Cây phèn đen: Tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

8. Bài thuốc chữa chứng ra phân lỏng khi đi đại tiện (do nhiệt)

Cây phèn đen là một loài cây mọc hoang ở nước ta, thường được tìm thấy tại bờ ruộng, trong rừng hoặc ven đường. Theo Đông Y thì loài cây này có tác dụng rất tốt trong việc chữa gai cột sống, kiết lỵ, bệnh trĩ cấp độ I, nhọt độc mới phát, chảy máu ở nướu, bầm tím và sưng đau do té ngã,… Người bệnh chỉ cần dùng đúng liều lượng và hướng dẫn của thầy thuốc sẽ có thể cải thiện bệnh tình nhanh chóng và sớm ổn định lại sức khỏe.

Thông tin chung về cây phèn đen

Cây phèn đen còn có tên gọi khác là cây chè nộc, cây mực, nỗ, tạo phan, diệp hạ châu mạng, diệp diệp hạ châu,… Loài cây này thuộc họ Thầu Dầu và có tên khoa học là Phyllanthus reticulatus. Cây phân bố ở nhiều nơi, đặc biệt là bờ ruộng, trong rừng và ven đường với những đặc điểm thực vật riêng biệt, không dễ nhầm lẫn với loài cây khác.

1. Đặc điểm thực vật

Cây phèn đen là một một loài thực vật thân nhỡ với chiều cao trung bình khoảng 2 – 4 mét. Nhánh và cành có màu nâu xanh hoặc xanh. Lá hình trái xoa, hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, mọc so le. Phiến lá mỏng, mặt trên đậm màu hơn mặt dưới, rộng khoảng 6 – 12mm, dài khoảng 1,5 – 3cm. Hoa mọc ngay nách lá, mọc riêng lẻ hoặc thành chùm 2 – 3 hoa và nở rộ vào tháng 8 – 10 hằng năm. Quả có dạng hình cầu, bình thường có màu trắng chuyển sang đỏ, khi chín đổi thành màu đen.

Cây phèn đenCây phèn đen

2. Phân bố

Cây phèn đen là loài thực vật nhiệt đới, thường mọc hoang ở ruộng, ven đường, trong rừng,… Ngoài ra còn được người dân trồng tại nhà để làm hàng rào và thuốc chữa bệnh.

3. Bộ phận sử dụng

Lá, rễ và vỏ phần thân của cây phèn đen đều được dùng để làm dược liệu.

4. Thu hái và sơ chế

Tùy từng bộ phận mà thời gian thu hái và cách sơ chế khác nhau. Cụ thể:

  • Lá: Thường được thu hái vào mùa xuân – hè. Sau khi thu hái về, lá sẽ được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và đem đi bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.
  • Rễ: Thường được thu hái vào mùa thu. Sau khi thu hái về, rễ sẽ được đi loại bỏ đất cát và tạp chất. Tiếp đến dùng dao cắt nhỏ thành từng đoạn vừa phải rồi đem phơi khô dưới nắng để dùng dần.
  • Vỏ phần thân: Có thể thu hái quanh năm. Sau khi thu hái về, vỏ phần thân có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô dưới nắng để dùng dần.

5. Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát để tránh thuốc bị ẩm, mốc meo hoặc bị hư hại.

6. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây phèn đen vẫn đang được nghiên cứu.

Vị thuốc phèn đen

Cây phèn đen với những đặc điểm riêng về tính vị – quy kinh và tác dụng dược lý đã trở thành một vị thuốc quan trọng và phổ biến trong Đông Y. Tùy theo tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng mà vị thuốc phèn đen sẽ có cách dùng và liều lượng khác nhau. Cụ thể:

1. Tính vị – quy kinh

Tính vị: Tính lạnh, vị chát.

Quy kinh: chưa có nghiên cứu

2. Tác dụng dược lý

Theo Đông Y

Theo Đông Y, mỗi bộ phận của cây phèn đen đều có tác dụng khác nhau. Cụ thể là:

  • Lá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc và lợi tiểu. Thường được dùng để điều sốt cao, phù thũng, huyết nhiệt gây đinh nhọt, lỵ, ứ huyết do chấn thương, tiêu chảy,….
  • Rễ có tác dụng tiêu viêm, thu liễm và chỉ tả. Thường được dùng để trị ruột kết hạch, trẻ em cam tích, lỵ, viêm thận, viêm ruột, viêm gan,…
  • Vỏ phần thân có tác dụng gây chuyển hóa. Thường được dùng để trị tình trạng đậu lên mủ, chứng khó tiểu,…

Ngoài ra, cây phèn đen còn được nước Ấn Độ sử dụng để trị răng bị thương hoặc cải thiện tình trạng ỉa chảy ở trẻ nhỏ.

Theo y học hiện đại

Vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

3. Cách dùng và liều lượng

Dùng đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với những dược liệu khác dưới hình thức bôi ngoài hoặc uống. Liều lượng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng.

