Cây Nêu Ngày Tết Được Hạ Vào Thời Điểm Nào Trong Năm?
Từ lâu, hình ảnh cây nêu đã trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân Việt Nam vào mỗi dịp Tết đến. Các gia đình, đặc biệt là những gia đình ở vùng nông thôn đều có thói quen dựng cây nêu trước nhà mình, trên cây còn treo những vật dụng đặc trưng của từng địa phương. Vậy có khi nào bạn đặt câu hỏi vì sao ngày Tết người ta lại dựng cây nêu hay cây nêu mang ý nghĩa gì chưa? Nếu có thì đừng bỏ qua bài dưới đây và cùng Mogi khám phá cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào!
Sự tích cây nêu ngày Tết?
Thuở xa xưa khi mà loài quỷ còn lộng hành, ruộng vườn và đất đai đều bị chúng chiếm hết. Loài người đã phải thuê đất để trồng trọt rồi nộp phần lớn sản phẩm cho chúng với điều kiện là quỷ sẽ lấy ngọn, còn con người sẽ lấy gốc và thân. Nhưng lương thực lúc bấy giờ chủ yếu là lúa nên người dân gần như không có lương thực để sống.
Thấy người dân gặp nhiều khó khăn, một ông tiên đã hóa thân thành một ông lão và bảo với người dân rằng hãy trồng khoai vì củ khoai ở gốc rễ nên có thể giữ lại được. Và rồi khi bọn quỷ biết, chúng liền chuyển sang phương thức “ăn gốc cho ngọn”. Lúc này, ông tiên lại bảo người dân chuyển sang trồng lúa. Kết quả là quỷ chỉ thu được rơm rạ nên rất tức tối, chúng tuyên bố rằng mùa sau sẽ ăn cả gốc lẫn ngọn.
Thấy vậy, tiên ông liền trao cho người dân hạt giống của cây bắp – một loại lương thực có trái ở thân, còn ngọn và gốc chẳng có gì. Cuối cùng, quỷ tức điên lên và bắt con người trả lại toàn bộ đất đai, ruộng vườn, không cho trồng trọt gì nữa.
Lúc này, tiên ông cùng người dân liền bàn với quỷ xin miếng đất vừa bằng bóng của một chiếc áo treo trên ngọn tre. Bóng của chiếc áo thì quá nhỏ nên bọn quỷ liền đồng ý. Thế nhưng, khi chiếc áo vừa được đưa lên cao, tiên ông liền hoá phép cho chiếc áo lớn dần, bóng của chiếc áo cũng vì thế lớn dần lên và xua đuổi bọn quỷ phải chạy ra biển.
Mất đất sống, bọn quỷ liền tập hợp lại và đi cướp lại đất. Tiên ông liền mách cho người dân tấn công bằng máu chó, tỏi, lá,… vì đây là những thứ quỷ rất sợ. Quỷ thua và bị bắt trở về biển Đông. Trước khi đi, chúng xin tiên ông cho phép những ngày đầu năm được cho trở về đất liền để thăm ông bà, tổ tiên của chúng. Vì thương hại nên tiên ông đồng ý.
Từ đó, cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán hàng năm là bọn quỷ lại vào thăm đất liền. Người ta theo tục cũ liền dựng cây nêu trước nhà, trên cây có treo chuông gió, mỗi khi có gió đung đưa lại phát ra tiếng động để nhắc nhở bọn quỷ nhớ lời hứa khi xưa mà tránh ra.
>>> Xem thêm: Tam Sên Là Gì? Hướng Dẫn Chuẩn Bị Bộ Tam Sên Cúng Thần Tài Đầy Đủ Nhất
Cây nêu có ý nghĩa gì trong dịp Tết
Cây nêu có ý nghĩa gì trong dịp Tết và cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào chắc hẳn là chủ đề được đang được rất nhiều người quan tâm.
Từ câu chuyện về sự tích cây nêu ngày Tết kể trên, có thể thấy cây nêu là biểu tượng cho sự đấu tranh giữa thiện và ác, để bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân khỏi quỷ dữ.
Mỗi dịp Tết đến cũng là lúc thần linh phải về chầu trời, vì vậy dễ bị ác quỷ quấy phá, xâm nhập. Do đó, cây nêu được xem như “bảo bối” để chống lại chúng. Ngoài ý nghĩa xua đuổi tà ma thì cây nêu ngày Tết còn mang ý nghĩa cầu một năm mới bình an, suôn sẻ, mùa màng tươi tốt.
