Cây thạch anh là gì? Công dụng, cách trồng và độc tố
Cây thạch anh là loại dược liệu dân gian được sử dụng để điều trị các bệnh về u của phụ nữ. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, cây thạch anh còn gọi là cây gì, công dụng trong việc chữa ung thư, cách trồng và độc tính của loại cây này.
Cây thạch anh còn gọi là cây gì?
Cây thạch anh là loài cây có thân mềm, mọng nước, thân yếu, dễ gãy, loại cây này thường dễ trồng, chỉ cần cắm cành xuống đất ẩm, sau khoảng 5 – 7 ngày, phần thân sẽ ra rễ và bắt đầu ra lá mới. Ngay từ xưa, cây thạch anh đã được trồng để làm thuốc ᴄhữa các loại bệnh như: U bướu cổ, viêm họng, viêm amidan và hạ sốt. Phần thân và lá thạch anh có chứa nhựa trắng đục giống như sữa. Theo nhiều nghiên cứu, loại nhựa này có chứa hợp chất kháng viêm, chính vì vậy, phần nhựa chính là loại dượᴄ liệu chữa sâu răng, ung thư hiệu quả. Cây thạch anh vẫn là cái tên xa lạ với nhiều người, chính vì lẽ đó rất nhiều người đã thắc mắc cây thạch còn gọi là cây gì?
Trong dân gian, cây thạch anh còn được gọi là cây công đức. Theo nhiều tài liệu Đông Y, loại cây này có tác dụng điều trị bệnh ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư lưỡi. Ngay từ xưa, y học dân gian đã sử dụng loại cây này như một loại dược liệu tự nhiên có công dụng làm ấm kinh lạc, làm ấm huyết, giải uất, thở gấp do tim yếu, dưỡng gan và dưỡng ẩm, tăng cường trí lực, điều trị tử cung nữ lạnh và hỗ trợ điều trị bệnh hiếm muộn. Cây thạch anh thường mọc hoang nhiều ngoài tự nhiên, sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Loại cây này phát triển tốt ở những vùng có nền đất khô ráo, thoát nước tốt. Thường xuyên được người dân thu lấy lá tươi, giã lấy nước cốt uống để chữa bệnh, nhiều người còn nhai trực tiếp.
Phân biệt cây thạch anh và cây đuôi chuột
Cây thạch anh và cây đuôi chuột đều là hai loại dược liệu chữa bệnh có vị đắng nhẹ, tính hàn, thường xuyên được sắc cùng với nhau để chữa chứng mụn nhọt, ho, thấp khớp, sốt, viêm đường tiết niệu, cảm lạnh, tiêu chảy, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc. Cây đuôi chuột có thân mềm, mọc hoang dại và xuất hiện nhiều ở ven ruộng, bờ bãi, ven đường,… Loại cây này còn được nhiều người biết tới với cái tên cây điềm thông, cây cỏ đuôi lươn,… Cây có tên tiếng anh là stachytarpheta jamaicensis, họ Cỏ Roi Ngựa.
Cây đuôi chuột có tuổi thọ cao, thân có 4 cạnh, có màu tím, cao trung bình 1,5 – 2m. Lá có hình trứng, mép lá có răng cưa, hoa mọc thành cụm, có màu tím. Theo y học cổ truyền, loại dược liệu này có tác dụng điều trị viêm cầu thận, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, mụn nhọt, lỵ, thấp khớp, tiêu chảy. Nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ đã sử dụng loại dược liệu này để điều trị sỏi tiết niệu, viêm họng, bạch đới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đục thủy tinh thể, viêm quầng mắt, hoa liễu và chữa rắn cắn,…
Cây thạch anh chữa ung thư phổi
Trong Đông Y Việt Nam, cây thạch anh được dùng trong nhiều bài thuốc giảm sưng đau, loại bỏ viêm nhiễm ở răng và họng. Dược liệu thạch anh cực kỳ lành tính nên có thể sử dụng lâu dài mà không hề gây ra các tác dụng phụ. Để chữa bệnh bướu cổ, nhiều người đã sử dụng lá thạch anh tươi nhai sống cùng vài hạt muối trắng, nuốt lấy phần nước và bỏ bã. Sau khoảng 3 – 5 lần thực hiện, các triệu chứng của bệnh bướu cổ đã sẽ giảm bớt rõ rệt.
