất là những cây tre cao vút, xanh mướt, nhưng chúng lại không cho họ được trái tre để ăn. Vì vậy, họ đã rời khỏi bụi tre để đến cây ổi, cây vú sữa, cây mận… trong rừng.

Khi mọi người ngồi trên bãi cỏ để cùng thưởng thức các loại trái cây mà họ có được. Niềm vui của họ lan toả cả khu rừng làm tre thấy ghen tị với các loài cây cho quả. Tre nghĩ thầm, “Sao mình lại không có trái chín trên cành”. Cảm giác vô dụng xâm chiếm tâm hồn cây tre nỗi đau khổ tận cùng. Tre trở nên ghen tị và tức giận đến nỗi tre gọi bạn gió giúp đỡ cho những cơn gió mạnh nhất để làm rụng hết các loài quả.

Tre cảm thấy rất vui và thỏa mãn với mưu kế thâm sâu của mình…

Đến hôm có đôi tình nhân vô rừng chơi. Họ chọn ngồi dưới bụi tre trò chuyện vì bụi tre quá đẹp. Nhưng tre không có hoa, nên đôi tình nhân đi tiếp tới cánh rừng có hoa thơm cỏ lạ… mùi hương ngào ngạt của đủ loài bông hoa đã làm cho một ngày dã ngoại của đôi tình nhân thật khó quên…

Tre giận quá vì mình không có hoa nên gọi nhờ bạn mưa. Mua vùi giập hết những bông hoa rừng làm cho tre cảm thấy hạnh phúc và mỉm cười bí ẩn để các loại cây khác không biết tính cách tre nhỏ mọn trong bề ngoài cao ngạo hơn đời…

Đến ngày hè oi ả, đôi vợ chồng già ngang qua khu rừng nhiều tre lại muốn nghỉ ngơi. Ông lão tìm loài cây có tán lá to để tránh nắng mặt trời. Họ cảm thấy may mắn khi nhìn thấy cây bằng lăng hoa tím rậm rì… Họ rời bụi tre đẹp nhưng vô dụng.

Tre tủi thân lá nhỏ, và đã nghiện trả thù nên tre gọi bạn tre là lũ chim cò. Chim cò thọ ơn tre cao vắt vẻo mà ốm thân nên đã giúp chúng dễ quan sát con mồi khi đậu trên thân tre. Chim cò ăn sạch lá bằng lăng nên từ đó loài cây này trở nên trơ trụi. Riêng tre được hả hê…

Tạo hoá chịu hết nổi tính ngông cuồn tự phụ và lòng ghen tuông, ích kỷ hẹp hòi của cây tre nên ngài trừng phạt cây tre sẽ bị uốn cong khi trời gió, để loài cỏ cao nhất phải biết khiêm nhường và quý trọng những gì mình đang có…”

Người nữ phật tử càm ràm khúc tre cong nghe xong câu chuyện của ông lão, chị lặng lẽ đi làm công quả với khúc tre cong! Người nghe ké ngoài cửa sổ nhìn ra đời chỉ thấy tre ngay như người quân tử, cả ngụy quân tử xếp hàng dài mua bán hư danh… Tượng Phật đứng bóng bước qua giờ ngọ hay ngài là người không mang bóng thì câu chuyện cây tre của lão ông cũng là món chay trong tâm thức vãn sanh vãn chùa, vì đôi khi chúng ta trân qúy một điều gì đó đến bất luận, nhưng nên nhớ là chỉ với riêng mình. Người khác luôn khác mỗi chúng ta một sự tôn trọng cần thiết là chìa khoá của văn minh.