Cây phèn đenCây phèn đen

Bài thuốc chữa bệnh từ cây phèn đen

Nhờ những tác dụng dược lý tuyệt vời mà cây phèn đen được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa gai cột sống, vết thương hở, bệnh trĩ cấp độ I, bầm tím và sưng đau do té ngã, kiết lỵ, lỵ,… Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây xạ đen được nhiều người áp dụng nhất:

1. Bài thuốc chữa vết thương hở

Chuẩn bị:

  • Lá phèn đen khô

Cách thực hiện:

  • Lá phèn đen khô cho vào cối giã nát rồi tán nhuyễn thành bột.
  • Rắc lên những vùng da xuất hiện vết thương hở để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

2. Bài thuốc chữa kiết lỵ

Chuẩn bị:

  • Lá phèn đen tươi
  • Ý dĩ khô
  • Mạch nha khô
  • Cam thảo đất khô
  • Nước lọc

Cách thực hiện:

  • Lá phèn đen cho vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó thêm nước vào, lọc lấy nước cốt và bỏ đi phần bã.
  • Ý dĩ, mạch nha và cam thảo khô đem đi tán nhuyễn thành bột. Sau đó cho 1/2 muỗng bột vào ly nước cốt phèn đen để uống chữa kiết lỵ.

3. Bài thuốc chữa chứng chảy máu ở nướu

Chuẩn bị:

  • Lá phèn đen khô
  • Long não khô
  • Lá xuyên tiêu khô

Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào miệng ngậm trong một khoảng thời gian hợp lý để cầm máu.

4. Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh trĩ cấp độ I

Chuẩn bị:

  • Một nắm lá phèn đen
  • 5 lá huyết dụ
  • Một nắm trắc bách diệp

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá phèn đen, lá huyết dụ và trắc bách diệp.
  • Vớt ra, để ráo nước rồi cắt nhỏ. Sau đó đem đi sao vàng hạ thổ.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã sao vàng hạ thổ vào nồi nấu cùng 800ml nước, chờ đến khi nước thuốc sắc lại còn 200ml thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc thành 2 phần, 150ml dùng để uống nhiều bữa nhỏ trong ngày. Còn 50ml đem đi hòa thêm nước và bắt lên bếp đun kỹ rồi dùng ngâm trĩ 1 – 2 lần/ngày.

5. Bài thuốc chữa bầm tím và sưng đau do té ngã

Chuẩn bị:

  • 30 gram lá phèn đen

Cách thực hiện:

  • Lá phèn đen rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát hoặc máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Sau đó đem đắp lên vùng da bị bầm tím và sưng đau do té ngã trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện đều đặn và liên tục trong khoảng 3 – 7 ngày sẽ đạt được kết quả chữa trị như mong muốn.

6. Bài thuốc chữa lỵ

Chuẩn bị:

  • Rễ phèn đen
  • Vỏ quả lựu

Cách thực hiện:

  • Rễ phèn đen rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó cho vào chảo sao vàng hạ thổ.
  • Cho rễ phèn đen (đã sao vàng hạ thổ) và vỏ quả lựu vào nồi nấu cùng một lượng nước vừa đủ.
  • Đun sôi hỗn hợp đến khi sắc lại thì tắt bếp. Sau đó chia nước thuốc thành 2 phần bằng nhau để dùng trong ngày.

7. Bài thuốc chữa gai cột sống

Chuẩn bị:

  • 30 gram phèn đen khô
  • 20 gram lá bưởi
  • 30 gram lá lốt
  • 20 gram cỏ xước
  • 10 gram rễ gấc

Cách thực hiện:

  • Phèn đen, lá bưởi, lá lốt, cỏ xước và rễ gấc đem đi sao vàng hạ thổ.
  • Sau đó cho vào ấm nấu cùng với 1,5 lít nước lọc, đun sôi hỗn hợp trong khoảng 2 tiếng thì tắt bếp.
  • Chờ cho nước thuốc bớt nóng thì chia thành 3 phần, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để chữa gai cột sống.

Cây phèn đenCây phèn đen

8. Bài thuốc chữa chứng ra phân lỏng khi đi đại tiện (do nhiệt)

Chuẩn bị:

  • 40 gram ngọn phèn đen (có lá)
  • 40 gram đậu đen sao vàng

Cách thực hiện:

  • Cho ngọn phèn đen và đậu đen sao vàng vào nồi nấu cùng với 800ml nước lọc.
  • Đun sôi hỗn hợp đến khi hoạt chất tan ra hết hoặc khi sắc lại còn 200ml nước thuốc thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc thành ba phần bằng nhau và uống hết trong ngày (không để qua đêm).

9. Bài thuốc chữa nhọt độc mới phát

Chuẩn bị:

  • Lá phèn đen
  • Lá bèo ván

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá phèn đen và lá bèo ván. Sau đó vớt ra, để ráo nước.
  • Cho lá phèn đen và lá bèo ván vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da có nhọt độc mới phát.

10. Bài thuốc giải độc khi bị rắn cắn

Chuẩn bị:

  • Lá phèn đen tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá phèn đen rồi cho vào cối giã nát. Sau đó nuốt lấy nước, còn phần bã đắp vào vùng da bị rắn cắn.
  • Tiếp đến, đưa người bị rắn cắn đến bệnh viện gần nhất để xem xét vết thương và điều trị kịp thời, đúng cách.

Một số lưu ý khi sử dụng cây phèn đen

Khi sử dụng cây phèn đen để chữa trị bệnh, mọi người cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng cây phèn đen để điều trị bệnh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng tại nhà, nếu cố tình thực hiện sẽ dễ gặp các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng cần hết sức thận trọng khi dùng dược liệu phèn đen để điều trị bệnh. Tốt nhất, khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên đến bệnh viện kiểm tra để có hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về cây xạ đen, bao gồm cả các bài thuốc chữa bệnh được áp dụng nhiều nhất và những lưu ý khi sử dụng. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích và cần thiết để vận dụng vào cuộc sống. Chúc mọi người luôn vui vẻ và khỏe mạnh!