Những đồ vật treo trên cây không những giúp cây nêu đẹp hơn mà còn mang ý nghĩa nhất định. Cây tre tượng trưng cho vật dương, còn lọng tàn hình tròn tượng trưng cho vật âm. Trong đó, lọng tàn có 5 con cá chép với 5 màu sắc khác nhau ngụ ý cho 5 màu trong ngũ hành: Màu xanh ở phía Đông, màu đỏ ở phía Tây, màu trắng ở phía Nam, màu đen ở phía Bắc và màu vàng ở giữa.
Vậy ngày nào thì cây nêu được dựng và cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào?
Cây nêu được dựng vào ngày nào?
Cây nêu thường là cây tre với độ dài khoảng 6 mét, được dựng trước sân nhà. Người Kinh sẽ dựng cây nêu vào ngày Táo Quân về trời, tức là ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Khi đó nếu nhà mà không có thần linh canh giữ sẽ rất dễ bị ma quỷ đến quấy nhiễu, vậy nên người ra dựng cây nêu để xua đuổi ma quỷ.
Với một số dân tộc khác như người Mường lại thường trồng cây nêu vào ngày 28 tháng 12 âm lịch. Hay người H’mông thì dựng cây nêu trong lễ hội cầu phúc được tổ chức từ mùng 3 đến mùng 5 âm lịch. Và ngày dựng cây nêu được gọi là lên nêu.
Như vậy chúng ta đã biết được dựng vào ngày nào, vậy cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào?
>>> Xem thêm: Xem Tướng Lông Mày Luận Đoán Tính Cách, Sự Nghiệp Và Tình Duyên
Cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào?
Để trả lời cho câu hỏi cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào? Thì theo truyền thống, cây nêu ngày Tết sẽ được dựng lên trong khoảng 15 ngày. Đến ngày mùng 7 Tết thì các gia đình sẽ làm lễ hạ cây nêu xuống. Ngày hạ nêu xuống còn được gọi là ngày khai hạ.
Đặc biệt, trước khi hạ nêu cần tránh động thổ để cho đất được phì nhiêu, hội tụ sinh khí và sau khi hạ nêu, người dân có thể bước vào những lễ hội mới với các hoạt động liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
Cách dựng cây nêu ngày Tết
Cây nêu được dựng phải làm bằng cây tre có chiều dài từ 5 – 6 mét vì tre là loại cây có đốt, ngụ ý là bậc thang đi về của thần linh và mang sinh khí của trời chuyển xuống mặt đất. Từ đó giúp đất đai phì nhiêu và hội tụ sinh khí giúp mùa màng tốt tươi, suôn sẻ.
Ngoài ra, tre phải là loại tre già, thẳng, to và không được cụt ngọn. Thân cây có thể được trang trí thêm bằng các loại đèn lồng, câu đối, cờ, phướn, chuông gió, túi đựng trầu cau, hay niêu đất chứa vôi,… Tuỳ theo từng vùng miền và phong tục đặc trưng mà cây sẽ được treo những vật dụng khác nhau.
Đồng thời, dưới gốc phải rắc thêm bột vôi trắng tạo thành hình tròn. Hoặc rắc theo hình cánh cung, với mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.
Trên ngọn cây nêu sẽ được treo vòng tròn nhỏ và trên vòng tròn này sẽ được treo một số đồ vật như các lá bùa hình bát quái, bàng mã, cành lá dứa, nhánh xương rồng, giỏ tre đựng vôi và trầu cau, bầu rượu bện bằng rơm, giả cờ vải, cá chép giấy, hay những chiếc khánh đất nung va vào nhau mỗi khi gió đưa tạo thành tiếng leng keng leng keng như chuông gió.
Người ta tin rằng những vật dụng được treo trên cây nêu cùng với tiếng động này để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ và không được quấy phá. Một số nơi còn treo đèn lồng trên cây vào buổi tối để ông bà tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết cùng con cháu. Ngoài ra, vào đêm giao thừa, người Việt xưa còn đốt pháo ở cây nêu để chào mừng năm mới và xua đuổi ma quỷ hay những điều không may mắn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp giải đáp được thắc mắc cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào, cũng như ý nghĩa cây nêu trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Đừng quên tiếp tục truy cập Mogi.vn để theo dõi những kiến thức phong thuỷ mới!
>>> Tham khảo thêm:
5/5 – (1 bình chọn)