Người Việt có câu, “vợ dại không bằng đũa vênh”. Nhưng dụng đôi đũa tre bị cong nên không gắp được nhiều… thì lại ít bệnh hơn người may mắn được đôi đũa ngay khi cùng ăn, vì ăn nhiều sinh bệnh thôi chứ làm gì. Chả phải người xưa nói, “bệnh vô từ miệng, hoạ ra cũng từ miệng” Ăn và nói là hai thứ không thể thiếu trong đời sống con người, nhưng ăn là đưa bệnh vào người và nói ra là rước hoạ vào thân. Vũ trụ có nguyên nhân vì sao con người phải ăn và nói. Vạn vật có kết quả, hàm chứa trong cây tre, loài cỏ cao nhất và mọc nhiều ở Việt nam để mỗi người dân nước Việt đều có bài học tu dưỡng khắp nơi trên lãnh thổ quê nhà. Người xa quê cũng còn ký ức về cây tre để thương để nhớ quê xa và hàm dưỡng bản thân…

Phan

Tác giả: PhanBài số 5489-20-31296-vb6090718Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.***Tôi từng đọc được hàng chữ “Made in Vietnam” trên cái thớt tre trong chợ Mỹ. Đọc rồi bàng hoàng cảm xúc như gặp lại chính mình thời trẻ gian truân ngay trên quê nhà; gặp mấy khúc tre cắm trong bình làm đồ trang trí nhà cửa ở Mỹ sao bâng khuâng dĩ vãng lùa về cả đoạn đời sử dụng khúc tre chống chiếc xe đạp thồ chở cả mét khối than từ Long Khánh về Sài gòn để sống qua ngày.Tôi nhớ cảnh chợ Mỹ khi cầm đôi đũa tre bên quê nhà mới gởi sang, gắp miếng khô sặc còn mùi nắng quê xưa… tưởng như gặp lại nỗi nhọc nhằn của người cùng khổ trên quê xưa, qua tay bao tài phiệt độc quyền xuất nhập cảng trong nước, qua bao kiểm nghiệm để bảo vệ người tiêu dùng ở Mỹ thì sản phẩm bằng tre của Việt nam mới tới được chợ Mỹ.Vậy mà giá bán cái thớt tre ở Mỹ cũng chỉ vài đồng đô la, hôm chợ khuyết mãi càng tủi thân với sản phẩm quê nhà. Họ bán đại hạ giá tới năm, bày mươi phần trăm thì như cho không khách hàng cái thớt tre. Nghĩ đến người dân trong nước không biết được mấy xu tiền Mỹ khi làm nên cái thớt tre. Đâu chỉ bán đi ít tre bạt ngàn ở quê nhà, mà người dân trong nước đã bán ra thế giới cả giọt mồ hôi người thợ thủ công, sự khéo tay truyền thống của dân tộc Việt với giá rẻ bèo cho thế giới dửng dưng.Người Việt nam mà không biết cây tre thì chắc như người Mỹ không biết tới cái hamburger. Đã là người Việt, ít nhiều ai cũng có ký ức với cây tre. Lũy tre làng đi vào ca dao, văn học. Người dưới quê hẹn nhau, “tầm mặt trời tới ngọn tre, hay xế ngọn tre…” thay cho cái đồng hồ khi còn xa lạ với người dân quê.Cây tre ngẫm lại đã chung cùng với đời sống thôn quê truyền đời từ bờ giậu tre tới phên tre che chắn gió mưa, đắp bờ đê cũng dùng phên tre để bớt xạt lở; sườn tre lợp lá, lợp tranh thành cái chòi ngoài đồng để nghỉ ngơi, ăn cơm nửa buổi; thậm chí làm kỹ hơn thì thành nhà để ở khi thôn quê còn thưa vắng người đi khai hoang…Tôi biết tới cây tre từ khi biết cầm đũa, nhớ mãi chuyện đôi đũa tre tôi thường hay kẹp nách khi bị sai đi rót thêm nước mắm cho cả nhà đang ăn cơm. Rồi sau đó cứ kẹp đôi đũa tre ở nách mà đi tìm đôi đũa của mình để ăn cơm tiếp. Cả nhà cười cái thằng từ bé đã đểnh đoảng, nhưng đâu ai