Thời gian gần đây, có rất nhiều người truyền tai nhau việc cây thạch anh chữa ung thư phổi. Nhiều người đã sử dụng và cho biết loại dược liệu này có thể giúp làm giảm triệu chứng của ung thư lưỡi và vòm họng. Theo nhiều thử nghiệm lâm sàng, nhiều bệnh nhân bị ung thư lưỡi và vòm họng đã cho kết quả điều trị khá tích cực nhờ kết hợp dùng nước lá thạch anh và điều trị Tây Y tại bệnh viện cùng lúc. Theo một số nguồn tin khác, người bị mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, không còn khả năng sinh hoạt và ăn uống đã có thể tự phục hồi sức khỏe nhờ nước uống thạch anh.
Một số bệnh nhân khác cũng đang sử dụng loại cây này cho biết, khi uống nước lá thạch anh một thời gian dài, các triệu chứng bệnh đã được cải thiện. Các khối u không phát triển mạnh hơn và lan rộng hơn khi đi xét nghiệm. Ngày càng nhiều những trường hợp dùng loại dược liệu này điều trị ung thư cho ra kết quả khả quan nên việc cây thạch anh có thể chữa bệnh ung thư không đang được cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu và phân tích. Hiện tại, chưa có kết quả thực hư chuyện cây thạch anh chữa ung thư phổi nhưng nó thực sự đã có tác dụng làm giảm sự lây lan và phát triển của các khối u.
Công trình nghiên cứu cây thạch anh – Bác sĩ Kiệt
Bác sĩ Trần Thanh Kiệt là vị bác sĩ gia nổi tiếng với kênh youtube “Bác sĩ Kiệt” thời gian qua. Anh sinh năm 1992, hiện đang công tác tại khoa nội tim mạch – Lão khoa – Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn. Khi nghe nhiều người nhắc tới cây thạch anh có công dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh ung thư, vị bác sĩ này đã tìm kiếm và trồng loại cây này. Anh đã tiến hành đưa mẫu cây này cho cơ quan chuyên môn để cùng nghiên cứu và phân tích về tác dụng của nó kỹ càng hơn.
Hiện tại, công trình nghiên cứu cây thạch anh – Bác sĩ Kiệt chưa có kết quả chính xác. Tuy nhiên, bác sĩ Kiệt cũng đã khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng loại dược liệu này như một loại thuốc hỗ trợ điều trị bênh, tránh trường hợp tin tưởng và sử dụng thay thế thuốc điều trị bệnh.
Cách trồng cây thạch anh luôn xanh tốt
Chúng ta có thể trồng cây thạch anh bằng phương pháp gieo hạt hoặc trồng bằng cây con. Cách trồng cây thạch anh luôn xanh tốt như sau:
Trước khi trồng 7 ngày, chúng ta nên bón phân vi sinh hữu cơ hoặc phân chuồng và dọn sạch sẽ cỏ. Tiếp đó cần ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 50 độ C trong khoảng 6 – 8 tiếng. Sau khi vớt hạt ra, đem đi rửa sạch lại với nước ấm và ủ ấm khoảng 30 – 35 độ C trong khoảng 10 – 12 giờ. Khi kiểm tra thấy các hạt giống nứt ra và nảy mầm, chúng ta có thể đem đi gieo trồng.
Khi gieo hạt cây thạch anh tại nhà, chúng ta có thể gieo trực tiếp ngoài tự nhiên hoặc gieo trong các vật chứa như thùng xốp hoặc xô lớn. Đất trồng cây thạch anh phải tơi xốp, mềm, phì nhiêu và không chứa mầm bệnh. Tưới nước cho đất ẩm và đào một đường đất sâu 1cm sau đó gieo hạt và lấp đất lại. Cuối cùng chúng ta tưới nước dạng phun sương lên bề mặt đất trồng. Mỗi ngày cần tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối.
Cây thạch anh có độc không?
Cũng giống như nhiều loại cây dược liệu khác, việc cây thạch anh có độc không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi sử dụng loại dược liệu này. Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bệnh nhân nào có triệu chứng trúng độc khi sử dụng cây thuốc thạch anh. Kể cả khi sử dụng trong thời gian dài và sử dụng quá liều trong một lần. Hiện công trình nghiên cứu về loại cây này vẫn đang là một dấu chấm hỏi chưa có kết quả. Do đó, loại cây này không hề có độc, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng.
Hình ảnh của cây thạch anh trong tự nhiên
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thạch anh trong tự nhiên:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây thạch anh, công dụng trong việc chữa ung thư, cách trồng và độc tính của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây sung: Phân loại, công dụng, cách trồng và vị trí trồng
Sinh Vật Cảnh –