biết là những gương mặt cười của cha mẹ, anh chị em đã đi vào ký ức thằng bé đểnh đoảng nơi chân trời góc biển của mấy mươi năm sau khi nó lại kẹp cái kính trên đầu mà cứ đi tìm cái kính để đọc báo. Hồi vợ con cười cho thì ngồi thừ ra đó mà nhớ cha thương mẹ dưới suối vàng, thương anh nhớ chị trong nhà đã muôn phương theo vận nước nổi trôi…Tới biết chơi thả diều, tôi loanh quanh làng trên xóm dưới tìm kiếm một thanh tre về làm khung diều. Tìm không ra thì trộm cây đũa cả của mẹ để chẻ ra làm khung diều, bị mẹ đánh đòn cũng lại là cây roi tre.Những năm sau hoà bình khốn khổ ở quê nhà. Thằng nhóc tôi đã lớn thì thức khuya dậy sớm để gánh hàng ra chợ cho mẹ buôn bán kiếm đồng lời nuôi mấy đứa con nhỏ còn đi học, đi thăm nuôi cha anh trong tù cải tạo, cũng lại là cây đòn gánh tre trên vai chú bé tuổi ăn chưa no lo chưa tới đã biết mắc cỡ, sợ bạn bè đi học sớm trông thấy sẽ cười chê. Đâu ngờ tình thân bạn bè gắn bó nhau hơn cho tới bây giờ vì nhiều người bạn nhỏ của tôi ngày ấy cũng tay xách nách mang, gánh gồng ra chợ cho mẹ họ buôn bán kiếm cơm trước khi đi học…Dường như tôi với cây tre lắm duyên nhiều nợ. Vì sau đó, những mùa hè lại vội vã lên rừng để đi chặt tre rừng, kết bè, thả suối về miền xuôi; bán cho những Tổ hợp Mây-Tre-Lá thời bấy giờ. Họ đan kết ra những sản phẩm từ cây tre mà bán ra thị trường. Nhớ đoạn đời còn quá trẻ mà đã phải phiêu lưu mạo hiểm với cây sào tre chống cái bè tre cơm gạo, phải linh hoạt lắm mới đưa được cái bè tre về miền xuôi với suối lũ mưa rừng, đánh đổi những ngày hè thay vì rong chơi tuổi trẻ thì làm việc tối mặt với hiểm nguy rình rập và muỗi vắt cùng sốt rét trên rừng…Đâu biết những vất vả qua đi, người ta còn lại sự thấu hiểu với những người cùng khổ, đói khát không hề vẩn đục những kỷ niệm không dễ gì quên như ống tre rượu cần của người dân tộc; cái điếu cầy làm bằng lóng tre bóng lưỡng tới chú bác ngủ quên trên bè đã bị vượn, hay khỉ gì đó trộm mất, chắc chúng mê tiếng nỏ điếu kêu vang một góc rừng của những người lính cũ sau hoà bình thường sống trong rừng cho đỡ chướng tai gai mắt với chế độ mới. Riêng tôi thi thoảng nhớ mùi cơm nấu bằng ống tre của cô gái ngực trần đã mời tôi bữa ăn khó quên với miếng thịt nai gói lá chuối, xiên vào que tre mà nướng trên than tre. Lửa rừng thiêng như cô gái người dân tộc đi vào ký ức thị thành của tôi chưa hề phai nhạt dẫu đời đã lưu lạc tới không ngày về.Ngày ấy, tôi vẫn về thành đi học lại sau những mùa hè sống và làm việc trên rừng, những sáng sớm chưa tỏ mặt người nơi phố thị đã nghe tiếng lục lạc của những con bò kéo tre từ miệt Củ chi về Sài gờn để bán cho người ta làm ra rất nhiều sản phẩm từ tre, từ cái thang tre để leo lên mái nhà đến cái rá tre cho người bắc di cư vo gạo, cái rế tre để bắc nồi cơm, nồi canh nóng hổi ở thị thành. Tre âm thầm như người bạn thủy chung trong đời sống dân dã mọi miền vì dưới miền tây sông nước thì tre đan thành hom, thành lọng để bắt cá, bắt tôm, bắt cả chuột đồng bằng những cái hom tre… con heo ủn ỉn kêu trong cái cũi tre khi nó bị gia đình nào đó trong xóm bán đi – là hình ảnh in đậm vào ký ức bé con của những đứa trẻ nhà quê về chuyện sát sanh gắn liền với ông lái heo thường là người tàu.Rồi thì xa quê biền biệt đã bao năm ròng, mỗi khi đến đâu có cộng đồng người Việt ở hải ngoại, tôi thường để mắt đến những chiếc nón lá trong chợ hay khu thương mại của người Việt vì nó gợi lại nhiều kỷ niệm xa xưa, nhớ lần nhặt được cái nón lá cũ rách ngoài bãi rác mà làm được bao nhiêu con diều với khung tre của cái nón lá đã đi vào văn học, thơ ca của người hay chữ, thằng nhỏ nhà quê chỉ biết làm diều từ khung tre của những cái nón lá rách. Đâu biết về sau, đôi khi giữa phố xá không quen và đông người xa lạ, sao như nghe được giọng bắc nửa hờn nửa giận của mẹ tôi vang vang trên cánh đồng bất tận của tuổi thơ, “ông giời con của mẹ! Sao cứ lấy cái rá vo gạo đi xúc cá lia thia thì làm sao mẹ nấu cơm chiều…” Không biết những người mẹ trẻ bây giờ gieo vào đầu óc con thơ của họ những gì để sau này khôn lớn, những đứa con chợt nhớ đến mẹ trên thiên đàng mà có thể tủm tỉm cười một mình chứ không hề oán giận. Thôi thì mỗi thế hệ có vui-buồn riêng. Tôn trọng và thông cảm bao giờ cũng tốt hơn đố kỵ với phân biệt.Tre dân dã, tre quê mùa. Nhưng tre lại gắn bó trong đời sống và tâm linh con người khi hồi tưởng về tre từ tuổi nhỏ tới trưởng thành, từ “quê nhà xa lắc xa lơ đó/ ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay…” như thơ Nguyễn Bính. Càng xa quê nhà xanh xanh lũy tre càng thấy lòng bâng khuâng, hụt hẫng trước văn minh, hiện đại ở tây phương. Có những lúc bỗng thấy mình du thủ/ thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn…” như thơ của thầy Tuệ Sỹ. Nhưng kể làm sao cho hết chân quê đã gắn kết nửa đời người với cây tre nơi chôn nhau cắt rốn; kể làm sao đây nỗi ngậm ngùi khi cầm lên tay một sản phẩm bằng tre có xuất xứ từ Việt nam. Hàng chữ đơn giản nhưng bắt buộc phải có trên tất cả mọi loại hàng hoá ở Mỹ là làm tại đâu? Sao đọc thấy hàng chữ “Made in Canada”, hay các nước châu Âu… bỗng ta có niềm tin hàng thật, hàng tốt. Nếu là “Made in China”, có rẻ mấy cũng lặng lẽ bỏ xuống… mà nhiều khi tôi nghĩ lý do không hẳn là hàng giả, hàng tệ… mà là mối thù truyền kiếp của người Việt với giặc phương bắc! Chỉ đặc biệt khi đọc thấy hàng chữ “Made in Vietnam”! Nó làm cho trái tim người Việt sống bên ngoài lãnh thổ bỗng bồi hồi như người xưa gặp lại tình cờ trên mảnh đất tạm dung. Mân mê sản phẩm có hàng chữ Made in Việt nam trên nước Mỹ như sờ lại được quê hương ta đó trong màu lá xanh… Đó là thơ Hải Phương bên Toronto, bà yêu nhớ quê nhà chân thành đến xót xa… “chắt chiu một mảnh vườn sau/ quê hương ta đó trong màu lá xanh…” Câu lục bát gần gũi như cây tre trong lòng người Việt nhưng đòi hỏi cả một tấm lòng với quê cũ mới viết nên được câu thơ lắng đọng lòng người. Cảm ơn nữ sĩ.Ôi cây tre gắn kết với tuổi thơ trên đồng, cây tre bằng hữu với nhọc nhằn tuổi nhỏ trong nước… tất cả đã qua, đã qua, nhưng cây tre gặp lại nơi quê người sao mặn đắng nghĩa tình với quê nghèo gian khổ mãi không buông…Đến sáng hôm tôi ghé ngôi chùa mới xây gần nhà. Định bụng mua vài món chay về cúng cơm mẹ tôi, vì cách bà các chị trong hãng nói chùa có bán thức ăn chay, giá cả phải chăng mà lại ngon. Nhưng tôi nào biết gian phòng nào là phòng bán thức ăn chay trong khuôn viên chùa toà ngang dãy dọc. Tôi đi tìm mấy món ăn chay để mua về nhưng lại gặp câu chuyện về cây tre của mấy người Phật tử. Người đàn bà than vãn khúc tre cong, bà không làm được việc gì đó! Nhưng có một ông cụ trông phúc hậu trong màu áo quy y đã kể cho những người phật tử lớn nhỏ cùng nghe câu chuyện về cây tre khá ý nghĩa…,Ông cụ kể rằng: “Cây tre thật ra chỉ là một loại cỏ cao trong tự nhiên, không phải một loài cây như chúng ta quen gọi là cây tre. Tre dẻo giai nên có bị cong khi trời gió thì cây tre vẫn đứng thẳng lại được khi gió yên. Cái đặc tính kỳ diệu đó đã làm cho cây tre tự mãn… Tre vốn mang vẻ đẹp mạnh mẽ nên một phần quan trọng trong cuộc sống đời thường và cả tâm linh của nhiều ngườ sủng ái cây tre. Hơn thế nữa, tre còn được sử dụng như một nguồn sinh kế ở nhiều nơi khác trên thế giới.Theo đó có rất nhiều thứ được tạo ra từ một thân tre, từ khung túp lều cho đến làm củi đốt. Thậm chí là cả vật dụng nội thất và các nhạc cụ như sáo cũng được làm từ tre, phế phẩm của tre thì xay ra làm giấy viết… Mặc dù chúng ta vẫn quen gọi tre là cây, nhưng trên thực tế tre là cỏ, loài cỏ cao nhất. Có rất nhiều điều thú vị về loài cỏ này. Theo văn hóa dân gian trong truyện cổ tích của Phi luật Tân, cây tre vốn không bị uốn cong khi gió thổi cho đến khi bị trừng phạt vì tính xấu của nó…”Tôi không tin cây tre có tính xấu nên nép bên cửa sổ như chờ đợi ai để nghe tiếp câu chuyện về cây tre của ông lão dư thời gian vì ông cứ lề mề kể chuyện…Ông lão kể tiếp, “Cây tre từ khi biết mình là loài cỏ cao nhất! Tre thích khoe khoang, và tự hào về dáng vóc xinh đẹp của mình. Tre hãnh diện với màu sắc tươi tắn và những chiếc lá xanh tươi sáng có thể phản chiếu lại ánh nắng mặt trời vào buổi sớm mai.Do đó tre phát sinh lòng ghen tị, giận dữ và khó chịu khi không nhận được sự chú ý hay đánh giá cao, vì tre đã tự tin mình xứng đáng có được sự ngưỡng mộ so với muôn loài… và tre quên luôn nguồi gốc của mình là cỏ. Tre tự nghĩ mình là hạng cây nên tre không thích những loài cây được mọi người công nhận và tán dương như cây bàng có tán lá rộng để người ta có thể nghỉ chân tránh nắng đôi phút trên đường trưa… Tre bắt đầu không thích cảm giác hổ thẹn, nên tre đã biết nghĩ đến việc trả thù!Hôm có nhóm học sinh đi dã ngoại. Họ vào rừng quan sát rất nhiều loài cây. Nổi bật nhất là những cây tre cao vút, xanh mướt, nhưng chúng lại không cho họ được trái tre để ăn. Vì vậy, họ đã rời khỏi bụi tre để đến cây ổi, cây vú sữa, cây mận… trong rừng.Khi mọi người ngồi trên bãi cỏ để cùng thưởng thức các loại trái cây mà họ có được. Niềm vui của họ lan toả cả khu rừng làm tre thấy ghen tị với các loài cây cho quả. Tre nghĩ thầm, “Sao mình lại không có trái chín trên cành”. Cảm giác vô dụng xâm chiếm tâm hồn cây tre nỗi đau khổ tận cùng. Tre trở nên ghen tị và tức giận đến nỗi tre gọi bạn gió giúp đỡ cho những cơn gió mạnh nhất để làm rụng hết các loài quả.Tre cảm thấy rất vui và thỏa mãn với mưu kế thâm sâu của mình…Đến hôm có đôi tình nhân vô rừng chơi. Họ chọn ngồi dưới bụi tre trò chuyện vì bụi tre quá đẹp. Nhưng tre không có hoa, nên đôi tình nhân đi tiếp tới cánh rừng có hoa thơm cỏ lạ… mùi hương ngào ngạt của đủ loài bông hoa đã làm cho một ngày dã ngoại của đôi tình nhân thật khó quên…Tre giận quá vì mình không có hoa nên gọi nhờ bạn mưa. Mua vùi giập hết những bông hoa rừng làm cho tre cảm thấy hạnh phúc và mỉm cười bí ẩn để các loại cây khác không biết tính cách tre nhỏ mọn trong bề ngoài cao ngạo hơn đời…Đến ngày hè oi ả, đôi vợ chồng già ngang qua khu rừng nhiều tre lại muốn nghỉ ngơi. Ông lão tìm loài cây có tán lá to để tránh nắng mặt trời. Họ cảm thấy may mắn khi nhìn thấy cây bằng lăng hoa tím rậm rì… Họ rời bụi tre đẹp nhưng vô dụng.Tre tủi thân lá nhỏ, và đã nghiện trả thù nên tre gọi bạn tre là lũ chim cò. Chim cò thọ ơn tre cao vắt vẻo mà ốm thân nên đã giúp chúng dễ quan sát con mồi khi đậu trên thân tre. Chim cò ăn sạch lá bằng lăng nên từ đó loài cây này trở nên trơ trụi. Riêng tre được hả hê…Tạo hoá chịu hết nổi tính ngông cuồn tự phụ và lòng ghen tuông, ích kỷ hẹp hòi của cây tre nên ngài trừng phạt cây tre sẽ bị uốn cong khi trời gió, để loài cỏ cao nhất phải biết khiêm nhường và quý trọng những gì mình đang có…”Người nữ phật tử càm ràm khúc tre cong nghe xong câu chuyện của ông lão, chị lặng lẽ đi làm công quả với khúc tre cong! Người nghe ké ngoài cửa sổ nhìn ra đời chỉ thấy tre ngay như người quân tử, cả ngụy quân tử xếp hàng dài mua bán hư danh… Tượng Phật đứng bóng bước qua giờ ngọ hay ngài là người không mang bóng thì câu chuyện cây tre của lão ông cũng là món chay trong tâm thức vãn sanh vãn chùa, vì đôi khi chúng ta trân qúy một điều gì đó đến bất luận, nhưng nên nhớ là chỉ với riêng mình. Người khác luôn khác mỗi chúng ta một sự tôn trọng cần thiết là chìa khoá của văn minh.Người Việt có câu, “vợ dại không bằng đũa vênh”. Nhưng dụng đôi đũa tre bị cong nên không gắp được nhiều… thì lại ít bệnh hơn người may mắn được đôi đũa ngay khi cùng ăn, vì ăn nhiều sinh bệnh thôi chứ làm gì. Chả phải người xưa nói, “bệnh vô từ miệng, hoạ ra cũng từ miệng” Ăn và nói là hai thứ không thể thiếu trong đời sống con người, nhưng ăn là đưa bệnh vào người và nói ra là rước hoạ vào thân. Vũ trụ có nguyên nhân vì sao con người phải ăn và nói. Vạn vật có kết quả, hàm chứa trong cây tre, loài cỏ cao nhất và mọc nhiều ở Việt nam để mỗi người dân nước Việt đều có bài học tu dưỡng khắp nơi trên lãnh thổ quê nhà. Người xa quê cũng còn ký ức về cây tre để thương để nhớ quê xa và hàm dưỡng bản thân…Phan